Hôm nay,  

Cùng Con Vào West Point

23/04/202409:05:00(Xem: 2319)

 

Nhị độ Hoàng Mai.

 

042324 westpoint Nhi Do Hoang Mai IMG_7152 West Point
Hình tác giả gửi.



Tác giả lầu đầu tham dự VVNM với bài Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point, hiện định cư ởTexas và làm trong nghành giáo dục. Đây là bài thứ hai tiếp theo.

 

*

 

Một buổi chiều mùa thu, chị đang loay hoay chuẩn bị bữa cơm chiều, thằng Huy con trai chị, năm nay 17 tuổi, đẩy cửa bước vào. Huy, một cậu bé gầy gò, ngoan hiền, học giỏi và rất thích tham gia công tác thiện nguyện, vừa đi học về.

- Hi Mom! I’m home. Guess what? Con sẽ nộp hồ sơ xin vào học ở học viện quân sự West Point.

Nhắc đến tên West Point, ai cũng biết đó là một học viện quân sự danh giá, đào tạo ra các sĩ quan, những nhà lãnh đạo xuất sắc cho nước Mỹ, một học viện danh giá sánh ngang bằng với đại học Harvard nổi tiếng.

- Con có biết để vào được trường West Point, con phải học rất giỏi và có một sức khỏe thật tốt không? Ngoài ra, cần phải có tài lãnh đạo, có tinh thần phụng sự đất nước và quan trọng nhất là phải được một vị dân biểu giới thiệu.

- Dạ con biết. Con muốn trở thành một phiên bản tốt hơn chính mình và con cũng muốn phục vụ trong quân đội (army).

 

Dòng kí ức dẫn dắt chị về miền quá khứ. Chị mang theo con trai đến Mỹ lúc thằng Huy vừa tròn  một tuổi để đoàn tụ với gia đình. Chị không bất ngờ nhiều về quyết định chọn trường đào tạo sĩ quan West Point của con trai vì hồi còn nhỏ, con trai chị rất thích chơi với các chú lính chì và thích trở thành một người lính khi lớn lên. Là mẫu người phụ nữ “cá chuối đắm đuối vì con”, chị đã khước từ một vài người đàn ông theo đuổi chị để dành hết tất cả tình thương cho con trai. Chị dành hết toàn bộ thời gian rảnh của mình để chăm sóc con. Chị vẫn biết rồi một ngày con trai chị sẽ rời khỏi vòng tay chị để theo đuổi ước mơ của con nhưng chị vẫn cảm thấy lo lắng khi con chị muốn đi học ở một tiểu bang xa xôi.

 

Chị nhìn con trai, ái ngại. Huy gầy còm, nhỏ bé. Liệu con trai chị có vượt qua được các tiêu chuẩn khắt khe về thể lực của trường này hay không là câu hỏi thường trực trong lòng chị. Hàng ngày chị vẫn nhắc con tập thể dục vì con trai của chị rất lười vận động. Mỗi sáng, Huy chỉ quơ tay quơ chân cho chị khỏi cằn nhằn. Chị không thể không bật cười vì thấy con tung nắm đấm tay, tung vài cú đá yếu ớt giống như đang đuổi ruồi. Như hiểu được băn khoăn của chị, Huy nói « Má yên tâm, con đã lên kế hoạch tập luyện sức khỏe rồi.»

 

Mỗi buổi chiều sau giờ làm việc, chị và con trai thường ra công viên gần nhà. Huy tập ném bóng, tập chạy và tập tạ. Chị lượm bóng ném trả lại cho con và chạy lúp xúp cùng con. Huy bền bỉ tập luyện dù sự tiến bộ đến rất chậm. Đã có lúc chị nghi ngờ về sức khỏe của con trai. Không ít lần chị muốn khóc vì thất vọng, Huy đã cố gắng nhiểu nhưng vẫn không ném bóng xa tới 60 feet được. Nỗi thất vọng cộng với những lời bàn ra tán vào của những người sống quanh chị đã đôi lần làm chị ngờ vực, rằng dẫu có cố gắng nhiều, con trai chị sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Gia đình chị và bạn bè thường hỏi chị:

- Có một đứa con duy nhất mà cho đi học xa vậy?

- Sao không cho nó đi học bác sĩ, kỹ sư mà cho nó đi lính? Nhỡ sau này nó phải tham chiến thì sao?

- Có nhiều trường tốt gần nhà với nhiều ngành học và nhiều suất học bổng có giá trị, đâu cần phải cho đi học trường đào tạo sĩ quan?

 

Đã không ít lần chị tự hỏi quyết định chọn trường của con có đúng đắn hay không khi sức khỏe của con trai không đạt yêu cầu của West Point. Thế nhưng, trước những nỗ lực bền bỉ của con trai, mọi nghi ngờ, thất vọng, băn khoăn của chị đều bay biến, bay xa như chiếc bong bóng bay mà  chị thường mua tặng con vào ngày sinh nhật của con. Con trai chị thích thả một chiếc bóng bay vào ngày sinh nhật của mình để gió ngoài sân mang chiếc bong bóng đi thật xa.  Chiếc bóng bay mang theo giấc mơ của một đứa con nít muốn được nhìn thấy một thế giới rộng lớn khác ngoài kia vì có lẽ đứa con nít nghĩ thế giới ngoài kia chắc có nhiều điều thú vị, giấc mơ của một đứa con nít-là-con trai chị đang sống trong một khu phố nghèo và đi học ở một trường trung học Title 1 (trường cung cấp các bữa ăn sáng và ăn trưa miễn phí cho các em học sinh thuộc các gia đình nghèo khó). Đứa con nít –là- con trai chị chưa từng được đi đâu xa ra khỏi cái khu phố nghèo này, trong khi phần đông bạn bè của nó năm nào cũng được đi đây đi đó với gia đình. Học viện West Point sẽ là chiếc bóng bay lung linh sắc màu chuyên chở ước mơ của con trai chị bay xa.

 

Vào một ngày cuối tuần trước kì nghỉ spring break, thằng Huy hớn hở khoe vói chị:

- Má ơi, con được trường chọn làm đại diện về Austin, thủ phủ của bang Texas, để tham gia chương trình của Texas Boys States. Tham gia tuần lễ của Texas Boys State sẽ giúp con ghi điểm với West Point và hi vọng sẽ lọt vào mắt xanh của West Point.

Là dân nhập cư và qua Mỹ lúc không còn trẻ nữa, chị phải tự học, tìm hiểu về việc học hành của con trai chị, về các hoạt động ngoại khóa mà con tham gia. Texas Boys States là một chương trình dành cho thanh thiếu niên ưu tú bậc trung học. Mỗi trường chọn ra một gương mặt đại diện cho trường để về Austin tham dự. Chương trình kéo dài trong một tuần lễ. Các em học sinh được chọn sẽ có cơ hội tìm hiểu về các thức bình chọn các ứng viên vào các cấp của chính quyền tiểu bang, chính quyền cấp quận, hạt và cấp chính quyền thành phố cho cả ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp.

- Má biết không, nếu như tất cả các vị trí công quyền được trao cho một số bạn rồi thì ban tổ chức sẽ nghĩ ra một cái chức vụ nào đó để trao cho các bạn chưa được đề cử, ví dụ như cái chức vụ trash manager (quản lý rác) chẳng hạn.

- Con cố gắng tranh cử vào vị trí nào cũng được ngoại trừ chức vụ trash manager nhé vì con là trash manager của nhà mình rồi mà.

Hai má con cười vang. Chị nửa đùa nửa thật vì sau những giây phút học hành, con trai giúp chị làm các công việc vặt như đổ rác, quét nhà, dọn dẹp ngoài vườn và các công việc không tên khác. Vậy là mùa hè của đầu năm học lớp 12, con trai chị được đưa đón về Austin để tham gia vào tuần lễ Texas Boys States và sau khi tuần lễ này kết thúc, Huy về nhà với  một số huy chương và với chức danh «Ngoại trưởng bang Texas” (Secretary of State of Texas). Nếu con trai chị trở về nhà với chức danh Trash Manager, có lẽ chị hơi thất vọng một chút thôi, nhưng chị vẫn sẽ yêu thương con và tiếp tục ủng hộ con như bao lâu nay chị đã và đang làm.

 

Ở một đất nước có nhiều cơ hội như nước Mỹ, mọi người đều có cơ hội vươn lên trong xã hội nếu có cố gắng nỗ lực học tập và làm việc và nỗ lực nào cũng sẽ được đền đáp khi người ta còn trẻ và có quyết tâm phấn đấu. Để nộp đơn xin vào một học viện quân sự danh giá ở Mỹ, bạn không cần phải được sinh ra trong một gia đình có ba đời là gia đình quân nhân như gia đình Thượng nghị sĩ John MacCain. Chỉ cần bạn là công dân Mỹ, có hạnh kiểm, đạo đức và sức khỏe tốt, học lực khá giỏi, có tố chất làm lãnh đạo, có lý tưởng và có tinh thần phụng sự đất nước là bạn có cơ hội cao được nhận vào các học viện quân sự danh giá ở Mỹ. Nhờ nỗ lực tập luyện các môn như tập tạ, ném bóng, tập chạy, từ một cậu bé gầy gò ốm yếu, con trai chị khỏe mạnh hơn mỗi ngày và đã vượt qua kì thi thể lực (CFA- Cadet Fitness Assessment) của học viện West Point. Từ một cậu bé lười vận động, sau hơn một năm tập luyện, con trai chị đã có vóc dáng của một vận động viên thể thao, phải chăng sức mạnh đến từ ý chí?

 

Sau khi hoàn tất hồ sơ xin nhập học, con chị được học viện West Point cho một cuộc hẹn gặp để “giao lưu” với đại diện của trường, thực chất là một cuộc phỏng vấn. Đây là một học viện danh giá nên cách phỏng vấn cũng rất đặc biệt. Đại tá Smith, một cựu sinh viên West Point và là một trong những điều phối viên vùng, biến cuộc phỏng vấn thành một buổi hàn huyên  giữa hai người bạn. Con trai chị được hỏi lý do vì sao muốn vào học ở West Point và đã nỗ lực ra sao để được nhận vào học. Vị đại tá này kể cho con trai chị nghe về quãng thời gian ông theo học ở West Point, gọi là 47 tháng trải nghiệm West Point. Cuộc phỏng vấn diễn ra ở một quán cà phê Starbuck nhằm tạo được một không khí thân tình và thoải mái cho con trai chị. Đại tá Smith là một bậc thầy tâm lý khi chọn một quán cà phê để tránh những căng thẳng và áp lực cho người được phỏng vấn. Vị

Đại tá đã chiếm trọn cảm tình của con trai chị và hun đúc thêm quyết tâm cho con trai chị theo học ở West Point. Quả thật không ngoa khi báo chí ca ngợi rằng West Point đào tạo ra các nhà lãnh đạo có “dáng vóc của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một diễn giả và ứng xử như một chuyên gia tâm lý”.

 

Rồi ngày mong đợi ấy cũng đến. Một ngày đẹp trời của học kỳ mùa xuân của năm học lớp 12, vị Dân biểu, người đã đề cử con trai chị, gọi điện thoại thông báo con trai chị đã được nhận vào học viện West Point. Thằng Huy thì khỏi phải nói, cu cậu nhảy cẫng lên sung sướng. Chị vừa mừng vừa lo. Tin vui nối tiếp tin vui, con trai chị lại được một trường đại học trong thành phố nơi gia đình chị cư ngụ trao học bổng toàn phần nếu theo học ở trường này. Nếu chọn học ở trường gần nhà, con trai chị sẽ chọn học xong đại học chỉ trong vòng hai năm (fast track) và hai má con sẽ có nhiều thời gian dành cho nhau hơn. Nếu chọn West Point, con trai chị sẽ xa nhà 9 năm (4 năm đi học và 5 năm phục vụ trong quân đội theo cam kết với học viện West Point) và nếu sau 9 năm này mà con trai chị vẫn chọn binh nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp, chị sẽ phải xa con lâu lắm, có thể phải xa con tới gần hai chục năm. Trái tim chị thì thầm với con trai « Con hãy đi học gần nhà » nhưng lý trí chị lại lên tiếng «Đừng làm tan vỡ chiếc bong bóng của con.». Nội tâm chị bị giằng xé dữ dội hơn bao giờ hết.

 

Người Mỹ có câu «Life is the trade-off» (Cuộc đời là một cuộc đánh đổi). Để đạt được ước muốn của mình, con trai chị phải hy sinh quãng thời gian tươi đẹp nhất của  đời người để học hành vất vả ở một ngôi trường có những tiêu chuẩn khắc khe về học lực và về thể chất. Con chị sẽ phải sống xa nhà, phải trải nghiệm những giây phút  độc hành vì không có đủ thời gian để nói chuyện với gia đình và bạn bè, không được tham dự vào những buổi tiệc của gia dình. Trong khi đồng trang lứa của con chị được vui chơi, tiệc tùng vào cuối tuần như những sinh viên bình thường khác, con chị phải lau sàn nhà, dọp dẹp phòng ốc theo yêu cầu của học viện quân sự West Point. Trong khi những sinh viên của các trường đại học khác có rất nhiều tự do, con trai chị phải sống trong mội trường kỉ luật nghiêm khắc. Nhưng chị biết môi trường kỷ luật nghiêm khắc sẽ tôi luyện nhân cách, bản lĩnh và giúp con trai chị trưởng thành. Hiểu được điều này nên chị ủng hộ sự lựa chọn đi học xa nhà của con. Chị muốn nối dàì sợi dây cho chiếc bóng bay của con, chị muốn chắp cánh cho ước mơ của con bay xa chứ không muốn đi theo lối mòn của rất nhiều bậc phụ huynh người Việt, những người  chỉ muốn con mình trở thành bác sĩ, kỹ sư  trong khi những đứa con của họ chỉ muốn làm nhà văn, họa sĩ. Chị thương cho những đứa trẻ không được sống cuộc đời của chúng mà phải sống cho những giấc mơ của cha mẹ chúng, dù rằng những giấc mơ của cha mẹ chúng là những giấc mơ đẹp. Vì thế chị chọn lối rẽ trên con đường mòn.

 

Vào ngày nhập học của tân sinh viên West Point, chị đưa con đến tận trường. Sau buổi lễ tiếp đón phụ huynh và tân sinh viên, chị có một phút để tạm biệt con trai. Thằng Huy ôm chị nói:

- Cám ơn Má đã đồng hành cùng với con vào West Point.

- Con phải cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thành chương trình học rất nhiều áp lực của trường. Má tự hào về con.

Thằng Huy vừa đi vừa ngoái nhìn bịn rịn. Chị cố mỉm cười cho con an lòng, dõi nhìn theo những bước chân của con, những bước chân còn bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đến trường để nhập học. Thế nhưng chị tin rằng những bước chân còn bỡ ngỡ đó, một ngày kia, chân sẽ cứng và đá sẽ mềm khi con trai chị bước ra từ cánh cửa trường West Point, bởi vì West Point là học viện danh tiếng, có chương trình đào tạo với những tiêu chuẩn cao, khắc khe nhất để đào tạo ra các nhà lãnh đao xuất sắc cho xã hội Mỹ như câu nói nổi tiếng của trường: “West Point is the worst place to be at but the great place to be from”. (West Point là một nơi gian khổ nhất cho những ai đang theo học nhưng lại là một nơi tuyệt vời để khởi đầu). Chị nhìn theo con cho đến khi thằng Huy đi mất hút, chị nghe như có sóng vỗ trong lòng.

 

Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!

(Tống biệt hành-Thâm Tâm).

 

 

Nhị độ Hoàng Mai

Ý kiến bạn đọc
18/07/202416:32:40
Khách
Cảm ơn Tác Giả một bài viết hay.
21/05/202413:31:12
Khách
Biện Lý toà án quốc tế đã xin lệnh bắt thủ tuớng Do Thái và Hamas vì tội ác chiến tranh mà Tổng Thống Biden lại bào chữa cho tội ác chiến tranh của DT và cam kết bảo vệ quốc gia phạm tội ác chiến tranh thì chẳng khác gì Mỹ cam kết tung quân bảo vệ Ðức Quốc Xã và Cộng Sản VN. Một số TV Mỹ như ABC lại mời thủ tuớng DT lên đài phát biểu chống lại toà án quốc tế như một cái loa tuyên truyền của phuờng cho DT. Nuớc Mỹ đã bị nô lệ tư tuởng tuyên truyền bênh vực cho tội ác chiến tranh y hệt như Cộng Sản, thì quân đội Mỹ đang bị lợi dụng. Cha mẹ có con đi lính là điều tốt nhưng khi lính bị dùng để giúp kẻ ác đang giết thuờng dân thì không tốt.
09/05/202414:39:47
Khách
Khi một bộ lạc sai lầm quân sự thì chỉ có một khu vực nhỏ bị thiệt hại. Khi một nuớc nhỏ tại Phi Châu sai lầm thì chỉ một vài nuớc lân bang bị thiệt hại. Nhưng khi một đại cuờng quốc như Mỹ sai lầm chánh trị và quân sự thì hàng triệu nguời chết như đã thấy tại chiến tranh VN và Trung Ðông. Hôm qua Tổng Thống Biden đã xác nhận Do Thái dùng bom tấn của Mỹ thả vào trại tị nạn khu đông dân cư ở Gaza làm chết nhiều nguời dân vô tội nên quyết định ngưng giao 3500 trái bom cho Do Thái. Sau năm 2000, Mỹ giết hàng triệu dân Iraq và Afghanistan chỉ vì can dự vào Trung Ðông, hơn cả số nguời bị giết vì Nga, TQ, và Bắc Hàn . Nuớc Mỹ phạm tội sát sanh với nhân loại, nhưng vì lịch sử đuợc viết bởi kẻ mạnh nên toà án quốc tế của Âu Châu không dám truy tố các viên chức Mỹ như họ đã truy tố lãnh tụ Serbia và Nga dù có lời yêu cầu của Nam Phi, Thổ, và Iran. Chiến tranh VN tàn khốc với hàng triệu quân hai bên tham chiến nhưng kết quả VN cho thấy là Mỹ can thiệp quân sự không cần thiết như câu nói "leave them alone and they will leave you alone" đừng động đến nó thì nó không động đến mình, tránh đuợc sát sanh hàng triệu nguời vô ích, chỉ vì Mỹ bị các thế lực chánh trị ngoại quốc khuynh đảo. Nguời dân Mỹ biểu tình chống đối cho thấy họ không muốn chiến tranh nhưng chánh phủ không nghe lời dân mà nghe lời các quyền lực chánh trị của ngoại quốc. Tuy đi lính phục vụ khi tổ quốc lâm nguy là điều cao quý nhưng cha mẹ thân nhân vợ con lính Mỹ xót xa khi con em chồng vợ mình đi vào lửa đạn, khi về nhà thì một số bị khủng hoảng tâm lý trở thành vô gia cư homeless vì không sống bình thuờng đuợc. Ham sát sanh thì có cái nhân quả của nó mà nguời đạo đức nên tránh, chiến tranh chỉ cần thiết khi chính mình bị xâm lăng như Nam VN ngày xưa.
05/05/202416:56:55
Khách
So với cách đối xử kẻ thù thì quân CS VN là ác quỷ còn quân Mỹ là Phật Thánh. Thời lập quốc quân Mỹ bị bộ lạc Sioux da đỏ tại South Dakota do Crazy Horse lãnh đạo vây đánh tổn thất nặng, viện binh đến đánh cũng bị thua, sau này vì lòng tham vàng nên Mỹ mới tung quân them vào và Crazy Horse đầu hàng. Tuy vậy lịch sử Mỹ vẫn trân trọng quý mến ca tụng Crazy Horse và cho khắc tuợng đá tại South Dakota. Sau cuộc nội chiến phân tranh Mỹ, miền Nam thua. Miền Bắc cho lính và cấp lãnh đạo Nam quân về nhà làm ăn như cũ, các đài kỷ niệm tuớng lãnh miền Nam vẫn giữ nguyên, và mồ mã Nam quân tử trận vẫn đuợc tu bổ duy trì, nghe nói có nguời đuợc đưa mai táng tại nghĩa trang Arlington. CS VN tuy miệng nói hoà giải nhưng bắt quân miền Nam đi cải tạo, tịch thu tài sản, cày xới xoá bỏ nghĩa địa quân VNCH tại An Lộc, Ðại Lộ kinh hoàng. Mộ của hai anh em Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu không đuợc mang tên họ mà ghi là Huynh và Ðệ. Ðáng noi là chánh quyền CS và dân chúng tại Thuận An đã lập miếu và bia mộ cho lính TQLC tử trận tại bãi biển Thuận An ngày 26 tháng 3/75 với hai chữ Hiển Hách .Nếu CS có tư cách quân tử nhu nguời Mỹ thì nên cho xây tuợng đài tuớng Lê Minh Ðảo, Nguyễn Khoa Nam, Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo, Ðai Uy' Nguyễn Van Ðuong, Tr Ta Canh sat Nguyễn Van Long, Tr. Ta HQ Nguy van Tha` vv.. cho du khách VK, như Mỹ đã xây cho Crazy Horse và các tuớng miền Nam thời nội chiến. Cái lòng bao dung quân tử của nguời Mỹ còn đuợc thể hiện khi họ cho những viên chức miền Nam năm 1975 phản bội Mỹ đưa chiến hạm, tài sản miền Nam cho CS đuợc định cư HO. Những kẻ lập công với CS đốt phá trại tại Guam theo tàu VN Thuơng Tín về lại VN lai đuợc định cư HO và ăn trợ cấp của dân Mỹ. Nhung các hạm truởng HQ giao tàu lập công cho CS, sĩ quan HQ 602 còn giết hạm truởng để dâng tàu lập công với CS, Pho TT Nguyễn Văn Hảo giữ lại 16 tấn vàng để dâng cho CS, Duơng văn Minh dâng hết tài sản vũ khí miền Nam cho CS, đều đuợc cho định cư và ăn trợ cấp bơ sữa cuả Mỹ. Nếu Mỹ cư xử như phía CS đối xử với nguời trên tàu VNTT trỏ về thì những kẻ này khi đến Mỹ là bị bắt đưa vào tù 10 năm vi` tội cộng tác với địch. Ðúng là nuớc Mỹ chủ truơng lấy phuớc báo oán khác với CSVN chỉ biết trả thù. Theo CNN, Do Thái cũng cho cày xới mồ mã quân Hamas chết tại Gaza. CS và Do Thái hoàn toàn trái nguợc với lòng bao dung quân tử của nguời Mỹ.
Du học sinh đi học taị Mỹ đã nhìn thấy nuớc Mỹ quân tử bao dung thì khi về nuớc nên đề nghị cho trùng tu nghĩa trang QD VNCH, và cho cứu trợ thuơng phe binh VNCH như Mỹ đã làm với thuơng binh Ðức, Nhật.
29/04/202418:34:48
Khách
Bài viết hay quá.
Mình đọc thấy phục người mẹ này quá.
Lòng thương yêu và lo lắng cho con không bờ bến.
29/04/202413:31:39
Khách
Theo tin VB:
"Nữ phóng viên Kelly O'Donnell của Đài NBC trong phần nói chuyện đã nhắc rằng hàng trăm phóng viên bị giết ở Gaza kể từ ngày 7 tháng 10, nhưng cô không nói về chuyện ai giết phóng viên."
Ký giả này phát biểu trong khách sạn tổ chức bữa tối thường niên cho phóng viên Bạch Ốc, cuả TT Biden. Ngay cả đài NBC cũng cấm phóng viên loan tin quân Do Thái giết ký giả, nhân viên từ thiện, bác sĩ, ... vì sợ bị chụp mũ là antisemitism nên nuớc Mỹ nay là quốc gia bưng bít tin tức. Nuớc Mỹ nay đứng về phe kẻ xấu và lính Mỹ bị chánh phủ Mỹ lợi dụng xuơng máu và phản bội trong chiến tranh VN và Trung Ðông. Các hội từ thiện như Paralyzed Veterans of America, Disabled American Veterans, Wounded Warriors Projects, ... than phiền là chánh phủ Mỹ bỏ rơi lính Mỹ bị tàn tật để họ sống nghèo đói với bệnh tật. Khi lính Mỹ trở về từ chiến tranh VN, họ bị dân chúng và ngay cả VFW bạc đãi miệt thị đến nỗi không dám mặc quân phục khi ra đuờng, mà chánh phủ làm ngơ không bên vực họ. Mãi đến 1980 sau Tổng Thống Regan đắc cử ông mới lên tiếng bên vực cựu chiến binh, xây bức tuờng kỷ niệm Vietnam War Memorial dân Mỹ mới thay đổi thái độ.
Một danh tuớng đã có lần phát biểu là ông thán phục nguời lính bộ binh vì ngoài gian khổ hy sinh họ còn phải chịu bất công.
.
26/04/202401:41:52
Khách
Chúc Mừng THÀNH CÔNG.
Niềm HÃNH DIỆN cho Mẹ Con và Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
Cố Gắng Lên nhé !
25/04/202417:15:50
Khách
Khác với quân đội các nuớc thực dân bị chánh phủ tham lam đưa đi xâm chiếm các nuớc nhỏ làm thuộc điạ để khai thác tài nguyên quặng mỏ và lao công giá rẻ, quân đội VNCH cầm súng với mục đích tự vệ, bảo vệ xóm làng khỏi nghèo đói. Nguời lính VNCH mỗi ngày đi mở đuờng để cho học trò đến truờng, cho chợ búa có đầy lúa gạo rau cải, thịt cá, thuốc men mà nguời dân không phải sắp hàng cả ngày, họ bảo vệ làng xóm để ruộng vuờn xuởng máy tiệm buôn của nguời dân không bị tịch thu vào hợp tác xã, để sinh viên học sinh tu sĩ đuợc hoãn dịch, đuợc tự do biểu tình lên tiếng chống tham nhũng, bất công, đàn áp, để hàng triệu nguời khỏi phải bỏ nhà cửa đi vuợt biên bị hải tặc cuớp bóc hãm hiếp và giết. Khi nguời lính VNCH không còn nữa thì dân VN không có cơm ăn, đói rách, ruộng vuờn bị sung vào hợp tác xã, bệnh không có thuốc tây, tu sĩ sinh viên học sinh không còn đuợc biểu tình chống tham nhũng, đàn áp, và hàng trăm ngàn nguời bị chết hay bi. hãm hiếp trên biển. Nguời lính VNCH chịu gian khổ để giữ gìn tự do hạnh phúc no ấm cho dân, tuy họ không sửa đuợc số phận của VNCH nhưng không thành công thì thành nhân, gây đuợc nhân quả lành cho mình và gia đình. Ngày 30-4 mỗi năm nguời dân miền Nam nhớ ơn họ về những ngày tháng đuợc VNCH bảo vệ truớc 1975 .
25/04/202414:16:46
Khách
Nguời VN đăng lính để trả ơn và đóng góp cho nuớc Mỹ là đáng khen ngợi. Tấm lòng nguời mẹ cho con thật vô biên bao la như biển cả. Tuy nhiên, Mỹ quay nguợc 180 độ từ chủ trương cô lập truớc thế chiến II đến tham gia chiến tranh không ngừng nghỉ sau thế chiến II, trong khi các nuớc khác huởng thanh bình thì quân đội Mỹ phải hy sinh nhiều hơn quân đội các nuớc khác. Một đôi khi Mỹ tự ý đem quân qua các nuớc khác dù không đuợc mời vào như nhân danh chống cộng sản tự ý đổ quân vào Nam VN năm 1965, hay xâm chiếm Iraq chỉ vì nhân danh dân chủ và tin giả dối vũ khí nguyên tử để lật đổ chế độ Sađam gây chinh chiến điêu linh mà lính Mỹ bị hy sinh vô ích. Sau chiến tranh thì nguời ta mới thấy là Mỹ không chống Cộng sản và độc tài, nhưng dùng danh nghĩa dân chủ nhân quyền để tung quân vào chiến truờng không cần thiết. Hàng triệu nguời Iraq bị chết oan vì Mỹ dùng tin tức tình báo sai lạc để xâm chiếm Iraq đưa Iraq vào hổn loạn trong 20 năm qua. Nam VN cũnh hổn loạn, phòng trà, đĩ điếm, ma tuý lan tràn sau khi Mỹ tổ chức đảo chánh năm 1963. Lợi bất cập hại vì lính Mỹ cũng bị tổn thất cùng với quân dân bản xứ. Uớc chi Mỹ rút hết quân trên thế giới về, ngưng hoạt động can thiệp quân sự trong một thời gian để nguời lính Mỹ đuợc một thời gian nghỉ ngơi gần gia đình như quân đội các nuớc tân tiến trên thế giới. Mình đánh nguời ta, ngăn cản không cho nguời ta dành độc lập hay lập quốc (Palestine) thì nguời ta phải đánh lại, mình giết hang triệu nguời không cần thiết thì sinh ra nghiệp báo và làm xấu cho lịch sử Mỹ. Cấp lãnh đạo Mỹ phải biết thuơng nguời lính Mỹ, cho họ nghỉ ngơi thanh bình ít nhất 10 năm truớc khi tham gia chiến tranh tào lao chỉ vì hàng xóm lân bang cãi vã. Như truờng hợp Nam VN, ngoại trừ một số nhỏ đuợc định cư ở Mỹ sống sung suớng, can thiệp quân sự rồi tháo chạy bỏ rơi chỉ làm hại đồng minh Nam VN nhiều hơn là giúp đỡ. Mỹ nên tránh sát sanh và tăng gia cứu giúp nhân đạo cho thế giới.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,675
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?...
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware. Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
...Nhìn thấy hàng dài người chờ ngoài phòng phiếu thì mới nhận thấy người đi bầu tay năm nay đông nhất so với các năm 2020 và 2022, dù phòng phiếu mở cửa gần cả tuần vừa qua. Tuần tự theo các thủ tục, chúng tôi nhanh chóng tô đậm các ô dựa trên mẫu giấy bầu ghi dấu sẵn trước ở nhà, nên kết thúc bầu khá nhanh. Chúng tôi thấy vui khi có nhiều cha mẹ đem theo các con nhỏ, như một cách chỉ dạy công dân giáo dục. Chúng tôi cũng không quên dán vào ngực con tem “I Voted”. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Trade Joe mua chai “champagne”, dành mở uống mừng khi có kết quả bầu cử...
Tôi luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa khi đón nhận những món quà mà Ngài gửi đến trong cuộc đời tôi. Từ ngày có tụi nhỏ, những dự định cho cá nhân, từ việc học thêm các ngôn ngữ mà tôi yêu thích, trau dồi thêm kiến thức trong nghề nghiệp, tìm kiếm những cơ hội thăng tiến, đều dần có độ ưu tiên ngày càng thấp, ngày càng xa hơn, và lùi dần theo tỷ lệ thuận với số tuổi của các con. Tụi nhỏ càng lớn, tất cả thời gian và kế hoạch của tôi càng xoay quanh các con nhiều hơn.
Linh qua Mỹ theo diện đoàn tụ (cha bảo lãnh) nên chờ đợi dài cổ bao nhiêu năm trời, vậy là tuổi xuân đi qua lẹ làng. Khi còn ở Việt Nam từ lúc học lớp đệ tam (lớp 10) đã có bạn thương, lên dần bạn trai thích vây quanh cũng đông. Lúc học Cao Đẳng Sư Phạm cũng yêu một bạn chung lớp. Ra trường vào Sài Gòn chờ đi Mỹ vì có giấy tờ cha gởi về. Cha cấm con gái, con trai không ai được lập gia đình chờ ngày ra đi. Thời gian chờ đợi cũng có các bạn ra trường kỹ sư, hoặc dạy đại học theo đuổi. Nhiều người làm Linh đâm ra “lơ lửng con cá vàng”, vui chơi qua ngày qua tháng...
Lời mở đầu của người viết: "Đây là bài tôi viết đúng bốn năm trước khi cả nước Mỹ đang sôi nổi về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Lúc đó vì không muốn gây ra tranh cãi mất thì giờ nên tôi chỉ đăng giới hạn trong trang cá nhân của mình. Bài được nhiều người xin để share lại và số người “nghỉ chơi” tôi ra hay thậm chí “block” vì bài viết này cũng không phải là ít. Một mùa bầu cử nữa lại đến. Có vẻ như những gì xảy ra bốn năm trước có thể sẽ lặp lại nên tôi nghĩ bài viết năm trước của mình chưa đến nỗi lỗi thời."
Từ khi Amanda, con gái nàng, học lớp chín, hễ đến đêm Halloween là nó cùng nhóm bạn bè hẹn nhau ở nhà nàng, rồi chúng nó kéo nhau đi khắp xóm, qua cả xóm bên cạnh. Tuổi trẻ đâu biết mệt và lạnh là gì, có năm trời mưa lất phất, gió rít lạnh lẽo, mà chúng vẫn hào hứng lên đường. Nàng ngồi ở nhà, vừa phát kẹo cho lũ trẻ đến gõ cửa, vừa nấu nồi cháo gà để lát nữa đãi đám bạn bè con gái.
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ: “Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
... Ở Việt Nam, tôi bị tù gần sáu năm trời chỉ mỗi cái tội vượt biên và hơn mười năm “chết dấp” bên trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp) của Phi Luật Tân vì đến đảo sau ngày đóng cửa nên chẳng có điều kiện để lập gia đình. Thành thử ra tôi độc thân tới năm bốn mươi bốn tuổi mới lấy vợ, cách đây được hơn tháng! Phần vợ tôi khi ấy cũng xấp xỉ bốn mươi, do cứ mãi ở chờ bố cô đi tù cải tạo ngoài Bắc hơn mười mấy năm trời mới về, rồi sang đây với diện H.O, thành ra cũng chẳng trẻ trung gì! Thế nên khi bác sĩ chính thức báo tin là vợ tôi đã “cấn thai” thì tôi chới với vô cùng. Bởi tôi chưa có “ready” thì bảo sao tôi không hoảng sợ cơ chứ?...
Nhạc sĩ Cung Tiến