Hôm nay,  

Lại đi Virginia Beach

27/09/202210:15:00(Xem: 2492)

v1

 

Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.

 

*

  

Vùng Hoa thinh Đốn gần 2 tuần nay không có mưa, nếu tôi nhớ không lầm. Có hôm trời âm u, không có nắng dù là mùa hè. Nhờ vậy cỏ hoa vẫn xinh tươi, không nóng nực như ở Texas hay Florida, nơi các bạn tôi than” nóng quá”. Dù thế nhưng khi gia đinh cô cháu dâu rủ đi Virginia Beach với bố mẹ cô, tôi nhận lời ngay. Cháu cho biết thời tiết ở Virginia Beach rất tốt, nước ấm và bãi biển cũng không quá đông như lúc bãi trường, trẻ con người lớn đầy bãi biển và đường phố.Tôi đi Virginia Beach nhiều lần với các con vì cách nhà khoảng 3 tiếng lái xe. Thường chúng tôi ở khách sạn nhỏ và cách bãi biển 15, 20 phút . Lần này cô cháu cho ở khách sạn Hilton, lớn, đẹp, rộng rãi, bãi biển ngay trước khách sạn, chỉ băng qua đường là đến nơi. Có ban nhạc trình diễn, bar rượu và nước giải khát gần sát hồ bơi khách sạn.Có tất cả 3 hồ bơi lớn nhỏ  hình dáng nông sâu khác nhau dành cho những ai lười, không muốn ra biển hay những hôm biển có sóng to gió lớn. Tuy khách sạn to đẹp nhưng sáng muốn dùng điểm tâm phải trả tiền, không như khách sạn trung bình dùng điểm tâm miễn phí.Trong phòng có bếp,nhà tắm, bàn ăn, salon xinh xắn rộng rãi. Thưa quý vị tôi nhà quê ở khách sạn Hilton lần đầu  thấy chi phí cao, nghĩ đến trẻ em nghèo trong nước xót ruôt quá. Khách sạn Hilton 1 tuần 3000 mỹ kim,1 ngày 475$. Thường tôi ở khách sạn bằng 1/2 giá tiền  cũng tiện nghi thoải mái lắm.

 

Chúng tôi đi Virginia Beach vào ngày thứ ba nên đường ít xe hơn thường lệ. Trên đường đi có khoảng đường một chiều  giữa hai hàng cây phủ đầy lá xanh dài khoảng hơn tiếng, tương đối vắng vẻ không thấy nhà cửa chi cả. Có lẽ nhà dân khuất sau những hàng cây? Thỉnh thoảng có mấy bảng chỉ cây số, nơi bán xăng, thực phẩm hay chỗ nghỉ ngơi (rest area). Qua khỏi đoạn ấy là đường 2 chiều, mỗi chiều 3 làn, xe cộ tấp nập ngược xuôi. Nhà rải rác dọc hai bên đường.Thỉnh thoảng có ngả rẻ vào các trung tâm mua bán, công viên hay bảo tàng viện…Đến gần Cheasapeake Tunnel Bay, xe chậm lại, chỉ còn hai làn xe. Đây là vịnh nhưng tôi thấy trời nước mênh mông, rộng quá. Nói là đường hầm nhưng sáng trưng do vô số bóng đèn trên tường tỏa ánh sáng. Xe chạy trong đường hầm khá dài dưới mặt nước nhưng vẫn ngắn hơn đường hầm dưới biển ở Kaoloon, Hong kong.

 

Gần đến Virginia Beach sầm uất, sang trọng nhộn nhịp hơn, có tiệm buôn Macy’s,Target, nhà thuốc Walgreens, tiệm giầy to, các nhà hàng ăn uống khang trang. Trước các  tiệm buôn,khách sạn hoa cỏ trồng mỹ thuật hài hòa xinh đẹp. Các bụi hoa hồng, các loại hoa mùa hè nơi đây ra hoa rực rỡ.

 

Đến nơi sau khi nhận phòng  nghỉ ngơi chốc lát mấy chi em đi tản bộ trên boardwalk, người thì ngồi đọc sách ở các băng gổ dọc theo boardwalk hay ở ghế gần hồ bơi khách sạn. Gió biển mát rượi.

 

Đến giờ ăn cả nhà ra tiệm ăn ngoài phố. Thực khách đông quá, Nhớ những lần đi trước có khi chúng tôi ăn tối ở tiệm ăn  Captain George’s lớn và đông khách phải chờ khoảng 10, 15 phút. Bạn có thể gọi từ món hoặc ăn tự chọn (buffet). Một phần ba thực khách là người da màu. Giá một phần ăn tự chọn lúc bấy giờ 35 mỹ kim.Tôi thấy họ chịu chi hơn dân Hoa Thịnh Đốn. Người Á châu chừng 2, 3 bàn còn lại là ngưới da trắng.

 

Hôm sau chúng tôi ra bãi biển sau khi điểm tâm. Bãi cát vàng rộng dài mút mắt. Tuy sớm nhưng đã có người ra biển. Môt số it xuống nước, phần lớn đi lại trên cát. Trên bờ có lối đi lát gạch cho người đi bộ (boardwalk). Song song boardwalk có con đường nhỏ hơn cũng lát gạch dành cho người đi xe đạp. Một bên là các cao ốc khang trang, tráng lệ, theo tôi.

 

v2Khoảng 10 giờ sáng, thiên hạ đông hơn, trẻ con, người lớn, các cụ già… Nhiều dù xanh đỏ dưới bãi biển, phải đi qua bải cát vàng rộng mới đến nơi. Mặt biển phẳng lì, nước  biển xanh lơ. Thiên hạ nghịch nước,đùa giỡn  với nhau. Hàng đàn hải điểu lông trắng xóa bay lên đáp xuống trên bãi cát.Trên boardwalk kẻ qua người lại đông đảo. Loại xe đạp 2, 3, 4 chỗ ngồi có mui chạy tới lui trên lối riêng dành cho xe đạp. Các ông bà cụ da trắng tóc bạc, da nhăn nheo cũng thuê xe đạp thong thả chạy dọc theo con đường trông khỏe mạnh và nhàn hạ thảnh thơi. Trẻ con nghịch trên bãi cát, cười khóc chí chóe. Cháu dâu cho biết  bãi biển đông vui nhôn nhip khi các trẻ em nghỉ hè. Lúc ấy họ thường đi biển cả gia đinh.

 

Đến trưa vợ chồng người cháu thuê xe đạp nhiều chỗ ngồi chở chúng tôi đi một vòng khá dài rồi trả xe dù chưa hết giờ, Giá thuê xe 40$/giờ.Cám ơn hai cháu Vân &Andy, đạp xe mệt quá đâu được thưởng thức chi đâu. Chúng tôi ngồi nghỉ chân ở các băng gỗ sơn trắng đặt dài theo boardwalk xem người qua lại, nhìn các cậu bé da màu khoảng 14,15 tuổi, đi trên các miếng gỗ có bánh xe rất nhanh và tài tình, luồn lách,khéo léo tránh những người đi bô. Chúng tôi đi dọc theo boardwalk, đi qua các khách sạn sang trọng trước bãi biển thấy đầy khách ngồi giải khát. Dưới biển có tàu nhỏ và người trượt nước lướt nhanh trên mặt biển xanh.

 

v3Chúng tôi đi đến đường 31 thấy tượng King Neptune thì dừng lại chụp ảnh. Tượng bằng đồng nặng 12,5 tấn đứng  trên bệ đá cao. Chung quanh tượng có 12 con cá to nhỏ, tôm hùm, con bạch tuộc ... Tay trái tượng đặt lên lưng con rùa biển. Du khách xúm xít ngắm nhìn và chụp ảnh kỹ niệm. Bãi cát khu vực này đông người nhất. Chúng tôi đã đi ngang qua tượng đồng “The Norwegian Lady “ xinh đẹp quay mặt ra biển trước khi đến tượng King Neptune.

 

Theo tài liệu lấy từ khách sạn, Virginia Beach có khoảng gần 500,000 dân cư. Vì là thành phố du lịch nên có nhiều nơi chơi thể thao và giải trí gồm các lễ hội, hòa nhạc, thả diều, trượt nước, chơi golf… Virginia Beach có 10 sân cù công cộng, hồ nuôi cá, viện bảo tàng, có bênh viện… Nhiều nhà hàng đổ biển, nhà hàng ăn uống Mỹ, Trung hoa, Mễ… Vùng bờ biển toàn là cao ốc khách sạn đắt tiền,chỉ  băng qua bên kia đường là đến bãi biển. Những nơi này cây cảnh xinh đẹp, cỏ hoa xinh xắn, cắt tỉa gọn gàng bắt mắt…

 

vThấy bãi biển Virginia Beach tôi nhớ bãi biển Vũng Tàu ngày xưa khi tôi còn ở quê nhà. Mùa hè Vũng Tàu cũng nhiều người tắm và đi bách bộ trên bãi biển. Thời kỳ đó phụ nữ hình như chưa ai mặc áo tắm 2 mảnh? Tắm biển xong người ta đi tắm nước ngọt và ăn trưa ở các tiệm ăn gần trên bờ. Nếu ai quên mang áo tắm cũng có thể tìm mua ở các tiêm gần quanh quanh bãi biển. Trên bãi cát có những gánh hàng rong bán nhãn và quả na ngọt lịm hay cua, ghẹ luộc đỏ au, mực nướng… Người tắm biển mua trái cây dùng tráng miệng sau khi ăn, nếu dư mang về nhà hay mua nhiều nhiều làm quà cho bạn bè vì rẻ hơn Saigon. Ai khát nước có xe nước mía ép tại chỗ, vừa mát vừa ngọt và dừa tươi. Chỗ ngồi là những ghế xếp bé nhỏ đặt chung quanh xe có mái che,  Quý vị có thể đi Vũng tàu và về trong cùng một ngày nếu khởi hành từ Saigon. Ai ở lâu thì thuê khách sạn. Có nhiều loại, tùy túi tiền của mình. Gia đình tôi thường thuê “nhà nghỉ mát công chức” vừa rẻ vừa tiện vì băng qua đường là đến bãi biển.

 

National Harbor, Maryland:

v4Trên đường về nhà các cháu ghé National Harbor, Maryland để chúng tôi xem một trong những thắng cảnh tiểu bang Maryland. Nơi đây cách nhà chừng hơn tiếng lái xe nhưng tôi ít có dịp đến viếng. Thât ra tôi đến nơi này vào dip Giáng Sinh.Lúc ấy nơi nào cũng  sáng trưng đèn Giáng Sinh. Đèn chăng ngang các lộ nhỏ,trên các cành cây,nơi bờ sông, trên lối đi...Các tiêm buôn hàng hóa nhiều và trang trí thật lộng lẫy trong ngày lễ, hấp dẫn khách hàng và dân chúng. Ngoài đường thiên hạ đông đảo, chen chúc nên tôi chẳng xem được bao nhiêu, chỉ loanh quanh vài nơi là về. Hôm nay chúng tôi được đến National Harbor vào ngày thường, thiên hạ đi lại không đông lắm.

Thật là nơi xinh đẹp, đường phố khang trang sạch sẽ, vỉa hè rộng rãi, gió mát rượi Các tiệm buôn sáng rỡ với các hàng hóa xinh đẹp, bắt mắtThât là khu phố nhà giàu nhưng tôi thich nhât là những tượng điêu khắc khéo léo, tỉ mỉ to bằng người thật đặt rải rác riêng rẻ  từng người một ở góc phố, công viên hay thành một hàng mấy người nơi đông người qua lại. Tượng nữ minh tinh Marilyn Monroe môi đỏ má hồng, chàng thủy thủ đa tình với người yêu, tượng thủ tương Anh Winston Churchill nghiêm trang cao lớn...

Không xa lắm Ferris Wheel khổng lồ ngạo nghễ quyến rũ những người can đảm không sợ tốc độ và chiều cao vì phía dưới là nước, bên trên là  mây trắng trời xanh...

 

Nghĩ lại thời gian trôi nhanh như giấc mộng. Nhìn thấy biển tôi lại bùi ngùi nhớ đến những người vượt biển cách đây  hơn 40 năm. Có người may mắn đến được các quốc gia tự do giàu lòng nhân đạo, có người  chết thảm trên biển cả vì đói, vì hải tặc, hay tàu chìm do sóng to gió lớn. Vì thế các vị trưởng thượng cho là “có phước” mới đến được xứ văn minh,nơi ai cũng có thể học hành,trường tốt thầy hay. Vì thế các phu huynh ước mong thế hệ trẻ cố gắng học đàng hoàng tử tế khi đến trường để không phụ lòng cha mẹ và có tương lai tốt đẹp” trước là đẹp mặt, sau là ấm thân”. Ngoài ra còn có thể đem kiến thức của mình giúp cho xã hội, cho đồng bào...

Xin cám ơn anh chi Hiêp, hai cháu Vân &Andy về sự tiếp đãi ân cần,đưa đón, cho ở khách sạn tốt trong chuyến đi Virginia Beach. Mong sao mọi người, đồng bào trong và ngoài nước,thân hữu, con cháu và gia đinh luôn bình an, khỏe mạnh, cư xử với nhau trong tình yêu thương và giữ gìn sức khỏe cho thật tốt. Ở Hoa kỳ đi bác sĩ hay nằm bệnh viện đều rất tốn kém ngoài ra còn bận lòng người thân.

 

Ngoài trời gió mát, nắng ấm chan hòa, chim hót líu lo, hoa cỏ tươi thắm rực rỡ đó đây…

v5

 

 

THĂM VIRGINIA BEACH

 

Mây trắng trời xanh ánh nắng hồng

Cuối Hè bãi biển vẫn còn đông

Trẻ em người lớn đùa dưới nước

Trên bờ hải điểu đứng rỉa lông

 

Xa xa trên mặt nước bềnh bồng

Thể thao lướt sóng năm ba ông

Xe tuần đôi chiếc chạy xuôi ngược

Gìn giữ an ninh cho đám đông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,644
Mỗi năm tết đến, không riêng thời tiết, không gian đầy hoài niệm vì sắp thêm một năm nữa đi qua, lòng người cũng bâng khuâng trước tương lai năm mới sắp đến, luyến tiếc mất còn trong năm cũ sắp hết và đặc biệt là không bao giờ trở lại. Rồi năm mới đến sẽ ra sao với tuổi đời ngày càng chồng chất những lo toan, muộn phiền. Thế là hoài niệm cứ tuôn chảy, nhìn về tương lai như bầu trời xám bên ngoài khung cửa. Còn chăng những vui buồn đã qua, những buồn vui không mong sẽ đến.
Không biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.
Đã từ lâu, tôi thường lấy ngày nghỉ để ở nhà suốt từ Giáng Sinh qua năm mới, Tết Việt cũng nghỉ ở nhà, dù chẳng làm gì hay phải đi đâu? Lý do nghỉ chỉ đơn giản là đi làm hoài sẽ hết việc cho người khác. Nhưng ở nhà, ở không lại hay nhớ nhà, nhớ quê với thời tiết, không gian cuối năm thường gợi nhớ. Biết nhớ nhiều không phải là tốt, nhưng quên hết liệu có phải là quên hay cố quên tức là nhớ nhất, nhớ nhất tức là quên thật rồi. Nhớ câu thơ của Bùi tiên sinh, “Uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Câu thơ lý giải thế nào là tri kỷ, tri âm hay nhất mà tôi từng đọc được. Nhưng nhớ tri kỷ khác với nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ quê. Người ta, ai cũng cần một nơi để về thì đó chính là nhà mình, quê mình. Ai cũng có đặc thù văn hoá của dân tộc mình thì đặc thù văn hoá của người Việt là Tết, nên nhớ Tết là cảm giác chung của người Việt xa quê chứ không riêng gì ai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Hai năm đại dịch tác giả ngưng bút ít viết, quay trở lại tác giả gởi một lúc ba bài đầu năm 2022 - Mong tác giả năm Nhâm Dần thăng tiến nhiều hứng khởi viết nhiều, viết khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Sau gần hai năm đại dịch COVID-19 chúng tôi bị giới hạn đi chơi nhưng nay Minnesota được thả lỏng hơn và kế hoạch đi du lịch lại được bàn đến (lúc này Omicron chưa xuất hiện). Ngay lúc đó khoảng mùa xuân năm 2021 Hãng Hỏa Xa Hoa Kỳ Amtrak quảng cáo hạ giá vé xe lửa vì số hành khách giảm nguyên do chính là đại dịch COVID-19 gây ra. Vé đi 10 chuyến trong một tháng chỉ mất 299 đô la hạng bình dân (coach). Chúng tôi không bỏ lỡ dịp may hiếm có này nên chụp ngay cơ hội làm một chuyến khám phá nước Mỹ bằng cách cưỡi con ngựa sắt vĩ đại vì dân Mỹ gọi xe lửa là “great iron horse”.
Tính đến đầu năm 1977, con số người Việt định cư tại thành phố Wichita đã đạt con số khoảng trên 1200 người, trong số này đa phần là tái định cư, tức là rời bỏ gia đình bảo trợ người Mỹ, hoặc thay đổi từ tỉnh lẻ về thành phố lớn (chưa kể số người tị nạn Cao Miên, Lào và Hmong), hoặc từ tiểu bang khác do bạn bè lôi kéo đến. Để tiện lợi cho việc loan tải thông tin đến người Việt trên toàn tiểu bang, người viết thực hiện bản tin mỗi tháng một lần mang tên Thông Báo. Bản tin được đánh máy lên giấy stencil, đánh dấu, rồi quay rô-nê-ô để in thành nhiều bản. ( phương tiện ấn loát ngày xưa không tân tiến như ngày nay, còn in tại nhà in thì tốn rất nhiều tiền và phải in từ 2000 bản trở lên).
Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây / Đường xa không thể đến đây, để nhỉn / "Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình / Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên.
Dù những cơn gió lành lạnh cuối đông vẫn đang chờn vờn trên những ngọn cây, nhưng không khí của mùa xuân hình như đã bắt đầu man mác trong không gian. Bên cạnh những nhánh cây khẳng khiu trơ trụi đã có một vài búp lá xanh non đâm chồi nẩy lộc .Vạn vật như đang chờ đón những làn gió ấm cho những đóa cúc vàng tươi rực rỡ , cho những cánh mai nhẹ nhàng rung trong nắng sớm. Mùa xuân đã hiện hữu nơi đây để lòng mình vui như trẩy hội và theo truyền thống, các bạn hãy cùng tôi khai bút đầu năm, bạn nhé .
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt. Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986 -Thỉnh thoảng viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Sau đây là bài tham dự VVNM mới nhất ông viết về chuyện đời thăng trầm của người đàn ông từ Việt Sang Mỹ trở lại Việt Nam.
Nhạc sĩ Cung Tiến