Hôm nay,  

Không Món Quà Nào Hơn

19/12/202311:18:10(Xem: 3582)

xmas

Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố “Hát Ô” và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
 
*
 
Khu phố cô ở có chừng một trăm căn nhà, dãy bên phía nhà cô nhà nào cũng nằm trên một con dốc thoai thoải, không cao lắm, còn phía bên kia thì bằng phẳng hơn, với những sân cỏ xanh mướt. Đặc biệt căn nhà đối diện nhà cô, chủ nhân là đôi vợ chồng già, màu da hơi sậm. Sân cỏ trước nhà ông bà này rất đẹp, xanh mướt như nhung và không hề có một gốc cỏ dại. Chiều chiều, ông bà hay ra ngồi xổm xuống để nhặt lá vàng và nhổ những cọng cỏ dại mới nhú, hình ảnh rất quen thuộc với đám trẻ con hàng ngày lên xuống xe bus đưa đón học sinh ở góc phố cạnh đó.
  
Khu phố nhỏ thỉnh thoảng có người dọn đi, có kẻ dọn đến… nhưng ông bà lão này chẳng hề quan tâm đến những thay đổi ấy.
 
Một cảnh quen thuộc, cứ chiều chiều là có người thanh niên râu tóc đậm đen, hay dắt chú chó đi qua đoạn đường trước mặt nhà cô. Anh chủ thì mặt lầm lì còn con chó thì cao to và có phần năng động. Có hôm cô bắt gặp quả tang con chó ị trên sân cỏ phạm vi nhà cô nhưng anh chủ không dùng bao nylon để “thanh toán” như quy luật mà làm ngơ, dắt chó đi luôn. Cô hơi bực mình. Vài lần khác, con chó ị ngay ở khoảng sân đẹp nhà đối diện. Ông bà lão kia dường như không biết, cô cảm thấy ái ngại giùm - nếu lỡ ông bà ngồi xuống nhổ cỏ mà chẳng may vớ phải “của quý” thì ôi thôi! Năm lần, ba lượt… cô quyết định bắt chuyện với bà lão:
 
   – Bà có biết là phân chó trên sân cỏ nhà bà không?
 
Bà lão nhìn cô, đôi mắt nheo nheo… 
 
Cô lặp lại, bà trả lời bằng một nụ cười. Nghĩ rằng bà lẩm cẩm, cô lên tiếng:
 
   – Người chủ con chó đó nhà ở góc kia, bà có muốn phàn nàn về chuyện dẫn chó đi dạo mà không giữ vệ sinh chung một cách vô ý thức vậy không?
 
Bà lão bình thản:
   – Không cần đâu, nếu con chó của ông ta ị bậy, tôi có thể dọn được mà!
 
Cô tròn mắt:
   – Phải nói cho ông ta biết để giữ vệ sinh chung ở đây chứ!
 
Bà nhẹ nhàng:
   – Yên tâm cô bé, tôi có thể làm việc đó mà.
   – Bà không bực bội sao?
   – Chuyện rất nhỏ, không nên làm cho nó lớn ra, cô à!
  
Cô đang ngạc nhiên trước vẻ bình thản tự tại của bà thì bà tiếp:
– Chúa dạy ta, “Nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ …”
 
Cô nhìn bà lão bằng ánh mắt lạ lùng vì thấy bà lão lẩm bẩm giống một người đãng trí đang nói chuyện với chính mình, hay giống như một Bà Cố đang giảng đạo trong Nhà Thờ. Nhưng không phải, bà cười cười lắc lắc tay cô:
   – Tôi và chồng tôi có thể làm việc ấy, không sao đâu cô bạn nhỏ.
 
Buổi tối, trong bữa ăn cô định kể lại câu chuyện cho chồng nghe thì thật
bất ngờ anh cũng có chuyện để kể: “Em biết không, hai cụ già trước nhà mình là người rất siêng năng đi Nhà Thờ, hôm nọ cụ ông nhờ anh qua thay giùm cái bóng đèn vì chân cụ yếu không leo lên thang được. Thấy trong nhà đồ đạc không có gì anh nghĩ hai cụ chắc sắp dọn nhà đi nơi khác nên hỏi:
    – Ông bà sẽ dọn đến đâu ạ?
    – Chúng tôi không dọn đi đâu cả…
 
Nhìn nét mặt ngơ ngác của anh, cụ nói:
– Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ trừ những thứ cần phải để dùng hàng ngày, còn lại… tôi đã cho hết… nhiều người đang cần hơn chúng tôi.
 
Ôi trời, quả thật trong gian bếp rộng và rất khang trang chỉ còn sơ sài đôi cái chén, ly, không bàn ghế, không tủ. Cụ ông còn đưa tay chỉ vào cái sofa nhỏ bảo:
– Cái này của người bạn tôi, ông ta đến đây muốn ngồi xem TV mà không có ghế nên ông ta mang đến, chừng nào chúng tôi ra đi… thì ông ấy bưng về lại…
   – Thế các con của ông bà đâu?
   – Các con của chúng tôi đều có công ăn việc làm, nhà cửa hẳn hoi. Chúng chẳng quan tâm đến những thứ này. Tất cả đồ dùng trong nhà chúng tôi đã cho hết những người cùng đi Nhà Thờ. Rất nhẹ nhàng khi ra đi mà mình không còn gì hết cậu à…”
 
Chồng cô kể xong thì tiếp lời:
– Mà thiệt đó em, cái nhà bên ngoài coi bộ nguy nga hơn nhà mình, sân cỏ trước sau đẹp hơn nhà mình… vậy mà trong nhà hổng có gì ráo, ngoài hai cái mạng già!
 
Nghe mẩu chuyện anh kể, cô cảm thấy xấu hổ trong lòng, nhưng cô cũng kể nốt chuyện con chó hàng xóm và câu chuyện nói với cụ bà ban chiều.
  
Hai vợ chồng bỗng dưng không ai bảo ai, ngồi trầm ngâm. Hai câu chuyện mà vợ chồng cô nghe được từ ông bà cụ hàng xóm thật là bài học, là tấm gương rất đáng trân trọng, rút ra được ý niệm: của cải vật chất thật ra chẳng là gì cả, mọi thứ đều phù du…Cuộc sống có an nhiên tự tại được hay không là do chúng ta tự buông xả, mọi chuyện nặng nhẹ hay không cũng là do chính suy nghĩ của mình. Khi còn tại thế, mình muốn giúp ai, làm gì thì hãy cứ làm, đừng nên ngần ngừ… Con người ta cuối đời, khi về với cát bụi hư không là hai bàn tay trống và một cõi lòng.
 
Đôi vợ chồng trẻ từ ngày nghe câu chuyện mang ý nghĩa “buông xả” của đôi vợ chồng già hàng xóm gốc da màu thì vô cùng ngưỡng mộ. Không biết từ đâu, trong tiềm thức cô cũng như nhiều người bạn cô luôn nhìn về những người da màu với một cái nhìn ít thiện cảm. Mặc dù chính bản thân mình cũng thuộc nhóm người di dân gốc da vàng.
 
Bẵng đi mấy hôm, từ trong nhà, chồng cô nghe tiếng xe cấp cứu hú còi. Nhìn sang căn nhà hàng xóm đối diện thì thấy nhân viên cấp cứu đang đưa cụ ông lên băng ca, xe chạy đi còn thấy cụ bà ngơ ngác đứng trước cửa. Hai vợ chồng bước sang hỏi thăm, được biết cụ ông tự nhiên bị ngã bất tỉnh nên bà bấm 911 gọi cấp cứu. Thế là từ ngày ấy, chỉ còn lại một mình bà cụ trong căn nhà mênh mông. Thỉnh thoảng khi chạy bộ mỗi sáng, nhìn thấy bà cụ dọ dẫm từng bước trước sân nhà, cô hỏi thăm thì được biết cụ ông vẫn còn điều trị trong bệnh viện. Cô luôn luôn nhắc chừng, “Bà cẩn thận nhé, cần giúp gì cứ bấm chuông nhà chúng tôi, vợ chồng tôi luôn sẵn lòng”. Cụ Bà cười móm mém, ánh mắt nhìn cô như reo vui.
 
Một hôm, hai vợ chồng cô đang chăm sóc mấy bụi cây trước sân nhà, cụ bà tay cầm một chìa khóa, từ từ bước qua sân nhà cô. Rất ngạc nhiên, chồng cô ngừng tay hỏi:
   – Bà cần giúp gì ạ?
   – Cậu có thể nào giúp tôi đưa chiếc xe từ trong “ga ra” ra ngoài này không?
   – Bà định làm gì thế?
   – À, tôi muốn lái xe đến bệnh viện thăm ông ấy…
   – Vậy sao, tôi chưa từng thấy bà lái xe bao giờ kể từ ngày chúng tôi dọn về đây.
 Bà cụ chậm rãi:
   – Tôi lái được chứ, có điều… cách đây nhiều năm, sau một tai nạn xe dù không nặng lắm, nhưng… ông ấy không cho tôi lái xe nữa, đi đâu thì ông ấy đưa tôi cùng đi.
Ngưng chút xíu, bà tiếp:
   – Lâu thật không lái xe nên bây giờ tự đưa chiếc xe từ trong “ga ra” ra ngoài, tôi… không được tự tin lắm. Nhờ cậu giúp.
Chồng cô ngừng tay, đón chiếc chìa khóa trên tay bà cụ. Anh bước qua nhà ông bà cụ hàng xóm, cẩn thận nổ máy xe, đưa chiếc xe ra khỏi “ga ra”. Trong khi chờ đợi, cô bắt chuyện:
   – Ông ra sao rồi thưa Bà, ổn chứ?
   – Ông không thể đứng dậy đi được nữa, chắc trí nhớ cũng kém rồi…
Cô ái ngại:
   – Thế…ông… ăn uống ra sao bà?
   – Cũng không tệ lắm, ông cứ sợ tôi lái xe đi nguy hiểm…
Cô nhìn bà đầy thương cảm:
   – Tôi có thể giúp bà, hôm nay tôi rảnh.
Bà cụ cười:
   – Cám ơn cô, tôi nghĩ tôi một mình lái xe đến thăm thì ông ấy rất vui đó.
   – Bà chắc bà Okay chứ?
Bà cụ lại cầm tay cô lắc lắc:
   – Cô yên tâm, Chúa nhìn thấy những gì tôi làm mà, không sao đâu.
Chồng cô đã đưa xe ra ngoài, Bà cụ chầm chậm leo vào, xe đang nổ máy. Bà bình thản thắt dây an toàn, nụ cười móm mém, nhắc lại một câu:
   – Đã lâu lắm tôi không lái xe. Ông ấy hứa sẽ chở tôi đi bất cứ nơi nào tôi muốn. Bây giờ ông ấy đã nằm một chỗ, không đi lại được. Tôi cần phải vì ông ấy mà cố gắng, chắc chắn ông vui lắm đây! Rất cám ơn hai bạn.
Cả hai vợ chồng cô đều dặn bà:
   – Bà cẩn thận nhé!
  
Đôi vợ chồng trẻ nhìn nhau… rồi nhìn theo chiếc xe chầm chậm rời khu phố. Cả hai cùng buông tiếng thở dài, cõi lòng mênh mang buồn. Cầu cho bà cụ còn đủ sức khỏe và minh mẫn để một mình lái xe đi thăm ông. Nếp sống của đôi vợ chồng trẻ từ ngày quen biết ông bà cụ hàng xóm đã thay đổi khá nhiều. Bài học về lòng vị tha, tư tưởng không coi nặng vật chất, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Rất an nhiên tự tại, đời sống có phần nhẹ nhàng hơn.
 
o O o
 
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
  
Bà cụ hàng xóm dạo này thường tự lái xe ra mà không cần đôi bạn trẻ trợ giúp.  Cô thầm nghĩ: Có lẽ hạnh phúc khi mang lại niềm vui cho người bạn đời đã khiến Bà cụ trông có phần tự tin.
  
Hôm nay, thật lạ, bà cụ lần bước qua khoảng sân nhà cô. Từ trong nhà cô đã nhìn thấy chiếc xe bà cụ đã nổ máy và đậu ở ngoài lề đường. Vừa bước ra ngoài cô suy đoán, có lẽ xe bà bị gì đang cần giúp đây.
   – Chào Bà! Hôm nay đi thăm người yêu đó à?
 
Ánh mắt bà cụ long lanh. Cô dò chừng:
   – Sắp đến Giáng Sinh rồi, bà làm món gì cho ông, nào?
 
Cụ Bà cười rất tươi:
   – Năm nay tôi được Chúa thưởng…
   – Bà sẽ vào bệnh viện mừng Lễ với ông chứ?
   – Tôi có món quà lớn lắm, muốn chia sẻ với vợ chồng cô.
  
Người phụ nữ trẻ nhìn quanh, vẫn không hiểu ý bà cụ hàng xóm. Cô lại hỏi tiếp:
   – Ông nhà vẫn ok chứ bà?
   – Vâng, năm nay Chúa thưởng tôi. Lát nữa xe bệnh viện sẽ đưa ông ấy về nhà. Hằng ngày sẽ có nhân viên y tế đến chăm nom vì ông vẫn phải chuyền oxy và ông hầu như chẳng còn biết tôi là ai. Nhưng tôi còn biết ông ấy. Là chồng tôi mà! Đây chính là món quà Giáng Sinh vô giá mà tôi mong mỏi từ bấy lâu đấy cô gái ạ.
  
Ôi Trời, người phụ nữ trẻ vừa mừng vừa cảm động. Món quà vô giá dành cho người vợ chỉ đơn giản là được thấy chồng mình trở về nhà, cho dù ông đã hoàn toàn mất tri giác. Những suy nghĩ rất bao dung cho đến những việc ông bà hàng xóm đã làm khiến cô cảm thấy mình sao quá nhỏ nhoi, ích kỷ. Tại sao không buông bỏ để đời sống nhẹ nhàng? Những suy tư nhỏ nhen đã khiến tâm hồn nặng trĩu, rồi cuối đời còn gì đâu. Hãy sống như ông bà cụ. Bao nhiêu của cải ít cần dùng đem phân phát hết. Không ước ao gì hơn. Mùa Giáng Sinh đang đến, chỉ một hình hài chằng chịt dây nhợ của chồng trở về bên cạnh mà cụ bà đã xem đó là một Ân sủng quý báu, mang lại cho bà nụ cười hạnh phúc, khiến khuôn mặt già rạng rỡ như ánh nắng mai.
  
Cô thật ngưỡng mộ tấm lòng người hàng xóm già nua có trái tim rất ấm.
  
Nước mắt tràn trên đôi mắt người phụ nữ trẻ tuổi. Cô run run choàng tay ôm lấy bà cụ.
   
Một mái tóc bạc bên cạnh mái đầu xanh.
  
Mùa Đông đang đến thật chậm bên thềm.
 
 
Nguyễn Diệu Anh Trinh
 
 

Ý kiến bạn đọc
03/04/202420:47:00
Khách
Bài viết hay va thật cảm động. Cho mình một bài học và phương châm của cuộc sống.
20/12/202319:42:21
Khách
Bài quá hay, quá ý nghĩa nhưng khó thực hiện lắm với những tham sân si trong đời. Ráng nhớ câu "chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không"
20/12/202315:45:55
Khách
Bài viêt thật cảm động với thông điệp rất nhân văn . Cám ơn VB và tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,594
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến