Hôm nay,  

Cao Tuổi Chưa Phải Là Già

28/02/202414:57:00(Xem: 2335)

 

AU1I5403
Tác giả Duy Nhân, về từ Chicago, lãnh Giải Danh Dự VVNM 2023, trao từ Julie trần, đại diện Wells Fargo Foundation, nhà bảo trợ hàng năm cho giải thưởng VVNM.

                                                          

 

Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Tác giả đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và lãnh nhiều giải từ năm 2001. Tác giả nay đã 80 tuổi, về hưu từ nhiều năm qua, Ông vừa mới bay về Cali lãnh giải Danh Dự VVNM 2023 tháng 12 vừa rồi, đúng theo tiêu chí "Cao Tuổi" nhưng "Chưa Phải Là Già". Mong tác giả tiếp tục "chưa già"  và tiếp tục viết khỏe.

*

 

Thế nào cũng có người thắc mắc khi đọc thấy cái tựa của bài viết này: Cao tuổi mà nói là chưa già thì chừng nào mới gọi là già? Một thắc mắc chánh đáng về vấn đề đặt ra tưởng chừng như nghịch lý. Mặc dầu không có chuẩn mực nào để làm thước đo cho biết tuổi như thế nào thì gọi là cao, như thế nào thì gọi là già. Các nhà khoa học có phân biệt giữa tuổi thật và tuổi sinh học. Thí dụ cùng là 40 tuổi theo ngày tháng năm sinh nhưng một người trông rất trẻ như mới 30 còn một người thì trông già như tuổi 60. Tuổi 30 hay 60 này chính là tuổi sinh học. Do hoàn cảnh sống, lối sống, kể cả yếu tố di truyền tác động vào, khiến cho một người có thể già đi hay trẻ ra so với tuổi thật của mình. Ngoài ra tâm lý là một yếu tố rất quan trọng dự phần vào việc hình thành cái tuổi sinh học của mỗi người. Một người cao tuổi nhưng tâm hồn họ thoải mái, trẻ trung, yêu đời thì họ vẫn trẻ như thường. Do đó khi nói tuổi cao chưa phải là già không phải là cách nói cho vui mà là nói theo khoa học, theo qui luật sinh học.

 

Nếu xem tuổi về hưu, tuổi không còn làm việc nữa là tuổi cao thì cũng khác nhau tùy quốc gia. Tại mỗi quốc gia, tùy thời kỳ người ta cũng thay đổi điều kiện khi qui định tuổi về hưu. Trung bình là tuổi 65, người ta có khuynh hướng nâng tuổi này lên dần vì khoa học ngày càng tiến bộ, con người sống lâu hơn, sức khỏe ngày càng được cải thiện nhiều hơn. Trên 65 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, vẫn lạc quan, yêu đời thì sao gọi là già? Họ là những người tràn đầy sức sống, nhiều năng lượng, lúc nào cũng mang nụ cười đến cho mọi người, ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Tôi có những người bạn trên 90, có người 94 vẫn còn làm thơ tình, vẫn hài hước, vẫn hăng hái trong đấu tranh chống tiêu cực, phục vụ cộng đồng thì gọi là già sao được?

Tôi đã 80 là anh cả trong một gia đình gồm năm anh em. Sau nhiều năm sống ở Mỹ, khi về Việt Nam thăm lại bà con, tôi thấy sao mấy đứa em tôi già quá: Ai cũng ốm nhôm ốm nhách, đen đúa, nét khắc khổ hiện ra trên từng nếp nhăn trên trán, ở khóe mắt, nụ cười héo hon. Rõ ràng là họ đã già trước tuổi do hoàn cảnh sống. Điều này không làm tôi ngạc nhiên vì hằng ngày họ phải bươn chải, vật lộn với cuộc sống, chạy gạo kiếm ăn từng bữa, còn người nông dân ở thôn quê như người em thứ tư của tôi thì lầm than vất vả quá, suốt ngày lam lũ  bên ruộng đồng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ ăn, không có tiền mua bảo hiểm sức khỏe cho bản thân và gia đình, con cái không được học hành đàng hoàng tử tế vì nghèo quá. “Tiêu chí” nghèo ở Việt Nam trong năm 2023 nhà nước qui định ở nông thôn thu nhập mỗi tháng một người 1.500.000 đồng, ở thành thị là 2.000.000 đồng. Trên mức này thì không phải là nghèo!? Những người nghèo ở Việt Nam cho dầu ở thành thị hay nông thôn thì có nhiều mối lo quá, kể sao cho hết. Những lo lắng, phiền muộn là áp lực về tâm lý khiến con người ta mau già trước tuổi! Không nói đến tầng lớp trung lưu, nhìn lại người nghèo ở Mỹ, ta thấy có một sự khác biệt với Việt Nam nhiều lắm. Người nghèo ở Mỹ, họ là ai? Là những người có đi làm, có đóng thuế nhưng không đủ điều kiện để lãnh tiền hưu trí, người già trên 65, những người có bệnh, không có khả năng làm việc bất cứ ở độ tuổi nào, vân.vân... với thu nhập thấp hơn 465 đô la một tháng. Con số này được quy định lại mỗi năm.  Người có thu nhập thấp hàng tháng được chánh quyền trợ cấp một số tiền gọi là trợ cấp an sinh xã hội social security income (SSI), số tiền này trong năm 2023 là khoảng 934 mỹ kim cho một cá nhân, tính ra tiền Việt Nam theo tỷ giá 24.000 $/ 1 USD là 22.416.000 đồng, ngoài ra họ được cấp phiếu mua lương thực, thực phẩm hàng tháng (food stamps), được trợ cấp nhà ở theo chế độ housing, được sử dụng phương tiện giao thông công cộng, có thể xài internet miễn phí, nhiều người còn được cấp cell phone nữa, quan trọng nhất, khi đau yếu bệnh hoạn thì có chế độ y tế miễn phí. Con cái người nghèo được đi học miễn phí từ tiểu, trung đến đại học. Người nghèo ở Mỹ không còn gì phải lo lắng, hàng năm còn có thể thực hiện những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Bảo sao họ không trẻ mặc dầu đã lớn tuổi. Vậy mà cũng có người nói ở Việt Nam sướng hơn ở Mỹ, đáng sống hơn ở Mỹ. Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc còn làm Thủ Tướng Việt Nam đã bắt chước một câu nói của quái kiệt Trần Văn Trạch về cây cột điện nếu biết đi để mô tả tình trạng người Việt trốn chạy chế độ Cộng sản sau ngày 30/4/1975. Ông Phúc thì nói ngược lại như thể gió đã đổi chiều, ai nghe cũng không nhịn được cười là ở Mỹ cây cột đèn mà biết đi thì nó cũng đi Việt Nam sống hết! Thật ra thì ở Việt Nam sướng thật nhưng chỉ đối với một số cán bộ lãnh đạo Cộng sản có chức, có quyền, có cơ hội để tham ô, điển hình như vụ án chuyến bay giải cứu số người Việt còn kẹt ở nước ngoài mà muốn hồi hương trong mùa dịch Covid 19. Vụ đại án này có đến 54 bị cáo can tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, vân. vân.. đơn vị tính bằng tỷ đồng Việt Nam, người nhiều nhất lên đến 42 tỷ, có người nhận 800.000 đô la Mỹ. Nếu chưa phát hiện thì những người này có đời sống sung sướng thật, mà là sung sướng trên nỗi thống khổ, sống bằng mồ hôi nước mắt và sinh mệnh của người dân! Ông Bộ Trưởng Bộ Công An và hai cán bộ đi công tác ở nước Anh ăn bò dát vàng mỗi phần là 45 triệu, tổng cộng hết 135 triệu thì quá “sướng”, sướng nhất là tiền này không phải của cá nhân nào bỏ ra mà là tiền của ngân sách nhà nước, chính xác hơn đó là tiền thuế của người dân, giữa lúc cả nước đang khốn đốn vì đại dịch Covid 19!

 

 Tại Chicago có nhiều người chưa phải là lớn tuổi lắm, tối ngày chỉ ở trong nhà, không sinh hoạt cộng đồng, không giao tiếp với ai. Khi bạn bè hỏi thăm thì than tôi nhức đầu, tôi đau khớp, tôi ngủ không được, tôi già rồi... làm như họ sắp chết đến nơi rồi vậy. Tiếp xúc với họ, bạn đang khỏe mạnh cũng muốn bệnh vì phải nghe toàn những lời chán chường tiêu cực. Sống để chờ chết thì thà chết có lẽ sướng hơn. Tại sao họ lại như vậy? Mỗi người một lý do, một hoàn cảnh. Điều quan trọng là cần phải hiểu thấu đáo nguyên lý vạn vật, ý nghĩa cuộc đời, để có nhân sinh quan đúng đắng, để chọn cho mình một lối sống thích hợp và hòa hợp với mọi người. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào khi ta lớn tuổi mà không bị xem là già với tâm trạng chán chường, mỏi mệt, trái lại vẫn có một đời sống ý nghĩa, tích cực trong từng phút, từng giây còn lại của cuộc đời, điều mà ta có thể làm được. Trước hết là hãy quên tuổi tác của mình đi, không ngồi một chỗ mà complain, mà than phiền cái già của mình nữa. Muốn thế, đừng để thì giờ trống không. Mọi người cần có một mục tiêu, một dự án để theo đuổi, nếu đó là một đam mê thì thật là tuyệt vời. Người viết bài này không chỉ có một mà là rất nhiều đam mê để thực hiện cùng lúc như nhiếp ảnh, viết văn, giữ cháu và câu cá. Có lần tôi làm thơ cho một đứa cháu, có những câu:

Mơ tưởng vầng trăng, chú thức suốt đêm trường,

Yêu mặt trời, chú dậy lúc mờ sương,

Ghi cho được khoảnh khắc bình minh vào ống kính.

Suốt cuộc đời, chú chạy theo cánh bướm,

Dong ruổi theo mấy con châu chấu cào cào,

Bỏ thời gian ở lại phía sau

Nên quên mất là mình bao nhiêu tuổi! …

 

Không cần phải tưởng tượng xa xôi, cuộc sống quanh ta có nhiều cái để viết và đáng viết lắm. Lúc nào tôi cũng có một chuyện đang viết dở dang. Khi viết thì nghiên cứu, vào Google tham khảo tài liệu, mình lại học hỏi được nhiều điều hay lắm. Đây cũng là một cách tập thể dục cho não bộ để nó không bị mụ mẫm, lú lẫn, tránh bệnh Alzheimer của tuổi già. Nhiều tài liệu nói ông bà không nên giữ cháu. Tôi đã giữ cháu ngoại Brandon từ mười mấy năm trước, nay nó 16 tuổi. Hiện tại tôi và bà xã đang phụ take care hai đứa cháu nội, một đứa ba tuổi, một đứa hai tuổi. Hàng ngày chúng tôi đưa cháu đến trường và rước về nhà  cho ăn uống rồi dỗ cho nó ngủ đến khi ba mẹ nó đi làm về. Chăm sóc trẻ thì bận bịu, mất thì giờ và mệt mỏi nhưng đó lại là niềm an ủi và hạnh phúc của tuổi già. Rất mê câu cá nhưng từ ngày phải giữ cháu, tôi không còn nhiều thì giờ cho môn thể thao này nữa. Hiện thời tôi còn nhiều dự án để thực hiện, không biết có đủ thời gian hay không. Một là tập họp những bài viết từ trên hai mươi năm nay lại để in thành sách, không biết là phải bao nhiêu cuốn mới đủ. Hai là chọn lọc những tấm hình mà tôi đã chụp để cho ra  album ảnh. Hình tôi chụp trên mười năm nay có mấy chục ngàn tấm, chụp ở Mỹ, Việt Nam và các nước. Đây là thứ tài sản quí hơn tiền bạc, nhà cửa mà tôi có thể để lại cho con cháu sau khi tôi qua đời.

 

Mặc dầu cao tuổi nhưng mọi người có thể tránh bị hủy hoại vì nghĩ mình già rồi buông xuôi tất cả, không làm gì hết mà chỉ sống với quá khứ, ôm cái quá khư xa lắc xa lơ để rồi luyến tiếc, than thân trách phận, quay về nội tâm, sống với ốc đảo của riêng mình rồi nghĩ  là mình bị bỏ rơi. Đức Dalai Lama có câu: “Trong một năm chỉ có hai ngày là không làm được gì cả. Đó là ngày hôm qua và ngày mai. Vì vậy, ngày hôm nay chính là ngày để yêu thương, tin tưởng, để làm và để sống,” Còn chờ gì nũa mà không tập thể dục, chơi thể thao, đi du lịch, trồng bông, làm vườn, sinh hoạt cộng đồng, tham dự các buổi họp mặt, vui chơi với các hội đoàn, gặp gỡ đồng hương, viếng thăm bạn bè. Nếu cuộc sống mà phong phú , sinh động thì nỗi buồn đâu có chỗ để chen chân vào. Tự cô lập chính mình thì dễ sinh ra ích kỷ, lòng thù hận và oán hờn, bảo sao không già và mau chết? Rượu và thuốc lá rất nguy hiểm cho sức khỏe, sân hận cũng là loại độc tố còn nguy hiểm hơn. Hãy buông bỏ những thứ cần buông bỏ để ban phát, chia sẻ tình yêu cho người thân, bạn bè, người già, cho trẻ thơ, cho thú cưng, cho con chim, con bướm, con ve, cho bông hoa vừa mới nở để thấy cuộc đời vẫn tươi đẹp. Một dự án cho tương lai gần cũng là điều cần thiết, vì năm tới, tháng tới, tuần tới  sẽ có biết bao điều thú vị đang chờ đợi chúng ta. Nếu cần thì cứ tưởng tượng và mơ mộng một chút, đâu có tốn tiền mà rất có ích cho sức khỏe và nhan sắc. Hãy ăn ngon và mặc đẹp vì tuổi nào cũng có nét đẹp riêng của nó, chỉ là chúng ta không biết nâng niu, chăm sóc đó thôi. Hãy nói là “tôi đẹp” chớ đừng nói “tôi đẹp lão”hay “ông đẹp lão”, “bà đẹp lão”. Đẹp là đủ rồi.

 

Ngưởi cao tuổi được sống ở Mỹ là một điều may mắn vì  mọi thứ đã có chánh phủ lo và chúng ta không phải bận tâm điều gì nữa. Gần suốt cuộc đời đã hy sinh, tận tâm làm việc, công hiến và phục vụ cho xã hội và gia đình, con cháu. Thời gian còn lại không nhiều là của chúng ta. Hãy là mình và sống đích thực cho chính mình, sống sao thấy được thì sống, điều gì thấy thích thì làm, miễn không đụng chạm tới ai. Nếu không gọi được là hưởng thụ, ít ra cũng được hưởng nhàn như đại thi hào Nguyễn Du và các bậc tiền bối hơn hai thế kỷ trước đã làm được, còn chúng ta, tại sao không:

 

Khi chén rượu, khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.

 

Chicago, tháng 9 năm 2023

Duy Nhân

 

 

Ý kiến bạn đọc
02/03/202415:05:37
Khách
Mặt trái của cuộc sống sung suong nuớc Mỹ là chi phí y tế Mỹ rất cao. Nguời già thuờng bị bệnh nặng như ung thư, stroke, tim mạch, tiểu đuờng, hư thận, gan, vv... bảo hiểm chỉ trả một phần hay có khi từ chối. Những nguời như trẻ em bị tai nạn, cảnh sát, hay nạn nhân cuớp bóc thuờng phải lập Gofundme để xin tiền bá tánh, nhưng nguời già sắp chết thì không xin đuợc tiền. Vào duỡng lão tư nhân là phải trả 100 ngàn mỗi năm, hay là ký giao kèo đưa hết tài sản, hưu bổng an sinh xã hội cho nhà duỡng lão để ở đến chết. Những nguời quá nghèo thì phải vào danh sách chờ 3-4 năm mới đuợc vào duỡng lão chánh phủ, nhiều nguời chết truớc khi đuợc vào duỡng lão. Thành ra đa số dân Mỹ về già mất hết tài sản vì chi phi' y tế. Vì chi phí y tế Mỹ cao nên bác sĩ chuyên khoa Mỹ luơng gấp 3-5 lần bác sĩ Âu Châu hay Canada, và nguời già muốn để dành tiền cho có cháu truớc khi chết thì về Vietnam, Panama, Thái Lan sống vì chi phí ở đây khoảng 1/3 bên Mỹ. Có nhiều chuyện đau lòng là con cái dụ dỗ lấy hết tài sản của cha mẹ rồi ép cha mẹ vào duỡng lão sau khi chờ 3-4 năm ở waitlist. Có truờng hợp cha mẹ bi. dụ dỗ bán hết tài sản ở VN qua Mỹ để giữ trẻ miễn phí cho con đi làm, đến khi cháu lớn vào đại học thì bị con ép vào duỡng lão, đến lúc đó thì than khoc phải chi truớc kia mình đừng qua Mỹ sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,158
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến