Hôm nay,  

Một ngày đến thăm trường võ bị West Point!

01/03/202400:01:00(Xem: 2969)
 
VVNM
Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả lầu đầu tham dự VVNM, hiện định cư ởTexas và làm trong nghành giáo dục
 
*
 
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
 
Ngoài cổng chính còn có nhiều cổng phụ dẫn vào khuôn viên trường. Tất cả các cổng vào khuôn viên trường đều có các sĩ quan mặc đồng phục canh gác nghiêm ngặt. Sau khi xuất trình bằng lái xe, chúng tôi được cho phép lái xe vào khuôn viên trường. Chúng tôi được hướng dẫn chạy tới bãi đậu xe dành cho khách mời, thường là gia đình của các tân sinh viên. Tại đây, trường sẽ cho nhiều xe buýt chở các bậc phụ huynh và khách mời đến một bãi cỏ rộng có khán đài ngay trước ký túc xá của sinh viên, nơi buổi lễ sẽ được tổ chức. Vì đến sớm nên chúng tôi quyết định không đi xe buýt mà đi dạo trong khuôn viên trường để ngắm cảnh. Chúng tôi men theo những con đường uốn lượn giữa những ngọn đồi. Một bên đường là những ngọn đồi, bên kia đường nhìn ra dòng Hudson thơ mộng. Hai bên bờ sông, lau sậy và hoa dại mọc đầy. Sông núi hữu tình, khuôn viên trường đẹp như một bức tranh thủy mặc. Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp nhiều sinh viên sĩ quan chạy bộ theo từng nhóm nhỏ để rèn luyện thể lực vào buổi sáng và nhiều bậc phụ huynh đang ung dung thả bộ, có lẽ họ cũng muốn khám phá ngôi trường này như chúng tôi.
 
Trên đường đến nơi cử hành buổi lễ, chúng tôi dừng chân tại ngôi nhà nguyện nổi tiếng của các sinh viên. Nhà nguyện là một công trình kiến trúc làm từ đá granite khá nổi tiếng được xây dựng xong vào năm 1910 và là biểu tượng của các hoạt động tôn giáo của trường. Đó là một tòa nhà đồ sộ có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Gothique với kiến trúc của các pháo đài thời trung cổ. Sự kết hợp này còn được áp dụng cho các công trình kiến trúc khác trong khuôn viên trường. Nhà nguyện cũng là nơi các sinh viên sĩ quan, nhân viên của trường và các gia đình quân nhân theo đạo Tin Lành đến để cầu nguyện. Được biết nhà nguyện không chỉ dành riêng cho sinh viên đạo Tin Lành mà còn chào đón tất cả sinh viên của các tôn giáo khác. Nơi đây cũng là nơi cử hành hôn lễ cho các cựu sinh viên nếu sau này họ có nguyện vọng quay về tổ chức lễ cưới ở Nhà Nguyện. Trường cũng xây một tòa nhà nhỏ hơn dành cho các sinh viên, nhân viên và các gia đình quân nhân theo đạo công giáo. Ngoài ra, trường có một tòa nhà nhỏ khác dành cho sinh viên, nhân viên thuộc các tôn giáo khác như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo..v..v. Trong tòa nhà này có một khu vực riêng dành cho các sinh viên sĩ quan theo đạo phật, được gọi là Buddist Center.
 
Trước khi tham dự buổi lễ, chúng tôi ghé địa điểm Trophy Point, nơi có đài Cột Đài Tưởng Niệm khá nổi tiếng của trường, cách khán đài không xa mấy. Chúng tôi thấy có nhiều hiện vật chiến tranh được trưng bày tại khu vực này, đặc biết chúng tôi thấy nhiều khẩu súng cà nông từ thời thế kỷ 18 được trưng bày rải rác trong khu vực Trophy Point. Được xây dựng hoàn tất vào năm 1896, Đài tưởng niệm là một cột đá granite cao 14 mét, đường kính 1.5 mét sẽ vẫn mãi là di tích lịch sử thu hút hàng trăm ngàn khách viếng thăm mỗi năm.  Là biểu tượng về sự hi sinh của các cựu sinh viên sĩ quan West Point, Đài tưởng niệm nhắc nhở các sinh viên sĩ quan đang theo học về truyền thống West Point và tinh thần phụng sự đất nước của họ. Cột đài tưởng niệm được vây quanh bởi 8 quả cầu lớn làm từ đá granite. Trên mỗi quả cầu có khắc tên các chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc nội chiến của nước Mỹ. Mỗi quả cầu được đặt giữa hai khẩu súng cà nông bằng đồng. Có tất cả 16 nòng súng ca nông và trên mỗi nòng súng này có khắc tên một trận đánh lớn của cuộc nội chiến của nước Mỹ.Trên bệ đỡ của  cột đài tưởng niệm có tám tấm bia khắc tên nhiều chiến sĩ trận vong trong cuộc nội chiến này. Tổng cộng có tất cả 2,042 binh sĩ và 188 sĩ quan đã ngã xuống được khắc tên ở đài tưởng niệm West Point.
  
Buổi lễ được tổ chức lúc 10 giờ sáng và kéo dài trong sáu mươi phút. Các tân sinh viên diễu hành với tư thế ưỡn ngực đầy kiêu hãnh qua trước khán đài. Trên khán đài, các bậc phụ huynh dõi mắt theo các em trong niềm tự hào xen lẫn sự xúc động. Sau buổi lễ, các em được sum họp với gia đình sau 6 tuần lễ xa cách.
 
Đầu giờ chiều chúng tôi ghé khu mua sắm cho sinh viên trong trường. Hàng hóa ở đây rất phong phú và đa dạng nhằm để phục vụ nhu cầu hàng ngày của sinh viên và của các gia đình quân nhân. Nơi đây, sinh viên  có thể tìm mua quà lưu niệm, quần áo, giầy dép, nữ trang v…v của các nhãn hiệu đắt tiền như Calvin Klein, Dooney and Bourke, Kenneth Cole…Khu mua sắm dành cho các sinh viên sĩ quan này cũng bán những tấm thiệp mời dự lễ tốt nghiệp, các khung ảnh, các vật dụng trang trí trên quần áo đồng phục của sinh viên và nhiều thứ khác như dụng cụ học tập, dụng cụ chăm sóc sức khỏe, thức ăn vặt và thức uống. Lợi nhuận thu được sẽ dành để ủng hộ cho các hoạt động ngoại khóa trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, quân sự và hướng nghiệp của trường. Nơi đây có bán cả dụng cụ chăm sóc sức khỏe, thức ăn và thức uống. Chúng tôi thấy có một quán cà phê Starbuck ngay khi bước vào trong khu mua sắm. Chênh chếch quán cà phê starbuck có một quầy mỹ phẩm chất lượng cao. Chúng tôi reo lên thích thú khi thấy quầy mỹ phẩm bán đầy đủ các sản phẩm trang điểm như son môi, phấn mắt, phấn nền, kem dưỡng da, bút chì kẻ chân mày, bút chỉ kẻ mắt, masscara .v..v. Nữ sinh viên của trường chỉ chiếm 15 phần trăm trong tổng số hơn 4 ngàn sinh viên sĩ quan, một con số khá khiêm tốn nhưng nhu cầu chăm sóc ngoại hình của họ không hề bị xem nhẹ. Nếu muốn mua laptops, thẻ nhớ, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, quà lưu niệm, tranh ảnh..vv, các sinh viên sĩ quan sẽ tới cửa hiệu bán sách của trường. Điều thú vị của hiệu sách ở chỗ chúng tôi thấy có bán cả những cuốn sách của các tác giả đang ăn khách. Hiệu sách này cũng là nơi các tác giả nổi bật đến giao lưu với các sinh viên và các quân nhân và tặng chữ kí của họ.
 
Trước khi rời trường, chúng tôi ghé thăm nghĩa trang West Point, một trong những nghĩa trang cổ nhất của nước Mỹ và là di tích lịch sử nổi tiếng . Hàng ngàn người đến thăm viếng nghĩa trang này mỗi năm. Trước năm 1817, nghĩa trang này được dành để chôn cất người dân địa phương và các chiến sĩ trận vong của nước mỹ. Nơi đây cũng là nơi chôn cất những người lính đã ngã xuống trong trận chiến giành độc lâp của nước Mỹ năm 1775-1783. Vào năm 1817, nghĩa trang này được trưng dụng làm nghĩa trang quân sự dành cho cất các chiến sĩ hi sinh anh dũng, các vị tướng lãnh nổi tiếng, các phi hành gia,  các quân nhân được trao huy chương danh dự và gia đình của họ cũng được chôn cất ở đây. Chúng tôi ngã nón, dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã xã thân vì nước Mỹ.
 
Chúng tôi rời trường vào lúc hoàng hôn buông xuống, tự nhủ với lòng sẽ quay lại thăm trường một lần nữa trong 4 năm tới. Trên đường chạy về Manhattan, tôi biết tôi đã phải lòng West Point, tôi biết sẽ có ngày trở lại!
 
Nhị Độ Hoảng Mai
 

Ý kiến bạn đọc
01/03/202422:09:37
Khách
Bài này sao nghe như bản thông tin West Point.
01/03/202422:03:23
Khách
Học sinh tốt nghiệp trung học chọn binh nghiệp đuợc nhận vào các truờng danh tiếng như WestPoint, Naval Academy, AirForce Academy là nhất. Các sĩ quan VN đuợc Pháp huấn luyện truớc 1955 cũng sung suớng vì theo tiêu chuẩn sĩ quan Tây. Sau này thì chỉ còn Võ Bị Ðà Lạt giữ đuợc cái sang trọng của sĩ quan. Tội nghiệp cho quan quân VNCH phải chấp nhận cuộc chiến thất lợi vì vận nuớc suy tàn, anh hùng mạt vận, đồng minh bỏ chạy sớm, và cấp lãnh đạo kém khả năng thiếu ý chí khi đất nuớc lâm nguy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,005
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến