Hôm nay,  

Tình Người Viễn Xứ

28/07/202300:00:00(Xem: 3934)
  
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Tác giả đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và lãnh nhiều giải từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả

*

Cơn hồng thủy ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm đã xô đẩy hàng triệu người Việt ra khỏi quê hương và trôi dạt khắp nơi trên thế giới mà đông nhất là ở Hoa Kỳ. Thời đó, hễ thấy ai đầu đen thì người ta chạy riết lại nhìn mặt xem có phải là người Việt không. Nếu phải thì người ta ôm chầm lấy nhau. Có người nước mắt ràn rụa, giọt ngắn giọt dài, vừa mừng vừa tủi vì “ tha hương ngộ cố tri” mà. Dần dà số người Việt định cư ở Mỹ ngày càng đông thì hình ảnh thân thương kia cũng phai nhạt dần khi người ta đã trở thành công dân Mỹ, hội nhập vào đời sống xã hội Mỹ, lúc nào cũng gấp gáp lo chuyện cơm áo, gạo tiền, không còn thì giờ để quan tâm, dòm ngó tới hàng xóm láng giềng, kể cả bà con thân thuộc, nhất là những người ở xa. Hình ảnh một người Mỹ ngồi trên xe bus đi đến chỗ làm, vừa uống tách cà phê, vừa đọc báo cho thấy là thì giờ ở Mỹ rất hiếm hoi và quý báu. Có ý kiến cho rằng người Mỹ rất lạnh lùng, đèn nhà ai nấy sáng. Điều này không đúng. Giá trị Mỹ nằm ngay ở chính tên gọi của nó : Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đất nước hình thành bởi nhiều chủng tộc, sắc dân trên thế giới. Chính quyền và người dân Mỹ sẵn  sàng dang tay đón nhận, giúp đỡ, tạo mọi thuận lợi cho những ai đủ điều kiện muốn đến Mỹ sinh sống dầu là để tị nạn hay mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các chính sách về lương thực, thực phẩm, y tế, xã hội, giáo dục cho người mới tới, ai khó khăn về nhà ở thì có chế độ housing. Từ sau biến cố 30/4/1975 rất nhiều người Việt được các gia đình Mỹ bảo trợ, tiếp nhận, rước vào nhà, sống chung với họ như người trong một gia đình.

Thế hệ thứ nhất qua Mỹ hầu hết đã lớn tuổi. Tuổi già rất dễ rơi vào cảnh cô đơn và buồn chán, nhiều khi còn thấy mình vô dụng nếu như thì giờ nhàn rỗi không biết dùng vào việc gì. Ở Chicago ngoài sinh hoạt hội đoàn, chúng tôi tập họp nhau lại thành một nhóm nhỏ để cùng sinh hoạt, vui chơi với nhau không điều kiện và đặt cho nó một cái tên để gọi là Hoàng Gia. Hoàng Gia không phải là một hội đoàn có tổ chức, có qui chế, nó không có liên hệ, họ hàng gì với gia đình vua chúa, quý tộc, nó chỉ là Già Hoang nói lái. Già thì có còn hoang đàng chi địa thì không mà nó rất lành mạnh và vui nhộn. Phương châm hoạt động của nhóm là  “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ ”. Thường thì mỗi tháng chúng tôi gặp nhau một lần để mừng sinh nhật cho một thành viên trong nhóm. Mỗi lần tụ tập với nhau thì tha hồ kể cho nhau nghe một thời của quá khứ, kinh nghiệm đã trải qua, đem khoe một tấm ảnh mới chụp, một bức tranh mới vẽ, một bản nhạc mới sáng tác, một truyện ngắn, một bài thơ mới làm rồi bình phẩm, khen chê, vui đáo để. Lâu lâu lại tổ chức đi du lịch với nhau nữa. Nhà thơ Thanh Ngọc 92 tuổi là người cao tuổi nhất nhóm, có nguyện vọng muốn tập họp thơ của mình lại, in thành một tập để trình làng trước khi anh nhắm mắt mà không có điều kiện. Thế là cả nhóm xúm lại giúp đỡ và anh đã được toại nguyện. Phải gặp nhau thường xuyên mới biết ai còn, ai mất, ai có bệnh hoạn đau yếu gì không để kịp thời viếng thăm, giúp đỡ. Đó là chủ trương của nhóm. Anh Thanh Ngọc sống một mình giống như anh Nguyễn Thắng Thương, cách phòng anh Thương vài căn, được anh Thương giúp rất nhiều khi đau yếu bệnh hoạn cho đến khi mất.
 
 
linh nguyen 1
Anh Nguyễn Thắng Thương áo sậm ngồi giữa. Hình chụp tháng 9/2012, lúc này anh đã bệnh rồi 
 
 
linh nguyen 2
Linh Nguyễn và anh Thương
  Hình chụp tháng 2/ 2023
  
Anh Nguyễn Thắng Thương sinh năm 1942, không vợ không con, sống một mình trên tầng 14 của một cao ốc dành cho những người có khó khăn về nhà ở. Bà con thân nhân không ai ở gần nên anh xem Hoàng Gia như một gia đình và sinh hoạt với nhau trên mười năm nay. Năm 2012 anh Thương bị bệnh ung thư hạch, trong người có ba cục bứu. Lúc đó anh chỉ còn là một bộ xương và không có hy vọng sống còn. May mà nhờ có  cháu Linh Nguyễn biết anh Thương từ trước, giúp đỡ. Cháu Linh Nguyễn sinh năm 1971, cùng ba mẹ đến Mỹ năm 1992 theo diện HO-10. Sau khi học Y Tá bốn năm, cháu ra trường làm việc ở bệnh viện Rush North Shore, các trung tâm phục hồi sức khỏe (rehab) như Buckingham, Lincolnwood Place  từ năm 2001. Linh liên lạc với bác sĩ, bệnh viện và chỡ anh Thương đi cấp cứu, làm hóa trị, mỗi lần làm từ 7 đến 8 tiếng, về nhà còn phải theo dỏi 2 tiếng nữa. Linh tự nguyện và âm thầm giúp anh Thương cho tới năm 2017 bệnh anh Thương trở nặng thì một công ty chuyên về chăm sóc bệnh nhân mới giới thiệu Linh đến chăm sóc cho anh Thương tại nhà theo qui định hai lần một tuần, mỗi lần một giờ  với giá 50 $/giờ. Thực tế cháu phải phục vụ anh Thương từ bảy đến tám tiếng một  ngày mà chỉ được trà có một giờ nên thiệt thòi rất nhiều. Sau một ca mổ anh Thương được cho về nhà thì tình trạng trở nên ngày càng xấu. Cháu Linh phát hiện trong người anh Thương còn 21 cái staples sau khi phẩu thuật bác sĩ và những người có trách nhiệm quên follow up, không hẹn ngày tái khám để lấy những cái stapples ra. Linh lại  phài đem anh Thương vào lại bệnh viện để phẩu thuật lại và anh Thương được cứu sống. Linh nói đây là malpractice, nếu thưa kiện thì các cá nhân liên hệ có thể bị rút giấy phép hành nghề. Từ năm 2001 cháu Linh đã bị bệnh tim phù động mạch chủ và suy thận giai đoạn cuối, tỷ lệ sống còn là 20% vậy mà vẫn đi làm, trong mười năm chờ đợi mới được đưa vào danh sách 1500 người chờ ghép thận mà Linh là người đứng cuối bảng. Bất ngờ vào năm 2020 ở Buckingham có một bà Mỹ trắng mà cháu Linh phục vụ đã viết một bài báo ngắn về trường hợp của cháu đang cần một trái thận. Bài báo được phổ biến ở nhà thờ. Một người bạn của Linh thấy vậy mới đưa lên Face Book. Một bà Mỹ trắng ở Naperville tên là Louise Porter biết được mới liên lạc với cháu. Sau khi tìm, hiểu bà và chồng đồng ý hiến một quả thận của mình cho cháu. Cuộc ghép thận được thực hiện thành công ở bệnh viện North Western Chicago như một phép mầu : Chỉ hai tiếng sau khi ghép thận thì cháu đi tiểu được mà 4 năm trước cháu không thể. Cháu nói phải lọc thận một tuần 3 lẩn, mỗi lần 4 tiếng. Chi phí lần ghép thận này lên đến một triệu đồng mà cháu Linh khỏi phải trả đồng nào vì có bảo hiểm và chế độ medicare thanh toán. Linh cho biết vào năm 2009 mặc dầu đang bệnh nặng và tài chánh khó khăn nhưng Linh và gia đình đã chi 3000 USD, tương đương 60 triệu đồng VN giúp một bệnh nhân tên Lý Mạnh Hà ở Sa đéc, Đồng Tháp Việt Nam cần phẩu thuật mổ tim gấp mà không có tiền và ở trong tình trạng sống còn chỉ là 20%. Nhờ cháu Linh mà một bệnh nhân được cứu sống. Linh cứu giúp người vô điều kiện nên Linh cũng được người cứu giúp. Có phải chăng đó là vấn đề tâm linh hay là  định luật của Thượng Đế, là nguyên tắc của cuộc đời : Gieo nhân nào thì gặt quả đó, gieo duyên lành tất sẽ được ân phước. Cùng năm đó cháu Linh được Lincoln Wood place, một tổ chức điều hành các nursing home toàn tiểu bang Illinois chọn trong số 120 y tá xuất sắc ở các nursing home được đề cử để trao bằng Heart of Caring, phần thưởng cao quí cho người tận tâm phục vụ bệnh nhân. Một vinh dự cho  Linh Nguyễn, một hảnh diện cho người Việt Nam.
 
linh nguyen 3
Bà Louise Porter, người đã hiến một trái thận của mình cho Linh Nguyễn
         
Trở lại trường hợp của anh Thương. Cháu Linh chăm sóc cho anh từ năm 2012. Vì bệnh thận trở nặng, sức khỏe kiệt quệ và bác sĩ không cho phép tiếp xúc với bệnh nhân nên Linh phải nghỉ ở nhà và không tiếp xúc với anh Thương từ năm 2019. Từ năm đó Linh cũng đã nghĩ hưu. Vào một đêm tháng 9 năm 2022 Linh nhận được điện thoại từ bệnh viện Saint Francis yêu cầu đến gấp vì anh Thương đang hôn mê, cần vô máu, phài có sự đồng ý với chữ ký của người nhà vì bệnh viện thấy có tên cháu Linh trong hồ sơ bệnh án của anh Thương. Trước đó bệnh viện có cố gắng gọi người cậu và em  của anh Thương mà không liên lạc được. Từ đó cháu Linh trở lại giúp anh Thương sau bốn năm gián đoạn. Lúc này bệnh anh Thương tái phát trở lại và nặng hơn. Trong thời gian này anh được đưa cấp cứu ở bệnh viện ba lần vì bị ngất và té ngã trong nhà. Anh Thương được đưa qua, đưa lại từ bệnh viện đến nursing home nhiều lần. Anh Thương cho biết ở nursing home như là “địa ngục trần gian”. Do vậy cháu Linh phải vào nursing home mỗi ngày để chăm sóc cho anh, tắm rửa và làm vệ sinh cho anh. Lần thứ nhất vào tháng 9 năm 2022 như Linh đã kể. Tháng 2 năm 2023 tôi và một số anh em trong nhóm đến thăm anh tại phòng nơi anh ở. Lúc này trông anh xanh và ốm nhiều, đi đứng phải nhờ vào wheel chair, cháu Linh cũng có mặt. Tôi lấy cell phone chụp vội một tấm hình cho hai người. Anh Thương nói:   “Tôi nói chuyện với các anh đây là từ cõi âm vì tôi coi như đã chết từ lâu, nếu không có Linh. Linh là vị bồ tát, tiền kiếp là cha tôi, nay tái sinh để chăm sóc tôi, hy sinh vì tôi, cực khổ vì tôi, bởi vì chỉ có cha mới thương con như vậy mà thôi và Linh còn hơn thế nữa ...” Trước khi ra về chúng tôi ngỏ ý trao cho anh một số tiền do anh em gửi. Anh từ chối và nói tiền thì tôi có, lúc này tiền để mà làm gì. Tình bạn như các anh mới là quý. lần thứ hai vào tháng 3 năm 2023 Thương lại phải nhập viện Saint Francis, sau đó người ta đưa anh vào nursing home. Đến tháng 4 năm 2023 anh được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Weiss trong tình trạng nhiểm trùng đường tiểu, bệnh đã di căn tới xương, tủy, hồng huyết cầu tụt chỉ còn 7 so với bình thường là từ 10 đến 12, anh lại vướng Covid 19 nữa. Anh được chăm sóc mười ngày ở bệnh viện rồi sau đó được cho về nursinge home. Một ngày sau nursing home chuyển anh đến bệnh viện North shore Evanston, sau đó lại chuyển về nursing home. Hai ngày sau ở đây lại chuyển anh đến bệnh viện North Shore ở Skokie. Ngày 30/4/2023 lúc 12 giờ trưa trong khi đang dự lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận ở một tổ chức của cộng đồng, cháu Linh nhận được điện thoại từ bệnh viện cho biết anh Thương sẽ ra đi trong vài giờ tới. Linh lập tức đến bệnh viện thì thấy anh Thương bị hôn mê, huyết áp và hồng huyết cầu đang tuột dần, và xuất huyết nội, máu tràn bao tử được hút ra toàn một màu đen. Khi cháu Linh đến thì hai dòng nước mắt anh Thương ứa ra, lăn dài trên má. Cháu Linh đã kịp thời nói những lời cuối cùng và vuốt mắt cho anh. Khi đó mắt anh mới khép lại, kim đồng hồ chỉ đúng 7 giờ 30 tối. Một an ủi cho anh Thương là có sự hiện diện đúng lúc của một cô bạn gái trong lúc anh trút những hơi thở cuối cùng.
 
Tang lễ anh Thương được nhóm Hoàng Gia và cháu Linh tổ chức ở nhà quàng Midtown, Chicago  ngày 5/5/2023  theo nghi thức Phật Giáo với sự có mặt của vài thân nhân của anh ở tiểu bang xa về. Ngày hôm sau 6/5/2023 cháu Linh liên lạc với chùa Liên Hoa và được chấp thuận của thày trụ trì, mang tro cốt và di ảnh anh Thương ký gửi ở chùa. Ngày 7/5/2023 cũng một mình Linh đến chùa làm lễ cúng thất đầu tiên cho anh Thương. Có một điều ít người biết là cháu Linh và gia đình đều là tín đồ Thiên Chúa Giáo còn anh Thương thì theo Phật Giáo. Nguyện vọng sau cùng của anh Thương là sau khi mất được để một tấm ảnh nhỏ trên một góc bàn thờ của gia đình cháu Linh và Linh hứa là sẽ thực hiện. Anh Thương mất đi có để lại số tiền 39,000 USD được trao đầy đủ cho một cô em của anh ở California.
 
Lời kết: Bài viết này không nhằm quảng bá hay đề cao một tập thể hay cá nhân nào, cho dầu cá nhân đó rất xứng đáng. Tác giả chỉ mô tả, kể lại một sự kiện của đời thường khiến chúng ta xúc động và suy tư vì chính sự kiện đó, giá trị của sự kiện đó chớ không phải vì cá nhân. Ở đây tác giả đã nói rõ khi đặt tên cho bài viết của mình, đó là TÌNH NGƯỜI VIỄN XỨ. Viễn xứ là xứ ở xa, Hoa Kỳ cách Việt Nam đến nửa vòng trái đất với nhiều sắc dân từ các châu lục khác nhau mà người ta cư xử với nhau thật là tình nghĩa, cho dầu không có họ hàng, bà con thân thiết gì với nhau. Có người đã hiến một phần thân thể của mình cho người xa lạ như bà Mỹ trắng kia đã hiến một trái thận của mình cho cháu Linh và cháu Linh đã giúp đỡ tài chánh để cứu người ở Việt Nam, đã hy sinh phục vụ không điều kiện để chăm sóc cho anh Nguyễn Thắng Thương. Điều gì đã khiến người ta làm như vậy? Tùy vào tín ngưỡng và góc nhìn, mỗi người sẽ có cách lý giải khác nhau. Từ đó chúng ta rút ra được bài học để tin rằng giữa cảnh đời bon chen và phức tạp này còn có những gì thiêng liêng cao quí. Cuộc đời này vẫn rất tốt đẹp và đáng sống biết bao!

Ý kiến bạn đọc
07/08/202315:19:32
Khách
Bài viết hay, như tôi có một thắc mắc.
Tôi thắc mắc: Tại sao ông Linh không giúp cho một người nghèo khổ ở Mỹ mà giúp người ở VN? Người Mỹ gốc VIệt tỵ nạn cộng sản nhờ xứ Mỹ nhận cho vô tỵ nạn, bà Mỹ trắng cho ông Linh 1 cái thận của bà ấy, vậy sao ông Linh không tìm một người ở Mỹ mà giúp? Không coi xứ Mỹ là quê hương mà chỉ là đất tạm dung nên không giúp người Mỹ mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ từ người Mỹ? Hay không thoát ra khỏi tâm lý "màu da" và "chủng tộc"?
30/07/202304:07:54
Khách
Thương cho bác Thương. Cuối đời của bác có Linh chăm sóc cũng an ủi.
29/07/202304:12:05
Khách
Cám ơn tác giả đã kể lại một câu chuyện bổ ích, rất cảm động và thấm thía về tình người ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,792
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Cô, viết về người cha, theo lời kể của một người hàng xóm cũ, hiện đang định cư ở Dallas, Texas.
Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Ông, viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.
Ban Tổ Chức Giải Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Lễ Phát Giải và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2022-2023 sẽ được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 26 tháng 11, 2023 tại Garden Grove, CA.
Niềm vui của mùa hè ở đây là tìm đến các ngã tư đường, nhìn trên trụ đèn , đủ loại giấy màu, đủ kích cỡ, đủ màu mực, chữ to, chữ nhỏ, nào là Garage sale, Yard sale, Moving sale, Estate sale v.v..., đó là những bản quảng cáo đơn giản của một khu chợ trời thu nhỏ trong sân, trong nhà để xe , tầm giấy nào cũng có ghi số nhà, mũi tên chỉ đường, ngày thứ năm họ bắt đầu quảng cáo, thứ Sáu, thứ Bảy, CN, là những ngày hè vui trên quê hương thứ hai này, đi khắp nơi, đường nào cũng qua, góc cùng ngõ cụt nào cũng tới, tha hồ mua, cũ họ mới mình giá cả hết sức khiêm tốn, 25 cents 50 cents, 1 đồng là giá cao.
Dường như con cái lớn lên khó dạy hơn hồi còn nhỏ. Hồi nhỏ nói gì chúng cũng nghe, bây giờ con ít vâng lời hơn khiến tôi có cảm giác con càng lớn càng khó dạy. Khi con còn trẻ nhỏ, chạy nhảy lung tung, la hét, lục lọi phá phách làm cha mẹ vất vả, nhưng cũng không khổ bằng khi con trưởng thành. Ảnh hưởng của nền văn minh dân chủ đã khiến con cái tự quyết định cho chính mình trong nhiều vấn đề khiến cha mẹ chỉ biết cầu trời. Giáo dục con cái ngày nay thật sự là một vấn đề không dễ dàng.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.
Khi còn trẻ, tôi có người bạn đi tu, anh ta học bảy năm trời để thành linh mục. Anh ta nói với tôi, “Với người Công giáo, trong nhà có một người đi tu học làm linh mục là vinh dự, niềm hãnh diện của gia đình. Cha mẹ tôi không ép con cái nhưng thầm mong là điều đương nhiên. Tôi quyết định làm linh mục với hơn nửa phần tự chọn tương lai của mình, non nửa phần vì mong cha mẹ tôi được vui như một sự đền đáp của người con…” Nay ước gì được gặp lại anh ta, gặp linh mục tôi sẽ nói về đời sống Mỹ, “Trong nhà có một người con đi lính, không chỉ tốt cho bản thân người ấy sống có kỷ luật từ đó về sau mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình về cách sống đơn giản nhưng thực tế của người lính, lối suy nghĩ không ích kỷ vì tinh thần đồng đội của lính rất cao, là nguồn gốc, căn bản hình thành nên nhân cách con người tới suốt đời. Những thành viên trong gia đình không ít thì nhiều đều thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn khi suy nghĩ về những thay đổi chín chắn và độ lượng của th
Khi nghe bác sĩ nói thay tế bào gốc chúng tôi cùng thắc mắc có phải là tủy thích hợp từ người khác hiến tặng không? Nhưng bác sĩ giải thích là phương pháp mới bây giờ sẽ dùng ngay chính tủy tốt của bệnh nhân để thay vào. Tra Google thấy nói là THAY TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN. Nghe ngộ ghê! Bác sĩ cũng nói thêm bệnh nhân phải chịu nhiều phản ứng phụ rất khó chịu vì phải hóa trị một liều thuốc rất mạnh để làm các tế bào xấu lẫn tốt tiêu hết mới đưa tế bào gốc vào. Trong khi đó xác xuất chỉ 70% thành công và khả năng từ 1 đến 7 phần trăm sau này có thể bị vướng 1 loại ung thư máu không chữa được. Còn nếu không thay tủy thì bệnh ung thư của Hoàng sẽ trở lại sớm hơn. Thôi thì cứ chọn thay tủy vậy, 70% là con số cũng lớn mà. Cứ hy vọng đi!
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất, về câu chuyện "ai đời mẹ ghẻ lại yêu thương con chồng!"
Loài chó là một tạo vật tuyệt vời Thượng Đế đã ban cho con người, nó có một đức tính mà tự cổ chí kim, ai cũng nhận ra là sự trung thành tuyệt đối. Câu chuyện con chó Hachiko ở Nhật Bản đã làm rung động biết bao con tim trên thế giới. Trong 9 năm liền, ngày nào nó cũng đến nhà ga xe lửa nằm chờ chủ nó đi làm về, nhưng ông đã không bao giờ trở về nhà vì cơn đau tim đột ngột, ông chết tại sở làm. Ngày nào cũng vậy, dù mưa rơi, tuyết đổ, hay nắng hè oi bức, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi chủ cho đến khi nó gục chết vì kiệt sức ở sân ga. Người Nhật đã tạc tượng con chó Hachiko như là biểu tượng của sự trung thành.
Nhạc sĩ Cung Tiến