Hôm nay,  

Vô Gia Đình

13/07/201100:00:00(Xem: 156697)

Vô Gia Đình

Tác giả: Sương Nguyễn

Bài số 3300-12-28530vb3071211

Sương Nguyễn là một trong những tác giả được đề cử nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2011 nhưng û cho biết bà không thể dự lễ phát giải ngày 31 Tháng Bẩy sắp tới. Sau đây là tiểu sử do tác giả tự sơ lược, “Tôi năm nay 57 tuổi, em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nguyên giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn năm 1975. Sau năm 1975 làm giáo viên lưu dụng trường Quang Trung Tây Sơn. Năm 1983 vượt biên sang Mỹ ở tại Houston làm nghề bán tạp hóa. Năm 2005 tôi bị bệnh nan y Parkinson không thể buôn bán được nữa, tôi ở nhà lãnh trợ cấp tàn tật. Hiện tại tôi bị những cơn run giật của thần kinh đày đọa, nhờ những viên thuốc đã làm giảm cơn co giật thần kinh vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi tập sáng tác trong khoảnh khăc thời gian yên bình này. Tôi làm bạn với cái computer và bắt đầu viết từ tháng 6 năm ngoái, tác phẩm đầu tay của tôi là Tấm lòng người mẹ. Trang blog mới là: suongnguyen.wordpress.com.” Những chuyện bà viết cho thấy lòng tử tế và sức tưởng tượng phong phú.

Việt Báo chân thành chúc tác giả Sương Nguyễn sức khoe, an lành.

***

Viết với sự xúc động sau khi xem clip về Choi Sung Bong: http://www.youtube.com/watch"v=BewknNW2b8Y&feature=related.

-Thí sinh mang số 9 xin bước ra sân khấu.

Một thanh niên trạc độ 20 tuổi, gương mặt tròn trịa, phúc hậu, hai mắt híp, ánh mắt gợn buồn bước ra đứng trước micro.

-Tại sao trong đơn dự thi, em để trống phần gia đình" Một trong ba giám khảo hỏi.

-Dạ thưa cô! Tôi không có gia đình. Tôi sống trong viện mồ côi đến 5 tuổi thì trốn ra khỏi viện, sống lang thang đầu đường xó chợ cho đến bây giờ.

-Tại sao em lại phải trốn ra khỏi viện mồ côi"

-Câu chuyện dài dòng, tôi không biết phải kể từ đâu: Tôi lớn lên trong viện mồ côi từ lúc mới lọt lòng, không biết ai đó hay là mẹ tôi, sinh tôi xong, quấn tôi trong khăn rồi đem bỏ trước cổng viện. Năm năm sống trong viện, tôi bị bạn bè chung quanh ức hiếp vì bản tính hiền lành, không dám chống đối lại. Lại nữa, tôi có tính háu ăn, thường lén ăn vụng phần ăn của những đứa khác. Có lần viện trưởng bắt gặp , tôi bị phạt quỳ trong văn phòng suốt một ngày, không được ăn uống gì cả. Tôi đói lả người, trước mắt chập chờn dĩa thức ăn, nào đùi gà, sườn nướng, pizza còn bốc khói, nào là ly kem ba màu ăn mát lạnh... Tôi xỉu lúc nào tôi cũng không biết. Tỉnh dậy, tôi quyết định trốn ra khỏi viện, không thể tiếp tục sống ăn không đủ no như thế này mãi được, bao tử tôi kêu sột soạt suốt ngày.

-Em làm gì để sống khi ra khỏi viện mồ côi Nhân Ái lúc 5 tuổi"

Tôi lang thang trong các công viên, trà trộn vào đám con nít đang chơi ở đây, tôi sợ bị nhận diện và bị bắt trở lại viện. Đói bụng, tôi la cà vào các tiệm ăn xin canh thừa cá cặn, nước uống còn lại của khách. Có khi gặp chủ quán tốt bụng, múc cho tôi một tô soup to tướng còn nóng hổi. Tối tôi ngủ trên những cầu thang chung cư hay trong những hành lang của nhà xí công cộïng. Tôi sống như vậy 10 năm, 5 năm cuối tôi để dành được một số tiền, tiền của khách thập phương cho tôi, tôi sắm một thùng gỗ và một cooler nhỏ đi bán dạo kẹo gum và nước ngọt ở các chợ nhỏ, công viên và trường học. Kiếm được một số tiền lời, tôi bắt đầu ghi danh học lớp bổ túc tiểu học ban đêm và tốt nghiệp tiểu học lúc 12 tuổi.

-Làm cách nào em giữ được thân thể và quần áo sạch sẽ trong khi sống lang thang ngoài đường suốt ngày"

- Trong thời gian đi bán dạo, tôi gặp được một má nuôi buôn bán ở chợ, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của tôi, cho phép tôi về nhà bà tắm rửa và giặt quần áo trong khi các con bà còn đang học ở trường. Nhờ vậy mà bộ cánh của tôi lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho mới lấy được lòng tin cậy của khách hàng.

-Bây giờ em làm gì để sống"

Lên 13 tuổi, vì mê âm nhạc, tôi xin vào làm việc cho một vũ trường, có nhạc sống mỗi đêm. Tôi bưng beer, rượu và dọn bàn cho khách. Hễ khi nào không có việc, là tôi lẻn vào sân khấu nhìn mê đắm vào band nhạc và các ca sĩ chuyên nghiệp trình diễn. Một lần, trong khi đang say mê nhìn cô ca sĩ xinh đẹp đang nhảy múa, ca hát, tôi thấy một hơi nóng phả vào đầu tôi và một thân hình cứng cáp áp sát vào tôi. Tôi quay lại thấy nam ca sĩ Tony chuyên môn hát nhạc Folk -Pop và Rock & Roll đang đứng nép vào người mình.

. Anh nhét vào tay tôi mảnh giấy nhỏ, rồi nói nhanh:

-Đến nhà anh, anh sẽ lo cho em học hát để trở thành ca sĩ.

Tôi muốn nói với ban giám khảo và khán giả những khổ cực mà tôi phải chịu đựng trong thời gian sống chung với Tony mà tôi không dám nói.

Tối hôm đó, Tony nhìn tôi đắm đuối, ánh mắt của một người đàn ông nhìn một người đàn bà lôi cuốn ,hấp dẫn.

Để đổi lấy chỗ ăn ở và tiền học phí học trung học ban ngày và lớp thanh nhạc ban đêm, tôi bằng lòng làm "vợ" tên nam ca sĩ đồng tình luyến ái này. Tôi bậm môi khóc trong âm thầm,lặng lẽ mỗi khi bị Tony hành hạ thâu đêm. Tôi đã phải trả giá cho mơ ước của đời mình. Tôi mơ một ngày được đội mũ tốt nghiệp High School, một ngày được đứng dưới ánh đèn màu hát cho khán giả nghe, một ngày được đón nhận những bó hoa, những tiếng vỗ tay rào rào từ khán giả ái mộ, được ban phát chữ ký cho các em học sinh...ngày ấy còn quá xa,không biết bao giờ tôi mới với tới được.

Tôi mong muốn được có mẹ để được ôm mẹ khóc kể lể tâm sự : Mẹ ơi! sao con đường con đi lắm nổi chông gai. Người ta có cha có mẹ nuôi khôn lớn, trưởng thành trong sự nuông chìu, thương yêu của cha mẹ, còn con phải tự lo cho mình cái ăn cái mặc lúc 5 tuổi. Mẹ đang ở đâu đó, mẹ có biết là con khổ sở lắm không" Trong khi hoài thai con, mẹ có nghĩ là mẹ sẽ quăng con ra đời như vậy không" Con đâu có muốn mẹ sinh ra con và sống một cuộc sống như hiện nay" Mẹ mang nặng đẻ đau đem con ra đời,tại sao mẹ không bế con,cho con bú mớm trong vòng tay của mẹ" Tại sao mẹ không mua quần áo mới cho con, dắt con đi đến trường như những đứa trẻ khác" Mẹ ích kỷ lắm! mẹ ngại dư luận" Ba con từ chối sự hiện diên của con" cho nên mẹ mới tàn nhẫn đem con bỏ trước cổng viện mồ côi" Mẹ có biết là con thèm một vòng tay ôm,một nụ hôn, một cử chỉ âu yếm,một lời ân cần hỏi han của một người mẹ dành cho con mình. Con khao khát được có một người mẹ sống bên cạnh con và sẽ là một bóng mát, một gốc cây cổ thụ để cho con dựa vào mỗi khi con thấy đau buồn, thất vọng, mỗi khi con thấy quá mệt mỏi trong đời sống.

-Em đã học hỏi được những gì ở lớp thanh nhạc"

Họ dạy cho tôi khái niệm về ca hát : Tiếng hát thật sự phải là tiếng nói của tâm hồn, tiếng hát phải đánh động vào tâm hồn người nghe. Muốn đạt được cái hay, cái đẹp trong lời ca, tiếng nhạc, tôi phải tìm cho ra cái hồn của bài hát rồi truyền đạt nó đến tai thính giả bằng một giọng hát truyền cảm và điêu luyện của mình.

Ngoài ra họ còn dạy cho tôi học kỷ thuật thanh nhạc qua các bài luyện thanh, học cách xử lý ngôn ngữ riêng cho mỗi dân tộc. Chẳng hạn như đối tượng của ca hát ở đây là người VN, tôi phải cần ca hát cho có bản sắc Việt Nam, phải tôn trọng và phát huy những đặc điểm của ngôn ngữ Việt qua những điệu ngâm, hò, lý,ca, hát. Họ dạy cho tôi biết phát huy tiếng hát ngân vang, láy phù hợp với ngôn ngữ Việt .Hát làm sao cho rõ lời,đẹp tiếng thì tiếng hát của mình mới dễ đi sâu vào lòng người nghe.

-Em có thể cho khán giả biết tóm tắt về những kỹ thuật thanh nhạc mà em đã tiếp thu được.

Tôi đã học được cách chủ động lấy hơi lúc khởi tấu sẽ làm cho bài hát của tôi đươc đầy đặn và có năng lực, sắc bén hơn. Tôi được dạy làm sao lấy hơi lớn,lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi. Lấy hơi còn phải tùy theo nhịp độ và sắc thái của bài hát. Nếu bản nhạc có nhịp độ thong thả thì tôi phải lấy hơi vào thong thả, gặp đoạn nhạc sắp hát rời, tôi phải chuẩn bị lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời.

Ngoài việc dạy cho tôi biết nghệ thuật ca hát là nghệ thuật lấy hơi, tôi phải thực tập xì hơi trong hai tháng liền bằng cách thổi bong bóng, thổi bụi, thổi giấy để biết điều chế hơi thở và đẩy hơi ra sao cho phù hợp với tính cách của từng câu hát, để âm thanh phát ra được đầy đặn từ đầu đến cuối bài hát.

-Sau bao nhiêu năm khổ công tập luyện, tại sao em lại bỏ học, không tốt nghiệp lớp thanh nhạc"

Tony, người anh tinh thần của tôi bị mất việc làm, tôi phải làm việc ở hộp đêm trở lại, không thể tiếp tục theo học lớp thanh nhạc ban đêm nữa.

Tôi cúi xuống, tủi nhục muốn nói với mọi người rằng :Kể từ đó cuộc đời của tôi bước sang một khúc ngoặc khác mà vì muốn tốt nghiệp High School và có thì giờ rảnh rổi để tiếp tục học lớp thanh nhạc ban đêm,tôi đã phải chấp nhận số phận hẩm hiu của mình như đã từng chấp nhận sống chung với Tony.

Tôi ban ngày đi học, buổi chiều ăn ở quán cơm bình dân, làm bài ở thư viện, tối làm ở hộp đêm, ngủ ở trong kho beer . Phòng trà ca nhạc đã đổi chủ, khách không còn là những người trẻ nữa mà là những bà lớn tuổi, giàu có, có địa vị trong xã hội, họ đến đây để thư giãn và để kiếm bạn tình.

Một buổi tối nọ, một bà khách hàng tuổi trạc độ năm mươi, ngồi trong bóng tối của vũ trường, gọi tôi lại bảo là bà đã uống quá chén và bà nhờ tôi đưa bà về nhà bằng xe của bà sau giờ làm.

Xe đến nhà bà không chịu xuống xe, nhờ tôi đưa bà vào phòng ngủ vì quá say,đi không nổi. Vừa bước chân vào phòng, bà như con hổ đói, ôm chầm lấy tôi cuống quít, chủ động làm tất cả mọi việc sau đó. Tôi ngỡ ngàng, không ngờ say sưa chỉ là cái cớ, bà chỉ đóng kịch với tôi. Sáng hôm sau, bà Phụng đưa tôi về lại hộp đêm. Trên xe bà đề nghị tôi đến nhà bà ở, làm tài xế riêng cho bà sau giờ học, đưa bà đến những nơi chốn mà bà không muốn ai biết đến.

Bà Phụng rất thành công trên thương trường, bà là chủ của một company lớn, chuyên môn phân phối beer, rượu và nước ngọt cho các siêu thị, tiệm tạp hóa,tiệm ăn và các hộp đêm.

Bà giàu có về tiền bạc, nhưng nghèo nàn về tình cảm. Thấy bề ngoài lạnh lùng, dửng dưng, khắc khổ, không ai dám đến gần bà, nói chi đến chuyện tìm hiểu để tiến tới hôn nhân. Bà tìm quên bằng cách lui tới những hộp đêm dành cho phái nữ. Bà thường cải trang, đội tóc giả và ngồi trong bóng tối để cho không ai nhận diện ra bà, người tình của bà thường là một đêm và chia tay ở khách sạn. Tôi là người đầu tiên được bà đưa về nhà.

Tôi được bà cho ở một phòng nhỏ dưới lầu, gần bếp, phòng dành cho gia nhân trong nhà.Tất cả người làm của bà đều trở về nhà sau bữa cơm tối. Thấy tuổi tác giữa tôi và bà chủ quá chênh lệch, hơn nữa thấy tôi bận bịu suốt ngày, vừa đi học High School ban ngày, ban đêm còn học lớp thanh nhạc, họ không nghi ngờ gì quan hệ giữa tôi và bà chủ. Còn tôi mỗi lúc bị bà gọi lên phòng trên lầu,cứ nghĩ đến bà bằng tuổi mẹ mình là bao nhiêu nhiệt tình tiêu tan hết.Bà thấy tôi không có xôn xao, cuống quít, cuồng nhiệt như bà nên đâm ra chán không gọi tôi nữa. Giai đoạn sau này tôi thuần túy chỉ làm tài xế chở bà đi đến những chỗ bí mật để bà hưởng lac.

-Em tốt nghiệp High School lúc 20 tuổi phải không" Phần phỏng vấn về tiểu sử của em đã xong. Nào! bây giờ em hãy cho khán giả và chúng tôi thưởng thức tài nghệ của em.

Tôi xin trình bày một bản nhac tiếng Ý mà tôi thích hát nhất. Ở lớp thanh nhạc, cứ hễ mỗi lần tôi hát bài này, họ đều bảo là ai hát đó chứ không phải tôi.

Bông cất tiếng hát, giọng tenor của em, giọng kim nam cao ngân nga,du dương, trầm bỗng đánh động đến tâm hồn của khán thính giả. Em hát bằng trái tim với hết cả tâm hồn của em, giọng hát có sức mê hoặc kỳ lạ đối với tất cả mọi người trong phòng, vượt qua khỏi không gian và thời gian làm cho mọi người liên tưởng đến cuộc đời khổ cực, tủi nhục, thăng trầm mà em đã trải qua, làm cho mọi người liên tưởng đến những buổi ca nhạc kịch hoành tráng ở Đại Hí Viện ngày xưa. Giọng hát tenor ngọt ngào, truyền cảm, rõ ràng và tràn đầy xúc cảm tuyệt vời của em đã làm cho nước mắt âm thầm chảy xuống chan hòa trên gương mặt của ba giám khảo, tiếp đến là thính giả trong phòng và những người đang xem trực tiếp truyền hình, mắt người nào cũng rưng rưng lệ, nhạt nhòa. Giọng hát tuyệt diệu, tràn đầy cảm xúc của em đã truyền tải được cái hồn của bài hát đến tai người nghe, đã làm cho mọi người xúc động rơi nước mắt mặc dù không hiểu lời của bài hát như thế nào.

Trong khi đó ở phía bên kia đường, đối diện với đài truyền hình, trong khu phố mua sắm thương mại sầm uất nhất thành phố. Một người đàn bà tuổi trạc độ 40, ăn bận sang trọng đang lơ đãng nhìn những đôi giày, những bộ quần áo hợp thời trang mới về. Bà là vợ của một doanh nhân,nổi tiếng giàu nhất thành phố này. Bà là mẹ của hai đứa con, một trai một gái, chúng nó chuẩn bị vào đại học. Bà săn sóc con rất chu đáo từ thuở mới chào đời, cho con bú sữa mẹ, tự tay nấu những bữa ăn đầy chất bổ dưỡng cho con, đưa con đi chơi công viên, đi du lịch vòng quanh khắp thế giới, đi học đàn,học hát, học vũ ballet. Bà sống trong cảnh hạnh phúc, giàu có. Bà là một người mẹ hiền, hết lòng tận tụy vì chồng vì con, chồng bà hãnh diện có được vợ đẹp, con ngoan. Bà đã quên đi quá khứ đau buồn ngày xưa, mãi cho đến ngày hôm nay...Tiếng của vị giám khảo hỏi một thí sinh trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ,được trực tiếp truyền hình trên cái TV gắn trên tường của thương xá. Ra khỏi cô nhi viện Nhân Ái em làm gì để sống"

Bà giật mình khi nghe người ta nhắc đến tên của cô nhi viện Nhân Ái, đã làm sống lại những kỷ niệm thương tâm mà bà đã cố quên lãng trong suốt 22 năm nay.

Bà bước ra khỏi cầu thang máy, đi vội vã băng qua đường vào đài truyền hình, bà hy vọng sẽ gặp được người thanh niên để hỏi thăm tin tức về đứa con mà bà đã ruồng bỏ ngày xưa sao môt lần lỡ dại ở tuổi mới lớn. Bà chen vào giữa đám đông, tiến về phía trước sân khấu. May mắn cho bà, lúc đó có một thính giả đứng dậy về nhà sớm, bà có được chỗ ngồi tốt, thấy rõ được ban giám khảo và thí sinh dự thi. Bà nhìn lên sân khấu, tim bà đập nhanh, lòng bà thổn thức, mắt bà nhòe lệ : Người đang đứng trên sân khấu là Kim, là người tình học trò và cũng là người tình đầu tiên của bà, chỉ có đôi mắt,nhỏ và buồn u uẩn giống bà như đúc, không còn lầm lẫn gì nữa...

-Tiếng hát của em đã làm chúng tôi xúc động, làm cho tôi nhớ lại giọng hát truyền cảm của Luciano Pavarotti trong bài hát “I hate you then I love you.”

Một giám khảo khác hỏi:

-Tại sao tuổi em còn nhỏ, em lại thích nhạc cổ điển thay vì nhạc Hip Hop, Rap, Metal, Rock &Roll, Pop như lớp trẻ hiện nay ưa thích"

Tôi cũng không biết tại sao, chỉ biết là tôi cứ thích hát đi hát lại bài " La fleur que tu m'avais Jetee. Một giáo sư người Ý dạy nhạc trong trường bảo là tôi phát âm rất chuẩn, giống như người bản xứ. Trong những lúc tập luyện những bản nhạc tiếng Ý này, tôi mường tượng thấy mình đứng giữa giàn nhạc giao hưởng hát trong những nhà hát nổi tiếng như Metropolitan Opera, Basstile, La Fenice . Có khi tôi thấy tôi đang bận áo nhung bào màu đỏ của Ba Tư hát bài Nessun Dorma, khi thì đứng hát trong bộ nhung phục đen tuyền,lấp lánh kim nhủ, trang phục của hoàng đế La Mã, tôi mường tượng thấy tôi hát hết bài La Donna e Mobile trong tiếng hoan hô vang dậy của khán giả : Bravo! Bravo! Corelli.

-Em có nghĩ em là hiện thân của Franco Corelli"

Tôi không biết có đúng như vậy không" Chỉ biết rằng trong suốt cuộc đời gian khổ của tôi, lúc nào tôi cũng đam mê âm nhạc, tôi mê nhạc cổ điễn, tôn Franco Corelli, Luciano Pavarotti, Andrea Bocelli làm thần tượng của đời mình và có một ước mơ thầm kín trong tâm khảm là sẽ có một ngày tôi sẽ hát hay và nổi tiếng giống như họ. Dù đang sống trong cùng khổ, túng thiếu, tôi lúc nào cũng lạc quan, đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, cố gắng vượt qua để học hỏi và để được hát bằng trái tim và bằng hết cả tâm hồn của mình.

-Em đã nói : Nếu muốn hát hay thì tiếng hát phải xuất phát từ tâm hồn của người sáng tác,từ tâm hồn người diễn tấu và phải truyền đạt cho được tình tự của dân tộc đến tai người nghe.Bây giờ chúng tôi muốn nghe em hát một bản nhạc Việt để xem khả năng truyền đạt cái hồn dân tộc tính của bài hát . Chúng tôi cho em '5 để nói vài lời với khán thính giả đang ái mộ em.

Bông nhìn thẳng vào ống kính thu hình, mắt rưng rưng lệ:

-Mẹ! mẹ đang ở đâu đó có nghe được con ngày hôm nay" Con hy vọng con có một đôi nét trên mặt giống ba con hoặc giống mẹ để mẹ nhận được con. Cho dù con bị mẹ bỏ rơi vì một lý do nào đó nhưng con lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ cho mẹ. Mẹ hãy về bên con! Hãy nhận con là con của mẹ! Bao nhiêu năm sống trong gian nan, khổ cực, con lúc nào cũng nghĩ đến mẹ, lúc nào cũng mường tượng, hình dung đến khuôn mặt của một người mẹ hiền đang mỏi mắt chờ tin con. Con tặng bài hát Ca Dao Mẹ nầy cho mẹ của con. Mẹ hãy gọi cho con!

Bông cất tiếng hát với hai hàng lệ chảy dài trên má. Thêm một lần nữa khán thính giả khóc theo em. Tiếng hát của em đã đưa họ quay về với cội nguồn, với quê hương,làng mạc, với những đau thương khổ cực thăng trầm của tuổi ấu thơ...Bông mường tượng một ảo ảnh, có mẹ đang cúi xuống thật gần,mẹ ôm Bông khóc trong trong tiếng hát "...Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn, xót xa đời mình. Mẹ nhìn quê hương, nghe con mình buồn, giọt lệ ăn năn. Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân. Một dòng sông trôi cuốn mãi về trời bấp bênh phận người. Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh. Mẹ ngồi ru con, ru mây vào hồn... "

Người đàn bà mắt đẫm lệ, vội vã đứng dậy, hấp tấp bước ra cửa. Vừa lúc đó có một người chụp hình Bông, ánh đèn flash lóe lên làm cho Bông không kịp nhận ra là bà có đôi mắt u buồn giống mình như đúc.

- Mẹ xin lỗi con! mẹ không thể nhận con được. Mẹ xin lỗi con!

Người đàn bà nói lầm bầm trong nước mắt, trong khi đó hằng ngàn cú phôn gọi vào Đài Truyền Hình nhận Bông là con của mình. Những bà mẹ nầy như muốn quên đi những đứa con bất hiếu,lêu lổng, không chịu học hành, sa đọa ở bên cạnh mình, để được san sẻ chút tình mẫu tử còn lại cuối đời cho Bông.

Sương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,310,766
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.