Hôm nay,  

Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

10/08/202213:58:00(Xem: 2568)

 hinh bai chung ta di 1

Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.


*

Tôi đã có bài viết Mang Theo Quê Hương, nói về tâm tình người xa xứ, dù quê hương thứ hai này vẫn là nơi đáng sống, an bình, thịnh vượng. Chúng tôi hài lòng với những điều đã đạt được ở đây, nhờ chính sách tự do, luật pháp rõ ràng, tạo nhiều cơ hội cho bất cứ ai ham học, chăm làm, cộng thêm tấm lòng của người dân Mỹ đã cưu mang nâng đỡ cho các di dân nói chung và cá nhân chúng tôi thuở ban đầu. Trong lòng tôi vẫn luôn ghi nhớ, cảm tạ, tri ân quê hương mới này.Tuy nhiên trong sâu thẳm của con tim, ai trong chúng ta mà không nhớ về quê cũ với bao kỷ niệm từ tuổi thơ ấu đến khi trưởng thành. Vì vậy tôi mới tìm về Orlando, FL sinh sống. Vườn cây, ao cá sau nhà chúng tôi chỉ là tâm tình cá nhân, để vơi bớt nhung nhớ những ngày xưa thân ái.

Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một tâm tình khác, một ước mơ to lớn hơn mang tính cách cộng đồng. Hoài bão của một người bạn mà tôi tình cờ quen biết mới đây, có dịp viếng thăm khu vườn cây trái đang hình thành và một ước mơ, muốn khơi dậy tâm tình của cộng đồng người Việt rất đáng khích lệ của anh.Truyện bắt đầu từ vài năm trước, anh liên lạc và đến khu vườn của chúng tôi mua các loại cây giống như: Mận chuông, sapoche, chuối sứ...dần dần nói đến việc mò cua, bắt ốc, câu cá trong hồ, các loại cá anh thích ăn, thỉnh thoảng bắt được các loại cá này thì tôi nhắn tin anh đến lấy.Đường Colonial là trục lộ chính của Orlando, đặc biệt của người Việt. Chúng tôi đi lại trên con đường này hầu như mỗi ngày, trông thấy tấm bảng hiệu để tên Việt Plaza, lại có tượng đức Trần Hưng Đạo thật to ở ngay lối vào. Biết là của người Việt nhưng cũng không để ý lắm. Mới đây anh đến lấy cá và biếu lại một bọc trái trứng cá. Cái xe tải anh lái có dán chữ VIET PLAZA. Hỏi ra mới biết anh chính là chủ của khu thương mại này.

VIET PLAZA tọa lạc tại 1100 W Colonial Dr. Orlando FL 32804. Kể như nằm ở giữa của hai khu thương mại của người Việt trên đại lộ Colonial Dr. Đông và Tây. Chỉ khu này thôi đã có diện tích hơn 110 ngàn bộ vuông (SF), với hai toà building gần 30 ngàn SF. Phía bên kia đường còn có một nhà hàng Wendy ngày xưa, nay thuộc quyền sở hữu của VIET PLAZA, tạm thời đang cho người Mỹ mướn.

Rồi từ từ thân nhau hơn, anh vẫn vắn véo mời vợ chồng tôi ghé chơi. Trước hôm đi Seattle, ngoài vài loại trái cây trong vườn nhà, tôi hỏi về trái trứng cá mà anh đem cho bữa trước. Anh nói: Mùa này nó chín nhiều mỗi ngày, cứ việc đến hái. Khi chúng tôi đến, cây trứng cá cao, đứng với không tới, anh vào trong building lấy thang ra cho mượn, rồi còn chỉ vẽ cách hái cho mau mà không bị rơi rụng.

Thịnh tình của anh đã làm tôi cảm mến hơn, rồi đứng ngó chung quanh, thấy nguyên một vòng bao quanh thấp thoáng các loại cây trái Việt Nam quê mình. Tôi ngỏ ý muốn đi "thăm quan", anh bảo chờ tí rồi vào lấy chiếc xe điện hai chỗ (golf car) kêu tôi lên ngồi cạnh.

Hãy nói về vườn cây trái tượng trưng cho văn hóa quê hương mình.

 

Ngay cổng vào, có hai cây phượng vĩ gốc đã to như cái cột nhà, sau mấy lần cắt bớt chiều cao, tàn lá nở ra theo chiều rộng và rất xanh tốt. Mùa Hè đến từng chùm phượng đỏ trổ hoa nhắc nhở chúng ta bao mộng mơ của tuổi học trò.

Hiện tại đã có 4 cây trứng cá, cây to nhất gốc có đường kính khoảng 6", cao 4-5 thước, cây nào cũng có hoa trái vào mùa này. Ôi tuổi thơ! Lá trứng cá được chúng tôi hái ép vào cuốn vở cho mỗi mùa nghỉ hè rồi tặng nhau như những kỷ niệm vui buồn, thương mến.

Rất nhiều loại tre, trúc được trồng đan xen đó đây xung quanh khu parking rộng lớn. Một số khác được trồng trên các chậu thật to (50-100 gl) để tiện việc di chuyển khi cần. Như nhiều người đã biết, cây trúc cao, dẻo dai chịu đựng giông gió, bão táp...Cha ông ta thường dùng nó tượng trưng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của dòng dõi Lạc Việt.

Cây dừa. Tôi không dám chắc dừa có sống được ở miền Bắc, nhưng miền Nam nước Việt thì được trồng đều khắp ở các vùng thôn dã, trái dừa non, già ...thật gần gũi với ẩm thực quê mình. Ở Orlando ít ai trồng được nó, vì thỉnh thoảng độ lạnh xuống dưới 32 độ F cây dừa chết toi. Vậy mà cũng có mấy cây được chăm bón xanh tốt ở đây.

Các loại cây ăn trái khác như: Xoài, mận chuông, mít, ổi , sapoche, vải, nhãn, bơ, sung, măng cầu...được trồng đan xen nhau, đều khắp chu vi cái sân parking rộng. Các loại rau: Ngò om, húng quế, rau răm, tiá tô, bầu bí mướp...vào mùa này không thiếu thứ gì.

Ngay khoảng giữa vườn có chuồng chim bồ câu tượng trưng cho sự thân thiện, hiền hòa của người Việt ngày xưa. Lại có hai bệ xi măng được chính tay chủ nhân kiến tạo để nhớ về các bệ cột cây số trên khắp các nẻo đường miền Nam trước năm 1975.

Khi chúng tôi đến thì cái khung của một mái nhà tranh đã hình thành. Vâng, túp lều tranh tượng trưng cho mái ấm đồng quê của những ngày xưa thân ái, nay nó đã được lợp bằng lá dừa, ghép trúc đá chung quanh.Ngay phía trước của toà building rộng lớn, song song với lối đi bộ trên đường chính Colonial Dr, hàng cây cảnh chuyên trồng để làm hàng rào, lá có màu xanh lợt, hơi vàng...nay đã xanh tốt và cao ngang thắt lưng. Nó sẽ được uốn nắn, cắt tiả để trở thanh hai con rồng chầu.

Những nét văn hóa khác.

Như trên đã nói, ngay cổng vào là bức tượng Đức Trần Hưng Đạo, một danh nhân bậc nhất của lịch sử nước Việt, người anh hùng trí-dũng song toàn đã chiến thắng Nguyên Mông. Bức tượng to hơn người thường, sắc nét, đứng trên bệ đá với ánh đèn chiếu sáng khi đêm về. Chỉ công trình này thôi đã tốn phí khá lớn (sáu số).

Mặt tiền của VIET PLAZA được một người Việt mướn mở tiệm Nails Supply. Phía sau và một building nằm riêng biệt do chính chủ nhân cai quản, sử dụng.Hiện tại cái nhà kho rộng khoảng vài chục ngàn bộ Anh (sf) được chia làm hai, một nửa đang chứa khoảng vài trăm pallets những nguyên-vật liệu cung cấp cho công việc sản xuất và bán sỉ yard Sign của gia chủ.

Phân nửa còn lại có hai tầng, gồm nhiều phòng. Mỗi phòng chứa đựng một số món hàng tượng trưng cho các nét văn hoá, hoặc lịch sự nước Việt. Thí dụ:

- Tượng bán thân của vua Hùng Vương.

- Mấy bộ trống đồng cổ với hoa văn sắc sảo.

- Các bộ sưu tầm hình ảnh của các sinh hoạt thời Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam.

- Hình ảnh các sĩ quan anh hùng đã tuẫn tiết ngày 30-04-1975.

- Các đồng tiền thời VNCH.

- Các loại xe cộ ngày xưa như: Velo solex, Mobilet, Cyclo máy...

- Quang gánh, gánh hàng ngày xưa

- Đâu rồng. V.v và V.v

Tôi ước tính. Bộ sưu tập này chủ nhân không chỉ bỏ nhiều thời gian, công sức mà còn tốn phí khá nhiều về tài chánh. Rồi ra, nếu tất cả khu nhà kho được dùng để trưng bày các sản phẩm đã có sẵn trong kho một cách có hệ thống ở ngay đó hay một nơi nào thuận tiện khác, chắc chắn sẽ thu hút những ai muốn chút tình tự quê hương, muốn tìm lại những kỷ niệm ngày xưa ... đến thăm viếng. Đăc biệt các bạn trẻ muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông, và các khía cạnh khác của văn hoá Việt Nam. Nói về thời gian anh mới làm chủ khu thương mại này khoảng 3 năm. Khu vườn cây trái mới hình thành ở những nét chính, phân chia khu vực và trồng các loại cây. Một vài năm nữa cây sẽ phát triển xum xuê, sinh hoa kết trái. Chỉ khu vườn này thôi cũng hấp dẫn khách du lịch xa gần đến thăm viếng, chiêm ngưỡng hoa trái, chụp hình lưu niệm v.v.Một điều khá thú vị mà chủ nhân cho biết: Ước mơ của anh là bảo tồn nền văn hóa VN. Anh cố gắng thực hiện điều này bằng khả năng mà anh có thể,  chưa dám nghĩ đến sự hỗ trợ của ai khác.

Tôi trộm nghĩ: Công việc anh đang kinh doanh là sản xuất giá sỉ những tấm bảng quảng caó bằng nhựa cắm ở lề đường và trong sân cho những ai cần quảng cáo. Thị trường rất rộng lớn, thân chủ ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, đăt hàng trên mạng, nên việc sản xuất có thể thiết lập ở các khu công nghiệp, không cần phải nằm ở một khu thương mại sầm uất như thế này.Khi ấy vườn cây trái đã sầm uất, các dãy building sẽ được thiết kế, chỉnh sửa để trở thành một trung tâm thương mại bao gồm: Siêu thị, nhà hàng, văn phòng bác sĩ... và các dịch vụ khác của cộng đồng người Việt thì chắc sẽ hấp dẫn cả du khách lẫn bà con ta ở đây.

Hồ Nguyễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
"Nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây.". Ai xa quê cũng có những lúc trong đời “ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…” Thơ Hồ Dzếnh đong đầy phiêu lãng của những người sống xa nhà đều có cảm nhận, cảm xúc quay về bất chợt trên đường cô lý, nếu không về được bằng thân xác để gặp lại người thân, xóm làng thì ít nhất trong một hoàn cảnh, một thời khắc nào đó trên đường phiêu bạt, tâm tư cô đơn, tâm hồn cô lữ của người đi bỗng hướng trọn về nơi từ đó ra đi dù thân xác đang ở nghìn trùng xa… nhớ chiều tây bắc năm nào, cảm giác nhớ nhà chợt đến bất ngờ như nắng như mưa, làm gì được hơn là châm điếu thuốc, nhìn nơi dừng chân qua làn khói mơ hồ, nhìn bản làng của người dân tộc ẩn hiện trong mây, đẹp hơn cả những bức tranh thiên nhiên đã từng được thấy. Trong bạt ngàn của núi rừng trùng điệp, trong mây ngàn vô tận bay… nhắm đôi mắt lại chạy trốn mệt mỏi lại thấy cả gia đình người dân tộc đang quây quần bên bếp lửa,
Sau hai năm không tụ tập ăn mừng lễ Tạ ơn vì Covid, năm nay đại gia đình tôi hẹn nhau ăn vào trưa thứ năm. Do không biết nấu nướng, tôi quyết định ra tiệm Marie Callender mua hai cái bánh pie để mang đến chung vui với gia đình. Tối thứ tư tôi gọi điện thoại, họ cho biết tiệm mở cửa lúc 8:00 sáng thứ năm. Dự đoán sẽ có nhiều người mua đồ ăn nơi đây, tôi thức dậy sớm và ra đến tiệm Marie Callenders vào lúc 7:50. Tưởng đến trước giờ mở cửa sẽ không phải xếp hàng nhưng tôi đã lầm. Nhìn cái hàng dài như bất tận, tôi hơi thất vọng. Tôi ước chừng có khoảng một trăm người trong hàng. Tôi vội vã đậu xe và nhanh chân đi vào xếp hàng.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão“. Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại.* Sau đây là câu chuyện cảm động, với lời giới thiệu của chính tác giả: “Tôi đã viết truyện này một lần, với nhiều hư cấu. Nhưng đôi khi, muốn lòng bình yên, phải biết nhìn thẳng vào sự thật, để chấp nhận nỗi đau mà tập tễnh bước qua…”
Binh chủng Biệt động quân với những trận lẫy lừng: Khe Sanh, Hạ Lào… cũng là những vết son thời chiến. Đó chính là lý do sau 1975 nhà cầm quyền đưa biết bao thế hệ cha anh vào ngục tù cọng sản. Chú Quy là một trong những tù nhân từ trại Kỳ Sơn chuyển về Tiên Lãnh. Năm 1978 chú Quy cùng với Trung tá Nguyễn Văn Bình đã vượt trại tù. Gần hai tuần len lỏi trong rừng sâu. Cuộc đào tẩu không thoát. Trung Tá Nguyễn Văn Bình bị bắn tại chỗ. Chú Quy bị bắt trói, cùm hai chân vào cổng trại, đánh đập tra khảo cho chết; nhưng chú không chết.
Lễ Tạ Ơn năm nay, 2021, đã qua cả mấy tuần rồi, nhưng nghĩ lại, trước và trong ngày 25 tháng 11, mình chưa tạ ơn đủ với bao nhiêu người đã giúp đỡ, hỗ trợ mình vượt qua nhiều khó khăn, hoạn nạn trong suốt 30 năm sống trên đất Mỹ, từ 1991, năm đầu tiên dự Lể Tạ Ơn theo truyền thống Mỹ. Con số chẵn 30, nhắc tới con số chẵn 400 kể từ khi những người Pilgrims cử hành Lễ Tạ Ơn đầu tiên vào tháng 11 năm 1621 tại thị trấn Plymouth, tiểu bang Massachusetts. Tôi thường tự hỏi cuộc vượt biển của 102 “thuyền nhân” trên con tàu Mayflower ngày 16 tháng 09 năm 1620 từ cảng Plymouth miền Nam nước Anh đến châu Mỹ có những điểm gì giống nhau và khác biệt so với những cuộc vượt biển của hơn bảy trăm ngàn người Việt Nam sau năm 1975 hay không?
Tôi thường dặn mình phải cố gắng sống chậm lại và quan sát kỹ hơn những diễn tiến xunh quanh. Có những lúc chúng ta sống nhanh quá, hàng ngày cứ chạy đua với thời gian, với trách nhiệm, với deadlines hạn chót… Không kịp để ý những cái đẹp, những cái hay, những tốt lành mà chúng ta đã may mắn được nhận mỗi giây phút để chúng ta sống với thái độ vui vẻ hơn, biết ơn hơn và hạnh phúc hơn. Mọi thứ đều theo quy luật của vũ trụ. Khi chúng ta gieo hạt lành thì sẽ nhận trái ngọt. Chúng ta ra sao thì sẽ hấp dẫn những vật thể tương tự.
Tôi là con gái Cần Thơ gạo trắng nước trong, tuổi thơ tôi tràn đầy hạnh phúc bên cha mẹ, hai đứa em, cùng bạn bè. Những chiều hè, bến Ninh Kiều lộng gió đón bước chân chúng tôi dạo bước, chơi đùa; đại lộ Hòa Bình những ngày Lễ Tết tưng bừng nam thanh nữ tú dập dìu, và con đường Võ Văn Tần có ngôi nhà bé nhỏ xinh xắn của gia đình tôi.
“Đấy, chim khôn tiếng hót cũng khác. Cứ nhớ tới cái gã đàn ông nói cười hô hố hôm trước, tôi thật sự ngại cho bà ấy bị lừa. Cái loại người chưa nói đã cười là phường đểu giả. Còn đàn bà đã già, chồng chết rồi thì ở vậy, tằng tịu làm gì cho con cháu nó cười. Tôi đây hay nói nhưng tính thương người, tôi có ghét bà ấy đâu mà sao bà ấy không trò chuyện với tôi. Con mọt sách… con mọt sách… con mọt…”
Những tuần sắp đến lễ Vu Lan, cuối ngày làm việc, tôi thu xếp đến một tu viện trong xóm phụ việc. Tu viện còn trong giai đoạn xây cất nên rất nhiều việc cần làm. Hầu như mỗi ngày, tùy thời khóa biểu của từng người, luôn có nhiều các anh chị Phật tử đến làm việc công quả. Hôm nào đến được sớm khi trời còn sáng thì tôi phụ việc bên ngoài. Tôi thường chỉ đi vòng quanh sân lượm rác hoặc dọn những đồ vật linh tinh cuối ngày cần thu gọn. Hôm nào đến trễ khi trời đã tối, tôi sẽ phụ việc trong bếp. Hôm nay, khi vào nhà bếp thì thấy đã có nhiều các chị Phật tử đang nhặt rau, trộn bột, nấu nướng...
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến