Hôm nay,  

Cò Mồi

24/01/202413:32:00(Xem: 2776)

bo sach vvnm

 

Tác giả qua Mỹ năm 1991 và đang sống tại Huntington beach, hiện là kỹ sư phần mềm cho  Raytheon. Tác giả tham gia VVNM từ năm 2002 và nhận giải Danh Dự năm 2017. Sau đây là bài mới nhất của Ông mô tả chi tiết và dí dỏm về cách cò mồi trong kỹ nghệ làm show tại Hoa Kỳ.

 

*

 

Ở Mỹ trên ba mươi năm, tôi may mắn được hoặc đi xem hoặc tham gia vào các chương trình truyền hình giải trí của Mỹ qua những mốc thời gian khác nhau.  Ba mươi năm là một quãng thời gian khá dài và vì thế các chương trình truyền hình của Mỹ cũng thay hình đổi dạng rất nhiều.

 

Mùa Xuân năm 1994, tôi ghi danh học lớp phê bình điện ảnh tại trường Pasadena City College.   Ông thầy phát vé cho sinh viên chúng tôi đi xem chương trình ghi hình Dennis Miller trên đài HBO.  Trước khi đi xem chương trình quay tại phim trường, tôi đã biết đây là chương trình văn nghệ tạp kỹ với mở màn là tiết mục tấu hài độc thoại của anh Dennis.  Những tin tức thời sự được anh Dennis xào nấu thành những câu chuyện cười rất duyên dáng.  Sau đó là tiết mục phỏng vấn với khách mời hầu hết là những người nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau như điện ảnh, âm nhạc, chính trị, kinh tế… Kết thúc là màn trình diễn ca nhạc.

 

Chúng tôi đến phim trường khoảng năm giờ chiều, một tiếng trước giờ quay.  Khoảng ba mươi phút sau, đạo diễn chương trình bước lên sân khấu để giúp mọi người làm nóng chuẩn bị cho buổi quay.  Ông đạo diễn dặn rằng nếu thấy cái bảng đèn điện có chữ "Applause", mọi người khán giả chúng tôi nhớ vỗ tay thật lớn.   Nếu cái bảng "Noise" chớp đèn, chúng tôi nhớ la hét điên cuồng.   Nếu bảng "Stand" chớp đèn, mọi người nhớ đứng lên. 

 

Vì là lần đầu tiên được tham gia chương trình ghi hình trực tiếp, tôi không hiểu tại sao đạo diễn dặn chúng tôi những điều này để làm gì.   Tôi cảm thấy buồn cười khi đạo diễn ra hiệu cho nhân viên điều khiển ba cái bảng trên lần lượt chớp để chúng tôi thực tập.   Chúng tôi ngoan ngoãn làm theo: hết vỗ tay đến la hét rồi đứng lên. 

 

Khi chương trình quay hình bắt đầu, cả ba cái bảng đều chớp lia lịa ngay lúc Dennis Miller bước ra sân khấu.  Tất cả mọi người trong trường quay đều đứng lên, vừa la hét vừa vỗ tay long trời lở đất.  Sau khoảng nửa phút, cả ba cái bảng đều ngừng chớp để báo cho mọi người im lặng và ngồi xuống.  Dennis Miller bắt đầu cuộc độc thoại của mình.  Cứ khoảng mười giây thì cái bảng “Applause” và “Noise” thay nhau chớp để nhắc chúng tôi phải vỗ tay hay la hét cho những câu nói đùa của Dennis Miller.   Lúc đầu tôi thấy cái màn cò mồi vỗ tay hay la hét này vô duyên quá.  Nếu Dennis Miller ăn nói tiếu lâm thật sự thì khán giả tự động vỗ tay chứ đâu cần mấy cái bảng kia nhắc nhở.   Tôi cảm tưởng như khán giả đang bị cưỡng ép trong việc khen người dẫn chương trình.  Nhưng sau khoảng năm phút, có nhiều lúc mấy cái bảng nhắc tuồng kia chưa kịp chớp, mọi người đã tự động vỗ tay thật to.  Những câu nói đùa của Dennis Miller thật ra chẳng phải có duyên hơn lúc sau này cho nên mọi người tự vỗ tay mà không cần nhắc tuồng.  Tôi nghĩ rằng vì được làm nóng bằng các cái bảng cò mồi kia, mọi người bỗng dưng trở nên dễ cười hơn.  Trên đường về, các bạn đi cùng cũng đồng ý với tôi về điều này. 

 

Sau khi xem cách người Mỹ làm cò mồi vỗ tay, tự nhiên tôi nhớ lại chương trình quay hình Hollywood Night của trung tâm Mây production tại Knott Berry Farms vào năm 1993.  Trong chương trình hôm đó, ngoài các MC cố gắng pha trò, có hai danh hài nổi tiếng của cộng đồng người Việt.  Mặc cho các MC cũng như hai danh hài cố gắng pha trò, khán giả Việt nam mình cứ ngồi yên như pho tượng.  Hai danh hài vừa diễn vừa cười sặc sụa trên sân khấu nhưng phía dưới khán giả mặt vẫn nghiêm và buồn.  Sau khi đã cố gắng hết sức mà khán giả vẫn lạnh lùng không cười, không vỗ tay, một danh hài chịu hết nổi nên cứ sau mỗi câu nói đùa của bạn diễn liền quay xuống khán giả kêu gào:

 

- Vỗ tay!

 

Mọi người miễn cưỡng vỗ tay theo lời kêu gọi của danh hài kia.  So sánh cách cò mồi của người Việt Nam và người Mỹ, tôi kết luận răng người Mỹ họ rất khôn khéo vì cách làm của họ không lộ liễu như danh hài Việt Nam kia.   Khán giả khi xem chương trình của Dennis Miller, nếu chưa bao giờ đến trường quay, sẽ không biết là khán giả trong buổi ghi hình bị dụ dỗ vỗ tay và la hét.   Ngược lại, khi xem video của danh hài Việt Nam trên Hollywood night, khán giả Việt Nam dễ dàng nhận ra chuyện danh hài ép buộc người xem vỗ tay.  Hơn mười năm sau, cách cò mồi của người Mỹ đã được các trung tâm băng nhạc Việt Nam đem vào các chương trình ghi hình của mình.  Với tinh thần cầu tiến, các trung tâm ca nhạc Việt Nam không những học hỏi cách làm của người Mỹ mà còn làm tốt hơn nữa (sẽ kể thêm chi tiết phía dưới).

 

Đầu thế kỷ hai mươi mốt, các chương trình tìm kiếm tài năng mới của nước Anh tràn vào, làm mưa làm gió thị trường truyền hình của Mỹ.   Đầu tiên là chương trình tuyển lựa ca sĩ American Idol.  Thật ra thì nước Mỹ trước đó cũng đã có chương trình tuyển lựa tài năng là Star search.  Sở dĩ  American Idol của Anh ăn khách hơn Star Search của Mỹ là vì chương trình của Mỹ không có mục giám khảo cho nhận xét sau khi thi sinh hoàn tất phần trình diễn của mình. Trong khi đó, ba vị giám khảo của American Idol không những cho nhận xét về phần trình diễn của thí sinh, họ có lúc thì đồng ý với nhau, khi thì bất đồng về số điểm giám khảo bên cạnh trao cho thí sinh. Chính sự tương tác của các giám khảo với thí sinh và với nhau làm cho American Idol hấp dẫn hơn Star Search. Sau thành công rực rỡ của American Idol, một chương trình khác của cùng một nhà sản xuất Anh quốc, America's Got Talent (AGT), tiếp tục lấn át thị trường giải trí truyền hình Mỹ.  Thay vì chỉ kiếm tìm giọng ca mới như American Idol, AGT là chương trình tìm kiếm tài năng trong nhiều lãnh vực khác nhau như múa, ảo thuật, xiếc …

 

Gia đình tôi ai cũng mê xem AGT mỗi tối thứ ba và thứ tư hàng tuần, từ tháng năm đến tháng mười.  Vì quá mê chương trình này, tôi lên mạng để tìm cách đi xem tại phim trường. Tôi quá đỗi ngạc nhiên khi biết rằng AGT phát vé miễn phí cho bất cứ ai trên mười tuổi đi xem. Vì là vé miễn phí và rất nhiều người muốn được vào xem, ban tổ chức phát vé theo hình thức ai tới trước thì được vô trước. Chương trình năm đó được quay vào lúc mười tám giờ tại nhà hát Kodak ngay trên con đường Hollywood nổi tiếng.  Theo khuyến cáo của ban tổ chức, chúng tôi đến nhà hát vào lúc mười bốn giờ để xếp hàng lấy vé. Nhìn cái hàng dài như vô tận trước phòng vé, dù tới trước giờ trình diễn bốn tiếng, chúng tôi không có hy vọng sẽ lấy được vé vào xem.  Anh nhân viên an ninh trấn an chúng tôi:

 

- Các bạn đừng lo vì nhà hát này có thể chứa đến 3400 người.

 

Chỉ vào những người xếp hàng phía trước, tôi hỏi anh nhân viên:

 

- Những người đứng đầu hàng họ đến đây từ hồi nào?

 

- Từ chín giờ sáng - Anh nhân viên trả lời.

 

Dù cái hàng phía trước chúng tôi dài như vô tận và chúng tôi không hy vọng sẽ được vào xem, số người tới sau chúng tôi ngày càng đông.  Sau khi chờ đợi khoảng hơn một tiếng đồng hồ, có hai thanh niên đi ngang qua chỗ chúng tôi đang xếp hàng và móc vé ra để mời chào xem có ai muốn mua không.  Theo như thông báo trên trang nhà của AGT thì ban tổ chức không bán vé và cấm khán giả không được lấy vé miễn phí rồi đem đi bán cho người khác để kiếm tiền.  Dù rất muốn được vào coi, chúng tôi không dám bỏ tiền ra mua vé lậu từ hai thanh niên kia vì ban tổ chức cảnh cáo rằng họ sẽ cấm cửa vĩnh viễn cả người mua và kẻ bán nếu họ bắt gặp.  Dù lén lút, hai thanh niên kia cuối cùng bị nhân viên của AGT phát hiện.  Họ tịch thu vé của hai thanh niên đó và cho họ vào sổ đen cấm vĩnh viễn.

 

Quả đúng như lời anh nhân viên an ninh, cuối cùng chúng tôi cũng vào được bên trong nhà hát Kodak để xem chương trình quay trực tiếp.  Cũng như lần đi xem chương trình của Dennis Miller vào năm 1994, đạo diễn của AGT bước ra sân khấu khoảng ba mươi phút trước giờ mở màn để hướng dẫn khán giả làm nóng cổ vũ.  Tuy nhiên, điều khác biệt lần này là AGT không dùng các bảng chữ để nhắc tuồng.  Thay vào đó, ông đạo diễn yêu cầu nửa rạp bên trái vỗ tay và la hét.  Sau đó, ông quay phải nửa rạp bên phải nói khích:

 

- Các bạn có thể vỗ tay và la hét lớn hơn được không?

 

Như một nhạc trưởng, ông đưa tay ra hiệu và thế là nửa rạp bên phải la hét và vỗ tay long trời lở đất.  Ông đạo diễn lại quay qua nửa rạp bên trái:

 

- Tôi tin các bạn có thể thắng họ!

 

Ông vừa phất tay ra hiệu, nửa rạp bên trái la hét và vỗ tay lớn hơn.  Cứ như thế, hai bên rạp ganh đua xem bên nào la hét và vỗ tay lớn hơn trong lúc các máy quay phim lia từ trái qua phải để ghi lại trạng thái phấn chấn của khán giả.  Sau khi xem lại chương trình thâu lại trên TV, tôi nhận ra rằng sở dĩ ông đạo diễn AGT khích động khán giả thi đua la hét và vỗ tay trước khi chương trình mở màn là vì họ dùng những thước phim đó để gán ghép vào các tiết mục thi của thí sinh.  Sau khi cắt ráp hình ảnh, người xem qua TV cứ tưởng sự gào thét hay vỗ tay như long trời của khán giả tại chỗ là dành cho thí sinh mà không biết rằng đó là những hình ảnh đã được quay trước khi thí sinh bước ra sân khấu.

 

Kỹ thuật cò mồi này cũng được các chương trình ca nhạc quay video của người Việt đem vào áp dụng. Hôm đó tôi tới sớm và đã an tọa để chờ coi chương trình ca nhạc có quay phim của một trung tâm lớn của người Việt Nam.  Một cụ bà được con cháu dắt đi xem.  Gia đình cụ ngồi cùng hàng ghế với tôi.  Tôi phải đứng lên để cho cụ có đủ chỗ đi vào ghế bên cạnh.  Cụ bà tuổi cao, lưng còng, đầu quấn khăn mỏ quạ, đi đứng khá vất vả.  Chân bà run run bước đi chầm chậm dù có gậy chống trong tay.  Cuối cùng thì cụ cũng vào được ghế và ngồi xuống.  Khoảng nửa tiếng trước giờ khai mạc, người MC bước ra và sử dụng kỹ thuật cò mồi của chương trình AGT khi anh kêu gọi khán giả hai bên rạp thay nhau vỗ tay và lo hét.  Có lẽ biết trước rằng khán giả Việt Nam ít bị kích động bằng khán giả Mỹ, trung tâm băng nhạc đã chuẩn bị sẵn các phong bì đỏ cho người MC dùng làm mồi.  Người MC thông báo:

 

- Ai la to nhất sẽ được nhận phong bì lì xì!

 

Mỗi lần anh MC móc trong túi ra một phong bì đỏ là mọi người reo hò một cách điên dại.  Bà cụ lớn tuổi bên cạnh do không muốn lỡ cuộc vui nên ném cả cây gậy sang một bên và đứng thẳng lên trông rất hiên ngang.  Cái bệnh còng lưng của cụ bỗng biến mất như một phép lạ.  Cụ giơ tay vẫy vẫy.   Khi thấy người MC không nhìn mình, cụ gỡ phắt cái khăn đang quấn trên đầu và dùng tay quay vòng vòng trên đầu.  Cụ dùng hết sinh lực cạn kiệt của tuổi già để la lên nhưng rồi lại bị ho sù sụ.  Người nhà thấy cụ vứt gậy đi và ho hen cho nên ra sức kêu gọi cụ ngồi xuống nhưng cụ xua tay bảo họ đừng cản mũi kỳ đà.  Sau khi người MC đã phân phát hết phong bì cho những người mà anh cho là cổ vũ tốt nhất, bà cụ buồn thiu ngồi xuống và quấn lại cái khăn mỏ quạ trên đầu.  Lưng của cụ lại còng xuống như khi mới bước vào rạp.  Chính nhờ những kỹ thuật cò mồi này mà các chương trình ca nhạc của Việt Nam sau này hấp dẫn hơn là những cuốn video ca nhạc được thực hiện vào đầu thập niên 1990.

 

Ngoài các chương trình truyền hình văn nghệ kể trên, nước Anh còn một chương trình truyền hình khác mà tôi rất thích là American Inventor (AI). Đây là chương trình tìm kiếm các nhà phát minh của nước Mỹ.  Cũng giống như chương trình American Idol và America’s Got Talent, các thí sinh đem các phát minh của mình ra trình bày cho ban giám khảo.  Nếu ban giám khảo thích phát minh của thí sinh, thí sinh sẽ được vào vòng trong.  Tại vòng chung kết, phát minh nào được khán giả bình chọn nhiều sẽ được ban tổ chức giúp phát triển thành sản phẩm để bán tra thị trường.  Khi xem mùa đầu tiên của AI năm 2005, tôi đã bị mê hoặc vì tính tôi thích tìm tòi và học hỏi.  Đến năm 2006, khi đọc được thông báo AI sẽ có buổi tuyển lựa sơ khởi tại Los Angeles Convention Center, tôi quyết định sẽ đem hai phát minh của mình đi thi.

 

Lúc đó con gái tôi mới được ba tháng. Đêm nào tôi cũng cho con bú bình. Trước khi con gái chào đời, tôi có đi học lớp huấn luyện làm bố.  Cô giáo dạy rằng khi khi con bú một phần ba bình sữa thì phụ huynh phải lấy bình ra và vỗ lưng để con ợ. Nếu cứ tham cho bú thả giàn thì con sẽ bị ọc sữa. Các bình sữa dù lớn hay nhỏ, thủy tinh hay nhựa đều có những gạch ngang và những con số đánh dấu thể tích từ đáy trở lên. Vấn đề là khi cho con bú, tôi không thể dựa vào những con số này để xem đã đến lúc cho con ợ hay chưa vì khi con bú, đầu bình chĩa xuống và đáy bình chĩa lên trời. Thêm vào đó, cô giáo dăn phải cầm bình sữa ở 45 độ cho sữa dễ chảy xuống. Rất nhiều lần tôi rút bình sữa ra khỏi miệng con, cho bình đứng thẳng lên để xem con đã uống được bao nhiêu và rồi thất vọng khi thấy con bú chưa đủ. Chính điều này thúc đẩy tôi nghĩ ra sáng kiến sau đây. Thay vì in các con số từ dưới đáy bình trở lên, các con số nên được in từ trên xuống và quan trọng nhất là in nghiêng 45 độ để các ông bố bà mẹ không phải rút bình sữa ra khỏi miệng con rồi cho bình đứng thẳẳng lên để xem đến lúc cho con ợ hay chưa.  Cái sáng kiến này chưa thể gọi là phát minh nhưng tôi nghĩ rất giúp ích cho các gia đình có em bé.

 

Cái sáng kiến thứ hai liên quan đến ly và đĩa giấy. Bên Mỹ, khi có tiệc, người ta hay dùng đĩa và ly giấy, nhựa hay mút. Những bữa tiệc dùng ly đĩa sử dụng một lần rồi vứt đi thường đông người và ít chỗ ngồi. Khách lấy đồ ăn thức uống xong thường phải vừa đứng vừa ăn. Khi ăn thì một tay cầm nĩa trong khi tay kia cầm đĩa. Vì vậy, mọi người phải bỏ ly xuống đất khi ăn. Ngoài ra, nếu món ăn nhiêu khê có nước chấm, người ta phải trộn nước chấmấm vào những món còn lại. Ví dụ khi khách lấy hai món cơm chiên và chả ốc, họ phải chan nước mắm gừng cho món chả ốc vào cả cơm chiên. Trước những vấn đề này, tôi nghĩ ra một cái đồ lấy thức ăn có thể giúp chúng ta không phải bỏ ly xuống đất khi ăn và không phải trộn nước chấmấm vào mọi món ăn.

 

Tôi hăng hái làm hàng mẫu cho hai sáng kiến của mình để đem đến dự thi chương trình American Inventor.   Theo khuyến cáo của chương trình, tôi thức dậy thật sớm và đến bãi đậu xe của LA Convention Center lúc sáu giờ sáng khi trời còn tối om vì đang là mùa đông. Cứ tưởng ra đi khi trời vừa sáng mình sẽ là những thí sinh đầu tiên được vào phòng quay nhưng tôi đã lầmlầm. Vừa bước ra khỏi bãi đậu xe tôi đã thấy cái hàng thí sinh dài như vô tận. Nhìn cái hàng này tôi nhớ đến những ngày cái hàng trước các hợp tác xã thời XHCN sau 1975 khi dân Sài Gòn phải xếp hàng cả ngày để mua nhu yếu phẩm. Cái chữ viết tắt XHCN (Xã Hội Chủ Nghĩa) được dân chúng mỉa mai sửa lại thành " Xếp Hàng Cả Ngày " để nói về nỗi khổ của dân đen trong thời kỳ bao cấp.

 

Khác với cái hàng của XHCN khi trong tay người xếp hàng là sổ lương thực và giỏ đi chợ, các thí sinh đi thi AI ai cũng mang theo những hàng mẫu cho sáng kiến hay phát minh của mình. Hầu hết mọi người đều giữ kín hàng của mình vì không muốn bị người khác ăn căp phát minh của mình. Tuy nhiên, có vài thí sinh chẳng che giấu gì cả như anh người Mê xếp hàng trước tôi. Anh tự hào mang phát minh của mình ra khoe với mọi người xung quanh. Phát minh của anh là một bộ đồ gỗ đa năng. Khi gấp lại, nhìn nó giống như bàn cờ tướng, rất gọn.   Khi mở ra, nó có thể biến thành một cái ghế hay một cái bàn. Nhờ những thí sinh đem phát minh của mình ra khoe, chúng tôi cảm thấy bớt sốt ruột trong lúc xếp hàng.

 

Vì rời nhà quá sớm và nghĩ mình sẽ được gặp ban giám khảo để trình bày sáng kiến của mình trước mười hai giờ trưa, tôi không mang theo đồ ăn. Đến hai giờ chiều ruột gan cồn cào do đói bụng. Cái hàng dài bất tận trước mặt và cơn đói lại nhắc nhớ những ngày tháng cùng cực sau năm 1975. 

 

Đang chán nản vì không biết khi nào tới phiên mình vì từ chỗ tôi đang xếp hàng, tôi không thể thấy cửa đi vào phòng thi, bỗng nhiên chúng tôi nghe tiếng la hét và vỗ tay inh ỏi từ những người xếp hàng phía trước. Tiếng la hét ngày càng gần.  Cuối cùng tôi nhìn thấy anh MC và nhân viên quay phim đang đi dọc theo hàng thí sinh để quay hình ảnh cho chương trình. Khác với các chương trình ghi hình tôi đã tham dự trước đây, anh MC chẳng cần cò môi, tất cả các thí sinh tự động la hét và vỗ tay khi máy quay phim đến gần.  Có lẽ ai cũng thích được lên TV cho nên bị kích động khi máy quay phim đến gần cho nên mỗi người đều la hét thật to.

 

Đến bốn giờ rưỡi, các nhân viên chương trình thông báo cho chúng tôi rằng bên trong sảnh đường vẫn còn vài trăm thí sinh đang chờ để vào phòng thi cho nên những thí sinh đang xếp hàng ngoài trời như chúng tôi sẽ không được cho vào hôm nay. Họ hứa rằng nếu chúng tôi trở lại ngày sau, tất cả sẽ được gặp ban giám khảo. Để tránh mất thời gian của thí sinh, họ phát cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy có giờ hẹn riêng cho ngày hôm sau.

 

Tôi thất vọng cầm tờ giấy hẹn ra về vì cảm thấy một ngày Chúa nhật quí giá của mình bị lãng phí. Tối hôm đó tôi quyết định sẽ không trở lại đi ngày hôm sau vì nhiều lý do. Thứ nhất, vì đã nghỉ làm quá nhiều ngày do có con nhỏ, tôi không còn ngày nghỉ trong hãng. Thứ hai, sau khi thấy phát minh của những thí sinh xếp hàng cả ngày hôm đó, tôi nghĩ cơ hội thắng giải của mình không cao.  Tôi chấp nhận thi rớt từ vòng xếp hàng ngoài trời.

 

Kể lại những kinh nghiệm đi xem quay hình của các chương trình để cho quí vị thấy người Mỹ họ làm việc rất khoa học và lúc nào họ cũng tìm những cái mới để làm hay hơn. Hy vọng bài viết này giúp các độc giả ở xa biết thêm về kỹ nghệ truyền hình của Hollywood.  Các độc giả đang sống tại miền Nam California nếu chưa hoặc không biết, hy vọng qua bài viết này, sẽ có thêm chỗ đi chơi.

 

Hoàng Đình Minh Long

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,324
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?...
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware. Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
...Nhìn thấy hàng dài người chờ ngoài phòng phiếu thì mới nhận thấy người đi bầu tay năm nay đông nhất so với các năm 2020 và 2022, dù phòng phiếu mở cửa gần cả tuần vừa qua. Tuần tự theo các thủ tục, chúng tôi nhanh chóng tô đậm các ô dựa trên mẫu giấy bầu ghi dấu sẵn trước ở nhà, nên kết thúc bầu khá nhanh. Chúng tôi thấy vui khi có nhiều cha mẹ đem theo các con nhỏ, như một cách chỉ dạy công dân giáo dục. Chúng tôi cũng không quên dán vào ngực con tem “I Voted”. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Trade Joe mua chai “champagne”, dành mở uống mừng khi có kết quả bầu cử...
Tôi luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa khi đón nhận những món quà mà Ngài gửi đến trong cuộc đời tôi. Từ ngày có tụi nhỏ, những dự định cho cá nhân, từ việc học thêm các ngôn ngữ mà tôi yêu thích, trau dồi thêm kiến thức trong nghề nghiệp, tìm kiếm những cơ hội thăng tiến, đều dần có độ ưu tiên ngày càng thấp, ngày càng xa hơn, và lùi dần theo tỷ lệ thuận với số tuổi của các con. Tụi nhỏ càng lớn, tất cả thời gian và kế hoạch của tôi càng xoay quanh các con nhiều hơn.
Linh qua Mỹ theo diện đoàn tụ (cha bảo lãnh) nên chờ đợi dài cổ bao nhiêu năm trời, vậy là tuổi xuân đi qua lẹ làng. Khi còn ở Việt Nam từ lúc học lớp đệ tam (lớp 10) đã có bạn thương, lên dần bạn trai thích vây quanh cũng đông. Lúc học Cao Đẳng Sư Phạm cũng yêu một bạn chung lớp. Ra trường vào Sài Gòn chờ đi Mỹ vì có giấy tờ cha gởi về. Cha cấm con gái, con trai không ai được lập gia đình chờ ngày ra đi. Thời gian chờ đợi cũng có các bạn ra trường kỹ sư, hoặc dạy đại học theo đuổi. Nhiều người làm Linh đâm ra “lơ lửng con cá vàng”, vui chơi qua ngày qua tháng...
Lời mở đầu của người viết: "Đây là bài tôi viết đúng bốn năm trước khi cả nước Mỹ đang sôi nổi về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Lúc đó vì không muốn gây ra tranh cãi mất thì giờ nên tôi chỉ đăng giới hạn trong trang cá nhân của mình. Bài được nhiều người xin để share lại và số người “nghỉ chơi” tôi ra hay thậm chí “block” vì bài viết này cũng không phải là ít. Một mùa bầu cử nữa lại đến. Có vẻ như những gì xảy ra bốn năm trước có thể sẽ lặp lại nên tôi nghĩ bài viết năm trước của mình chưa đến nỗi lỗi thời."
Từ khi Amanda, con gái nàng, học lớp chín, hễ đến đêm Halloween là nó cùng nhóm bạn bè hẹn nhau ở nhà nàng, rồi chúng nó kéo nhau đi khắp xóm, qua cả xóm bên cạnh. Tuổi trẻ đâu biết mệt và lạnh là gì, có năm trời mưa lất phất, gió rít lạnh lẽo, mà chúng vẫn hào hứng lên đường. Nàng ngồi ở nhà, vừa phát kẹo cho lũ trẻ đến gõ cửa, vừa nấu nồi cháo gà để lát nữa đãi đám bạn bè con gái.
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ: “Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
... Ở Việt Nam, tôi bị tù gần sáu năm trời chỉ mỗi cái tội vượt biên và hơn mười năm “chết dấp” bên trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp) của Phi Luật Tân vì đến đảo sau ngày đóng cửa nên chẳng có điều kiện để lập gia đình. Thành thử ra tôi độc thân tới năm bốn mươi bốn tuổi mới lấy vợ, cách đây được hơn tháng! Phần vợ tôi khi ấy cũng xấp xỉ bốn mươi, do cứ mãi ở chờ bố cô đi tù cải tạo ngoài Bắc hơn mười mấy năm trời mới về, rồi sang đây với diện H.O, thành ra cũng chẳng trẻ trung gì! Thế nên khi bác sĩ chính thức báo tin là vợ tôi đã “cấn thai” thì tôi chới với vô cùng. Bởi tôi chưa có “ready” thì bảo sao tôi không hoảng sợ cơ chứ?...
Nhạc sĩ Cung Tiến