Hôm nay,  

Mùa Yêu Thương

25/12/202100:00:00(Xem: 80230)

Triều Phong (TPN) 

Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. 

 

***


People walking in the rain

Description automatically generated with low confidenceA picture containing ground, outdoor, person, people

Description automatically generated


A group of people posing for a photo

Description automatically generated with medium confidenceA crowd of people on the street

Description automatically generated with medium confidence

A person standing behind a table with oranges on it

Description automatically generated with medium confidence


A picture containing indoor, toy

Description automatically generatedHigh angle view of people in a building

Description automatically generated with medium confidence


Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?


Bởi qua trận dịch bệnh Covid-19 vừa xảy ra và đang tiếp tục tàn phá, đe dọa sinh mạng nhân loại thì người ta chợt nhận ra là cuộc sống này quả là vô thường. Hầu như không nhiều thì ít ai cũng có thân nhân ruột thịt hoặc bạn bè quen biết thiệt mạng do dịch bệnh gây ra. Đau thương này làm thiên hạ bàng hoàng vì mất mát to lớn của nó. Mấy triệu sinh linh đã bỏ mình oan ức. Thế giới kinh hoàng với những tổn thất không gì bù đắp được. Biết bao gia đình tan nát, con mất cha, vợ vắng chồng, cha mẹ anh em đều cùng chung số phận!


Ngoài ra, năm ngoái mọi sinh hoạt xã hội gần như đều bị hủy bỏ nhằm hạn chế tiếp xúc để ngăn ngừa Covid lây lan do đó đời sống của người dân đã bị ức chế, nhiều người đã bị khủng hoảng tinh thần vì tù túng, gò bó. Năm nay, nhờ có “vaccine” chủng ngừa và mọi người đã ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh cũng như đa phần đều tuân thủ hướng dẫn của chính phủ, của CDC như đeo khẩu trang, đứng cách xa đúng quy định, tự cách ly nếu mắc bệnh… nhờ vậy mà bệnh có phần chậm lại, số ca tử vong cũng gia giảm vì thế lúc này ai cũng muốn đi ra ngoài cho khuây khỏa, thăm họ hàng bạn bè, hưởng thụ những gì có thể bởi thời gian bây giờ rất là quý. Không gian yên bình, không khí trong lành; các thứ mà trước kia ai cũng xem là tầm thường thì giờ đây mới hiểu nó còn quý hơn cả kim cương, vàng bạc, những đặc ân mà tạo hóa đã ban cho con người vô điều kiện!


Trong cùng suy nghĩ ấy ngay từ đầu tháng mười vợ chồng con cái tôi đã ghi danh đóng tiền tham gia “Turkey Trot” liền khi nhận được thư mời. Đây là một sinh hoạt thường niên của cộng đồng nơi tôi sinh sống cho mỗi dịp Lễ Thanksgiving. Ngoài tính chất thể dục vô cùng sôi nổi nó còn mang ý nghĩa đoàn kết mọi sắc tộc, đưa mọi người gần lại với nhau hơn qua hình thức “chạy việt dã.”  Rõ ràng là chỉ có lĩnh vực thể thao mới là nơi không biên giới cho tôn giáo, màu da, thành phần xã hội mà tôi cảm nhận được!


Ngay từ năm giờ sáng, chúng tôi đã dậy để chuẩn bị mọi thứ và bảy giờ thì ra khỏi nhà.  Lúc đến nơi chúng tôi đã thấy người ta tụ tập về “điểm xuất phát” đông đảo với đủ trang phục, giày vớ sặc sỡ trong niềm hân hoan, nô nức.  Theo dự trù của ban tổ chức thì năm nay có khoảng ba ngàn người tham dự. Và dù thời tiết vào khoảng 40 độ F, trời lại mưa khá to nhưng thằng con trai tôi cùng đám bạn nó đã nôn nóng, cởi trần, chạy nhảy vận động làm nóng cơ thể để chuẩn bị cho buổi chạy “năm dặm” mà chúng đã đăng ký. Hòa trong không khí nhộn nhịp tưng bừng chờ đợi ấy người ta còn thấy có cả sự tham dự của các người già, những người tàn tật trong nhóm đăng ký chỉ chạy “một dặm” nữa!


Đúng bảy giờ rưỡi, mọi người đứng nghiêm chỉnh hướng về quốc kỳ để chào quốc ca Hoa Kỳ qua tiếng hát hùng hồn trầm ấm của nam ca sĩ được chỉ định mặc cho nước mưa tuôn dầm dề trên má, trên môi. Phải công nhận rằng chỉ đến sau biến cố 9/11, tinh thần ái quốc của người Mỹ mới lên cao và rõ nét vì nhìn gương mặt của những người hiện diện lúc ấy người ta cảm thấy dường như chúng được phủ mờ bởi một lòng yêu nước thiêng liêng không diễn tả được và rất nhiều người đã đặt bàn tay phải lên ngực trái, mắt thiết tha nhìn lá cờ tung bay phất phới trong màn nước với cả nhiệt huyết của con tim rạo rực! Khi tiếng ca chấm dứt, phát súng vang lên báo hiệu buổi chạy bắt đầu thì hàng ngàn người già trẻ lớn bé, nam cũng như nữ đã ồ ạt xông lên đường đua với một khí thế bừng bừng. Những nam thanh nữ tú đã nhanh chóng bứt phá với mong muốn là người về nhất cuộc đua hôm ấy!


Người ta vừa chạy vừa cười la, những người tham dự ngày hội nhưng không chạy đừng đầy hai bên lề đường reo hò, cổ vũ làm cho bầu không khí thêm sinh động. Buổi chạy “marathon” chấm dứt vào lúc mười giờ, thiên hạ vui vẻ, hả hê, sung sướng  thưởng thức cam, chuối, bánh kẹo, nước lọc được các tổ chức thiện nguyện phân phát miễn phí, lo lắng chu đáo cho mọi người để lấy lại sức sau hành trình chạy mệt mỏi rồi ra về để chuẩn bị cho buổi Lễ Tạ Ơn tối hôm đó với gia đình bè bạn tại tư gia của mình!


Không lâu sau đó, khi nhạc Giáng Sinh bắt đầu vang lừng trên đường phố, trong các khu phố thương mại, cửa hàng trang trí “Dashing through the snow in a one- horse open sleigh. O’er the fields we go, laughing all the way….Jingle bells, Jingle bells….Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh!” thì người ta lại thấy hân hoan, lòng rạo rực mua sắm dù những ngày này nạn lạm phát đã gia tăng đáng kể. Mùa lễ cuối năm là mùa yêu thương, san sẻ và không khó khăn lắm để mọi người nhận ra rằng việc chi tiêu cho quà cáp năm nay tốn kém hơn nhiều lần vì kinh tế lao đao nhưng thiên hạ vẫn không nghĩ ngợi nhiều bởi ai cũng biết rằng cuộc sống hôm nay vô cùng bấp bênh, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào duy chỉ có tình thương là vĩnh cửu!


Bên cạnh đó, ai ai lúc này cũng hiểu rằng chỉ có một tinh thần lạc quan, vui vẻ trong một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào mới giúp cho chúng ta chống chọi với bệnh dịch quái ác này và vượt qua nếu không may mắc phải nên đã chuyên tâm chăm sóc bản thân hơn. Vì bây giờ ‘bảo vệ mình cũng là bảo vệ cho gia đình, cộng đồng, quốc gia mà mình đang sinh sống trong đó!”


Trong tình yêu tuyệt đối với Đấng Toàn Năng ấy, trong  niềm tin và hy vọng ấy, nguyện xin ơn trên ban phước lành cho tất cả được bình an cả về thể xác lẫn tâm hồn để nhân loại này được mãi trường tồn!


OH, mùa yêu thương 2021 

Triều Phong (TPN) 

 

 

Ý kiến bạn đọc
28/12/202104:26:18
Khách
Dạ, đúng vậy. Chưa lúc nào chúng ta thấy đời người vô thường như lúc này. Vì vậy cám ơn Thượng Đế cho chúng ta được bình yên để chung vui, để san sẻ yêu thương, trân quý những gì chúng ta đang có cho nhau. Chỉ có tình người là vĩnh cửu. Cầu xin an lành đến với mọi người chúng ta trong mùa thương yêu này!
26/12/202116:17:50
Khách
Qua bao sóng gió của cuộc sống - đặc biệt là thời điểm ít thăng nhiều trầm của hai năm vừa qua - tạ ơn trên chúng ta vẫn còn bình an, vẫn còn được cùng nhau chia sẻ vui buồn trong khu vườn VVNM trong Mùa Yêu Thương! Mong Mùa Yêu Thương và sự bình an mãi triển nở trong tất cả chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,395
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới.
Bà ngoại sinh mẹ tại nhà Bảo Sanh Ngô Liên đường Trần Quang Khải, Tân Định. Sau này mỗi lần có dịp dẫn mẹ và cậu Hai đi ngang nhà bảo sanh ngoại thường chỉ tay vào tòa nhà cho biết “Má sanh hai đứa trong nàỵ” Cụ của con, mẹ chồng của ngoại, đưa ngoại vào nhà sanh khi ngoại chuyển bụng. Ông ngoại chỉ xuất hiện sau khi mẹ đã được cắt rốn, tắm rửa sạch sẽ, bọc tả áo thơm tho. Ông ngoại mặc quân phục thẳng nếp, mang giầy nhà binh cồm cộp vào thăm mới biết vợ mình sinh con gái và đặt tên cho mẹ.
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.
Sau khi siêu âm và được biết sẽ sanh một bé trai vợ chồng con bà vui lẳm. Không phải vì họ đang mong ước có có con trai để “nối dõi tông đường”, nhưng vì đã có cô con gái đầu lòng rồi nên chuyện có thêm đứa con trai là một điều đáng vui. Vài người bạn của bà khen “Vậy là tuị nó có đủ tẻ và nếp rồi nhé!”. Mới đầu, hai vợ chồng Phúc – con trai bà – dự tính chỉ sanh một đứa con thôi, vì bao nhiêu khó khăn vất vả mà hai vợ chồng trải qua sau khi sanh Quỳnh Anh, cô con gái đầu lòng
Đôi dòng về tác giả: sanh năm 1943 tại Cânthơ- BS thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cân Thơ trước 75-Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên VVNM, Đất lành chim đậu được chấm giải Vinh Danh Tác giả năm 2007-
Ối chà! Năm con Trâu là năm tuổi của mình đây! Nhiều người nghĩ rằng năm tuổi là năm hạn. Nhưng tôi mỉm cười vì bây giờ ai mà lại tin chuyện vớ vẩn như vậy. Năm Canh Tý vừa qua mới là năm hạn cho tất cả mọi người với bệnh dịch Cô Vi reo rắc năm châu bốn biển gây tang tóc cho hơn 450,000 người Mỹ tử vong, chính trường Hoa Kỳ xôi động, xâu xé, chia rẽ nhau trầm trọng, thất nghiệp tràn lan... Nhưng thôi nên đổi đề tài thành ra tôi chỉ viết về những năm con Trâu mà tôi trải qua như là một chứng nhân trên hai lục địa cũng như là dịp để ôn lại những quá khứ vui buồn, thụ hưởng những gì của hiện tại, và dọn đường cho tương lai.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Ngày trước Liên và Bích Thy là đôi bạn thân, Thy rất đẹp dáng người cao thon thả, nét mặt sáng ngời, nụ cười tươi như hoa. Tính tình Thy cởi mở dễ mến, nhất là đối với phái nam, ánh mắt nhìn tình tứ đã hớp hồn không biết bao nhiêu chàng trai. Liên thì ngược lại, bản mặt đã xấu rồi mà còn lạnh như tiền khó ưa. Vì bạn đẹp quá cho nên Liên rất thích diện cho Thy, mỗi lần mặc quần áo đi chơi hay hướng dẫn bạn mặc áo gì, đeo bông tai ra sao như là một tác phẩm điêu khắc sáng tạo đầy thích thú.
Những ngày gần cuối năm, chúng tôi nhận một ngôi nhà “mới” (của mình và “cũ” của người ta) không có đồ đạc và cần sắm sửa một vài thứ căn bản. Đồ mới, đồ đẹp thì ai lại không mê, nhưng ngặt nỗi đâu phải cái gì thích cũng đều có khả năng mua mới. Quần áo giày dép nào thích có khi còn nán đợi sale giảm giá vài ba lần mới mua, huống hồ những thứ đồ lớn với giá tiền gấp cả trăm lần… Phải thực tế và biết mình hỏng phải “First Daughter” (con gái lớn của tổng thống) mà là con gái lớn của cái anh Hai Lúa nhà kia từng làm việc ở tiệm Thrift Store (tiệm bán đồ của mấy nhà dư giả “biếu”).
Nhạc sĩ Cung Tiến