Hôm nay,  

Một ngày đến thăm trường võ bị West Point!

01/03/202400:01:00(Xem: 3807)
 
VVNM
Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả lầu đầu tham dự VVNM, hiện định cư ởTexas và làm trong nghành giáo dục
 
*
 
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
 
Ngoài cổng chính còn có nhiều cổng phụ dẫn vào khuôn viên trường. Tất cả các cổng vào khuôn viên trường đều có các sĩ quan mặc đồng phục canh gác nghiêm ngặt. Sau khi xuất trình bằng lái xe, chúng tôi được cho phép lái xe vào khuôn viên trường. Chúng tôi được hướng dẫn chạy tới bãi đậu xe dành cho khách mời, thường là gia đình của các tân sinh viên. Tại đây, trường sẽ cho nhiều xe buýt chở các bậc phụ huynh và khách mời đến một bãi cỏ rộng có khán đài ngay trước ký túc xá của sinh viên, nơi buổi lễ sẽ được tổ chức. Vì đến sớm nên chúng tôi quyết định không đi xe buýt mà đi dạo trong khuôn viên trường để ngắm cảnh. Chúng tôi men theo những con đường uốn lượn giữa những ngọn đồi. Một bên đường là những ngọn đồi, bên kia đường nhìn ra dòng Hudson thơ mộng. Hai bên bờ sông, lau sậy và hoa dại mọc đầy. Sông núi hữu tình, khuôn viên trường đẹp như một bức tranh thủy mặc. Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp nhiều sinh viên sĩ quan chạy bộ theo từng nhóm nhỏ để rèn luyện thể lực vào buổi sáng và nhiều bậc phụ huynh đang ung dung thả bộ, có lẽ họ cũng muốn khám phá ngôi trường này như chúng tôi.
 
Trên đường đến nơi cử hành buổi lễ, chúng tôi dừng chân tại ngôi nhà nguyện nổi tiếng của các sinh viên. Nhà nguyện là một công trình kiến trúc làm từ đá granite khá nổi tiếng được xây dựng xong vào năm 1910 và là biểu tượng của các hoạt động tôn giáo của trường. Đó là một tòa nhà đồ sộ có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Gothique với kiến trúc của các pháo đài thời trung cổ. Sự kết hợp này còn được áp dụng cho các công trình kiến trúc khác trong khuôn viên trường. Nhà nguyện cũng là nơi các sinh viên sĩ quan, nhân viên của trường và các gia đình quân nhân theo đạo Tin Lành đến để cầu nguyện. Được biết nhà nguyện không chỉ dành riêng cho sinh viên đạo Tin Lành mà còn chào đón tất cả sinh viên của các tôn giáo khác. Nơi đây cũng là nơi cử hành hôn lễ cho các cựu sinh viên nếu sau này họ có nguyện vọng quay về tổ chức lễ cưới ở Nhà Nguyện. Trường cũng xây một tòa nhà nhỏ hơn dành cho các sinh viên, nhân viên và các gia đình quân nhân theo đạo công giáo. Ngoài ra, trường có một tòa nhà nhỏ khác dành cho sinh viên, nhân viên thuộc các tôn giáo khác như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo..v..v. Trong tòa nhà này có một khu vực riêng dành cho các sinh viên sĩ quan theo đạo phật, được gọi là Buddist Center.
 
Trước khi tham dự buổi lễ, chúng tôi ghé địa điểm Trophy Point, nơi có đài Cột Đài Tưởng Niệm khá nổi tiếng của trường, cách khán đài không xa mấy. Chúng tôi thấy có nhiều hiện vật chiến tranh được trưng bày tại khu vực này, đặc biết chúng tôi thấy nhiều khẩu súng cà nông từ thời thế kỷ 18 được trưng bày rải rác trong khu vực Trophy Point. Được xây dựng hoàn tất vào năm 1896, Đài tưởng niệm là một cột đá granite cao 14 mét, đường kính 1.5 mét sẽ vẫn mãi là di tích lịch sử thu hút hàng trăm ngàn khách viếng thăm mỗi năm.  Là biểu tượng về sự hi sinh của các cựu sinh viên sĩ quan West Point, Đài tưởng niệm nhắc nhở các sinh viên sĩ quan đang theo học về truyền thống West Point và tinh thần phụng sự đất nước của họ. Cột đài tưởng niệm được vây quanh bởi 8 quả cầu lớn làm từ đá granite. Trên mỗi quả cầu có khắc tên các chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc nội chiến của nước Mỹ. Mỗi quả cầu được đặt giữa hai khẩu súng cà nông bằng đồng. Có tất cả 16 nòng súng ca nông và trên mỗi nòng súng này có khắc tên một trận đánh lớn của cuộc nội chiến của nước Mỹ.Trên bệ đỡ của  cột đài tưởng niệm có tám tấm bia khắc tên nhiều chiến sĩ trận vong trong cuộc nội chiến này. Tổng cộng có tất cả 2,042 binh sĩ và 188 sĩ quan đã ngã xuống được khắc tên ở đài tưởng niệm West Point.
  
Buổi lễ được tổ chức lúc 10 giờ sáng và kéo dài trong sáu mươi phút. Các tân sinh viên diễu hành với tư thế ưỡn ngực đầy kiêu hãnh qua trước khán đài. Trên khán đài, các bậc phụ huynh dõi mắt theo các em trong niềm tự hào xen lẫn sự xúc động. Sau buổi lễ, các em được sum họp với gia đình sau 6 tuần lễ xa cách.
 
Đầu giờ chiều chúng tôi ghé khu mua sắm cho sinh viên trong trường. Hàng hóa ở đây rất phong phú và đa dạng nhằm để phục vụ nhu cầu hàng ngày của sinh viên và của các gia đình quân nhân. Nơi đây, sinh viên  có thể tìm mua quà lưu niệm, quần áo, giầy dép, nữ trang v…v của các nhãn hiệu đắt tiền như Calvin Klein, Dooney and Bourke, Kenneth Cole…Khu mua sắm dành cho các sinh viên sĩ quan này cũng bán những tấm thiệp mời dự lễ tốt nghiệp, các khung ảnh, các vật dụng trang trí trên quần áo đồng phục của sinh viên và nhiều thứ khác như dụng cụ học tập, dụng cụ chăm sóc sức khỏe, thức ăn vặt và thức uống. Lợi nhuận thu được sẽ dành để ủng hộ cho các hoạt động ngoại khóa trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, quân sự và hướng nghiệp của trường. Nơi đây có bán cả dụng cụ chăm sóc sức khỏe, thức ăn và thức uống. Chúng tôi thấy có một quán cà phê Starbuck ngay khi bước vào trong khu mua sắm. Chênh chếch quán cà phê starbuck có một quầy mỹ phẩm chất lượng cao. Chúng tôi reo lên thích thú khi thấy quầy mỹ phẩm bán đầy đủ các sản phẩm trang điểm như son môi, phấn mắt, phấn nền, kem dưỡng da, bút chì kẻ chân mày, bút chỉ kẻ mắt, masscara .v..v. Nữ sinh viên của trường chỉ chiếm 15 phần trăm trong tổng số hơn 4 ngàn sinh viên sĩ quan, một con số khá khiêm tốn nhưng nhu cầu chăm sóc ngoại hình của họ không hề bị xem nhẹ. Nếu muốn mua laptops, thẻ nhớ, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, quà lưu niệm, tranh ảnh..vv, các sinh viên sĩ quan sẽ tới cửa hiệu bán sách của trường. Điều thú vị của hiệu sách ở chỗ chúng tôi thấy có bán cả những cuốn sách của các tác giả đang ăn khách. Hiệu sách này cũng là nơi các tác giả nổi bật đến giao lưu với các sinh viên và các quân nhân và tặng chữ kí của họ.
 
Trước khi rời trường, chúng tôi ghé thăm nghĩa trang West Point, một trong những nghĩa trang cổ nhất của nước Mỹ và là di tích lịch sử nổi tiếng . Hàng ngàn người đến thăm viếng nghĩa trang này mỗi năm. Trước năm 1817, nghĩa trang này được dành để chôn cất người dân địa phương và các chiến sĩ trận vong của nước mỹ. Nơi đây cũng là nơi chôn cất những người lính đã ngã xuống trong trận chiến giành độc lâp của nước Mỹ năm 1775-1783. Vào năm 1817, nghĩa trang này được trưng dụng làm nghĩa trang quân sự dành cho cất các chiến sĩ hi sinh anh dũng, các vị tướng lãnh nổi tiếng, các phi hành gia,  các quân nhân được trao huy chương danh dự và gia đình của họ cũng được chôn cất ở đây. Chúng tôi ngã nón, dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã xã thân vì nước Mỹ.
 
Chúng tôi rời trường vào lúc hoàng hôn buông xuống, tự nhủ với lòng sẽ quay lại thăm trường một lần nữa trong 4 năm tới. Trên đường chạy về Manhattan, tôi biết tôi đã phải lòng West Point, tôi biết sẽ có ngày trở lại!
 
Nhị Độ Hoảng Mai
 

Ý kiến bạn đọc
01/03/202422:09:37
Khách
Bài này sao nghe như bản thông tin West Point.
01/03/202422:03:23
Khách
Học sinh tốt nghiệp trung học chọn binh nghiệp đuợc nhận vào các truờng danh tiếng như WestPoint, Naval Academy, AirForce Academy là nhất. Các sĩ quan VN đuợc Pháp huấn luyện truớc 1955 cũng sung suớng vì theo tiêu chuẩn sĩ quan Tây. Sau này thì chỉ còn Võ Bị Ðà Lạt giữ đuợc cái sang trọng của sĩ quan. Tội nghiệp cho quan quân VNCH phải chấp nhận cuộc chiến thất lợi vì vận nuớc suy tàn, anh hùng mạt vận, đồng minh bỏ chạy sớm, và cấp lãnh đạo kém khả năng thiếu ý chí khi đất nuớc lâm nguy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 556,762
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến