Hôm nay,  

Món Quà Tháng Mười…

31/10/202215:08:00(Xem: 3936)

 

hinh-tac-gia-phan
Tác giả Khôi Nguyên VVNM 2018 - Phan cắt bánh tại Lễ Trao Giải VVNM 2018.

 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

*

 

Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.

 

Nhớ về nó từ khi quen biết qua câu chuyện nhỏ nhưng khó quên nên nhớ hoài. Một hôm cuối tuần, đứa con tôi xin cho đi câu cá. Tôi đồng ý và bảo con sang hỏi anh Đạt có muốn đi câu với con thì chúng ta cùng đi. Không lâu sau đó, tôi chuẩn bị hai cây cần câu cho hai chú bé còn chưa xong thì anh Đạt đã khệ nệ bưng nguyên khay bánh trái sang nhà tôi, con tôi lẽo đẽo theo sau, xách phụ anh Đạt cả chục lon nước ngọt. Con tôi đã đi câu vài lần nên hứng thú đi câu không khẩn trương như anh Đạt chỉ muốn đi ngay vì từ cha sanh mẹ đẻ anh chưa từng được đi câu cá.

 

Tôi chở hai chú bé đến sân chơi bóng chày, nhưng trong khuôn viên của sân bóng có một công viên không nhỏ cũng không lớn, nhiều cây cao bóng mát, có nhà vệ sinh, có bàn ghế ngoài trời cho những gia đình sống quanh đây, hay ai thích thì có thể đến cắm trại, nướng thịt, ăn uống vui chơi cuối tuần. Đặc biệt là giữa công viên lại có cái hồ cũng không lớn, không nhỏ, đủ cho đàn vịt vài chục con bơi lội nên chẳng bao giờ thiếu tiếng trẻ cười của những cô bé Mỹ xé bánh mì ném cho vịt ăn; những chú nhóc Mỹ thích bắt vịt con để vịt mẹ rượt đuổi các chú nhóc vừa chạy vừa cười vang động cả cái công viên hai ngày cuối tuần.

 

Hai chú bé người Việt nam câu cá rô bằng mồi câu là bắp hạt. Khui lon bắp thì câu hết ngày cũng không hết mồi nên cho những chú bé Mỹ cũng câu cá dùng chung lon bắp. Nhưng những chú bé Mỹ câu không được cá vì lưỡi câu quá lớn thì sao câu được những con cá rô bằn hai, ba ngón tay. Những người cha của mấy chú bé Mỹ đến hỏi tôi về lưỡi câu thì họ không ngờ ở trên đời lại có lưỡi câu cá nhỏ chỉ bằng một phần ba, một phần tư cái lưỡi câu số 1 là nhỏ nhất ở Mỹ. Nhưng tôi không có nhiều hơn hai lưỡi của người bạn làm chung chia cho chút quà từ quê nhà đem sang nên không cho họ được.

 

Con tôi mê câu tới không kịp gỡ cá, móc mồi cho nó. Nhưng anh Đạt của nó vốn tính trời từ tốn, con người hiền lành, nhân hậu từ trong bụng mẹ. Đạt câu dính cá cũng đem đến cho tôi gỡ câu vì sợ nguy hiểm cho trẻ con. Nó chăm chú xem tôi gỡ lưỡi câu, nhưng khi xong thì nó xin cho con nói chuyện với con cá một chút. Vậy là hai bàn tay bụ bẫm bụm lấy con cá rô ngộ nghĩnh, nó ngồi phệt xuống cỏ ven hồ để trò chuyện với con cá, “Tao xin lỗi mày nha. Tao xin lỗi đã làm cho mày đau. Tao sẽ không làm như vậy nữa đâu. Bây giờ tao đền cho mày một hạt bắp, nhưng mày ăn rồi thì về nhà ngủ đi chứ đừng đi ăn bắp câu nữa nha…” Nó nói chuyện với con cá xong thì nhét vô miệng con cá một hạt bắp rồi thả xuống hồ.

 

Nó cho những đứa bạn Mỹ mới quen được thử câu bằng cần câu của nó để dính cá. Vậy là bé trai, bé gái người Mỹ xếp hàng để thử cảm giác câu dính con cá sẽ ra làm sao. Nó mới bảy tuổi mà tinh ý lắm, nhìn vài lần đã học được cách gỡ lưỡi câu, cách móc hạt bắp vào lưỡi câu để phục vụ cho những người bạn Mỹ chứ không phiền đến chú là tôi. Nó vẫn không quên xin lỗi từng con cá, đền bù cho mỗi con một hạt bắp và dặn dò ăn xong thì về nhà ngủ đi nha… Những người Mẹ Mỹ của đám nhóc Mỹ hỏi nó nói gì với những con cá thì nó nói tiếng Anh với họ, ai cũng cười tỉnh ngộ và xoa đầu nó.

 

Trong khu chung cư cũng có nhiều người Việt sinh sống nhưng không quen biết, phần cũng không muốn quen biết với sự ồn ào, nhố nhăng từ cách lái xe tới ăn mặc, tóc tai của họ. Rồi biết bao nhiêu trận cãi nhau ở phòng giặt trong chung cư với những từ ngữ tiếng Việt không nên nói ra với đồng hương nơi đất khách quê người. Nhớ lại thật buồn khi gia đình của cháu Đạt đã mua được nhà, dọn ra khỏi chung cư. Tôi đi về lặng lẽ với căn chung cư của mình, đôi khi nghe người đi ngoài hành lang nói tiếng Việt với nhau nhưng ngại mở cửa làm quen. Nhớ cha con cháu Đạt, ông anh lớn hơn tôi đến hai mươi tuổi, là lính cũ nên bỏ nước ra đi từ sau biến cố 1975 ở quê nhà, long đong một mình trên nước Mỹ đến khi có gia đình thì đã cao tuổi nên có mỗi cháu Đạt. Vì cha già con mọn nên anh quá kỹ, cháu Đạt chỉ được chơi với con tôi kém nó hai tuổi trong chung cư, cháu chỉ được sang phòng tôi chơi với con tôi, đi câu với cha con tôi chứ không được đi với bất cứ ai khác…


Cũng cảm ơn ông anh đã là động lực cho tôi cố gắng mua nhà vì ở lại trong chung cư quá buồn khi không còn gia đình anh làm hàng xóm, cũng không dám tiếp xúc với ai sau khi anh chị và cháu Đạt đã dọn đi. Rồi ngày xưa chỉ có điện thoại nhà nên dễ mất liên lạc khi đã thay đổi chỗ ở. Không ngờ ba mươi năm sau tôi mới gặp lại cháu Đạt trong tiệm ăn. Đang ngồi ăn phở với ông bạn già hôm cuối tuần thì có người thanh niên cao lớn như người Mỹ; vẫn tính cách xưa là từ tốn, hoà nhã và lịch thiệp, cháu đến chào tôi và hỏi có phải chú là…?

 

Đúng rồi. Ngày ấy chú ba mươi, cộng thêm ba mươi năm không gặp thì chú chỉ già đi chứ không thay đổi nhiều. Nhưng cháu từ bảy tuổi đến ba mươi bảy thì chú thật sự là nhìn không ra cháu… Cuộc gặp thú vị sớm kết thúc vì cháu Đạt có việc đã đến giờ cần đi nên chú cháu chỉ thăm hỏi qua loa.

 

Ông bạn tôi đi trả tiền hai tô phở thì người thâu ngân nói cháu Đạt đã trả rồi. Ông bạn nói với tôi, “Người thanh niên ấy rất dễ thương, không phải là anh ta trả tiền hai tô phở cho mình. Tôi nói thật đó, nhìn anh ta thì đàn ông cũng thích kết bạn với một người hiền lành, tử tế và phong độ hiếm gặp…” Tôi trả lời ông, “Ông không nghe chúng tôi trò chuyện, thăm hỏi nhau sao? Cha nó là lính cũ, ông cũng là lính cũ, nó lại là lính Mỹ. Những người lính đều từ tốn, phong độ và bản lĩnh của họ thì chê vào đâu được…”


Hai tuần sau, cháu Đạt đến nhà thăm tôi. Ông Địa nhỏ của tôi ngày xưa vẫn nhỏ nhẹ lời ăn tiếng nói, lễ phép và ngoan hiền không thay đổi dù bụi phong trần đã đóng trên khoé mắt người lính, không làm thằng bé xấu đi mà ngược lại thấy nó bản lĩnh hơn, cứng cỏi và cương nghị.

 

Cháu ra về sau cả giờ ngồi tâm sự với tôi, cha mẹ cháu đều đã qua đời. Cháu đã có người vợ là Mỹ trắng, đứa con gái ba tuổi. Vợ là y tá quân đội nhưng sau khi giải ngũ, lập gia đình thì làm y tá ở bệnh viện. Cháu Đạt có dự định năm sau sẽ giải ngũ khi hết hợp đồng đi lính hai mươi năm của cháu. Cháu được phép coi như về hưu sau hai mươi năm phục vụ quân đội, lương hưu của cấp tá khi về hưu vì cháu đã mang hàm đại úy mấy năm rồi. Nói chung là không thiếu thốn tiền bạc cho đời sống, nhưng cháu sẽ đi làm vì còn quá trẻ. Thời gian trong quân ngũ cháu đã đi học không phải trả tiền và lấy được mảnh bằng kế toán. Nơi cháu nhắm đến việc làm tương lai là ngành ngân hàng…

 

Thật là một tương lai tươi sáng, rộng mở, mừng cho cháu Đạt. Con tôi sẽ hay tin này và nó cũng sẽ rất mừng cho anh Đạt ngày xưa. Tôi còn lại một mình trong căn phòng khách nhưng lại có rất nhiều quá khứ tràn về là những ngày tháng mới đặt chân đến Mỹ, không thân nhân bạn bè vì thân nhân thì cũng vài năm mới gặp nhau một lần bởi khoảch cách địa lý ở nước Mỹ mênh mông trong điều kiện của người mới định cư thì khó khăn là chính. Nhìn món quà cháu đem đến tặng tôi vừa vui bụng lại vừa ngậm ngùi. Như cháu nói, cha con cháu có trở lại chung cư để thăm tôi nhưng tôi đã dọn đi. Cháu đã mê câu cá nên cứ bắt cha chở đi câu mỗi cuối tuần, nhưng cháu Đạt câu cá không dùng lưỡi câu, cứ ném hòn chì ra hồ rồi quay ổ dây câu cho vui thôi. Cha cháu nổi giận với thằng con đi câu làm gì cho mất công nên ông câu cá có lưỡi câu, và ông ghiền đi câu hồi nào không biết! Cháu đi lính thì cha đi câu một mình, cháu về phép thì cha con đi câu chung cho vui. Nay cháu đem đến tặng tôi mấy cây cần câu, cây có lưỡi thì biết là của cha cháu, cây không lưỡi thì biết là của Đạt…

 

Tôi không hiểu một con người từ nhỏ đã không muốn làm đau con cá nhỏ thì sao lại đi lính được với súng đạn vô tình, sinh mạng hiểm nguy khi đối diện quân thù vì mình không nổ súng thì địch sẽ nổ súng. Tôi chỉ còn biết tin vào sự sắp đặt của bề trên cho mỗi người, người lính không bắn trả phía bên kia thì đạn phía bên kia bắn sang có thần che chắn nên cháu Đạt mời còn mạng trở về từ những chiến trường khốc liệt bên trung đông. Tôi ngồi nhìn cái giá cần câu của tôi hơn chục cần lớn nhỏ dù đã cho bớt cũng nhiều rồi, sao còn nhiều vậy ta? Nay lại thêm vài cây mà cháu Đạt mỗi lần đi câu đều nhớ đến tôi. Khi không đi câu nữa cũng không bỏ, không cho ai mà để dành cho chú. Có lẽ trong ký ức cháu Đạt, tôi là người chú trân qúy cây cần câu đã đi vào ký ức của cháu. Nghĩ cũng phải thôi vì hồi mới qua Mỹ, chưa có cần câu của Trung quốc nên cần câu Mỹ thì quá mắc so với thu nhập của người mới định cư, nhưng tôi không hề rầy la cháu và con tôi dùng cần câu quất vào bụi rậm để hù dọa con sóc nhỏ, hay dùng cần câu thay kiếm để đấu kiếm với nhau…

 

Những đứa trẻ đã nên người tử tế do giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội; nhưng không thể phủ nhận tính trời ban cho mỗi con người làm nên tư cách riêng ngoài giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Món quà tháng mười không cầu mà có như một nhắc nhở về có và cầu. Có gồm cả những thứ nên có và không nên có; cầu cũng vậy, có những thứ nên cầu và những thứ không nên cầu. Cái gì thuộc về sẽ tự đến, cái không thuộc về sẽ tự đi, không giữ được có, không cầu được cầu. Ngồi hiểu ra sự có sẽ không cầu thì ai cũng đã già. Mừng cho người bạn trẻ sớm biết chân lý của cuộc sống…

 

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
03/11/202211:27:42
Khách
Cách câu cá của nhân vật "cháu Đạt" rất hay.
02/11/202217:22:57
Khách
Mắc cười quá!
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em... nghe lãng mạn như nhạc Từ công Phụng. Nhưng đảo ngữ tí thôi, thành: Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em... nghe tai họa ập xuống cái rầm. Phải không Nate?
Cảm ơn vui. Chúc bình an
Phan
02/11/202215:10:26
Khách
Nhìn cái tít của đoản văn này bỗng chợt nhớ tới bài hát của nhạc sĩ Từ công Phụng, chịu hết nổi bèn cất tiếng hát nho nhỏ cho một mình mình nghe:

Bây Giờ Tháng Mấy Rồi Hỡi Phan

Lênh đênh Ngàn Mây Trôi Êm Đềm

Chiều Nay Nếu Phan Đừng Hờn Dỗi,

Trách Nhau Một Lần Thôi

Tâm Hồn Mình Đâu Lẻ Đôi .

Bây Giờ Mấy Tháng Rồi Hỡi Phan ?

Em Đi Tìm Màu Hoa Phan Cài

Chiều Nay nhớ Phan Rồi Và Nhớ

Áo Phan Đẹp Màu Thơ.

Môi Tràn Đầy Ước Mơ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Mấy nay công việc trong hãng chậm quá, đơn hàng hổng có, mọi người tụm năm tụm ba nói dóc, bàn tán cả ngày. Mỗi nhóm có đề tài khác nhau. Nhóm đen tụi thằng Kieth, thằng Eddie, thằng Aaron… thì lúc nào cũng chuyện cá độ bóng chày, bóng rổ, bóng cà na, chuyện cầu thủ này chơi đẹp, cầu thủ kia xuất sắc, chuyện thằng Willi tát xướng ngôn viên trên thảm đỏ giải Oscar… Nhóm gốc mít như anh Tuấn, thằng Khôi thì toàn chuyện Việt kiều về nước ăn chơi, chuyện ông này bà nọ ăn bẩn...Nhóm thằng Andre, Jose… thì tám chuyện Mễ Tây Cơ. Nhóm đàn bà thì hổng biết nói chuyện chi nhưng chưa bao giờ thấy miệng nghỉ ngơi, kể cả lúc ăn uống, tám liên tu bất tận.
Nhạc sĩ Cung Tiến