Hôm nay,  

Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

10/08/202213:58:00(Xem: 2564)

 hinh bai chung ta di 1

Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.


*

Tôi đã có bài viết Mang Theo Quê Hương, nói về tâm tình người xa xứ, dù quê hương thứ hai này vẫn là nơi đáng sống, an bình, thịnh vượng. Chúng tôi hài lòng với những điều đã đạt được ở đây, nhờ chính sách tự do, luật pháp rõ ràng, tạo nhiều cơ hội cho bất cứ ai ham học, chăm làm, cộng thêm tấm lòng của người dân Mỹ đã cưu mang nâng đỡ cho các di dân nói chung và cá nhân chúng tôi thuở ban đầu. Trong lòng tôi vẫn luôn ghi nhớ, cảm tạ, tri ân quê hương mới này.Tuy nhiên trong sâu thẳm của con tim, ai trong chúng ta mà không nhớ về quê cũ với bao kỷ niệm từ tuổi thơ ấu đến khi trưởng thành. Vì vậy tôi mới tìm về Orlando, FL sinh sống. Vườn cây, ao cá sau nhà chúng tôi chỉ là tâm tình cá nhân, để vơi bớt nhung nhớ những ngày xưa thân ái.

Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một tâm tình khác, một ước mơ to lớn hơn mang tính cách cộng đồng. Hoài bão của một người bạn mà tôi tình cờ quen biết mới đây, có dịp viếng thăm khu vườn cây trái đang hình thành và một ước mơ, muốn khơi dậy tâm tình của cộng đồng người Việt rất đáng khích lệ của anh.Truyện bắt đầu từ vài năm trước, anh liên lạc và đến khu vườn của chúng tôi mua các loại cây giống như: Mận chuông, sapoche, chuối sứ...dần dần nói đến việc mò cua, bắt ốc, câu cá trong hồ, các loại cá anh thích ăn, thỉnh thoảng bắt được các loại cá này thì tôi nhắn tin anh đến lấy.Đường Colonial là trục lộ chính của Orlando, đặc biệt của người Việt. Chúng tôi đi lại trên con đường này hầu như mỗi ngày, trông thấy tấm bảng hiệu để tên Việt Plaza, lại có tượng đức Trần Hưng Đạo thật to ở ngay lối vào. Biết là của người Việt nhưng cũng không để ý lắm. Mới đây anh đến lấy cá và biếu lại một bọc trái trứng cá. Cái xe tải anh lái có dán chữ VIET PLAZA. Hỏi ra mới biết anh chính là chủ của khu thương mại này.

VIET PLAZA tọa lạc tại 1100 W Colonial Dr. Orlando FL 32804. Kể như nằm ở giữa của hai khu thương mại của người Việt trên đại lộ Colonial Dr. Đông và Tây. Chỉ khu này thôi đã có diện tích hơn 110 ngàn bộ vuông (SF), với hai toà building gần 30 ngàn SF. Phía bên kia đường còn có một nhà hàng Wendy ngày xưa, nay thuộc quyền sở hữu của VIET PLAZA, tạm thời đang cho người Mỹ mướn.

Rồi từ từ thân nhau hơn, anh vẫn vắn véo mời vợ chồng tôi ghé chơi. Trước hôm đi Seattle, ngoài vài loại trái cây trong vườn nhà, tôi hỏi về trái trứng cá mà anh đem cho bữa trước. Anh nói: Mùa này nó chín nhiều mỗi ngày, cứ việc đến hái. Khi chúng tôi đến, cây trứng cá cao, đứng với không tới, anh vào trong building lấy thang ra cho mượn, rồi còn chỉ vẽ cách hái cho mau mà không bị rơi rụng.

Thịnh tình của anh đã làm tôi cảm mến hơn, rồi đứng ngó chung quanh, thấy nguyên một vòng bao quanh thấp thoáng các loại cây trái Việt Nam quê mình. Tôi ngỏ ý muốn đi "thăm quan", anh bảo chờ tí rồi vào lấy chiếc xe điện hai chỗ (golf car) kêu tôi lên ngồi cạnh.

Hãy nói về vườn cây trái tượng trưng cho văn hóa quê hương mình.

 

Ngay cổng vào, có hai cây phượng vĩ gốc đã to như cái cột nhà, sau mấy lần cắt bớt chiều cao, tàn lá nở ra theo chiều rộng và rất xanh tốt. Mùa Hè đến từng chùm phượng đỏ trổ hoa nhắc nhở chúng ta bao mộng mơ của tuổi học trò.

Hiện tại đã có 4 cây trứng cá, cây to nhất gốc có đường kính khoảng 6", cao 4-5 thước, cây nào cũng có hoa trái vào mùa này. Ôi tuổi thơ! Lá trứng cá được chúng tôi hái ép vào cuốn vở cho mỗi mùa nghỉ hè rồi tặng nhau như những kỷ niệm vui buồn, thương mến.

Rất nhiều loại tre, trúc được trồng đan xen đó đây xung quanh khu parking rộng lớn. Một số khác được trồng trên các chậu thật to (50-100 gl) để tiện việc di chuyển khi cần. Như nhiều người đã biết, cây trúc cao, dẻo dai chịu đựng giông gió, bão táp...Cha ông ta thường dùng nó tượng trưng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của dòng dõi Lạc Việt.

Cây dừa. Tôi không dám chắc dừa có sống được ở miền Bắc, nhưng miền Nam nước Việt thì được trồng đều khắp ở các vùng thôn dã, trái dừa non, già ...thật gần gũi với ẩm thực quê mình. Ở Orlando ít ai trồng được nó, vì thỉnh thoảng độ lạnh xuống dưới 32 độ F cây dừa chết toi. Vậy mà cũng có mấy cây được chăm bón xanh tốt ở đây.

Các loại cây ăn trái khác như: Xoài, mận chuông, mít, ổi , sapoche, vải, nhãn, bơ, sung, măng cầu...được trồng đan xen nhau, đều khắp chu vi cái sân parking rộng. Các loại rau: Ngò om, húng quế, rau răm, tiá tô, bầu bí mướp...vào mùa này không thiếu thứ gì.

Ngay khoảng giữa vườn có chuồng chim bồ câu tượng trưng cho sự thân thiện, hiền hòa của người Việt ngày xưa. Lại có hai bệ xi măng được chính tay chủ nhân kiến tạo để nhớ về các bệ cột cây số trên khắp các nẻo đường miền Nam trước năm 1975.

Khi chúng tôi đến thì cái khung của một mái nhà tranh đã hình thành. Vâng, túp lều tranh tượng trưng cho mái ấm đồng quê của những ngày xưa thân ái, nay nó đã được lợp bằng lá dừa, ghép trúc đá chung quanh.Ngay phía trước của toà building rộng lớn, song song với lối đi bộ trên đường chính Colonial Dr, hàng cây cảnh chuyên trồng để làm hàng rào, lá có màu xanh lợt, hơi vàng...nay đã xanh tốt và cao ngang thắt lưng. Nó sẽ được uốn nắn, cắt tiả để trở thanh hai con rồng chầu.

Những nét văn hóa khác.

Như trên đã nói, ngay cổng vào là bức tượng Đức Trần Hưng Đạo, một danh nhân bậc nhất của lịch sử nước Việt, người anh hùng trí-dũng song toàn đã chiến thắng Nguyên Mông. Bức tượng to hơn người thường, sắc nét, đứng trên bệ đá với ánh đèn chiếu sáng khi đêm về. Chỉ công trình này thôi đã tốn phí khá lớn (sáu số).

Mặt tiền của VIET PLAZA được một người Việt mướn mở tiệm Nails Supply. Phía sau và một building nằm riêng biệt do chính chủ nhân cai quản, sử dụng.Hiện tại cái nhà kho rộng khoảng vài chục ngàn bộ Anh (sf) được chia làm hai, một nửa đang chứa khoảng vài trăm pallets những nguyên-vật liệu cung cấp cho công việc sản xuất và bán sỉ yard Sign của gia chủ.

Phân nửa còn lại có hai tầng, gồm nhiều phòng. Mỗi phòng chứa đựng một số món hàng tượng trưng cho các nét văn hoá, hoặc lịch sự nước Việt. Thí dụ:

- Tượng bán thân của vua Hùng Vương.

- Mấy bộ trống đồng cổ với hoa văn sắc sảo.

- Các bộ sưu tầm hình ảnh của các sinh hoạt thời Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam.

- Hình ảnh các sĩ quan anh hùng đã tuẫn tiết ngày 30-04-1975.

- Các đồng tiền thời VNCH.

- Các loại xe cộ ngày xưa như: Velo solex, Mobilet, Cyclo máy...

- Quang gánh, gánh hàng ngày xưa

- Đâu rồng. V.v và V.v

Tôi ước tính. Bộ sưu tập này chủ nhân không chỉ bỏ nhiều thời gian, công sức mà còn tốn phí khá nhiều về tài chánh. Rồi ra, nếu tất cả khu nhà kho được dùng để trưng bày các sản phẩm đã có sẵn trong kho một cách có hệ thống ở ngay đó hay một nơi nào thuận tiện khác, chắc chắn sẽ thu hút những ai muốn chút tình tự quê hương, muốn tìm lại những kỷ niệm ngày xưa ... đến thăm viếng. Đăc biệt các bạn trẻ muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông, và các khía cạnh khác của văn hoá Việt Nam. Nói về thời gian anh mới làm chủ khu thương mại này khoảng 3 năm. Khu vườn cây trái mới hình thành ở những nét chính, phân chia khu vực và trồng các loại cây. Một vài năm nữa cây sẽ phát triển xum xuê, sinh hoa kết trái. Chỉ khu vườn này thôi cũng hấp dẫn khách du lịch xa gần đến thăm viếng, chiêm ngưỡng hoa trái, chụp hình lưu niệm v.v.Một điều khá thú vị mà chủ nhân cho biết: Ước mơ của anh là bảo tồn nền văn hóa VN. Anh cố gắng thực hiện điều này bằng khả năng mà anh có thể,  chưa dám nghĩ đến sự hỗ trợ của ai khác.

Tôi trộm nghĩ: Công việc anh đang kinh doanh là sản xuất giá sỉ những tấm bảng quảng caó bằng nhựa cắm ở lề đường và trong sân cho những ai cần quảng cáo. Thị trường rất rộng lớn, thân chủ ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, đăt hàng trên mạng, nên việc sản xuất có thể thiết lập ở các khu công nghiệp, không cần phải nằm ở một khu thương mại sầm uất như thế này.Khi ấy vườn cây trái đã sầm uất, các dãy building sẽ được thiết kế, chỉnh sửa để trở thành một trung tâm thương mại bao gồm: Siêu thị, nhà hàng, văn phòng bác sĩ... và các dịch vụ khác của cộng đồng người Việt thì chắc sẽ hấp dẫn cả du khách lẫn bà con ta ở đây.

Hồ Nguyễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Nhạc sĩ Cung Tiến