Hôm nay,  

Tuổi Hoàng Hôn

08/09/202300:00:00(Xem: 4396)

IMG_0744
Tác giả Đỗ Dung (áo đỏ) nhận giải Danh dự năm 2021
Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên. Tác giả nhận giải Danh dự năm 2021.

*
 
Bà Phiên kéo rèm, mở tung hết các cửa sổ cho nắng sớm ùa vào phòng.  Nắng Tháng Ba vàng tươi, trong trẻo.  Đúng là Nàng Xuân đã tới, đã xua đi những u ám, xám ngắt của những ngày tháng mùa đông lạnh lẽo. Bước ra vườn sau, bà vươn vai, hít thật sâu cho không khí trong lành của buổi ban mai tràn vào đầy buồng phổi. Trời đẹp quá, mấy cây cải Nhật như đang say sưa tắm nắng, cây cối đã hồi sinh.  Những hột kinh giới, tiá tô, húng quế, húng lủi, dấp cá... rơi xuống từ mùa trước nay đã nẩy mầm cho ra những cây con bé li ti.  Những chùm nụ hồng bé tí đã ra đầy trên giàn, mấy cành Quỳnh điểm những nụ hoa xinh xinh bằng đốt ngón tay út. Nhìn qua hàng rào, rặng cây Dogwood sau nhà đơm đầy nụ trắng thanh khiết, gió nhè nhẹ, không gian thoang thoảng thơm như hương hoa Lài, hoa Ngọc Lan. 

Bà Phiên đứng xoay lưng về phiá mặt trời cho mắt khỏi chói và nắng không rát mặt, bắt đầu vẫy tay tập Dịch Cân Kinh.  Bà thủng thỉnh đếm, hết một ngàn cái vẫy, bà ngồi xuống chiếc ghế bành, xoa bóp chân tay. Tiếng ông Phiên vọng ra từ sân trước: “Bà đâu? Bà đâu?”, ông chạy ra sân sau nhìn thấy bà thì hạ giọng thì thào: “Wisteria đã có hoa!”.  Thế là như lò xo bật dậy, bà liú riú theo ông ra ngắm cây Tử Đằng.

Những chồi hoa bằng ngón tay, như những chiếc đuôi chồn nhỏ chi chít bám cành, đong đưa trong nắng như đang cười trêu ghẹo bà Phiên.  Niềm vui thích êm ả, len nhẹ trong lòng khiến bà lâng lâng sung sướng.  Dạo bà mới bịnh, Quy, cô con gái, thương mẹ mua tặng bà một cái computer để bà tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đỡ buồn.  Những vườn hoa Tử Đằng bát ngát hiện ra trên máy khiến bà say sưa.  Bà yêu màu tím từ nhỏ, màu tím của mộng mơ. Những giải hoa tím ngát cả bầu trời đã khiến bà tương tư, bà ước ao sao trong vườn nhà có một giàn phủ đầy hoa đẹp như thế. 

Năm ngoái, khi mới dọn về ngôi nhà này, một hôm khi đi Home Depot để mua thêm vài món đồ lặt vặt, hai cây Wisteria to, cao đứng ở góc vườn khiến bà ngẩn ngơ.  Xe của ông chở không vừa mà ngày thường các con phải đi làm, sao mua được đây!  Cả đêm bà nhớ cây mà ngủ không được, không biết đợi đến cuối tuần thì nó có còn ở đó hay không.

May quá, hôm sau, Khoa, anh con trai lớn đi làm về sớm ghé thăm xem mẹ mới dọn nhà có cần gì thì giúp. Bà kể chuyện bà sợ có người mua mất cái cây yêu quý của bà thì Khoa bật cười nói ngay: “Mẹ thay quần áo đi, con về nhà lấy xe truck rồi con đến đón mẹ đi mua liền”.  Thế là bà toại nguyện.

Thằng “Củ Khoai” của bà nay đã chững chạc, trưởng thành, đã cho bà ba đứa cháu nội thật xinh và ngoan. Nhớ lại những ngày sau Ba Mươi Tháng Tư năm ấy, cô Phiên còn là một thiếu phụ trẻ, chưa đến ba mươi, gia đình cô kẹt lại, chồng cô phải đi tù cải tạo, bé Quy, con chị  “Củ Mì” hơn ba tuổi, thằng em “Củ Khoai”chưa đầy một năm, hai đứa phải lủn tủn theo mẹ đi bán chợ trời.  Buổi trưa dắt con vào hành lang thương xá Tax, trải miếng vải nhựa cho con nằm, xoa lưng cho con ngủ mà cô tức tưởi, nghẹn ngào.  Ngày trước chỉ có ăn mày mới nằm thế này, vậy mà bây giờ ba mẹ con cô có khác chi họ, cũng lây lất nằm đây. Hết giờ nghỉ trưa, thương xá mở cửa, cô lại thu vén dắt con ra lề đường trải tấm nilon để mua bán tiếp. Bà nội ốm đau, bà ngoại cũng phải bương chải kiếm sống, các dì, cậu còn phải đi học, cô chẳng thể nhờ ai, đành phải tha con theo mình.  Thằng bé ngồi ghế nhỏ đằng trước, con chị ôm lưng mẹ đằng sau và hai bên ghi đông chiếc xe đạp treo hai cái giỏ cói chất hàng hóa mua bán hàng ngày.  Cuối tuần cô mới dám để con ở nhà bà ngoại chơi vì các dì, các cậu nhỏ được nghỉ học.

Những nhọc nhằn, khốn khó rồi cũng qua đi, cũng đến ngày ông Phiên được thả về, hai vợ chồng bà qua những gian truân cũng đưa được hai con đến vùng đất hứa bình an. Sang đây bà lại có thêm cu Lam, thằng con út Trời cho. Cu Lam năm nay đã ba mươi, cu cậu chí thú làm ăn, mua căn duplex xinh xắn này cho cha mẹ ở một bên còn cậu ở một bên với một chàng room-mate cho đỡ tốn tiền nhà.

Tiếng ông Phiên đưa bà về thực tại:

-         Này bà ơi, cây hồng vàng cũng đầy nụ rồi này.

Bà săm soi, quả thật mấy chùm nụ hoa vàng đã tượng hình, mỗi nụ hoa chỉ to bằng đầu chiếc đinh ghim.  Bà trêu:

-         Mắt nhỏ mà tinh quá ta.  Ông giỏi!

Ông nhún vai, nguýt bà một cái thật dài.

Bà đi thu hoạch, nguyên hái hai cây quất chưng Tết cũng được đầy một rổ, cũng phải vài trăm trái.  Ông xách vòi nước đi tưới cây. Bà vào sửa soạn món điểm tâm và làm đồ ăn để ông đem “đi làm”. Mỗi ngày ông Phiên sang nhà Khoa chơi với các cháu. Quy cũng ở gần đấy nên sau giờ học nhờ ông đón thằng cu út về ở chơi với đám con cậu Khoa. Thằng cháu ngoại lớn nhất chỉ còn hơn một năm nữa là vào đại học, thằng em kế học dưới anh hai lớp nên hai đứa có thể tự túc đi bộ về nhà. Sau bữa ăn sáng bà sửa soạn bữa ăn trưa cho các cháu rồi bà tiễn ông đi.

Nằm đu đưa trên chiếc võng trong bóng rợp của vườn sau bà thả hồn về dĩ vãng, nhớ đến nhóm bạn Trưng Vương thời áo trắng.  Những cô nữ sinh chuyên môn bát phố vào buổi trưa.  Năm Đệ Nhất học buổi sáng nhưng đôi khi phải học thêm buổi chiều nên cả lũ ở lại trường, rủ nhau đi bộ, vào hẻm Casino ăn bún chả, bánh cuốn rồi tà tà bước sang góc đường Lê Lợi – Pasteur, nơi có nước miá Viễn Đông, đu đủ bò khô, bò biá, lại còn khay phá lấu của ông Tầu, những miếng phá lấu thái miếng nhỏ vừa ăn, cắm sẵn vào những que tăm, mấy đứa đứng xúm xít vòng quanh, hào hứng lấy từng que, chấm tương ớt, bỏ vào miệng mà hít hà, sau đó cứ đếm tăm trả tiền. Vòng trở lại mé chợ Bến Thành, các cô làm thêm một ly đậu đỏ bánh lọt hay sâm bổ lượng.  Thật là ngon rên mé đìu hiu.  Bụng no căng các cô đi bộ trở lại Lê Thánh Tôn, khúc khích, rúc rích đùa giỡn với nhau trên con đường rợp mát bóng me xanh để trở về trường. Sau Tú Tài mỗi người một phương, đứa học môn này, đứa theo môn nọ, lại có cô lấy chồng, theo chồng đi xa. Rồi tiếp đến ngày đổi đời năm bảy lăm, thêm một lần tan tác.

Cứ thế liên tiếp bà nhớ lại chuyện này, chuyện nọ, chuyện những vất vả gian nan khi vượt biển rồi những khó khăn chật vật lúc đầu nơi xứ người.

Thấm thoắt mấy chục năm trôi qua, biết bao thăng trầm, bão tố. Bây giờ bà đã gần bẩy mươi, ngồi đây trong khoảng không gian tĩnh lặng tuyệt vời cuả một buổi sáng muà Xuân.  Không gian là của bà, thời gian là của bà.  Thỉnh thoảng tiếng kêu chíp chíp của những con chim nhỏ hay tiếng quàng quạc của những cánh chim đen bay chuyền cành trên cây cổ thụ bên nhà hàng xóm.

Bà đang ở tuổi hoàng hôn của cuộc đời, nắng đang từ từ tắt.  Đến một lúc bà hiểu ra lẽ vô thường của vạn vật, không có gì là trường tồn, vĩnh cửu.  Bà đã buông bỏ tất cả để vui những ngày ngắn ngủi còn lại trên cõi đời này. Với bà bây giờ còn mảnh vườn nhỏ cho bà chăm bón, vài tháng nữa cây cối sẽ vươn lên, bà sẽ vuốt ve, chuyện trò với chúng, hạnh phúc nhìn chúng từ từ lớn lên. Những buổi sáng bà sẽ đi bộ quanh vùng, thảnh thơi ngắm nhìn hoa thơm, cỏ dại, tận hưởng những phút giây êm đềm của hiện tại.  Ba đứa con của bà đã có cơ ngơi vững vàng, cuộc sống gia đình hạnh phúc, bà không phải quan tâm đến chúng nữa. Những ngày cuối tuần thỉnh thoảng bà nấu bữa ăn ngon gọi con cháu về quây quần cho bà nghe tiếng cười ríu rít trẻ thơ.  Những ngày nghỉ hè ông bà theo con cháu ra biển hay vào rừng ở những nơi hoang dã, xa lánh trần thế, sống gần thiên nhiên.  Bà sẽ cùng ông ngắm trăng trên biển, nhìn ánh trăng lao xao trên mặt nước hay thanh thản đi bộ bên nhau dọc theo bờ cát.

Hai con khỉ già hơn bốn chục năm sống có nhau, đúng là chia ngọt sẻ bùi.  Những lúc nhìn ông lụ khụ, nhìn bà già yếu bà cũng bùi ngùi nghĩ đến lúc chia tay.  Ai đi trước, ai còn ở lại với vai trò chiếc đũa lẻ. Nhưng rồi bà lại nghĩ sinh tử là chuyện đương nhiên, có ai sống hoài, ai cũng phải một lần ra đi. Lo nghĩ trước làm chi, cứ vui với những gì đang có trong tầm tay, ở đây, bây giờ, hôm nay.

Cứ nghĩ rồi bà lại tìm cách trút bỏ những bợn nhơ, vướng bận của cuộc đời, buông hết đi những bi lụy để chỉ còn cái tâm trong sáng.  Những vạt nắng chiều không trong trẻo, tinh khôi như nắng sáng nhưng ngọt như mật và rồi nắng cũng sẽ tàn, sẽ tắt  khi mặt trời xuống dần, khuất hẳn sau rặng đồi phía xa. Nhìn lên trời xanh thăm thẳm, bà Phiên yêu quá cuộc đời này.

Đỗ Dung
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,911
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến