Hôm nay,  

Ba Bộ Đồ… và Cái Kệ!

31/12/202308:17:00(Xem: 4132)
Hình-7-Tác-Giả-Anne-Khánh-Vân-nhận-giải-Trùng-Quang-từ-nhà-thơ-Trần-Dạ-Từ-và-chủ-khảo-Trương-Ngọc-Bảo-Xuân
 Tác Giả Anne Khánh Vân nhận giải Trùng Quang từ nhà thơ Trần Dạ Từ và chủ khảo Trương Ngọc Bảo Xuân
 
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía.  Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động?  KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!

Sáng giờ bận làm việc nhưng thỉnh thoảng trong đầu vẫn thắc mắc về tiếng động tối qua chưa tìm ra nguồn gốc. Tối nay, vừa ngồi bình yên tịnh tâm xong thì mình tự dưng nhớ ra một chỗ mà hôm qua chưa kiểm tra. KV đi thẳng về phía cầu thang, mở cửa ra xem phần dưới gầm cầu thang… thì hỡi ôi…
KV ở gần khu phố cổ Alexandria ở Virginia. Nhà cửa xây từ 6-7 chục năm trước và diện tích nhà tương đối nhỏ nên từng khoảng trống trong nhà rất quý. Khi xin nới rộng nhà ra KV có nhờ thợ thiết kế phía dưới gầm cầu thang thành như tủ kệ và có cửa đóng lại!

Bạn có bao giờ trong trình trạng mình thì rất ít đồ đạc và rất ngăn nắp nhưng phải sống chung nhà với người thân hoàn toàn ngược lại? 😊 Trong những buổi pháp thoại mà KV được nghe, KV thấy có nhiều người hỏi các thầy làm sao để thay đổi người nhà “hơi” khác mình kiểu như vậy… thì các thầy đã trả lời “cứ hãy chuyển hóa mình trước đi và theo quy luật của vũ trụ, người nhà sẽ chuyển hóa.”

Không biết các bạn đã hiểu ra trả lời đó như thế nào, phần KV thì KV đã không thật sự hiểu lắm. Chuyển hóa mình là chuyển hóa phần nào? Gọn gàng ngăn nắp hơn, hay là hãy tiếp tục kiên nhẫn với sự bề bộn của người nhà hơn? Hãy kiên trì dọn dẹp hơn và hãy khoan dung, rộng lượng và chấp nhận những bề bộn xung quanh hơn? Rồi sẽ đến lúc những người xung quanh được chạm vào và sẽ thay đổi?  Nhưng nếu cảnh sống mỗi ngày như cả một cực hình và phải chấp nhận và chờ đợi lâu quá, không chừng mình bức xúc quá, nghỉ chơi luôn? 😊

Thật sự đồ đạc của mình không nhiều mà phần lớn là từ người nhà cứ chồng chất với thời gian.  Ngày KV rời VN, 30 năm trước, chỉ một cái vali mỏng và phần chính là sách. Trong thời gian dài vừa đi học, vừa đi làm… KV đã ở trong một gian phòng chung cư nhỏ khoảng 40 mét vuông. Hành trang vẫn chỉ sách và rất ít đồ đạc.


Nhưng khi bắt đầu đi làm, phải họp hành, đi tới đi lui, gặp người này người nọ… thì quần áo bắt đầu tăng lên theo phát triển của sự nghiệp. Thời tiết lại bốn mùa, các loại áo quần lại phải khác nhau… Thế là các tủ đồ dần chật chội và một số đồ đạc bớt cần phải ra… kệ ở gầm cầu thang.

Thế rồi, đùng một cái có dịch bệnh, gần bốn năm làm việc ở nhà, không còn nhiều dịp thay đổi áo quần liên miên mỗi ngày, có khi chỉ khoác hờ một cái áo vest phía ngoài bộ pyjama cho buổi họp phải mở camera. Đồ đạc cứ thế nằm yên, không có dịp dùng để cũ.

Có thể do đồ để nhiều trên các kệ, phải chịu đựng nhiều và lâu năm… nên đến đúng lúc thì sập xuống?! Không phải là… tiếng sét ái tình… mà là tiếng sét từ gầm cầu thang 😊. Trong tiếng Anh mình hay nói “wake-up call” để ám chỉ khi mình được Vũ Trụ thương và gửi cho “hồi chuông cảnh báo”.

Mỗi ngày sống có vô số điều diễn ra để mình có cơ hội suy ngẫm hen. Mình có thấy đó là một “wake up call” không chắc sẽ tùy tiếng động lớn hay nhỏ, thất kinh bao nhiêu, hoặc độ ảnh hưởng sâu nặng thế nào 😊. Nhiều khi, chính mình biến mình thành chiếc kệ để bao là thứ không cần thiết từ chính mình, từ những người xung quanh cứ bị lạm dụng và chất chứa… (kệ mà!), cho đến khi cái kệ trong mình, cái kệ trong người khác không còn chịu nổi và phải sụp xuống! ☹

Chuyển hóa mình mà các thầy nói có lẽ là từ đây. Dù đã ngăn nắp gọn gàng rồi nhưng vẫn hãy chịu khó nhìn lại xem có còn chỗ nào để mình có thể tốt hơn?

Quả thật các bậc Giác Ngộ đã thấy rõ và dạy chúng ta từ lâu rồi mà mình không chịu nghe. Chỉ cần ba bộ đồ thôi, nhiều lắm thì chắc năm hoặc tối đa là mười. Cớ sao mình cứ có quá nhiều đồ và cứ “dác ngộ” (thấy cái gì ngộ ngộ là “vác/dác về” chất đầy nhà :). Đã nhiều lần mình nói đùa với người nhà rằng nếu gom hết tất cả các đồ đạc không cần trong hai ba gia đình mình lại thì có thể mở hai ba tiệm Thrift stores.

Hôm trước khi được mấy thầy Tây Tạng đến thăm, mình đã có lý do chính đáng buộc người nhà cùng tổng thu dọn nhà cửa và cho đi khá nhiều đồ đạc. Phải tiếp tục thu dọn thêm nữa!

Đồ không dùng và cứ bị nằm yên đó từ năm này sang tháng nọ là đồ chết. Cuối tuần này sẽ nỗ lực biến những đồ đạc “chết” của mình thành “sống”. Mình sẽ soạn đồ đạc ra và cho đi bớt, chia sẻ đến những ai có thể cần. Và chính mình sẽ có thêm không gian để hít thở không khí trong lành an vui trong nhà mỗi ngày… Sẽ tránh luôn được cả việc một cái kệ khác có thể sụp xuống… 😊 Năm cũng sắp hết. Cũng là dịp mọi người trong nhà cùng trợ duyên cho nhau cùng chuyển hóa cho năm mới sắp tới.

Cầu chúc mọi người thân bạn hữu gần xa những ngày cuối năm an lành.

AKV
15/12/2023

Ý kiến bạn đọc
31/12/202320:29:23
Khách
mình bức xúc quá.
Bức xúc là cái gì vậy?
Thế mà cũng...!
31/12/202317:22:00
Khách
Đọc bài của bạn mà cứ ngỡ là mình vì người nhà của tôi cũng bị cái bịnh mua quần áo và giày dép quá nhiều. Có những món mua hai ba năm mà chưa mở ra xài. Nhà cửa không còn đường đi. Dịp lễ năm nay thay vì đi chơi hay nghỉ ngoi, tôi phải dọn dẹp và lén đem cho những món đồ mà tôi cho là vô dụng này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,872
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến