Hôm nay,  

Papua New Guinea: Một Nơi, Người Cười

14/08/202312:59:00(Xem: 4124)

 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười hình 1
Hình: Tác giả với trẻ em trong một thôn làng.

Lời tác giả: Gặp Nina Hòa Bình trên trang mạng! Nina nhắc nhở nhè nhẹ, lâu quá, không thấy tác giả Nguyễn Trung Tây trên trang “Viết Về Nước Mỹ.” Khi đó mới chợt nhớ ra, từ hồi Covid ghé vào, tàn phá ngôi làng toàn cầu, tác giả hãi đoàn quân Covid quá! Bởi thế, quân ta trốn trong phòng, không xuất hiện.  Thật ra, tháng 6 năm 2016, tác giả đã rời Úc Châu, tu học tại Philippines. Tháng 10, 2020, tác giả bay về lại San Jose, California, trốn Covid. Tháng 5, 2022 tác giả bay về Philippines, lãnh văn bằng Tiến Sĩ Truyền Giáo tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of Saint Tomas.      

 

 ***

 

Sau hai năm quay về cố quốc bởi đại dịch Covid-19 (10/2020-11/2022), tôi cuối cùng cũng rời Mỹ bay sang Papua New Guinea (PNG) cho một chương sách mới tinh (11/2022).
 
Trước khi rời cố hương California, tôi cũng chia sẻ với nhiều người quen về đích đến PNG. Nhưng rất nhiều không có khái niệm về quốc đảo. Thậm chí, có người còn tưởng PNG thuộc châu Phi. Không chỉ là người Việt, ngay cả người Mỹ, và người Việt quốc nội, những người tôi đã gặp, họ đều không có khái niệm về quốc đảo PNG thuộc vùng Châu Đại Dương. 
 
PNG nằm về phía bắc Úc Châu, và phía đông Indonesia. PNG bao gồm rất nhiều bộ lạc, có ngôn ngữ riêng, hơn 820 ngôn ngữ, tôn giáo địa phương khác biệt, và những nền văn hóa riêng biệt của mỗi bộ lạc. Thí dụ, ẩm thực riêng, trang phục riêng, nghệ thuật riêng, v.v.
 
Người PNG nói tiếng Pidgin, ngôn ngữ chính nối kết tất cả các bộ tộc PNG. Thức ăn chính của dân vùng cao nguyên là khoai lang. Vùng biển hoặc đảo, lương thực chủ đạo là sago (một loại bột như bột gạo), hoặc chuối luộc. Cạnh đó là rau, khóm, bắp, chuối, và đu đủ. Vào những ngày lễ hội, họ ăn thịt heo hoặc gà. Heo có giá trị rất cao trong xã hội. Nhà gái thường thách cưới nhà trai từ 2, hoặc 5 tới 10 chú heo. Nếu đàng gái thuộc giới thượng lưu, số heo thách cưới có thể tăng cao hơn nữa.
 
PNG một thời bị Đức, Hòa Lan, Anh, Nhật đô hộ. Sau thế chiến thứ 2, PNG thuộc về Úc Châu. Năm 1975, chính quyền Úc trả lại độc lập cho người PNG. Thuộc khối Thịnh Vượng Chung của Anh, PNG có Thủ Tướng, người đứng đầu Quốc Hội. Nhưng bởi nét bộ lạc còn đậm sâu, tinh thần địa phương vẫn còn nằm sâu trong huyết quản của dân bản xứ.
 
Người dân PNG hiền hòa, hiếu khách. Gặp người lạ mặt trên đường, họ đứng đó nhìn mải miết. Nét ngạc nhiên xuất hiện đậm trên khuôn mặt. Phần lớn người dân sống ở thôn làng. Nếu cần, họ đi bộ tới phố, mua những thứ cần thiết, cho vào trong bilum (bí-lùm), mang về nhà. Tới quốc đảo PNG, người ta nhận ra dọc theo hai bên đường người dân vai đeo bilum đi bộ khá nhiều. Họ đi từng đoàn, hoặc cá nhân riêng lẻ. Phần lớn đi chân đất. Cứ thế họ đi tới phố, rồi lại đi bộ về tới làng. 


Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 2
Thanh niên PNG với con dao dài cầm trên tay đi lại nơi công cộng
Điểm đặc biệt nhất về xã hội PNG là thanh niên PNG có phong tục cầm theo một con dao dài trong khi đi trên đường. Con dao rất dài này chính là một phương tiện để người dân phát cỏ, chặt cây, và làm vườn. Nói ngắn gọn đó là một dụng cụ thường nhật tương tự cái cuốc mà người Việt Nam vác trên vai trên đường đi xuống ruộng. 

Nhưng người ngoại quốc dễ cảm thấy ớn lạnh, khi nhìn người thanh niên cầm dao dài đi trên đường phố. Đến ngày hôm nay, hơn 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa quen với hình ảnh văn hóa thanh niên PNG cầm dao dài đi lại dọc ngang trên đường phố. Chắc phải thêm một thời gian nữa, may ra mới quen được!
 
Công việc chính của tôi ở PNG là dạy học tại Đại Chủng Viện Good Shepherd. Các thầy nói chung chăm học và đạo đức. Cuối tuần, tôi cũng vô trong những thôn làng sinh hoạt với dân PNG. 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 3
Với các Thầy Đại Chủng Viện The Good Shepherd


Cũng như bất cứ một nền văn hóa nào trên thế giới. PNG có những nét văn hóa riêng biệt phản ảnh môi trường sống. Là đất nông nghiệp thuộc vùng nhiệt đới, người dân trồng khoai lang trong Vườn, đơn vị căn bản của văn hóa PNG. Trong khu vườn này, người dân trồng bắp, đu đủ, cà chua, rau quả, lương thực căn bản trong những bữa ăn hằng ngày xuất hiện trên mâm khoai lang, phải gọi là mâm khoai lang bởi dân bản xứ không ăn cơm. Người dân phát triển y phục và ngôn ngữ riêng của từng bộ lạc. Mỗi bộ lạc lại có những niềm tin riêng biệt. 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 4

Một nơi thiên hạ hay cười

 

Người dân PNG căn bản sống vào ngày hôm nay. Ngày mai, họ lại ra vườn, đào khoai lang, nhặt rau, bẻ bắp mang về mâm cơm gia đình. Sống đơn giản và vui với đời sống hiện tại, người dân PNG dễ cười. Gặp nhau, họ chuyện trò vang vang, nói cười không ngớt. Đây là một đặc điểm nổi bật của người dân đảo quốc PNG. Thêm một đặc điểm nổi bật về PNG là quốc đảo này mặc dù đời sống vật chất hạn hẹp, nhưng không có người homeless hoặc hành khất sống trên vỉa hè phố. 

Nguyễn Trung Tây Một Nơi Người Cười Hình 5
Với thanh niện PNG tại một gian hàng bán trầu cau và thuốc lá


Khi viết những dòng chữ này, tôi cũng đã sinh hoạt ở PNG được hơn 9 tháng rồi. Tôi vẫn còn lạ lùng với nền văn hóa riêng biệt này lắm. Nhưng tương tự như Môisen, khi bước vào sa mạc, Ông Trời đã yêu cầu lãnh tụ Môisen cởi đôi săng-đan, bởi vùng đất ông đang đứng là vùng đất thiêng. Tôi cũng thế, khi bước vào văn hóa PNG, tôi cũng đang từ từ bước vào ngôi Vườn văn hóa riêng biệt của dân PNG. Tôi cũng phải học lại từ đầu, từ ngôn ngữ cho tới những nét tổng quát về một nền văn hóa riêng biệt. Thí dụ, Mi nau likim kaikai kaokao long kakaruk na kumu/Tôi bây giờ thích ăn khoai lang với gà và rau. Trên tất cả, tôi cũng phải sẵn sàng để lại sau lưng những hành trang dư thừa cho đời sống mới tinh với người dân hay cười PNG.

 

Nguyễn Trung Tây

The Good Shepherd Seminary, PNG 










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.
Nhạc sĩ Cung Tiến