Hôm nay,  

Những Chuyện Tình Sau Tháng Tư Đen

25/04/202221:25:00(Xem: 4083)

tac-gia-minh-thuy

 

Tác giả lần đầu tiên tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình Người Hoa Nở.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.

 

 

Mỗi buổi sáng dậy đi bộ phơi nắng sau vườn, ngắm hoa cỏ tốt tươi, được lùng khắp các cửa hàng từ Home Depot, Walmart, Lowes, Food Mart so sánh giá rẻ hơn mua về trồng đủ màu sắc rực tươi dưới trời trong xanh dịu mát. Tôi luôn ý thức “hôm nay mình còn mở mắt, còn được sống thêm ngày nữa để ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên, hãy tận hưởng những giây phút thảnh thơi nhàn hạ đầy an lạc và hạnh phúc này”. Nhất là sau mấy mươi năm sống trên đất Mỹ, sau cuộc vượt biên thử thách với sự sống chết, thoát được sinh tử đến bến bờ tự do, may mắn có công ăn việc làm bền bĩ mấy chục năm qua. Nay đã đến tuổi retire chẳng còn lo âu điều gì. Tiền hưu được direct vào nhà bank, bảo hiểm được chính phủ cover 80% , muốn an tâm hơn mua thêm 20% bên ngoài chỉ trên dưới $100/ mỗi tháng. Trong tương lai vào chương trình ON LOK càng yên tâm và vui hơn, vì nơi này là sinh hoạt giải trí, giúp phương tiện đi lại khi không thể lái xe, chăm lo sức khoẻ và nhiều lãnh vực khác. Sống được như vậy làm sao ai không quên ơn nước Mỹ được, tôi luôn tự nhủ “phải sống làm sao để được xứng đáng với ơn mưa móc này..., cũng như nhớ ơn Trời Phật đã giúp duyên kết hợp tốt đẹp, khi so sánh những trường hợp buồn thảm về đề tài này”.                           

Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...

Tháng 3 người dân Quảng Trị ồ ạt chạy vào Huế, nhà nào hầu như cũng có người quen hoặc bà con đến ở. Rồi người dân Huế lo sợ, hoang mang, mẹ tôi ngày nào cũng thu dọn đồ đạt gọn gàng, chờ có động tĩnh là đi thôi. Dân Quảng Trị tạm cư chưa nóng đất, lại cùng dân Huế tìm đường chạy tiếp. Gia đình nào có chút tiền hùn nhau thuê xe tải. Hình ảnh không bao giờ phai mờ trong tâm trí khi mẹ và chị em tôi ngồi trên xe tải, lúc lên đèo Hải Vân (từ Huế vào Đà Nẵng 100 km), chứng kiến dòng người đi bộ, vợ ẵm con nhỏ, chồng vác đồ đạc, hoặc đàn ông gánh mẹ một đầu gióng, con thơ một đầu gióng. Lúc ấy kẹt xe kinh khủng, đoàn người cắm cúi bước về phía trước như cái xác không hồn, sợ hãi VC quyết thoát đến miền tự do để được sống thanh bình, đúng như người dân thường nói sau 75 “Cái cột điện nếu biết đi cũng đã bỏ nước ra đi”.

Vào ở nhà bà con vùng Phước Tường, khu dân cư ngay trước mặt căn cứ của Mỹ, mỗi đêm VC pháo kích nhiều lần trúng những nhà chung quanh, 3 mẹ con sợ hãi nửa đêm chạy tiếp đến thành phố Đà Nẵng sống nhờ nhà bạn mẹ gần ga tàu. Khi VC vào tới Đà Nẵng, chị tôi gào khóc lóc vì nghĩ sẽ không còn gặp người anh đang làm việc tại Bạc Liêu. Mẹ tôi mặt mày tái xanh, đôi mắt trũng sâu quầng thâm vì mất ngủ. Sáng hôm sau mẹ gọi tôi ra góc sân, móc tiền đưa với nét mặt bơ phờ” con tìm quán nào gọi món ngon ăn cho no, rồi tới tiệm thuốc Tây mua 3 ống thuốc rầy về mẹ con mình cùng uống, mẹ đã từng sống với bọn họ rồi, ông nội có tên trong danh sách đấu tố, may trốn thoát được vào Nam, sống không nỗi với họ đâu con ơi” ...nói xong nước mắt bà chảy dài. Tôi xót xa đứt từng đoạn ruột nhưng không làm theo lời mẹ dặn. Gặp lúc VC mượn sân nhà để lập bàn ngồi đó, vài người lăm le chĩa súng những người trong nhà bắt ra ngồi tập trung ngoài sân , chúng tôi chưa hiểu chuyện gì thì thấy bao nhiêu đàn ông đang đi bộ, hoặc các xe Honda đang chạy ngoài đường đều bị thổi còi bắt tấp vào. Mấy cán bộ ngồi nơi bàn hỏi từng người khai báo lý lịch, xong họ lại đuổi chúng tôi vào nhà có 2 kẻ cầm súng đi theo canh chừng, nhường chỗ cho những người đàn ông tập trung nơi đó. Chiều gần tối mấy chiếc xe bít bùng đến chở họ đi đâu không biết, tôi đoán lờ mờ họ đã bị bắt, nhìn theo kẻ thua cuộc muốn ứa nước mắt.

Trở về Huế là những ngày ảm đạm như để tang cho đất nước, bà con sống trong phập phồng lo sợ. Mỗi đêm họ bắt họp tổ đốc thúc mọi nhà đi kinh tế mới, từ từ mỗi tuần cưỡng bách vài gia đình có tên trong danh sách. Đầu xóm nhà cấp tá của QLVNCH bị tịch thu, vợ con chạy về quê ngoại tá túc. Liên (bạn tôi) được cha mẹ giao căn nhà nơi Huế vì cha đổi vào làm việc trong Đà Nẵng và ở khu nhà trong cư xá Đoàn Kết. Lúc học bên Văn Khoa thuộc  ban sử địa, bạn được hội sinh viên bầu làm thủ quỹ, họp hành tổ chức những công tác thiện nguyện, có tên là “ Nối vòng tay lớn “, họ thường hay mượn tiền Liên chi tiêu những công việc chung khi quỹ đã cạn. Anh Sinh học năm thứ tư quý mến thương yêu Liên, Liên cũng có cảm tình và cảm nhận hạnh phúc khi sinh hoạt những tổ chức cùng anh có ý nghĩa như vậy. Sau ngày 30/4  ủy ban thành phố có giấy mời Liên qua nói chuyện, ông cán bộ hỏi “ cha cô là Nguỵ tại sao cô lại đi ngược con đường của cha? Liên uất ức tức giận, nhóm sinh viên đã lộ diện của phe bên kia. Cha tù tội nơi đâu không nghe tin tức, nhà bị tịch thu, mỗi lần anh Sinh đến nhà ông nội thăm đều bị Liên hét vào mặt “ đồ lừa gạt” và đuổi thẳng tay, từ đó chỉ còn là sự ghét bỏ hận thù.

Mai (bạn hàng xóm) có người yêu bị tù “cải tạo” vượt núi trèo đèo đi thăm, chỉ biết nhìn anh khóc, anh nhét lá thư viết tự khi nào, Mai sung sướng về nhà đọc tới thuộc lòng, đọc từng ngày như uống thuốc an thần chống chõi nỗi nhớ nhung đày đọa. Một hôm Mai vô ý để lá thư đâu đó chưa kịp cất, em gái 2 tuổi cầm được xé chơi nhiều mảnh, Mai hoảng hốt gom hết chạy tới nhà tôi nhờ chép lại sau khi các mảnh được dán chồng chéo. 

-  Lá thư sao chép cũng đã mất linh hồn của nó rồi, chỉ còn là cái xác nhưng vẫn muốn nhờ mi chép lại.

Mai nói như muốn khóc, tôi nghĩ “răng mà gái Huế lãng mạn như rứa không biết”. Hoàn cảnh gia đình Mai quá nghèo, mẹ sinh chỉ một em trai, còn lại là 11 chị em gái, ba thất nghiệp buồn thời cuộc uống rượu đế giải sầu, trong cơn say thường nói “con gái đông đề mạ bây buôn thúng bán mẹt nuôi hoài sao, kiếm chồng lấy hết đi cho rảnh nợ...” điệp khúc ngày nào cũng lập đi lập lại như cái gai trước mắt ông. Đúng lúc anh Dũng xuất hiện, nhà anh khá giả có xe đò chạy đường xa, anh trai làm tài xế và anh Dũng làm “lơ” xe, anh quen ba Mai đến nhà chơi thường tiếp tế thực phẩm, lúc gạo, khi chè cháo hoặc bánh mì..v..v..Giai đoạn này nhà ai cũng đói rách tả tơi, nhà tôi mỗi trưa dùng miếng bột mì hấp muối, chiều ăn bo bo hầm, thỉnh thoảng có cơm độn khoai sắn, chờ nhai hết khoai sắn để ăn rau muống luộc kèm vào thì chỉ còn đúng một và cơm. Nhà Mai càng thê thảm hơn nữa mỗi lần tôi qua chơi, nồi cơm độn được chia mỗi người một chén chan nước mắm ăn cầm hơi, cho nên anh Dũng như vị cứu tinh, anh đang để mắt tới Mai nên càng bị sự thúc ép. Người yêu biết ngày nào trở về, có thương có nhớ biết làm sao trong hoàn cảnh này. Mai nhắm mắt, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi dài” hết rồi mi ơi...bao nhiêu sự hiểu biết, bao nhiêu câu thơ từ đây chôn chặt dưới ba tấc đất...” Mai thốt ra trong nghẹn ngào, tôi chỉ biết tế nhị im lặng vì hiểu rõ 2 người là 2 tầng lớp chênh lệch xa, Mai sống với thơ văn mơ mộng, còn anh Dũng lại thô lỗ ít học, nói chuyện trần trụi hay kèm tiếng chưởi thề nói tục” đời buồn tênh như lỡ một cung đàn ....”Sau này nghe kể thỉnh thoảng anh còn dùng “ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Mai chỉ biết hướng về âm nhạc cho vơi bớt niềm tục khi ngồi ôm con ru ngủ, mơ màng về hình ảnh người lính chiến VNCH đang bị tù tội, len lén những giọt nước mắt nóng hổi tuôn trào ngậm ngùi.

“Người ơi, có những chiều xuân én bay xôn xao

Mong bóng ai kia hoàng hôn chìm dần trên phím tơ

Thu đến bơ vơ, Đông qua ngỡ ngàng, rồi Hè lại buồn sang

Có nhớ thương nhau xin đưa vào trong mơ...” (Lam Phương)

Sau 75, có số chán nản chẳng muốn học tiếp vì không thích bị những ông thầy “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, chưởi cha ông và chế độ cũ,” hoặc đang học bị tống khứ vì lý lịch xấu. Thanh niên thiếu nữ bị hốt đi lao động, nhất là thanh niên thường bị đi rà mìn, đi Thuỷ Lợi, tôi cũng bị lên Bình Điền trồng khoai canh tác theo kế hoạch của họ, mỗi gia đình phải đóng góp tiền, khi có khoai đem về chia đều mọi nhà.Tả về sự đói khát thèm muốn thì ai cũng trải, suốt ngày chỉ mơ ly chè ngọt, mơ cục mỡ trong nồi bún bò, khi nhìn dưới gầm giường đống khoai lang mà muốn khóc vì ăn suốt ngày ớn lên tận cổ, biết như vậy mới thấu hiểu cái khổ, cái đói gấp 10 lần trong tù cải tạo các anh đã gánh chịu.



Chuyện chị bạn khác tên Liễu ở trong Cầu Kho, trước 75 tôi thân Tuý Loan học chung lớp, thường hay đạp xe vào nhà bạn chơi, có lần gặp chị Liễu (hàng xóm) đang ngồi nhà Loan, chúng tôi quen nhau. Chị Liễu có vẻ hạp 2 đứa sau vài lần nói chuyện, riêng tôi rất mê lối nói chuyện của chị lãng mạn và sâu sắc. Chị thường điểm những phim ảnh nổi tiếng thời ấy như Những Kẻ Khốn Cùng, Kiều Giang, Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà, Công Chúa Sissi ..v..v...Chị rủ tới nhà chơi, anh là trung uý tác chiến, tôi chưa hề biết mặt chỉ thấy qua hình ảnh. Tuy đã có 3 mặt con, nhưng chị luôn kể, nhắc nhở về cuộc tình đẹp như mơ…

- Hai em biết không? lúc chị học năm đầu bên Văn Khoa, có 3 thanh niên để ý theo đuổi, nhưng chị chỉ mê anh Quân, chị thích hình ảnh hào hùng của người lính trận ngang dọc, để được mơ” anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng. Ngoài mưa khuya lê thê ...” (Nguyễn văn Đông). Có lúc cũng mong một lần anh bị thương để chị được đi thăm theo cảm xúc hạnh phúc lẫn khổ đau. Lấy nhau rồi, anh vẫn đi hành quân chẳng gần chị bao nhiêu, chị sống trong lo âu hồi hộp theo dõi những cuộc chiến gay cấn, chỉ biết cầu nguyện hằng đêm anh được sống sót. Có lần anh trở về nhưng không vào nhà, đứng ngoài mái hiên nhìn lén qua khung cửa sổ trong khi bầu trời mưa đen tối mù mịt, chị ngồi đan áo linh tính điều gì ngẩng mặt nhìn ra phát hiện mừng rỡ vô tả, nhưng anh vẫy tay đưa dấu muốn chị ra ngoài, đừng làm thức giấc các con đang ngon giấc. Cả hai cùng ngồi dưới mái hiên nhìn mưa rơi, ngồi thì thầm nhiều điều. Anh nói vừa nhìn được hình ảnh chị ngồi đan áo, truyền qua anh cảm giác rung động tuyệt vời, và anh chỉ muốn làm kẻ phong sương thầm lặng ghi nhận hình ảnh này. Tụi chị rất mê đi uống cà phê nghe nhạc, nhiều hôm gởi con cho bà ngoại, ngồi trầm ngâm cả tiếng trong quán nhìn mưa rơi thả hồn vào bài hát, chị mê giọng Sĩ Phú, anh mê giọng Lệ Thu và hồn ai nấy giữ…

Thời gian này sợ bị gọi đi lao động Thuỷ Lợi, Tôi vào Hợp tác xã thêu hàng xuất khẩu để được yên thân và kiếm cơm gạo, thêu ngày đêm không thấy ánh mặt trời muốn lòa con mắt, từ đó tôi không hề gặp chị. Khoảng một năm sau, chị tìm tới Hợp tác xã thăm, tôi đang thêu hàng gấp cho kịp nên vừa thêu vừa nói chuyện. Tôi hỏi về anh, nhắc nhở chuyện tình của chị và bày tỏ rất ngưỡng mộ, chị trả lời bình thường” anh vẫn khỏe đang còn “cải tạo”. Tôi hỏi thăm về cuộc sống của chị, chị kể đại khái đang buôn bán nuôi con. Chị ra về, tối trở lại nhà tôi mượn... ít tiền. Chị kể hoàn cảnh con đói, con đau ruột thừa, nhiều lần chị phải bán máu bên bệnh viện Huế, mỗi lần họ lấy máu xong mặt mày chị tối sầm, phải lết ra cổng mua tô cháo lòng và ly chè ăn xong mới tỉnh táo, tôi xót xa thương tâm không ngờ chị khổ đến vậy và không quên gởi chút tiền giúp chị.

Ngày sau Phúc (bạn thêu) ngồi cạnh tự dưng hỏi tôi:

- Thuý quen chị Liễu lâu chưa?

- Lâu rồi trước 75.

Bạn do dự quan sát:

- Sau này Thuý có biết gì thêm về chị ấy không?

Tôi lắc đầu 

- Lâu lắm rồi giờ mới gặp chị, mà sao? 

Bạn kể nhỏ sợ mọi người chung quanh nghe:

- Thuý biết ba mình đi tù, nhà bị họ lấy phía trước làm trụ sở, cho gia đình ở góc xó phía sau. Mấy tên đàn ông dẫn chị này về, không may một bà vợ biết được gọi công an và đến đánh ghen ầm lên, chị trả lời công an” tôi không cướp chồng ai, tôi chỉ trao đổi mua bán” rồi lầm lũi đi ra giữa hàng người đứng xem. 

Tôi tỏ vẻ không tin cố chống chế dùm chị Liễu, nhưng bạn là người đàng hoàng ít nói, nỗi hoang mang nghi ngờ theo mãi trong đầu nặng trĩu.

Lần khác chị Yến (bạn chị tôi) ghé nhà chơi gặp lúc nhà bị cúp đèn, khi trời nóng nực của mùa hạ, chị nói chuyện trên trời dưới đất, vô tình cũng kể về chị Liễu “số hắn răng khổ quá, đi làm điếm chui các bãi cỏ tối um nơi khu Thương Bạc, khách chạy làng, cãi vả bị tụi nó đánh bầm mặt, công an bắt về khu phố chụp hình treo bảng” ...Tôi bắt đầu run lên, tim thắt lại đau nhói không thể ngờ người phụ nữ thông minh có nhan sắc ngày nào nay phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngả tới mức vậy. 

Bẵng thời gian lâu, lúc này tôi đã xin đem khung về nhà thêu. Đang cặm cụi mũi kim đường chỉ, thì Tuý Loan cùng chị Liễu đèo nhau chiếc xe đạp đến nhà tôi. Chị Liễu gởi cái xách tay hơi nặng, nói “giữ dùm chị nghe” rồi lật đật đi, tôi vui vẻ đón nhận và cất trong tủ. Khoảng 20 phút sau 2 người đổi ý trở lại lấy giỏ xách vội vã chào đi. Tôi nhìn theo chị lòng đầy xót xa suy nghĩ thầm “có ai muốn bị hoàn cảnh xô đẩy tới mức này đâu, nhất là với người đàn bà có học, có hiểu biết tận tường đạo lý làm người, có liêm sĩ và lòng tự trọng, em rất thông cảm chẳng xem thường chị đâu.”

Ngày kế Tuý Loan đến nhà tôi một mình, nét mặt có vẻ phân vân như muốn nói điều gì, vẻ nghiêm trang thoáng buồn. Rồi như bạn không thể đè nén được nữa, bạn tuôn ra:

-  Tao thì bận rộn theo học ngành hội họa, mi thì vùi đầu với công việc chẳng ai gặp ai, nên có những điều mi không tưởng tượng cuộc sống bên ngoài đau thương tới mức độ nào đâu.

Tôi ngắt lời 

-  Thì mi kể ra đi rào trước đón sau mà chi.

Loan thở dài chậm rãi:

-  Mi có biết cuộc đời chị Liễu sau này ra sao không? Chuyện nhỏ chuyện lớn chị đều kể cho tao nghe hết... Bán áo bán quần, bàn đồ đạt hết sạch, nhà lại ở thuê, con đói con bịnh, không còn gì phải đi bán máu. Đặt tủ thuốc trên sân ga bán, 10 người bán 4 người mua, có ngày không kiếm đồng nào, nghĩ đến mẹ và con đang chờ đem gạo về nấu cơm chiều, có người ve vãn xa gần, chị nhắm mắt gật đầu theo họ đến chỗ kín đáo bán dâm, rồi ghé chợ mua thức ăn chạy về trong tâm trạng nhục nhã đau buốt. Nhìn các con ngồi ăn chị đã nuốt nước mắt, nuốt nỗi cay đắng vào lòng. Chị thầm mơ ước được may mắn như bao người, có vốn buôn bán kiếm lời hầu thoát khỏi nghiệp số quá nặng nề.

Tôi im lặng ngồi thêu nhưng cảm giác như chết điếng, vậy là đúng sự thật 100% không thể không tin. 

-  Con chị bệnh hoài, mẹ lại vừa mất, nghiệp chị nặng quá không thoát khỏi nghề tồi bại đó. Hôm qua chị gởi mi giỏ xách, mi có đoán cái gì trong giỏ không? Là ít đồ vật của tên công an chị bán dâm, lúc nó ngủ say chị vội lục bóp và vơ vét vài thứ trốn về. Chị rủ tao đến gởi nhà mi cất dùm luôn, nhưng đi nửa đường tao la chị.

-  Không nên như vậy, Thuý ngây thơ vô tội không hề biết gì cuộc đời về sau của chị, lỡ có chuyện gì thì chị ác quá. Chị bảo tao dừng xe lại, chị rối trí ngồi xụp xuống bên lề đường nói “Thuý luôn đóng khung cuộc tình của chị, nhiều lần chị muốn kể nhưng Thuý cứ nhắc nhở ưa sống lặn hụp trong cái khung quá khứ ấy, vì vậy chị không thể tâm sự điều gì với Thuý, thôi cứ để Thuý giữ hình ảnh đẹp và không nên để nó bị liên lụy...”. Hai chị em ngồi thừ một hồi và quyết định quay lui lấy giỏ xách là vậy đó ...”

Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng lòng buồn vô hạn khi Loan nói thêm “chị Liễu suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần, chẳng muốn sống nữa, chị nói không còn mặt mũi nhìn chồng, có lẽ lúc anh về chị sẽ giao con và đi biệt xa...”

Tôi lại bôn ba vào Nam tìm đường vượt biên nên đành xa bạn bè và những mẩu chuyện thương tâm, 5 năm đeo đuổi vào tù ra tội, hình ảnh Huế nhạt nhoà tạm thời cất giữ một góc trong tâm hồn. Qua Mỹ bước đầu cũng mờ mắt cày bừa, từ từ kỷ niệm được sống lại khi có phút thảnh thơi. Tôi liên lạc bà chị nhờ hỏi dò tin tức về chị Liễu để gởi quà, nhưng chị tôi báo tin chị Liễu đã mất vì bệnh cancel gan, hàng xóm chị Liễu cho biết anh đã học tập trở về, dẫn con vào Nam chẳng ai biết ở nơi đâu.

Những cuộc tình tan vỡ sau tháng tư ngày ấy còn nhiều chung quanh, chuyện chị X có người yêu là lính đi tù tội, bị VC làm nhục uất ức quá treo cổ tự vận chết. Những cặp chia xa vì đa số tìm đường vượt biên, đang yêu nhau ngày mai thấy biệt tích diễn ra đều đều. Tất cả vì 2 chữ Tự Do mạnh mẽ phải buông bỏ tình cảm” Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt. Vì hai chữ Tự Do! ta mang đời lưu vong” (Nam Lộc)

Chỉ còn trong kỷ niệm, nhất là mỗi tháng tư trở lại, ký ức diễn ra như cuốn phim của định mệnh...Ngày miền Nam mất nước, cuộc sống đảo điên bầm dập, trong đó có những người bạn của tôi buồn theo cuộc tình tan vỡ ...Tôi nôn nao chờ đợi ngày 30/ tháng tư để được lên San Jose tham dự lễ tưởng niệm, được thấy lá cờ vàng, được thắp nén nhang kính cẩn những vị tướng đã tuẫn tiết, được ngồi lại với nhau trong tình đồng hương cùng tâm trạng, cùng nhắc nhở ôn lại ngày ấy dù chỉ còn là hoài niệm…

Minh Thúy Thành Nội 

2022

Ý kiến bạn đọc
16/06/202219:35:38
Khách
MT xin cám ơn các bạn và quý anh chị em đã đọc bài viết , nhất là được học hỏi hiểu biết thêm từ anh Van Tran
Kính chúc sức khoẻ và bình an
Minh Thuý
07/05/202222:27:27
Khách
Cảm ơn Minh Thúy cho đọc bài viết cảm động phản ảnh một phần đời sống bi thương của người vợ người yêu của những người lính VNCH sau tháng 4 đen tối đó. Cơn bão tố thời cuộc đã làm biết bao nhiêu gia đình tan nát.
Chúng ta muôn đời mang ơn người lính VNCH và cũng không quên sự hy sinh của người vợ lính ở hậu phưong
30/04/202201:08:21
Khách
Sau 30-4-1975, các sĩ quan QLVNCH bị bắt đi tù " cải tạo tập trung", chịu muôn vàn thống khổ trong các trại tù lao động khổ sai. Những người vợ của họ cũng chịu cảnh trăm đắng ngàn cay, nuôi con thơ, mẹ già, chồng tù tội.... trong cái ngục tù bao la do cộng sản dựng lên để nhốt quân, dân miền Nam. Đời sống của họ còn khốn khổ hơn cả những người tù trong trại " cải tạo", cũng đói rách, bệnh hoạn, còn thêm nỗi nhục khi hoàn cảnh đưa họ vào những cảnh đời nghiệt ngã như tác giả Minh Thuý mô tả trong câu truyện thương tâm nói trên. Tội ác " giải phóng miền Nam " của Việt cộng là tội trời không dung, đất không tha! Chúng ta, người Việt tỵ nạn cộng sản trên vùng đất của thế giới tự do , không quên mối hận này, và quyết tâm làm những gì có thể để huỷ diệt chế độ tàn bạo phi nhân mà người cộng sản đang áp đặt trên quê hương Việt Nam.
30/04/202201:04:40
Khách
Sau 30-4-1975, các sĩ quan QLVNCH bị bắt đi tù " cải tạo tập trung", chịu muôn vàn thống khổ trong các trại tù lao động khổ sai. Những người vợ của họ cũng chịu cảnh trăm đắng ngàn cay, nuôi con thơ, mẹ già, chồng tù tội.... trong cái ngục tù bao la do cộng sản dựng lên để nhốt quân, dân miền Nam. Đời sống của họ còn khốn khổ hơn cả những người tù trong trại " cải tạo", cũng đói rách, bệnh hoạn, còn thêm nỗi nhục khi hoàn cảnh đưa họ vào những cảnh đời nghiệt ngã như tác giả Minh Thuý mô tả trong câu truyện thương tâm nói trên. Tội ác " giải phóng miền Nam " của Việt cộng là tội trời không dung, đất không tha! Chúng ta, người Việt tỵ nạn cộng sản trên vùng đất của thế giới tự do , không quên mối hận này, và quyết tâm làm những gì có thể để huỷ diệt chế độ tàn bạo phi nhân mà người cộng sản đang áp đặt trên quê hương Việt Nam.
29/04/202223:26:08
Khách
Miền Nam dưới gót giày của quân miền Bắc xâm lược sau 1975: Những chuyện bi thương không thể quên:

Nhà văn Chu Tất Tiến: "Một câu chuyện thương tâm về một người vợ lính, chỉ vì muốn cho chồng thoát khỏi ngục tù và vượt biên cùng với con, nên đã bằng lòng lấy một tên cán bộ cộng sản với lời hứa là hắn phải cho chồng ra trại. Sau khi người chồng được trả tự do, bà đã chỉ đường cho chồng và con vượt biên. Và đến khi nhận được thư báo là chồng và con đã tới được xứ Tự Do bình an, bà đã uống thuốc độc tự vẫn.

" Vì không có phương tiện thăm nuôi, một số người vợ lính đã phải liều mạng đi buôn lậu mấy chục bao thuốc lá, mấy hộp thuốc đau nhức, nhưng để thoát nạn công an chặn đường kiểm tra, người vợ lính đã phải làm người tình lẻ của tài xế, lơ xe để thoát khỏi cảnh bị công an cướp hết tài sản ".
28/04/202219:59:59
Khách
"28/1/2013- FB Tâm Nguyễn (trang mạng Danlambao) : " Chắc có lẽ tôi vẫn chưa quên một người phụ nữ chồng đi học tập cải tạo, một mình nuôi con nhỏ, thời kỳ bao cấp rất khó khăn mà ai cũng biết, chị phải đi khách để có tiền mua sữa cho con, bị bắt, bị đeo bảng đi vòng vòng phố với dòng chữ: “Tôi làm đĩ”. Xấu hổ hết mực, một tuần sau đó, chị tự tử ". Ngưng trích .

Hãy " đừng bao giờ quên quá khứ, xóa bỏ hận thù , hướng vế tương lai" đối với quân Cộng sản xâm lược quý vị nhé :

Được may mắn thoát chết khỏi Cuộc Thảm Sát Hàng Loạt Người Do Thái Holocaust (bởi chế độ Đức Quốc Xã Hitler) , ông Edward Mosberg phát biểu: " Quên và tha thứ cho cái chế độ tội phạm đó có nghĩa là quý vị đã giết các nạn nhân Holocaust đã chết đó thêm lần thứ hai. Chúng ta không thể để cho họ bị giết thêm một lần nữa . Chúng ta không có cái Quyền tha thứ chế độ tội phạm đó . Chỉ có những người đã chết mới là những nguời sở hữu cái quyền quyết định đó mà thôi . “To forget and forgive would mean you killed the victims a second time,” he said. “We cannot allow them to be killed again. We have no right to forgive. Only the dead can forgive.”
27/04/202205:31:06
Khách
Tội ác của đảng Cộng sản Việt nam thì viết không hết tội dù chẻ hết tre rừng, rửa không sạch tội ác dù tát cạn nước biển !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,447
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Nhạc sĩ Cung Tiến