Hôm nay,  

Giáng sinh này của họ…

23/12/202320:06:00(Xem: 2915)
Paul Klee
Tranh Paul Klee


Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

***
Giáng sinh đã về từ hôm lễ Tạ ơn vì năm nào cũng vậy, những người lo việc làm đẹp khu nhà ở họ rất siêng năng trồng hoa theo mùa ngoài cổng vào khu nhà, họ cũng hứng thú giăng đèn Giáng sinh từ trước lễ Tạ ơn, và mãi tới sau tết tây, sang năm mới rồi họ mới tháo giỡ đèn Giáng sinh. Những người bạn đến chơi nhà, ai cũng nói tôi may mắn vì mua được căn nhà trong khu đóng tiền H.O.A hằng tháng không oan uổng. Đúng là có những khu nhà ở, phải đóng tiền H.O.A nhưng người ta chẳng làm gì ngoài việc thu tiền hằng tháng.

   Ngược lại tôi thích sống ở ngôi nhà cũ hơn căn nhà mới này vì khu nhà cũ cũng đóng tiền H.O.A nhưng có cái công viên trước nhà, người ta cũng chăm sóc khá kỹ nên sạch sẽ, khang trang, có chỗ cho con nít chơi không sợ xe cộ ngoài đường là quan trọng nhất vì người lái xe bây giờ thường bất cẩn với trẻ con khi lái vô xóm nhà ở vì cái điện thoại thông minh trong xe họ. Tôi đặc biệt thích ngôi nhà cũ trong khu nhà cũ vì làm gì cũng dễ hơn ở khu nhà mới này. Sinh hoạt gia đình ở ngôi nhà cũ thật êm đềm mỗi cuối tuần. Sáng thứ bảy thức dậy, tôi thường cà phê một mình, đọc báo, xem tin tức trên truyền hình cho đến khi trời thật sáng mới đi lo bữa sáng cho cả nhà vì trẻ con đi học phải dậy sớm nên cuối tuần để cho chúng ngủ cho đã, bà xã cũng thích ngủ nướng sáng cuối tuần nên để yên cho mọi người trong nhà ngủ là văn minh.

    Sau bữa ăn sáng cả nhà như bột chiên trứng là món cả nhà đều thích, ăn mỗi tuần cũng được cái món bình dân mà ngon miệng ấy, chỉ ngại chiên nó văng dầu, phải lau chùi bếp hơi cực. Tuần sau đổi món trứng ốp la ăn với bánh mì lon mua ở chợ Walmart, ham hộp cũng ngon luôn vì chê thì đói ráng chịu. Đời sống cứ êm đềm trôi như đời sống quen thân. Sau đó tôi đi rửa xe, tán dóc với hàng xóm cũng rửa xe, mượn qua mượn lại dụng cụ rửa xe, giới thiệu với nhau xài thử máy hút bụi xe đời mới… bảo đảm hàng Trung quốc. Hàng xóm không khác gì bên Việt nam, chỉ khác là bên đây nói tiếng Anh, mới qua còn ngại miệng nhưng ở một thời gian là đứt dây thần kinh thẹn, nói Mỹ không hiểu thì vô nhà lấy tự điển điện tử ra là hiểu hết. Cha mẹ ơi, hồi đó đi làm cả tuần lãnh lương có hai trăm bạc, trừ thuế còn trăm tám. Vậy mà cái tự điển điện tử mới ra, có năm trăm từ tiếng Anh trong đó thôi mà bán ba trăm bạc.

   Rửa xong hai cái xe, lau chùi, hút bụi bên trong sạch đẹp như xe mới thì đã trưa. Trong nhà bà xã cũng đã xong bữa trưa hấp dẫn hơn ngày thường đi làm với hộp cơm, thịt kho trứng. Trưa thứ bảy thường là món phở hay hủ tiếu Nam vang, mì hoành thánh hay bánh canh giò heo…món nào cũng ngon hơn ngoài tiệm và được ăn thoả thích thì thôi. Cuộc sống êm đềm như đời sống quen thân. Ăn trưa xong thì chở cả nhà đi chơi, mua sắm nếu gặp được quần áo, giày dép, đồ gia dụng đại hạ giá. Thường thì tôi lang thang ở những gian hàng bán máy chụp hình, máy nghe nhạc, hai đứa nhỏ ở khu bán đồ chơi điện tử, bà xã loanh quanh khu quần áo với đồ nhà bếp. Tuần nào cũng đi shopping nên không vội mua mà cứ đợi đến hạ giá trên năm mươi phần trăm mới suy nghĩ thôi chứ cũng chưa chắc mua đâu. Khó ai tin nổi tôi từng mua được đồ hạ giá một trăm phần trăm! Lúc ấy, giá thị trường tôi biết là cái quần khaki hiệu Docker tôi mặc đi làm ngoài chợ bán $37 cộng thuế. Sao cửa hàng này lại ghi bảng 100% off? Sao không nói cho không đi cho rồi? Vào trong mới biết! Họ đóng cửa tiệm nên bán 100% off, nhưng họ tính thuế 8.25% trên giá gốc là $37 đồng. Nghĩa là mỗi cái quần giá gốc $37 đồng nhưng chỉ phải trả $3.53 tiền thuế là đem về nhà. Sướng thật.

   Chiều thứ bảy trở về nhà thì tôi ra tay nướng thịt, đầu bếp này bao nướng đủ loại thịt, nướng đủ kiểu từ Âu sang Á theo yêu cầu thực khách. Trong nhà, bà xã làm mấy món ăn kèm. Xong việc sẽ có vợ chồng con cái người bạn làm chung đến chơi để cùng ăn nhậu vì ngày mai chủ nhật thì gia đình tôi sẽ đổ bộ sang nhà anh ta. Mấy bà trong bếp muốn nấu món gì xin cứ tự nhiên, đám con nít muốn chơi game trong nhà hay ra sân chơi banh, đi hồ bơi đều được tự do. Còn qúy ông chúng tôi đóng đô ở garage với cái tivi to đùng và những trận banh cà na từ sáng tới tối. Cuộc sống êm đềm trôi như đời sống quen thân cho đến khi những đứa trẻ lớn lên nên thôi cùng cha mẹ đi chợ trời xa hay đi nông trại xa xa ngoài thành phố để mua hẳn một con bê về mấy nhà chia nhau ăn, cũng là đi chơi dã ngoại để mở rộng tầm mắt.

   Cuộc sống êm đềm quá nên trôi tuột mất đám nhỏ, chúng lớn hồi nào không nhớ nữa. Từng đứa có xe riêng, từng đứa đi học xa, chúng chỉ còn giống nhau là đứa nào cũng ít về nhà theo thời đi học xa; chúng hết xếp hàng trước xe cà rem để mỗi đứa được một cây mà không quan tâm đến chuyện chú hay bác nào đó trả tiền cho cả đám.

   Mấy cây sồi ngoài công viên trước nhà đã thành cây cổ thụ, lớp trẻ ngày nào đã tung cánh bay xa, những người hàng xóm ngày nào trẻ trung, hoạt bát đã thành những người có tuổi chậm chạp, im lặng nhiều hơn ồn ào xưa cũ trong khu nhà xuống cấp, đường xá nứt nẻ vì rễ cây, xe đậu ngoài đường không còn bóng loáng như xưa vì ít rửa và lau chùi như phong trào ngày nọ…

   Tôi dọn về căn nhà mới mới đó đã mười năm. Mười năm không thoải mái vì ở khu nhà này không được rửa xe ngoài sân nhà, muốn cất cái kho ngoài sân sau để chứa những thứ ít xài cũng phải xin phép, phải có bản vẽ trưng ra, phải đúng yêu cầu an toàn họ mới cấp phép. Nhưng cất xong chưa chắc được xài vì họ sẽ xuống xem xét kỹ lưỡng trước khi cho sử dụng, và thường là bắt làm lại vì không đạt yêu cầu an toàn. Thật là khó ở, nhưng rồi cũng quen với cảnh quan thoáng đãng, không phải ai muốn làm gì làm với căn nhà của mình vì hàng xóm sẽ không ưng khi họ nghĩa là mình làm xấu cảnh quan khu nhà ở, ảnh hưởng đến giá trị căn nhà của họ.

    Chưa hết những khó khăn của khu nhà chưa giàu đã chảnh, bụi bông hồng lên cao mấp mé bảng số nhà mà không cắt tiả là có giấy dán cửa ngay, “không cắt tiả thì họ sẽ cho người đến cắt tiả bụi bông hồng và tính tiền…” Rồi cửa garage tróc sơn họ cũng bắt sơn lại cho khang trang khu nhà ở. Sân đậu xe nứt nẻ cũng phải làm lại sân mới, không có tiền làm thì họ giới thiệu cho một công ty làm sân đậu xe trả góp. Thậm chí màu sơn nếu muốn thay đổi cũng phải báo trước với họ chứ không được tự ý đổi màu sơn. Điều này thì tôi hưởng ứng vì khu nhà cũ, mấy anh châu Phi mới qua với mấy anh Mễ tự do sơn nhà theo màu họ thích nên trong xóm nhà có những căn nhà màu mè như cái chuồng chim bồ câu. Đúng là làm mất giá trị chung của khu nhà ở. Những gia đình người châu Á nói chung, trồng mướp, khổ hoa và cho bò lên bờ rào. Mới nhìn thấy trái quê ta trên bờ rào Mỹ thì xúc động thật, nhưng thu tàn, đông đến, giàn mướp xác xơ nhìn xấu tệ nên họ không cho trồng dây leo bò trên bờ rào cũng phải. Tôi còn dại dột ôm một con gà nòi về nhà để sáng mai đi cáp độ chơi với bạn bè có nuôi gà đá. Mới sáng ra đã có giấy dán ngoài cửa, “Không được phép nuôi gia cầm ở sân sau. Phải giải quyết trước chín giờ sáng, nếu không thành phố đến bắt gà và phạt vạ…” Thì ra hàng xóm đã gọi cảnh sát từ gà gáy lúc hừng đông.


   Mười năm không phải là ngắn dù cũng không phải là thời gian quá dài. Tôi vẫn đi về căn nhà có nhiều điều ưng ý và cũng có nhiều điều không ưng ý như diện mạo khu nhà ở có mức độ xuống cấp tương đối chậm do bảo quản kỹ. Những người không ưng ý sự khó khăn ở khu nhà này đã dọn đi nên chỉ còn lại những gia đình cùng sỡ thích là khu nhà ở phải khang trang, sạch sẽ và không ồn ào…

   Vấn đề còn lại của riêng tôi là những người hàng xóm, họ không bình dân và dễ dãi như những người hàng xóm ở căn nhà cũ. Có lẽ người nghèo, sống chung trong xóm nghèo nên dễ thông cảm cho nhau hơn những người giàu không muốn có một người nghèo sống trong khu nhà của họ, như mọi nhà toàn đi xe đắt tiền nên cái xe tôi làm mất giá trị khu xóm không bằng; nhà nào cũng thuê công ty cắt cỏ còn tôi tự cắt cỏ nhà tôi. Họ nhìn tôi như coi phim kinh dị.

   Người hàng xóm sát nách với tôi, nhà anh ta cũng có cây sồi cao lớn như nhà tôi. Mỗi năm hai lần, anh ta mướn công ty chăm sóc cây trồng đến chăm sóc cây sồi nhà anh ta. Chừng mười người Mỹ, ăn mặc như lính biệt kích Mỹ với trang bị quá hớp nào là mặt nạ, đèn pin trên nón bảo hộ, dao ngắn dao dài, cưa lớn cưa nhỏ, cưa máy cưa tay, dây thừng cuộn lớn cuỗn nhỏ đủ kiều… đủ thứ đồ nghề đeo lủnh lẳng trên người. Đi bốn năm xe như lính đổ bộ. Xe đầu có đèn quay như xe cảnh sát, rồi xe có thang thùng đưa người lên cao để cắt cây, đến xe xay cành cây ra thành bột, đến xe chở bột cây đã xay, đến xe lính thổi, hốt, quét rác cũng bốn năm ông Mỹ đen to lớn hơn công việc đòi hỏi gấp trăm lần.

   Họ đổ bộ như lính Mỹ vậy, máy móc triển khai như sắp đánh lớn, nhưng cuối cùng cả nhóm chỉ cắt tiả chừng một ôm tay cành con trên cao. Họ giải thích làm như vậy nắng mới chiếu hết được tất cả mọi lá cây có trên cây sồi cao vời vợi. Họ bón vào gốc cây một bao phân làm cho xanh lá. Rồi rút quân với hoá đơn tính tiền là một ngàn bốn trăm đô la.

   Người hàng xóm hỏi tôi sao không làm như anh ta vì cây sồi nhà tôi giống cây sồi nhà anh ta. Tôi trả lời thật nên mất lòng: Nhà bạn cất trước nhà tôi hai năm, cây sồi nhà bạn trồng trước nhà tôi cũng hai năm, nhưng cây sồi nhà tôi cao hơn cây sồi nhà bạn tới bốn feet nên tôi thấy không cần tốn tiền.

   Đâu ngờ anh ta là người để bụng nên từ đó tôi làm gì anh ta cũng gọi cảnh sát. Tôi đốt báo anh ta gọi cảnh sát là tôi đốt rác sau nhà, anh ta sợ khói làn hư hại nhà anh ta. Tôi về muộn, quên đóng cửa garage, anh ta cũng gọi cảnh sát. Đó lá chơi xỏ lá hàng xóm vì lý do về muộn mà quên đóng cửa garage thì chín phần bởi say xỉn. Vậy cảnh sát đến nhà bắt nguội tội uống rượu lái xe cũng được vì không lái thì làm sao về nhà, chẳng qua cảnh sát không gặp ngoài đường thôi…

   Tôi biết ý dịnh của anh ta chứ sao không, anh ta không muốn thấy tôi trong khu nhà này, chỉ đơn giản thế thôi. Tôi cũng không nói được là anh ta kỳ thị tôi vì việc anh làm chỉ là an toàn cho khu xóm, sự quan tâm đến người hàng xóm tôi… thì sao nói là kỳ thị được.

   Nhưng người đang làm, trời đang nhìn. Câu trăn trối của cựu thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường trước khi về hưu đã dẫn đến cái chết khó hiểu của ông khi chưa tới bảy mươi tuổi. Ngẫm nghĩ thấy hay về lòng dạ hại người không có kết quả tốt, rồi đây kết cục của ông Tập không chừng còn thê thảm hơn ông Lý. Người hàng xóm giàu có của tôi đang sống với vợ và hai con tốt đẹp, anh dường như có hết những thứ người khác mong muốn như nhà to, xe đẹp, du thuyền, vợ đẹp con ngoan… Bỗng mê anh chàng cao lớn, đẹp trai làm thợ bảo trì cho công ty T-Mobile đến nhà anh hàng xóm để sửa internet. Vậy là anh ta sử dụng sự giàu có của mình lôi kéo anh thợ T-Mobile về ở chung. Vợ con anh ta dọn ra, dọn đi đâu không biết, nhưng không hề thấy trở về.

   Hai người đàn ông sống với nhau trong căn nhà lớn, ai nhìn vào cũng thấy sự giàu có của họ vì anh thợ thôi đi làm. Hai người cứ liên tục đi chơi xa, đi chơi gần, hưởng thụ cuộc sống dư của lắm tiền với xe mới, du thuyền thay như thay áo…

   Người thợ T-Mobile có cảm tình với tôi vì gặp nhau ở chỗ bán đồ câu cá BassPro trong thành phố. Anh ta vui mừng biết tôi cũng đi câu cá, anh mời tôi hôm nào đi câu đêm, đi câu thuyền với hai người họ. Tía tôi cũng không dám đi với hai người đàn ông nổi tiếng trong khu nhà ở này là cặp đồng tính so le vì anh thợ quá đẹp trai, cao lớn và trẻ trung. Trong khi anh hàng xóm của tôi đã già, lùn, và mập không cần thiết…

   Tôi với anh thợ hễ gặp nhau là chào hỏi, nói chuyện thời tiết và chuyện câu cá. Còn anh chủ nhà mập và lùn thì không. Mặt anh ta cứ chảy chì khi gặp tôi, mấy lần chào hỏi khi chạm mặt nhưng anh không vui trả lời nên tôi cóc chào anh ta nữa. Cũng chẳng có gì hối hận khi sự nhỏ nhen của anh ta hiển lộ. Một hôm tôi đi làm về, thấy anh thợ nhà bên có vẻ đợi tôi để cho tôi hay một việc gì đó! Tôi không đóng cửa garage để vào nhà như mọi khi mà bước sang nhà hàng xóm. Anh ta cho tôi xem bức ảnh trong điện thoại của anh ta đã chụp ống khói nhà tôi với chừng mười con sóc ngồi xếp hàng. Anh nói với tôi: “Bạn phải kêu người tới diệt lũ sóc này vì chúng lọt vào được trong trần nhà bạn thì chúng sẽ cắn đứt dây điện, dây internet của bạn trên trần nhà. Bạn có cần tôi giúp bạn không?”

   Tôi trả lời không vì không thấy sóc vô trần nhà, chúng chỉ ở bên ngoài ống khói thôi. Nhưng người tốt đã tự đi mua thuốc về xịt trên trần nhà cho tôi để phòng hờ lũ sóc xâm nhập. Tôi cảm ơn, xin gởi lại tiền mua thuốc xịt anh ta cũng không lấy. Nhưng anh mập chờ cơ hội gặp riêng tôi, không có anh đẹp trai đi cùng mới nói, “Anh nên tự lo liệu nhà anh, xin đừng làm phiền bạn tôi vì anh ta dị ứng với thuốc diệt côn trùng. Hôm nọ giúp anh xịt thuốc trừ sóc, anh ta đã bệnh hết mấy ngày…”

   Tôi cảm ơn cũng hơi sốc, “Cảm ơn anh cho hay. Cảm ơn anh đã không gọi cảnh sát…”

   Vậy mà họ mời tôi dự đám cưới của họ vào Giáng sinh này. Anh đẹp trai mời tôi thì đúng hơn vì anh mập không ưa tôi từ đầu. Mới đó mà họ đã sống với nhau được bảy năm. Nay anh mập muốn danh chánh ngôn thuận, rõ ràng giấy trắng mực đen là vợ chồng! Có lẽ anh mập trong vai vợ đã đến lúc thấy mình quá già và ít đẹp nên sợ anh chồng đẹp trai bỏ rơi nên tổ chức đám cưới. Chả hiểu để làm gì mảnh giấy kết hôn đồng tính, nhưng làm sao biết được lòng người, nhiều khi mình trân qúy cái vô nghĩa với người khác cũng là chuyện thường. Nhưng đi dự cái đám cưới đồng tính thì tôi chưa từng. Và có lẽ đến chín mươi chín phần trăm là không đi, chỉ gởi cho họ món quà chúc mừng đã là hết can đảm mà tôi có được.

   Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.

    Chúc Giáng sinh vui vẻ thôi chứ biết nói gì với thời đại nhiều chuyện không tưởng bây giờ…

Phan

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
02/04/202421:38:43
Khách
Cảm ơn Tác Giả chia sẻ bài viết rất hay...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,872
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến