Hôm nay,  

Rừng Thu Thay Lá

10/11/202300:00:00(Xem: 3740)

IMG_6612
Hình tác giả cung cấp.


Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.

*

 

Đang ngồi ngắm mấy bông hoa sáng nay mới nở búp thật đẹp, sau thời gian bôn ba đi Walmart, Home Depot lùng ít cây về trồng, bỗng nghe phone reng, Thuận vào nhà bắt máy, đầu dây bên kia tiếng nói vui tươi trong trẻo của cháu Vũ gọi sang từ Việt Nam:

- Con đây ...dì có khỏe không?

- Ờ... ờ... con và mẹ có khỏe không?

- Dạ khỏe hết dì, con báo dì tin vui là đã mua được căn nhà khá tươm tất, mấy hôm nay dọn dẹp đồ đạt, con tìm thấy hộp thư ba làm thơ về dì nhiều lắm nhưng con giấu mẹ sợ người buồn..hi..hi…ai ngờ ba con có thời... thích dì ghê ha.

Nói xong cháu cười hồn nhiên, hỏi năm ba câu thêm rồi xin gác phone vì đang bận, hẹn lần sau nói chuyện nhiều hơn.

Thuận thẫn thờ nhìn ra vườn nhưng hình như không thấy gì trước mắt, tâm hồn chị thoáng bị giao động vì Vũ đã vô tình gợi lại giấc mơ xưa trở về thật gần như mới ngày nào…

Hồi đó Thuận đang học trường Nữ Thành Nội lên lớp 10 (1977) thi đậu vào trường Nông Lâm Súc để được lãnh $18 cũng như 18 ký gạo mỗi tháng trong hai năm bổ túc văn hoá, đến lớp 12 được thi vào ngành. Trường có những khu vực đất đai, học sinh vừa làm vừa lao động lúc ra Quảng Trị, Đông Hà, lúc các vùng chung quanh ra sức trồng khoai sắn.

Thuận gặp Tú học chung lớp, những lúc đi lao động trồng rau hay cuốc đất, Tú thường đem theo phần ăn trưa hai ổ bánh mì lo thêm phần chị, gặp công việc nặng bạn đỡ đần gánh gồng cho chị luôn.

Dần dà hai người trở thành đôi bạn thân thiết. Thỉnh thoảng rủ nhau học bài chung với bạn khác ở tận ngã Nguyệt Biều, Thuận và Tú đạp xe lên con dốc gập ghềnh khó đi, nhiều đoạn phải xuống xe dẫn bộ. Con đường có những đoạn trông như khu rừng, cây lá um tùm, đôi bạn dừng chân ngồi nghỉ dưới bóng mát của buổi nắng hè, nhưng đến mùa thu lá đổi màu nhìn thật thơ mộng. Tú vốn có tâm hồn thơ thẩn, mơ mộng của tuổi thanh niên mới lớn, có thứ tình cảm mơ hồ lâng lâng cảm giác êm đềm mỗi lúc đi bên Thuận, nên đã đặt tên con đường là “Rừng Thu Thơ Mộng” gợi trao chút ý tình nhẹ nhàng và cũng để tạo kỷ niệm khi đi trên con đường này. Lúc ấy Thuận cũng mến bạn nhưng cả hai như “tình trong đã ngỏ mặt ngoài còn e.”

Sau 75 cuộc sống dân miền Nam bị đảo lộn, nhà nào cũng đói rách tả tơi, buồn rầu, chán nãn và lo sợ. Thuận đang tuổi dậy thì, trái tim vừa hé mở niềm tin yêu cuộc sống, thì đã bị hụt hẫng theo thời thế, đôi bạn tựa vào nhau tìm sự an ổn phần nào về mặt tinh thần, điều tự nhiên của tuổi học trò đơm chút bông hoa tình cảm đầu đời. Đôi bạn cố gắng học hành cho đến khi tốt nghiệp lớp 12 chuẩn bị thi vào ngành.

Năm 1979 ba và các anh chị đi vượt biển được tàu Tây Đức vớt, năm sau qua Mỹ do anh đầu bảo lãnh. Gia đình bị công an đến nhà tra khảo nhiều lần. Mẹ Thuận bán lẹ nhà giá rẻ bèo cho cán bộ vì biết nếu không bán được sẽ bị tịch thu. Nửa gia đình còn lại lặng lẽ đi tàu đêm vào Sài Gòn. Thuận ngơ ngẩn chia tay bạn, Tú đến sân ga nhìn “chuyến tàu hoàng hôn” lần cuối nếm nỗi buồn ly biệt.

Vào Sài Gòn còn lại mấy chị em dưới sự cấm đoán của Ba viết thư về căn dặn “không ai được lập gia đình, để chờ ba bảo lãnh”. Bóng thời gian đi qua lẹ làng. Thuận nghe ngóng tin tức bạn bè, được biết Tú bị động viên đi thanh niên xung phong bên Campuchia. Thời điểm này có buồn cũng đành giấu trong lòng nhìn thẳng cuộc sống thực tế, khi mà dòng người ồ ạt tìm cách chui tàu trốn thoát VC. Cả một miền Nam tang thương đói khổ chẳng thấy tương lai. Anh kỹ sư, ông bác sĩ, thầy giáo đồng lương chật vật. Nhiều trường hợp cũng nhắm mắt chọn con buôn, tiệm vàng chẳng cần tình yêu, chỉ mong được vào làm rể tựa ơn mưa móc.

Năm 1984 cả nhà qua Mỹ theo diện đoàn tụ. Thuận đi học lại trường college, sau đó làm hãng điện tử. Công ăn việc làm tạm ổn định và cũng yên bề gia thất. Chị bắt đầu nghĩ về Tú, người bạn tốt đã giúp đỡ, chia sẻ rất nhiều nơi chốn học đường năm xưa trong giai đoạn khó khăn, bằng cách liên lạc nơi các bạn cũ. 

Một chiều nhận thư từ Đào (cô bạn chơi chung nhóm) báo hung tin Tú đã chết, bạn kể tỉ mỉ… Sau khi đi nghĩa vụ hai năm về, Tú có việc làm ở bưu điện Quảng Nam, lập gia đình và có bé trai đầu lòng một tuổi. Năm sau Tú được thuyên chuyển về bưu điện Huế, chuyến cuối cùng anh nhắn vợ vào thăm, đi chơi lần cuối trước khi ra Huế. Chuyến xe chạy trên đèo Hải Vân, trên đường trở về thì tai nạn đau thương xảy ra, xe bị lao xuống vực thẳm. Tú chết tại chỗ, vợ bị chấn xương nặng, riêng cháu bé được thoát chết nhờ văng ra mắc kẹt trên nhành cây.

Thuận sững sờ theo bao nhiêu ngày đêm khó ngủ, nhờ Đào tìm cách liên lạc với vợ Tú để biết thêm tin tức. Cuối cùng Thuận liên lạc được với Loan (vợ Tú), đã bị liệt cả người nằm một chỗ, đang ở nhà ngoại trên vùng Nam Giao. Giai đoạn này Thuận đã sinh được hai cháu trai, cuộc sống cũng âu lo đủ điều, nhưng hai tấm ảnh Loan gởi qua đã làm xao động tâm tư Thuận quá nhiều. Một tấm hình hai vợ chồng lúc mới cưới xứng đôi đẹp lứa, một tấm hình cháu trai khoảng ba, bốn tuổi ngồi kề đầu giường mẹ với cái bánh sinh nhật, do bác (anh của Tú) cho. Loan nằm ngoảnh mặt nhìn con cười. Thuận không ngờ, nhìn Loan khi bị bịnh, già gấp đôi số tuổi và nhan sắc xinh đẹp cũng biến đi đâu mất, chẳng tìm thấy lại nét như tấm hình kia. Thuận bị ám ảnh về lẽ vô thường theo thuyết nhà Phật, cuộc đời có đó rồi chia lìa, hạnh phúc rồi khổ đau. Sao mà quá ngỡ ngàng... Tú ra đi nhưng còn để lại người vợ thật thương đau, Thuận cảm thấy choáng ngợp và tim bị đè nặng khi đối diện với sự thật... Mảnh ký ức lãng đãng đi về từ góc kín trong tâm hồn, từ trái tim có lẽ đã bị bụi thời gian phủ mấy lớp, nay được vén nhẹ bức màn cho thấy hình ảnh sân trường, những buổi trong lớp học, những giờ đi lao động, người thanh niên tên Tú cao ốm, nét mặt thanh tú hiền hoà. Những buổi cả nhóm đi học chung, những buổi vào mùa thu đạp xe ngắm lá vàng, Tú thường nói “lá thu thì đổi sắc nhưng hồn thu muôn đời vẫn dạt dào trong tim Tú”, người thanh niên thích đàn hát và mê thơ văn, giờ đây đã an giấc nghìn thu....

Một tuần trôi qua... Thuận mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều, chị chia sẻ câu chuyện này với chồng và chị em mình, mọi người càng sững sờ cảm xúc dâng nghẹn. Quang (chồng Thuận) thúc giục vợ giúp đỡ thực tế, các anh chị cũng đóng góp chung, chị thực hiện ngay công việc gởi về số tiền lớn. Thuận đọc được câu danh ngôn của Robert Southey “No distance of place or lapse of time can lessen the friendship of those who are thoroughly persuaded of each other ‘s worth (không sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể làm yếu đi tình bạn của những người thực tâm bị thuyết phục bởi giá trị của nhau).

Nghĩ đến Loan hoàn cảnh nằm một chỗ, tuổi còn trẻ giống như mình, hạnh phúc đến quá nhanh rồi đi, nỗi thương tâm ám ảnh hoài Thuận cần phải cố gắng giúp đỡ hơn nữa. Xứ Mỹ ai mới qua rất dễ bị xa hoa vật chất mê hoặc, vợ chồng Thuận chẳng ham muốn điều gì. Chồng chị xuất thân từ dưới làng quê thuộc con nhà nghèo học giỏi, thi vào đại học tổng hợp có điểm cao miệt mài bốn năm, nhưng khi tốt nghiệp khó kiếm việc, được anh chị Cả lo cho vượt biên, tới đảo làm thông dịch viên và dạy Anh văn. Qua Mỹ học nghề Car repair and Check Smock, Quang chỉ muốn cơm cá kho kiểu đồng quê chẳng hề biết hàng quán. Thuận sống giản dị không đua đòi với ai, chị tận dụng coupon sale cắt từ báo quảng cáo thực phẩm, chưa hề đi xe mới vì chồng biết sửa xe. Đời sống giản tiện hết sức nhưng chồng chị luôn cổ động giúp hoàn cảnh của Loan, nên chị vẫn đều đặn thực hiện. Dần dà các anh chị em của Thuận cũng quen luôn với Loan, anh này gởi xe lăn, anh kia về VN xây mồ mã đều ghé thăm Loan.

Trở về Mỹ kể lại cuộc sống của Loan thật xót thương, càng làm Thuận tiết kiệm hơn trong cuộc sống để tiếp viện thêm. Khi các con lên tám lên mười, trong buổi cơm nghe chuyện ba mạ kể về dì Loan, các con nói hớt:

- Tội dì Loan mẹ ơi, mẹ gởi thêm tiền nữa đi. Thuận nghe con nói rất xúc động, nhưng cố làm bộ mặt tỉnh bơ:

          
- Gởi thêm nữa thì bớt phần gạo, các con phải ăn cơm ít lại có được không?

- Được chứ mẹ, con bớt lại một chén.

Cả hai con cùng nhao nhao nói làm chị phải phì cười khi nhìn nét mặt ngây thơ hồn nhiên, biết thương người thật đáng yêu.

Hơn hai mươi năm Thuận vẫn giữ tình bạn thân thiết với Loan, bòn nhặt chia sẻ tiền bạc, cũng như cổ động tinh thần bạn vững lên. Dần dà Loan đã ngồi được xe lăn, được đẩy ra ánh sáng nghe chim hót, phơi nắng hồng, nhìn thấy bông hoa, cây cỏ xanh mướt trong khu nhà vườn thoáng rộng. Bé Vũ học rất giỏi, đó là nguồn an ủi động viên lớn nhất đối với Loan. Thuận cố gắng thêm để cháu Vũ đi nốt con đường học vấn, hầu sau này cháu có nghề nghiệp vững chắc bảo bọc cho mẹ. Ông trời vẫn còn một góc tình thương dành cho những cảnh đời bất hạnh, nay cháu Vũ đã thành giáo sư đại học dạy môn Anh Văn trường sư phạm.

Còn nhớ lúc Minh (con đầu của chị) tốt nghiệp trung học vào trường UC San Diego học ngành Biology and Chemistry, Minh rất nhanh nhẹn, từ từ quen giờ giấc học hành và sinh hoạt chung quanh. Mấy tháng hè cháu không về nhà, thường gọi phone hỏi mẹ:

- Mẹ còn giúp dì Loan không? Nên giúp đi mẹ, ở đây con đủ trả tiền nhà, tiền ăn, mẹ đừng gởi thêm cho con nữa. À mẹ ơi! Nho nơi đây $4.99/1lb có đắt không mẹ? Chị thấy con có máu hà tiện giống mình cũng bật cười nhưng khuyên con:

- Cứ ăn đi con, mắc cũng mua ăn cho đủ chất trong người, khi đó mới lấy sức học được.

Cháu lại khoe tiếp

- Mẹ ơi con xin được các việc lặt vặt kiếm tiền, mùa tới mẹ không cần lo, con đủ khả năng trả tiền nhà (hùn chung đám bạn), và tiền ăn.

Thuận không yên tâm hỏi gặng con

- Con lo dồn tâm trí học, làm việc gì kể mẹ nghe xem

- Con làm bốn job lận, tiệm sinh tố ba tiếng buổi trưa, một tiếng job dẫn chó đi ra ngoài, một tiếng đọc truyện cho cụ già Mỹ, cuối tuần giữ một cháu trai.

- Trời ơi con làm vậy thì giờ đâu học nữa, mẹ đủ sức lo cho con tiền ăn ở mà

- Không sao đâu mẹ, con học được mà, mẹ dư giúp dì Loan tiếp nhé

Nghe con nói Thuận muốn ứa nước mắt. Nhớ lúc các con ở với mình, vợ chồng thay phiên nhau chở con học trường Việt ngữ Văn Lang trên San Jose, các con học giỏi được phần thưởng cuối mùa, trường lại thiếu giáo viên nhờ các con dạy tiếp. Khuôn mặt Minh và Việt non choẹt mới mười sáu, mười tám tuổi, các em nhỏ gọi “Thầy” thật mắc cười. Các con tự học, Thuận chỉ biết chăm lo bồi dưỡng, mỗi tối gõ cửa phòng đem sữa, trái cây gọt sẵn nói vài câu ngọt ngào khuyến khích.

Thế rồi Minh chuyển qua University of Michigan, Ann Arbor, mượn tiền trường học, nay đã tốt nghiệp bằng dược sĩ làm trên San Francisco. Việt (con trai thứ nhì) vào trường UC Berkeley học ngành Public Health, ngày ra trường cháu tự động tìm tòi lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thân yêu dán lên mũ đội. Làm việc vài năm Việt nhảy qua New York theo công việc Solutions Architect (build software).

Thỉnh thoảng các con gọi phone nói chuyện đều hỏi câu:

- Dì Loan nay sao rồi mẹ? Có cần con cho tiền để mẹ gởi không?

- Không cần con, mẹ có tiền mà, nhưng bây giờ con trai Dì Loan dạy học có lương cao bảo đảm lo đầy đủ cho dì Loan rồi, không sao đâu con.

Đến nay các con của chị đều có công ăn việc làm ổn định, cháu Vũ (con của Loan) cũng đã mua nhà thay đổi chỗ ở cho mẹ Loan thoải mái hơn. Nghĩ đến các con và cháu Vũ, chị thấy lòng nhẹ nhõm, niềm vui lâng lâng tràn ngập. Bao nhiêu mùa thu đi qua, bao nhiêu lần thay lá nở hoa tiếp nhận xuân hạ, nhưng hồn thu vẫn còn đó, vẫn ghi hình ảnh ngày nào có đôi bạn đạp xe trên con dốc cao ngắm lá vàng rơi, dẫu rằng rừng thu đã thay lá bao nhiêu lần theo thời gian...

Minh Thúy Thành Nội 

 

Ý kiến bạn đọc
26/12/202305:22:12
Khách
Tôi được biết bài này là câu chuyện thật!hình như Tác giả doir Tên nhân vật !đọc chuyện này mất ngủ một thời gian vì buồn và rất xúc động ,Nhân vật này rất tốt và mối tình đầu của họ rất Đẹp ,Cám ơn Tác giả qua lối viết rất hay
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,729
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân chính thức trở thành Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Ba tôi qua đời năm Mậu Thân 1968, còn trẻ lắm, em Út thứ 9 trong nhà nói: “em không nhớ mặt Ba”, tội nghiệp, lúc đó nó mới có ba tuổi; Má tôi vừa bỏ chúng tôi đầu xuân năm 2023, thượng thọ gần bách tuế. Từ thuở nhỏ, chúng tôi lớn lên không có Ông Bà cả hai bên Nội, Ngoại. Ông Bà Ngoại với con cái sống cuộc đời thương hồ, trôi nổi nước lớn nước ròng, buôn bán theo mùa ở Châu Đốc. Rồi Ông Bà lần lượt qua đời khi tuổi không thọ lắm. Má tôi có chồng, thì Má chồng đã mất, Ba chồng bồng ẳm hai cháu Nội mới chập chửng biết đi được vài lần thì gia đình tôi dọn nhà lên Sài Gòn. Rồi ông Nội qua đời. Nghe Ba và Cô Hai kể, Ông Nội nằm đọc báo ngủ trưa, ngủ luôn giấc ngàn thu, rời hơi thở nhẹ tênh, nhà quê gọi là đứt mạch máu. Năm đó, Ông vừa qua tuổi 50. Má kể, tôi cũng được Ông Nội bồng vài lần lúc mấy tháng,
Hằng ngày, một mình, tôi vẫn tiếp tục lặng ngắm bức tranh thêu hai con hạc trắng như ngày nào khi hai chúng tôi bên nhau. Con chim trống luôn luôn là hình ảnh oai phong - khỏe mạnh của chồng tôi những ngày đầu chúng tôi quen nhau cách đây hơn 50 năm. Thương làm sao, lúc về già, chồng tôi y như con hạc trống già vẫn ráng vươn cao cổ che chở con chim mái ướt sũng đứng nép mình cạnh bên. Thương, nhớ… những ngày hạnh phúc có nhau nhưng tôi không bị dày vò , xót xa vì tôi đã sống trọn vẹn và làm đầy đủ bổn phận của một người vợ, người mẹ …Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật nghiệt ngã, đời người rồi ai cũng phải đi tới các trải nghiệm đó. Chấp nhận và có chuẩn bị chu đáo vẫn hơn là né tránh!?
Tôi đã hứa với Văn, ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần lễ nghỉ phép, tôi sẽ đến nhà làm giúp cho Văn cái giàn mướp. Sau khi mở cửa cho tôi vào nhà, Văn pha cho tôi ly cà phê rồi đến ngồi trên cái ghế xoay đối diện với máy điện toán, tiếp tục đọc trang mạng. Văn thường nói với bạn bè: Đọc và viết là một phương cách giúp cho não bộ hoạt động và thư giãn tâm trí, một món ăn tinh thần tốt lành, không tốn kém. Đọc xong bản tin đặc biệt và bài bình luận thời sự trên trang mạng, Văn đứng dậy, đi đến phòng ăn sửa soạn ăn sáng rồi cùng tôi làm cho xong cái giàn mướp thì điện thoại reo. Văn vừa nói câu hello thì đã nghe giọng nói lớn tiếng từ điện thoại.
Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện. Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.
Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: ”Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức chết đi được, phận sự của mình là cung cấp phụ tùng linh kiện, còn việc khâu kỹ thuật là của thằng James, sao việc gì nó cũng đổ hết cho mình? Mà đâu chỉ mỗi việc này, còn nhiều chuyện bị áp lực nặng khác nữa. Mình làm lâu năm, kinh nghiệm tốt, được khen “good job” vậy mà bị tay đốc công đì, đối xử bất công. Những người làm cùng việc ở các tổ khác đã tăng lương hai lần rồi mà mình thì không được, đã thế cứ nhè những việc khó thì giao cho mình. Mình xin đổi qua tổ khác nó cũng không cho chuyển… Giận lắm nhưng nhịn thì tức, nhiều lúc muốn chơi nó cho bỏ ghét!
Có người bảo rằng tiếng chuông điện thoại là “niềm vui của tuổi trẻ và nguồn an ủi cho tuổi già” Đối với bà Thoa, tiếng chuông điện thoại còn là tiếng gọi của tình yêu khi còn trẻ, là tiếng lòng thương mến khi làm mẹ, là tiếng gọi mong chờ và là liều thuốc an thần khi nằm trong viện dưỡng lão. Nhớ thuở xa xưa, lúc tuổi xuân thì, bà có nhan sắc lại con nhà danh giá, nhiều thanh niên con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai theo đuổi, nhưng không anh nào lọt vào vòng “chung kết”. Cuối cùng bà “phải lòng” anh phó quận vì tiếng chuông điện thoại.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó
Năm tháng trôi qua, bao nhiêu lượt người đến đi, không có gì xảy ra; bà quen dần với những người khách trọ xa lạ, tự cho mình là chủ quán trọ. Bà tế nhị quan sát cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của từng vị khách, đánh giá từng người, xã giao vừa phải. Bà nghĩ xử thế làm sao để khi người ta đi vẫn giữ được thiện cảm với nhau.
Nhạc sĩ Cung Tiến