Hôm nay,  

Đường vào Học Viện Không Quân Hoa Kỳ (USAFA)

22/09/202300:00:00(Xem: 4227)

hoc vien khong quan hoa ky
Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio.

*
Thế là cuối cùng tôi cũng đã đến được Hoa Kỳ, thỏa mãn ước mơ tìm tự do sau hai mươi lần cố gắng vượt biên, trải qua gần sáu năm tù ở các trại lao động cưỡng bức với ba lần bị bắt, hơn mười năm “chết dí” bên trời tị nạn Phi Luật Tân vì tới đảo sau ngày đóng cửa (cut-off date!)

Thời gian này vừa đi làm vừa dự định đi học nên tôi đã nộp đơn vào một trường Community College ở VA, rồi được xếp lớp và nhận được “financial aid” xong nhưng vì cha mẹ tôi bên nhà đau yếu nhiều, không có tiền thuốc thang, tôi đành bỏ học theo người anh lớn tuổi cùng ở bên đảo ngày xưa về SC làm “nails!” Nhưng dù vậy tôi vẫn nghĩ sẽ cố gắng làm để có tí tiền nuôi thân và gửi về cho cha mẹ già chút đỉnh chữa bệnh trước rồi từ từ sẽ thu xếp đi học lại do đó khi làm được vài tháng, túi có rủng rỉnh ít tiền, tôi liền mua quà và mang ra bưu điện gần nhà để gửi về Việt Nam ngay. Lâu quá tôi không còn nhớ chuyện gì bởi khi ấy là vào khoảng năm 2000, tuy nhiên lúc tôi nói “character” thì cô nhân viên bưu điện không hiểu và bực mình khi tôi lặp đi lặp lại mấy lần. Hóa ra là trong thời gian làm việc với luật sư Nguyễn Hoàng Vũ từ Úc sang Phi giúp dân tị nạn thì tôi bị ảnh hưởng cách phát âm của em, mà Úc vốn là thuộc địa của Anh nên người Úc nói tiếng Anh bằng giọng Anh do đó có một số từ khác với người Mỹ, khiến đôi bên không hiểu được.

Năm 2001, khi ra phi trường về VN, tôi có mang theo cây đàn ghi ta (guitar) cho hai đứa cháu vì vậy sau khi cân hành lý xong, trước lúc giao tôi có hỏi xin một cái “fragile sticker” dán lên thùng đựng đàn nhưng tôi phải nói đi nói lại năm sáu lần thì người nhân viên mới hiểu. Lý do là hồi ở trại tị nạn, có một giáo đoàn Mormon được dẫn đầu bởi đôi vợ chồng mục sư cùng bốn năm nam thanh, nữ tú thường vào trại dạy Anh Văn cho đồng bào. Họ là những nhà hoạt động tôn giáo từ các nơi trên thế giới tập hợp lại để đi truyền giáo và trong một buổi học khi hai cô giáo trẻ đứng lớp, rất ư là dễ thương, duyên dáng, phát cho bọn tôi, mỗi người một bản “copy” bài học mà họ lựa chọn in ra từ các tạp chí nào đó. Lúc giảng từ “fragile” thì hai cô đọc hai cách khác nhau ở “syllable” thứ 2 của chữ. Sự khác biệt này khiến bọn tôi lúng túng không biết phải theo ai? Còn hai cô thì vô cùng ngạc nhiên và nhìn nhau cười ngất, té ra là cô đang giảng bài thì ở bên Canada còn cô phụ giảng lại ở Arizona, Mỹ!

Tiếng Anh là thế, tưởng dễ mà không phải dễ!

Từ kinh nghiệm ấy tôi bảo bụng, mình sang đây thì đã bốn mươi tuổi và muốn vào đại học thì tối thiểu phải mất hai năm ESL để trau dồi tiếng Anh mà với tuổi này thì phát âm là một vấn đề gay go chứ không phải chuyện chơi. Ước chi mình còn trẻ thì đỡ quá! Nghĩ tới điều ấy tôi bỗng buồn vô hạn và chợt muốn có con, vì nếu con mình sinh ở Mỹ thì nó sẽ nói tiếng Mỹ như người Mỹ nên có thể “phục thù” cho mình trong vụ này vô cùng “easy.”

Ý niệm tưởng như “quái gở” nọ cứ mãi “fécondé” trong đầu tôi nên vài năm sau lúc tôi quen vợ tôi qua vài lần gặp gỡ thì tôi quyết định lập gia đình liền theo mong mỏi của má tôi là muốn thấy tôi được yên bề gia thất trên xứ người. Đúng là như cụ Nguyễn Du đã nói trong Kiều:

“Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi”.

Đám cưới xong độ môt tháng thì “xẹt xẹt” vợ tôi cấn thai và sanh được một đứa con trai ngay. Tôi quá đỗi sung sướng vì con vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc của vợ chồng chúng tôi và nó cũng sẽ là người thay tôi thực hiện ước mơ năm xưa. Từ đấy tôi siêng năng, cần mẫn làm nhiều hơn để có tiền lo cho con nên chẳng còn thời gian đến trường nữa.

 
Một đêm xem TV, thấy đài có “report” một tai nạn thương tâm lúc một em bé bị chết chìm ngoài suối khi đi “field trip” do thiếu người trông coi làm tôi sợ và quyết định đưa con tới YMCA gần chỗ tôi ở, cho nó học bơi để tự bảo vệ bản thân. Lúc ấy nó khoảng bốn tuổi. Học được hơn tháng, tôi hỏi nó:

Con bơi sao rồi? Thích không?
Dạ, thích. Con bơi được rồi.
Cô giáo có nói gì không?
Dạ, cô nói con bơi như “chó” á!

Tôi phì cười, bỏ đi nhưng nhớ lời ba tôi nói ngày xưa khi ông bắt tôi đi học bơi trước khi đi vượt biên rằng “rớt xuống nước, không chìm là được.” Nên đối với con tôi bây giờ thì “như gì cũng được, miễn không chìm là OK!”

Và lúc con lên năm tuổi là vợ tôi chỉ đi làm “part time” còn tôi thỉnh thoảng cũng bớt giờ đi làm để cùng nhau đưa con đi tập đá banh, chơi piano…Tôi không ép buộc con tôi phải học mọi thứ nhưng tôi cố gắng tạo cơ hội cho nó biết tất cả trong điều kiện có thể của chúng tôi. Còn việc theo đuổi học cái gì là do sở thích và đam mê của nó! Khi con trai được mười tuổi, chúng tôi đưa con đi tập võ vì dù ở đất nước này văn minh đến đâu, bình đẳng tới cỡ nào thị việc kỳ thị chủng tộc, màu da cũng vẫn còn tuy thời điểm đó chưa lộ liễu như hiện nay. Ngoài ra tôi cũng muốn cho nó mạnh mẽ để tự vệ nhằm tránh các tình trạng đau lòng khi bị “bully” như đã từng xảy ra nơi các trường học. Nhờ trời thương, con trai tôi học gì cũng đạt được kết quả khá. Năm 2020, sau khi lấy đai đen của môn “To Shin Do Go Shin Taijutsu” xong, nó được chọn tập luyện để trở thành “instructor” phụ trường giảng dạy thì đại dịch Covid-19 bùng phát. Mọi chuyện đành tạm ngưng!


Trong thời gian ở nhà học “online,” chẳng biết nó tìm tòi, nghiên cứu thế nào mà năm lớp 12 trong khi chúng tôi đang suy nghĩ để hướng dẫn con theo ngành nghề gì thì một đêm trong lúc ăn cơm tối nó cho hay nó quyết định chọn đi “US Air Force Academy (USAFA)” làm hai vợ chồng tôi ngỡ ngàng bởi xin vào được đây học không phải là chuyện dễ dàng. Điều kiện và thủ tục xin vào đây thì tôi đã trình bày trong bài viết “Hướng nghiệp du ký” sau khi đi thăm trường ở Colorado Spring về và đã được đăng trong chương trình Viết Về Nước Mỹ năm 2022 rồi.

Bây giờ xin đi học thực sự nên có nhiều việc cần phải làm ngay khi niên học bắt đầu như con tôi phải xin các thầy cô, huấn luyện viên thể dục thể thao, hiệu trưởng… viết thư đến những vị thượng nghị sĩ dân biểu tiểu bang giới thiệu về trình độ học vấn, điểm GPA, hoạt động thể thao, sinh hoạt học đường, cộng đồng trong thời gian tới của nó để mấy vị này xem xét và cấp cho “Letter of Recommendation” nộp cho học viện như là thứ cần thiết đầu tiên của “điều kiện ắt có và đủ” vậy!

Rồi sau gần cả năm nỗ lực học hành đạt điểm GPA 4.38, cũng như tích cực hoạt động thể thao, tham gia các công tác cộng đồng, hiến máu cho Community Blood Center, Community Tissue Service, hăng hái sinh hoạt học đường bất kể nắng mưa hay mùa đông tuyết giá nó được hầu hết bạn bè, thầy cô thương mến và được họ viết những thư giới thiệu như dưới đây.
 
***
 
Cuối cùng nó được cả vị dân biểu cùng hai thượng nghị sĩ tiểu bang cấp bằng khen, tiến cử vào học viện. Mọi việc êm ả, thuận buồm xuôi gió đến một hôm thì nó nhận được thư báo “denied” của trường do thị lực không đạt tiêu chuẩn vì cận thị hơn tám độ (diopter.) Buồn bã nhưng tuy nhiên ngay khi được e-mail từ chối của trường thì nó đã “re-apply” liền cho năm tới theo một kế hoạch khác mà nó đã tìm hiểu kỹ lưỡng! Vì theo tài liệu nó nghiên cứu thì có khoảng 25% sinh viên sĩ quan đang thụ huấn ở học viện là các thí sinh sau khi bị từ chối đã nộp đơn lại. Thường thì Ban Tuyển Chọn thích những trường hợp này vì việc nộp đơn lại chứng tỏ quyết tâm của học sinh muốn theo đường binh nghiệp chớ không phải vì một phút bốc đồng nên ít “drop-out” giữa chừng do đó khi cứu xét lại thí sinh dễ được nhận vào hơn. Ngoài ra, còn có một cách nữa là xin vô The Air Force Reserve Officer Training Corps (AFROTC) rồi sau một năm sẽ xin trở lại USAFA với giấy giới thiệu của trường này thì sẽ rất mạnh.

Thế là nó nộp đơn ngay vào AFROTC cùng lúc với một số đại học trong tiểu bang OH. Bây giờ thì nó được học bổng toàn phần của OSU (The Ohio State University) và đồng thời cũng được AFROTC nhận nhưng họ lại chuyển em sang binh chủng Space Force của ROTC. Thật ra ngành này đã được cựu Tổng Thống Ronald Reagan lập ra trong chiến dịch “Chiến Tranh Các Vì Sao (The Star Wars) nhằm tháu cáy Liên Xô do đó không phát triển mấy. Mãi cho đến gần đây vào một dịp nói chuyện của cựu Tổng Thống Donald Trump trong nhiệm kỳ của mình về vấn đề UFO thì ông có nhắc lại chắc là ông sẽ mở rộng ngành Lực Lượng Không Gian (Space Force) thì Không Quân Hoa Kỳ mới chộp lấy ý tưởng này để thực hiện. Tuy nhiên vì ông Trump không đưa ra một chương trình riêng cựu thể về tài chánh, nhân lực… do đó hiện nay ngành này tạm thời nằm chung và dưới sự điều hành của Không Quân Hoa Kỳ! 
 
***
 
Hiện tại thì con tôi đã ra trường trung học và nghỉ ngơi, đợi nhập học vào mùa Thu này sau những tháng ngày vất vả lo lắng. Nhân đây, tôi cũng xin nói rõ một điều trong bài viết này là tôi không cố ý khoe khoang về con mình mà chỉ muốn viết thật chi tiết, rõ ràng về các sự việc tôi biết bởi đã xảy ra cho con tôi trong việc xin vào học ở học viện này để cho những em học sinh Việt Nam khác hay các bậc cha mẹ nào muốn cho con mình vào đây học trong tương lai biết được đôi điều hầu tham khảo, tìm hiểu thêm, chuẩn bị chu đáo hơn nhằm đỡ tốn kém thời gian, công sức thế thôi.
 
Gần nửa thế kỷ người Việt đã lưu vong và đến sống trên đất nước Mỹ, được đất nước này nuôi dưỡng, bảo bọc nên đây đã là quê hương của chúng ta. Vì thế chúng ta phải giáo dục cho con cháu mình hiểu rõ để có nhận thức đúng đắn về bổn phận và trách nhiệm của chúng khi chúng trưởng thành, khích lệ các cháu tham gia vào các dòng chính của Hoa Kỳ nếu các cháu mong muốn. Bởi cộng đồng người Việt càng có nhiều con em Việt Nam thành đạt trong nhiều lĩnh vực thì càng làm rạng rỡ cho dòng giống, dân tộc Lạc Hồng không chỉ ở đây mà còn cho cả quê hương bên kia bờ Thái Bình nữa do đó giờ đây chúng ta phải ươm trồng cây con, lo nuôi dưỡng người trẻ một cách thiết thực nhất mà chúng ta có thể vậy.
 
Triều Phong (TPN)
Ohio, mùa hè tươi mát 2023 
 

Ý kiến bạn đọc
23/10/202301:13:32
Khách
Cám ơn ý kiến của chị Hương và anh Tiến nhiều.
TP
22/10/202322:25:35
Khách
Cám ơn ý kiến của chị Hương và anh Tiến nhiều.
TP
20/10/202312:26:02
Khách
Chào anh Triều Phong,
Tôi đọc bản tin "hai em bé chết đuối trong hồ bơi tại một nhà trẻ ở San Jose" mấy ngày qua và chợt liên tưởng đến bài này của anh và hôm nay mới thấy rằng cách suy nghĩ để dạy con, lo cho con năm xưa của anh rất là đúng. Cám ơn về bài viết chia xẻ nhiều kinh nghiệm này.
Tiến V.
01/10/202314:47:13
Khách
Một đề tài rất giá trị cho các em học sinh chuẩn bị vào đại học qua câu chuyện kể dí dỏm bằng cách hành văn rất bình dân nhưng vô cùng lôi cuốn của tác giả. Thank you.
Q. Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 471,321
15/12/202300:00:00
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
11/12/202300:00:00
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
08/12/202300:00:00
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
04/12/202310:05:00
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
02/12/202322:15:00
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
30/11/202313:49:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
29/11/202312:02:00
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
24/11/202300:00:00
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
21/11/202318:34:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
17/11/202300:00:00
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.