Hôm nay,  

Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

10/08/202213:58:00(Xem: 2563)

 hinh bai chung ta di 1

Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.


*

Tôi đã có bài viết Mang Theo Quê Hương, nói về tâm tình người xa xứ, dù quê hương thứ hai này vẫn là nơi đáng sống, an bình, thịnh vượng. Chúng tôi hài lòng với những điều đã đạt được ở đây, nhờ chính sách tự do, luật pháp rõ ràng, tạo nhiều cơ hội cho bất cứ ai ham học, chăm làm, cộng thêm tấm lòng của người dân Mỹ đã cưu mang nâng đỡ cho các di dân nói chung và cá nhân chúng tôi thuở ban đầu. Trong lòng tôi vẫn luôn ghi nhớ, cảm tạ, tri ân quê hương mới này.Tuy nhiên trong sâu thẳm của con tim, ai trong chúng ta mà không nhớ về quê cũ với bao kỷ niệm từ tuổi thơ ấu đến khi trưởng thành. Vì vậy tôi mới tìm về Orlando, FL sinh sống. Vườn cây, ao cá sau nhà chúng tôi chỉ là tâm tình cá nhân, để vơi bớt nhung nhớ những ngày xưa thân ái.

Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một tâm tình khác, một ước mơ to lớn hơn mang tính cách cộng đồng. Hoài bão của một người bạn mà tôi tình cờ quen biết mới đây, có dịp viếng thăm khu vườn cây trái đang hình thành và một ước mơ, muốn khơi dậy tâm tình của cộng đồng người Việt rất đáng khích lệ của anh.Truyện bắt đầu từ vài năm trước, anh liên lạc và đến khu vườn của chúng tôi mua các loại cây giống như: Mận chuông, sapoche, chuối sứ...dần dần nói đến việc mò cua, bắt ốc, câu cá trong hồ, các loại cá anh thích ăn, thỉnh thoảng bắt được các loại cá này thì tôi nhắn tin anh đến lấy.Đường Colonial là trục lộ chính của Orlando, đặc biệt của người Việt. Chúng tôi đi lại trên con đường này hầu như mỗi ngày, trông thấy tấm bảng hiệu để tên Việt Plaza, lại có tượng đức Trần Hưng Đạo thật to ở ngay lối vào. Biết là của người Việt nhưng cũng không để ý lắm. Mới đây anh đến lấy cá và biếu lại một bọc trái trứng cá. Cái xe tải anh lái có dán chữ VIET PLAZA. Hỏi ra mới biết anh chính là chủ của khu thương mại này.

VIET PLAZA tọa lạc tại 1100 W Colonial Dr. Orlando FL 32804. Kể như nằm ở giữa của hai khu thương mại của người Việt trên đại lộ Colonial Dr. Đông và Tây. Chỉ khu này thôi đã có diện tích hơn 110 ngàn bộ vuông (SF), với hai toà building gần 30 ngàn SF. Phía bên kia đường còn có một nhà hàng Wendy ngày xưa, nay thuộc quyền sở hữu của VIET PLAZA, tạm thời đang cho người Mỹ mướn.

Rồi từ từ thân nhau hơn, anh vẫn vắn véo mời vợ chồng tôi ghé chơi. Trước hôm đi Seattle, ngoài vài loại trái cây trong vườn nhà, tôi hỏi về trái trứng cá mà anh đem cho bữa trước. Anh nói: Mùa này nó chín nhiều mỗi ngày, cứ việc đến hái. Khi chúng tôi đến, cây trứng cá cao, đứng với không tới, anh vào trong building lấy thang ra cho mượn, rồi còn chỉ vẽ cách hái cho mau mà không bị rơi rụng.

Thịnh tình của anh đã làm tôi cảm mến hơn, rồi đứng ngó chung quanh, thấy nguyên một vòng bao quanh thấp thoáng các loại cây trái Việt Nam quê mình. Tôi ngỏ ý muốn đi "thăm quan", anh bảo chờ tí rồi vào lấy chiếc xe điện hai chỗ (golf car) kêu tôi lên ngồi cạnh.

Hãy nói về vườn cây trái tượng trưng cho văn hóa quê hương mình.

 

Ngay cổng vào, có hai cây phượng vĩ gốc đã to như cái cột nhà, sau mấy lần cắt bớt chiều cao, tàn lá nở ra theo chiều rộng và rất xanh tốt. Mùa Hè đến từng chùm phượng đỏ trổ hoa nhắc nhở chúng ta bao mộng mơ của tuổi học trò.

Hiện tại đã có 4 cây trứng cá, cây to nhất gốc có đường kính khoảng 6", cao 4-5 thước, cây nào cũng có hoa trái vào mùa này. Ôi tuổi thơ! Lá trứng cá được chúng tôi hái ép vào cuốn vở cho mỗi mùa nghỉ hè rồi tặng nhau như những kỷ niệm vui buồn, thương mến.

Rất nhiều loại tre, trúc được trồng đan xen đó đây xung quanh khu parking rộng lớn. Một số khác được trồng trên các chậu thật to (50-100 gl) để tiện việc di chuyển khi cần. Như nhiều người đã biết, cây trúc cao, dẻo dai chịu đựng giông gió, bão táp...Cha ông ta thường dùng nó tượng trưng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của dòng dõi Lạc Việt.

Cây dừa. Tôi không dám chắc dừa có sống được ở miền Bắc, nhưng miền Nam nước Việt thì được trồng đều khắp ở các vùng thôn dã, trái dừa non, già ...thật gần gũi với ẩm thực quê mình. Ở Orlando ít ai trồng được nó, vì thỉnh thoảng độ lạnh xuống dưới 32 độ F cây dừa chết toi. Vậy mà cũng có mấy cây được chăm bón xanh tốt ở đây.

Các loại cây ăn trái khác như: Xoài, mận chuông, mít, ổi , sapoche, vải, nhãn, bơ, sung, măng cầu...được trồng đan xen nhau, đều khắp chu vi cái sân parking rộng. Các loại rau: Ngò om, húng quế, rau răm, tiá tô, bầu bí mướp...vào mùa này không thiếu thứ gì.

Ngay khoảng giữa vườn có chuồng chim bồ câu tượng trưng cho sự thân thiện, hiền hòa của người Việt ngày xưa. Lại có hai bệ xi măng được chính tay chủ nhân kiến tạo để nhớ về các bệ cột cây số trên khắp các nẻo đường miền Nam trước năm 1975.

Khi chúng tôi đến thì cái khung của một mái nhà tranh đã hình thành. Vâng, túp lều tranh tượng trưng cho mái ấm đồng quê của những ngày xưa thân ái, nay nó đã được lợp bằng lá dừa, ghép trúc đá chung quanh.Ngay phía trước của toà building rộng lớn, song song với lối đi bộ trên đường chính Colonial Dr, hàng cây cảnh chuyên trồng để làm hàng rào, lá có màu xanh lợt, hơi vàng...nay đã xanh tốt và cao ngang thắt lưng. Nó sẽ được uốn nắn, cắt tiả để trở thanh hai con rồng chầu.

Những nét văn hóa khác.

Như trên đã nói, ngay cổng vào là bức tượng Đức Trần Hưng Đạo, một danh nhân bậc nhất của lịch sử nước Việt, người anh hùng trí-dũng song toàn đã chiến thắng Nguyên Mông. Bức tượng to hơn người thường, sắc nét, đứng trên bệ đá với ánh đèn chiếu sáng khi đêm về. Chỉ công trình này thôi đã tốn phí khá lớn (sáu số).

Mặt tiền của VIET PLAZA được một người Việt mướn mở tiệm Nails Supply. Phía sau và một building nằm riêng biệt do chính chủ nhân cai quản, sử dụng.Hiện tại cái nhà kho rộng khoảng vài chục ngàn bộ Anh (sf) được chia làm hai, một nửa đang chứa khoảng vài trăm pallets những nguyên-vật liệu cung cấp cho công việc sản xuất và bán sỉ yard Sign của gia chủ.

Phân nửa còn lại có hai tầng, gồm nhiều phòng. Mỗi phòng chứa đựng một số món hàng tượng trưng cho các nét văn hoá, hoặc lịch sự nước Việt. Thí dụ:

- Tượng bán thân của vua Hùng Vương.

- Mấy bộ trống đồng cổ với hoa văn sắc sảo.

- Các bộ sưu tầm hình ảnh của các sinh hoạt thời Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam.

- Hình ảnh các sĩ quan anh hùng đã tuẫn tiết ngày 30-04-1975.

- Các đồng tiền thời VNCH.

- Các loại xe cộ ngày xưa như: Velo solex, Mobilet, Cyclo máy...

- Quang gánh, gánh hàng ngày xưa

- Đâu rồng. V.v và V.v

Tôi ước tính. Bộ sưu tập này chủ nhân không chỉ bỏ nhiều thời gian, công sức mà còn tốn phí khá nhiều về tài chánh. Rồi ra, nếu tất cả khu nhà kho được dùng để trưng bày các sản phẩm đã có sẵn trong kho một cách có hệ thống ở ngay đó hay một nơi nào thuận tiện khác, chắc chắn sẽ thu hút những ai muốn chút tình tự quê hương, muốn tìm lại những kỷ niệm ngày xưa ... đến thăm viếng. Đăc biệt các bạn trẻ muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông, và các khía cạnh khác của văn hoá Việt Nam. Nói về thời gian anh mới làm chủ khu thương mại này khoảng 3 năm. Khu vườn cây trái mới hình thành ở những nét chính, phân chia khu vực và trồng các loại cây. Một vài năm nữa cây sẽ phát triển xum xuê, sinh hoa kết trái. Chỉ khu vườn này thôi cũng hấp dẫn khách du lịch xa gần đến thăm viếng, chiêm ngưỡng hoa trái, chụp hình lưu niệm v.v.Một điều khá thú vị mà chủ nhân cho biết: Ước mơ của anh là bảo tồn nền văn hóa VN. Anh cố gắng thực hiện điều này bằng khả năng mà anh có thể,  chưa dám nghĩ đến sự hỗ trợ của ai khác.

Tôi trộm nghĩ: Công việc anh đang kinh doanh là sản xuất giá sỉ những tấm bảng quảng caó bằng nhựa cắm ở lề đường và trong sân cho những ai cần quảng cáo. Thị trường rất rộng lớn, thân chủ ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, đăt hàng trên mạng, nên việc sản xuất có thể thiết lập ở các khu công nghiệp, không cần phải nằm ở một khu thương mại sầm uất như thế này.Khi ấy vườn cây trái đã sầm uất, các dãy building sẽ được thiết kế, chỉnh sửa để trở thành một trung tâm thương mại bao gồm: Siêu thị, nhà hàng, văn phòng bác sĩ... và các dịch vụ khác của cộng đồng người Việt thì chắc sẽ hấp dẫn cả du khách lẫn bà con ta ở đây.

Hồ Nguyễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến