Hôm nay,  

Cậu Bé Lạc Loài Trong Khu Thương Xá Sầm Uất

29/10/202100:00:00(Xem: 5586)
HINH VIET VE NUOC MY
Hình minh họa. (nguồn: www.pixabay.com)

 

Pha Lê -  Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

 

***

 

Tôi đi như chạy trong hành lang của thương xá đang đóng cửa vắng tanh không một bóng người vì cơn Đại Dich  Covid-19. Đây là Mall lớn và duy nhất trong thành phố Lafayette của tôi nhưng đã đóng cửa từ đầu tháng 3 do lệnh từ tiểu bang để chống lại sự lây nhiễm của Con vi rút Corona này ! Mall chưa bao giờ đóng cửa suốt gần 60 năm , cho nên đây chính là biến cố thê thảm nhưng dĩ nhiên không phải chỉ cho thành phố êm đềm của tôi , mà cho cả thế giới !
 
Tuần trước tôi cần trở lại tiệm lấy vài thứ giấy tờ ,cho nên khi bước vào tiêm của tôi ngay sát cửa mall , dù đã biết mall đóng  cửa hơn một tháng, nhưng  tội vẫn khựng lại vì khung cảnh hoang vắng không một bóng người , ngay cả nhân viên trực ban  bảo vệ . Một cảm giác ơn ớn kỳ lạ khiến tôi vội vã bước thật nhanh vào trong tiệm , với tay  chụp những xấp hồ sơ cần thiết, tôi hối hả bước ra khỏi tiệm . Bây giờ thì ngoài cảm giác gai gai lành lạnh , tôi rõ ràng cảm nhận hình như có ai đó đang đứng sát cạnh tôi , chắc chắn đậy không phải là do sự tưởng tượng  của tôi (có ai mà muốn tưởng tưởng được  GẶP ma bao giờ !), nhưng đã hai , ba lần kinh nghiệm tiếp xúc với thế giới bên kia nên tôi biết chắc khi " Họ" hiện diện và muốn cho  bạn biết  họ đang quanh quẩn nơi đây thì không gian sẽ chợt như khô quánh lại , và bạn sẽ run run nổi gai ốc như tôi lúc này  . Không một phút chấn chờ ,tôi phóng người như bay về phía cửa Mall , và càng kinh hoàng hơn , cùng với tiếng chân  tiếng thình thịch của tôi , rõ ràng còn tiếng dép lép bép sau lưng nghe như tiếng chân của một đứa bé đang cố chạy theo tôi .
 
 Khi đã ngồi yên lành trong xe , tôi rồ máy  cho chiếc xe lao vút ra khỏi bãi đậu xe trống lốc của Mall, tôi  cảm thấy đôi chân tôi vẫn run lẩy bẩy cho nên tôi phải quẹo xe vào một bãi đậu xe của CVS , nơi có một vài chiếc xe cũng đang đậu nơi đó . Tôi nhắm mắt nhớ lại tiếng bước chân đuổi theo tôi lúc nãy , đúng là tiếng chân của một đứa bé ,  và tôi thật sự cũng đã biết và đã nghe về lai lịch của Johnny , tên của cậu bé này , và cậu đã hiện hữu trong khu thương xá này hơn 60 năm.
 
 Tôi vẫn nhớ mãi cách đây hơn 3 năm , vào một buổi tối khi chúng tôi sửa soạn đóng cửa , tôi vẫn đang ngồi trong văn phòng tính toán nốt công việc , phía trước tiệm  vẫn có hai cô bé sinh viên tôi mướn làm Thâu ngân viên , bất chợt  Christy, cô bé người làm bước vào văn phòng tôi hỏi :

- Trong Bathroom không có ai nhưng cái máy quạt làm khô tay lâu lâu vẫn bật lện chay ù ù .

Khẽ nhún vai , mắt vẫn không rời máy  computer , tôi trả lời một cách qua loa:

- Chắc bị mát điện hay gì gì đó , sáng mai cô sẽ báo  văn phòng cho họ gửi thợ điện tới sửa.

Nói xong tội chờ cô bé quay ra , nhưng cô bé vẫn đứng yên , khuôn mặt ngại ngùng , hai bàn tay cô xoắn vào nhau như thể có điều gì đang trăn trở trong lòng , vài phút sau cô bé nói tiếp :

- Con không nghĩ như vậy , hai đứa con đều cảm thấy hình như có ai ở trong bathroom ! có vẻ như có người nào đó đang   nghịch cái máy quạt khô tay đó .

Tôi bật cười , đứng lên xoa đầu cô bé và trấn an :

- Có ai vào đây , người khách cuối cùng đã ra khỏi tiệm mình cả tiếng đồng hồ rồi mà.

Rồi tôi khôi hài nói tiếp ;

- Hay con nghĩ tiệm mình có ma !

Nói xong câu đó , tôi cảm thấy ngay tức thì hình như có một làn hơi lạnh buốt chạy dài từ sống lưng xuống đôi chân khiến tôi loạng choạng suýt ngã , liếc nhìn cô bé người làm, tôi thấy mặt cộ bé  tái xanh khiến tôi cũng hoảng hốt theo.

Không cần nói nhiều , tối hôm đó tiệm tôi đóng cửa sớm hơn thường lệ .

Sáng hôm sau tôi vội vàng ghé qua văn phòng Mall để báo cáo sự việc , tôi hầu như quên hẳn chuyện ma cỏ đêm qua,   điều tôi lo ngại  nhất là có thể chạm điện gây ra hỏa hoạn. Rồi với một giọng e dè ngại ngùng , tôi kể cho   Nickkie , người quản lý của mall , cái cảm giác kỳ lạ tối hôm qua lúc tôi nói đùa về chuyện có ma trong mall , thì thật vô cùng bất ngờ , thay vì bật cười như tôi mong đợi , Nikkie nghiêm mặt trả lời tôi thật chậm rãi :

- Đó là Johnny , hai ba tháng nay nhiều người gặp "nó" lắm !

- Johnny ? Johnny là ai , và nhiều người gặp nó , nhưng nó là đứa nào ?

Trước những câu  hỏi dồn dập và khuôn mặt ngơ ngác của tôi , Nikkie ngạc nhiên hỏi lại :

- Ms Mai , Cô làm trong Mall hơn 7 năm mà cô chưa gặp hay chưa nghe kể về Johnny sao ? Đó là một cậu bé khoảng độ 5, 6 tuổi gì đó . Cậu bé  đã mất hơn 60 năm qua rồi , nhưng vẫn lang thang xuất hiện trong Mall ,nhiều người đã nhìn thấy cậu bé đó , nhất là những nhân viện trực đêm trong mall .
Ngừng vài giây Nikkie kể tiếp :

- Johnny thường xuất hiện khoảng gần giờ Mall đóng cửa , khoảng giờ hôm qua ở tiệm của cô , hình ảnh johnny là một cậu bé vóc dáng nhỏ nhắn , mặc một chiếc quần short đen dài ngang đầu gối và môt áo T- shirt màu trắng dài . Cậu bé đội một chiếc mũ xùm xụp qua trán nên chưa một ai nhìn thấy rõ khuôn mặt của cậu bé. Nói chung , Johnny là một hồn ma trẻ con nên chẳng làm hại ai , nhưng đã là ma thì cũng vẫn phá phách nghịch ngợm ,

Tôi bật cười khi nghe đến đây và thật sự cảm thấy bớt ơn ớn về cậu bé Johnny này , Nikkie cũng cười theo tôi và vui vẻ kể tiếp :

- Rất nhiều tiệm đã báo cáo là quần áo trên kệ , trên những giá treo đều bị ném tung xuống đất, thậm chí nhiều đồ dùng trong tiệm không cánh mà bay, hoặc bị đổi chỗ cất loạn xà ngầu , báo hại nhân viên phải dọn dẹp hoặc đi tìm suốt cả ngày trời. Dĩ nhiên những trò đùa này chẳng gây hại cho ai , tuy nhiên nhiều người làm đã xin nghỉ việc khi biết chuyện cậu bé Johnny này . Nở một nụ cười hóm hỉnh , Nikkie tiếp lời , dù có thân thiện cách mấy nhưng Johnny vẫn là một bóng ma , ai mà không sợ !

Nghe câu kết luận của Nikkie tôi bỗng nhớ tới cô bạn Bích Diễm pháp sư cầu cơ năm xưa với câu nói : " Dù hiền hay dữ , âm dương cách biệt đôi đường , ma vẫn là ma , đừng tiếp xúc cũng như đừng giỡn mặt , có ngày hối không kịp !"

 Nhìn Nikkie tôi hỏi một câu thật ngớ ngẩn :

- Nếu Johnny vẫn ghé qua tiệm tôi thì theo Nikkie tôi phải làm sao ?

- Có lẽ tốt  nhất  chúng ta gỡ cái máy làm khô tay đó xuống là tiện nhất , không còn đồ chơi , hy vọng Johnny sẽ không ghé thăm  !

 Ngay chiều hôm đó Nikkie  cho người tới tháo bỏ chiếc máy như là đồ chơi của cậu bé Johnny . Đứng trong văn phòng tôi cúi đầu lâm râm cầu nguyện cho Johnny và mong sao  hồn ma cậu bé nghich ngợm này hiểu được lý do tôi phải tháo bỏ chiếc máy này . Tôi cũng không kể cho người làm của tôi về Johnny , nhất là với hai cô bé thâu ngân viên đêm hôm trước đã nghe tiếng máy ù ù trong bathroom , vì điều rất giản dị là tôi không muốn người làm tôi lo lắng và sơ hãi .
 
Những ngày sau đó cậu chuyện cậu bé Johnny cũng nhạt dần trong tiệm của tôi . Bất ngờ một buổi sáng Christy cô bé người làm đêm trước bước vào tiệm , cô chạy thẳng vào văn phòng tôi run run nói :

- Con vừa nghe bên mall người ta kể  về một bóng ma , hình như là một cậu bé , chuyên đi nghịch những máy làm khô tay , giống như hôm trước ở tiệm mình . Vậy là có ma ở đây cô ơi !

Tôi cố giữ khuôn mặt thật bình thản nhưng tôi hỏi lại :

- Nhưng con đã nghe những gì , lúc nào , ở trong Mall thì dĩ nhiên rồi , nhưng chỗ nào ?

  Cô bé trầm giọng kể :

 - Một nhân viên quét dọn , bà Stacey , một tối sau khi thương xá đã đóng cửa , bà lau chùi dọn dẹp khu nhà vệ sinh . Dù mall không còn một ai vì đã đóng cửa , nhưng bà Stacey liên tục nghe tiếng máy kêu sè sè bên trong phòng vệ sinh phụ nữ, nhưng khi bà bước vào kiểm soát thì máy ngừng chạy và trong phòng vắng ngắt không một bóng người ! Suốt 2 đêm liền bà gặp hiện tượng như thế , dù rất sợ hãi nhưng bà vẫn cố làm xong công việc dọn dẹp của mình . Đến đệm thứ ba , khi vừa nghe tiếng máy kêu rè rè trong phòng vệ sinh, bà Stacey cúi đầu lâm râm cầu xin "ai" đó hãy để yên cho bà làm việc , ngay sau khi bà vừa dứt lời van xin . tiếng máy cũng ngưng ngay và bà nghe tiếng chân cùng tiếng cười nắc nẻ trong veo như của một cậu bé còn nhỏ . Sau đêm đó , bà Stacey đã xin nghỉ việc !

 Ngừng lại vài phút như để lấy hơi , Christy nói tiếp :

- Người ta còn kể nhiều đêm cậu nhỏ này hiện ra chạy lung tung trong mall . Nhiều nhân viện trực đêm , nhiều người lao công đã từng nhìn thấy nó , có lúc nó cũng phá mấy người này như khóa  bên ngoài cửa văn phòng của nhân viên bảo vệ khiến họ bị nhốt trong đó tới gần sáng , hay đá đổ những xô nước lau nhà lênh láng trên sàn khiến những người lao công phải làm việc suốt đêm.  Chưa hết , có lần chính mắt những người đi shopping trông thấy một cậu bé chạy lon ton trên nóc của mall, mọi người hoảng hốt gọi 911, khi cảnh sát tới, hơn 10 nhân viên cảnh sát lục tìm khắp mọi nơi trên nóc nhà , trong những lỗ hổng của máy lạnh vẫn không có bóng dáng của cậu bé.

 Tôi vẫn ngồi lặng thinh nghe cô bé kể , vì đã nghe và biết về cậu bé Johnny này, cho nện lòng tội vẫn dấy lên một sự thương cảm cho số mệnh bạc hạnh của cậu bé. Tôi thở dài dè dặt hỏi Christy :

- Con có cách nào tìm được lai lịch hay một chút chi tiết về cậu bé này , hay về Mall mà chúng ta đang làm không ?

Rất mau mắn , Christy bước tới bên computer của tôi , cô bé bấm bấm , tìm tìm , kiếm kiếm chỉ trong vài phút trước mắt tôi hiện ra những điều mà tội cần biết . Cảm ơn Christy tôi nghiên đầu cắm cúi đọc ...
 
Vào khoảng những năm 1945 cho tới 1955 nơi này là một cô nhi viện được quản trị và chăm sóc bởi các vị Nữ Tu dòng Đức Mẹ Bác Ái ( Our Lady of Charity ) . Có  hơn 100 em cô nhi  khoảng chừng từ 3 đến 12 tuổi được nuội dưỡng tại đây.

Cuối năm 1955 , một cơn bão rất lớn ( được gọi chung một tên Atlantic Hurricanes ) thổi qua Lafayette . Những trận mưa thật lớn và dai dẳng đã làm mực nước con sông Vermillion River dâng cao tạo thành một trận lụt kinh hoàng cho thành phố, và bất hạnh nhất là toàn thể khu vực cộ nhi viện hoàn toàn chìm trong ngập trong  trận lụt này , tất cả hơn 100 em cô nhi và khoảng 20 người nữ tu không một ai sống sót.

Khoảng năm 1970 thành phố Lafayette tu sửa và don dep khu đất này để xậy dựng lên khu thương mại cho thành phố , và những gì còn sót lại từ cô nhi viện năm xưa cũng đã được san bằng , phá bỏ.

Ngày 28 tháng 3 năm 1979 , một khu thương xá được có tên Acadiana Mall được khánh thành .

Nhìn vào sơ đồ bản vẽ , nhiều người nhận ra rằng khu thương xá này được xậy dựng ngay trên phần đất cô nhi viện năm xưa , và cũng bắt đầu từ những ngày tháng đó , nhiều hiện tượng kỳ quặc, khó hiểu không thể giải thích  được bắt đầu xảy ra .
 
Tôi thở một hơi dài vì cảm thấy  trái tim tôi như vừa nhẩy sai một nhịp, và mạch máu trong tôi  như muốn đông cứng lai. Như vây Johnny và gần 100 em bé cô nhi bất hạnh cùng 20 vị nữ tu đã chết tức tưởi trong đau đớn vì trận cuồng phong bão tố đêm hôm ấy . Hơn 60 năm đã qua, linh hồn các em và các vị nữ tu có lẽ đã siêu thoát về miền an bình , cực lạc . Nhưng  tại sao cậu bé Johnny đáng thương vẫn còn vương vấn nơi này , cậu bé còn nỗi trăn trở khúc mắc nào chưa hoàn tất xong , hay cậu bé còn lưu luyến cuộc sống trần gian  mà cậu bé chưa được an hưởng ,  hoặc cậu bé đang mang một sứ mạng  thiêng liêng nào đó để hoàn thiện cho một thế giới đầy bất công , nhục nhằn khổ đau này.
 
Rồi câu chuyện về Johnny cũng chìm dần vào quên lãng vì công việc bận rộn lu bu từng ngày. Cò những buổi sáng tôi phải lên mall trước giờ mở  cửa, một mình ngồi trong văn phòng làm việc đôi lúc tôi cảm thấy như có "ai" đó đang hiện hữu lẩn quẩn quanh tôi, cái cảm giác gai gai lành lạnh khiến tôi luôn lâm râm cầu nguyện "ai" đó xin hãy trả lại sự bình an cho tôi, và thật kỳ diệu,muôn lần như một, sau lời khấn vái của tôi, không gian trong phòng trở lại êm ả  bình thường. Nhiều lần tôi lẩn thẩn suy nghĩ nếu đây là Mall của người Á Đông, rất có thể người ta sẽ lập một...miễu thờ cúng hay giải oan cho linh hồn cậu bé Johnny đáng thương. Với tôi, không cần biết , cũng không muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao  Johnny vẫn còn lưu lạc nơi này , Tôi vẫn hằng cầu nguyện cho em, cho linh hồn của một cậu bé ngây thơ vô tội , nhanh chóng hồi hướng về nơi an lac, yên bình.
 
Ba năm qua , câu chuyện về cậu bé Johnny  tôi chỉ muốn chia xẻ cùng vài người thân quen với một lời nhắn nhủ hãy cầu nguyện cho cậu bé đáng thương này. Nhưng  khi nghe tiếng bước chân như của một đứa bé đằng sau lưng mà tôi biết chắc đó là của Johnny ,tôi đã suy nghĩ suốt đêm và tôi nhận ra rằng có lẽ hơn một tháng qua Mall đóng cửa im ỉm , không còn cảnh nhộn nhịp mua sắm của những người đi shopping mà cậu bé Johnny vẫn nhìn thấy mỗi ngày , có lẽ cậu bé cảm thấy thật lẻ loi . cô độc cho nên vừa nhìn thấy tôi,  bóng ma  Johnny  đã vội tới gần như một lời chào đón .  Nghĩ như thế  tội chợt nẩy ra ý định viết lên câu chuyện về cậu bé lạc loài cô độc trong Mall để hy vọng mọi người hãy cùng nhau góp lời cầu nguyện cho linh hồn Johnny mau chóng thăng hoa .
 
Rồi từ câu chuyện linh hồn Johnny vương vấn cõi trần , tôi chợt nghĩ đến cơn Đại Dịch Covid-19 đang xảy ra kinh hoàng  trên thế giới đã cướp đi hơn 4 triệu sinh mạng những người vô tội. Ngay tại nước Mỹ ngày hôm nay đã có hơn 750 ngàn người ra đi. Cái chết của họ thật oan khiên tức tưởi , liệu  hàng triệu triệu những hương hồn đó có được hồi hướng tìm về nơi  cõi an bình cực lạc  , hay họ sẽ vẫn mãi vất vưởng lang thang trên cõi trần gian khổ luy này .

Tôi chắp tay khấn nguyện cho họ từng ngày và ước mong  chúng ta mỗi ngày chỉ dành ra vài phút cùng nguyện cầu cho những linh hồn bạc hạnh đó nhanh chóng siêu  thoát vào cõi VĨNH HẰNG.
 
Đức Đalai Lama đã viết: "Người chết cũng đã đi rồi, nhưng nỗi đau của những người ở lại có lẽ sẽ kéo dài vô tận ..."

Nguyện xin Đấng Tối Cao  cất đi những mất mát khổ đau, và xoa dịu những sự tang tóc bi thương mà chúng ta đang oằn mình chống trả trong cơn Đại Dịch kinh hoàng này.
 
Pha Lê
Tháng 4, 2020
 

Ý kiến bạn đọc
01/11/202121:19:45
Khách
>Đạo Sư

Có sự khác biệt giữa Đạo Sư, lãnh tụ tôn giáo và đầu nậu tôn giáo. Đạo Sư có khả năng nói chuyện được với Đấng Tối Cao (phong thái marked soul, cách ăn nói khác biệt), tình thương, và trí huệ thì vô cùng tận. tuy có người đánh nhau liên miên (Đạo Sư Mohamed--Xin Hòa Bình đến với Ngài) ông ta đánh nhau vì tự vệ, cho phép đệ tử lấy 4 vợ vì chịu trách nhiệm nuôi nấng vợ con anh em mình chết trong chiến trận, tụi đầu nậu tôn giáo nó làm y chang như vậy để cướp bóc, bành trướng thế lực, lấy nhiều vợ đẹp để thỏa mản dục vọng.

Lãnh tụ tôn giáo: Không có khả năng nói chuyện với Đấng Tối Cao, giới luật rất là nghiêm nhặt, tu hành rất là đàng hòang, có người tu khổ hạnh (Thánh Tăng Hư Vân là một ví dụ), tuy có một số kết quả nhưng nó sao sao, không hòan mỹ.

Đầu nậu tôn giáo: Ăn nói thì hay lắm, thủ thuật mỵ dân thì vô địch, không giử giới luật, chuyên môn theo phe tụi có thế lực dù vô đạo đức miển là có lợi cho mình (ủng hộ phá thai đúng ra nó nên câm cái miệng lại, nó không biết cái này là vi phạm giới luật nghiêm trọng , cổ vỏ chiến tranh không cần thiết, dung túng tay chân bộ hạ làm càn bậy để duy trì thế lực phe đãng, ...). Thời Sa Hỏang Nga tham dự chiến tranh bành trướng thế lực, phe đãng với đầu nậu tôn giáo Rasputin tạo cơ hội cho phe đãng Lenin bành trướng thế lực cộng sản (gần phân nửa dân số Địa Cầu) cho vô số phe tôn giáo vào tù, kể cả những ngừoi tu hành đàng hòang, gọi là cộng nghiệp, thành ra nó là một bài học cho các lãnh tụ tôn giáo là không được im lặng với các hành vi vô đạo đức của tụi đầu nậu tôn giáo nếu không sẻ bị trừng trị theo luật Nhân Quả.
31/10/202120:27:55
Khách
> tối đa 49 ngày trong cỏi Atula đề đợi phán quyết cuối cùng, kinh Thánh gọi là ngày Phán Xét

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho marked souls.

>quyển Tử Thư Tây Tạng

bo bardo thodol được xem là tác phẩm của Đạo sư Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava). Các Đạo sư nổi tiếng khác của Tây Tạng là Đạo sư Je Tsongkhapa, Dịch giả kiêm Đạo sư Marpa, Đạo sư Sonam Gyatso phương trượng của trường phái Cách-lỗ (Hoàng giáo) vào năm 1578 được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma "Đạo sư với với lòng từ bi, trí tuệ như biển cả", Đạo sư Jetsun Milarepa.
31/10/202110:52:55
Khách
Kính gửi vị " Khách" ( vì không được phép biết quý danh nên PL mạo muội xin gọi người viết lời " còm" này là Khách)

Theo thông lệ, một chuyện ...ma được viết lại thường là một chuyện xưa mấy chục năm do ông bà kể lại, hoặc nếu người viết là nhân vật " gặp " ma trong câu chuyện ( như PL) thì bài viết thường hay được kết luận '... Kể từ sau ngày ( đêm ) kính hoàng ấy , tôi không còn ở đó ( dọn đi nơi khác )..v.v và v.v ..." Có nghĩa là người kể sẽ không có dịp bị ( hay được ) gặp lại bóng ma đó.
Nhưng...
Với PL thì khác , mỗi ngày PL vẫn phải mở tiệm ( 7 ngày / tuần và contract còn cho tới ...2024!), vẫn làm sớm , về trễ và biết Johnny "VẪN" hiện hữu loanh quanh trong Mall , cho nên PL rất thận trọng khi ... đá động đến thế giới bên kia mà PL thì vẫn còn đang ở thế giới bên ni , không "nhìn"thấy được "họ "!

PL đã viết về Johnny đáng thương này từ năm ngoái ( tháng 4 2020) với một sự xúc động nhưng cũng rất thận trọng vì khi nghe PL nói sẽ viết về Johnny này ,Nikkie đã nghiêm khắc nhắc nhở PL không được nêu tên bất cứ một tiệm nào trong câu chuyện của PL , nhất là những tiệm mà cậu bé này nghịch phá .
Khách thắc mắc là những hệ thống cameras của Mall có record những hiện tượng " kỳ quặc" mà PL viết trong chuyện , PL xin thú thật là chính mình cũng KHÔNG muốn tìm hiểu RÕ những gì Johnny làm . Nikkie kế , những người lao công kế , những vị cảnh sát Mall kế , cô bé Christy kế , và chính PL đã nghe tiếng máy sấy khô tay chạy trong tiệm của mình , như vậy là quá đủ để PL tin . Mắc chi đi tìm hiểu ngọn nghành về một ...linh hồn khi bản thân PL rất ... chicken và van phải đang làm việc nơi này ! Nhưng PL nghĩ chắc chắn những điều kỳ dị xảy ra trong Mall có thể đã được record lại trong các máy cameras nếu..."họ ' cho phép

Nói túm lại , PL cũng xin cảm ơn Khách đã ghé mắt đọc qua một chuyện ma thật ( VVNM của VB đâu phải chỉ là những câu chuyện Đời thật ,Người thật , mà còn có thể ...Ma thật ?)
Nếu vị Khách vẫn còn hoài nghi , một ngày đẹp trời nào đó , nếu có dịp , trân trọng mời Khách ghé đến Lafayette , một thành phố đi dăm phút đã về chốn cũ , PL chắc chắn Khách sẽ còn được nghe nhiều hơn nữa, không phải chỉ có Johnny , mà còn có thể thêm nhiều câu chuyện khác của các ... bóng ma khác trong khu Thương xá này.
Rất trân trọng
PL
30/10/202121:45:36
Khách
> Nguyện xin Đấng Tối Cao

Theo lý thuyết không một ai có thể nói chuyện trực tiếp với Đấng Tối Cao ngọai trừ những linh hồn đã được đóng dấu (marked souls). Khỗng Tử (marked soul) có câu nói nổi tiếng "tri Thiên mệnh-biết được mệnh Trời", khi cùng 3000 đồ đệ bị vây trong một vùng đất, các đệ tử hoãng sợ, Khổng Tử nói "Không có gì phải sợ, ta biết được ý Trời". Trong Kinh Thánh củng có nói về Chúa Jesus (marked soul) "Since you don’t know who I am, you don’t know who my Father is. If you knew me, you would also know my Father.” Lão Tử (marked soul) khi Đạt Đạo la làng lên "Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu --Trời đất không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.", vì bản chất của Phật là Đại Từ Bi, còn bản chất của Đấng Tối Cao là Tối Từ Bi (nhưng Đại Từ Bi đối với marked souls, thành ra câu "Seek you first the Kingdom of God" có thể hiểu rằng "ráng nói chuyện với Đấng Tối Cao thì khỏe lắm", Phật Thích Ca thì nói thẳng "cái tội lớn nhất là cái tội vô minh". Lão Từ sau này hiểu ra bản chất Tối Từ Bỉ cũa Đấng Tối Cao, ông ta thở dài và nói "Thiên Hạ vốn vô sự", y chang 1 câu nói nổi tiếng của một marked soul ỡ Trung Hoa thời xa xưa "Mất một sợi lông mà làm lợi cho Thiên Hạ, ta củng không thèm làm", nói tóm lại bản chất con người và luật Nhân Quả là nguyên nhân chính. Nếu bỏ qua các nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ, ... chỉ còn có cách xin xỏ, ... cái này là nghe nhiều nhất từ các marked souls "Xin Đấng Tối Cao con có thể quên Ngài, nhưng Ngài không được quên con", "Xin Đấng Tối Cao để ý đến .... vì hắn ta là phe đãng của con, kiểu dơ cao đánh khẻ, can thiệp chút đĩnh vào luật Nhân Quả", ...
30/10/202121:38:24
Khách
>Cuối năm 1955 , một cơn bão rất lớn ... tất cả hơn 100 em cô nhi và khoảng 20 người nữ tu không một ai sống sót.

Sau 66 năm mà Johnny vần còn lang thang. Theo lý thuyết thì sau khi linh hồn (thể vía) rời bỏ thân xác, thì sẻ có 49 ngày trong cỏi Atula đề đợi phán quyết cuối cùng, kinh Thánh gọi là ngày Phán Xét., nghe nói quyển Tử Thư Tây Tạng nói đủ thứ chuyện trong đó có nói cứ bảy năm ăn chay có thể kéo dài tuổi thọ thêm một năm. Có phước thì đi ngang hay đi lên, có tội thì đi xuống. Johnny thì thuộc lọai không phước, không tội, không có đi đâu hết, gọi là đại ca khu vực, phải mạnh lắm mới mở vòi nước, máy xấy tóc, ... ma dởm không đủ lực lượng để làm mấy chuyện này, thành ra thĩnh thỏang chọc phá thiên hạ cho vui, để gây sự chú ý vì bản chất con người nhất là con nít là sợ sự cô đơn ...
29/10/202122:39:05
Khách
Trong mall dĩ nhiên sẽ gắn nhiều cameras, tại sao không xem lại camera để biết rằng có thật sự có sự hiện diện nghịch phá của cậu bé Johnny hay không kẻo lại nói oan cho cậu bé? Cứ cho là camera không ghi được hình ảnh của hồn ma bóng quế đi nhưng chắc chắn sẽ ghi nhận được cảnh "quần áo trên kệ , trên những giá treo đều bị ném tung xuống đất, thậm chí nhiều đồ dùng trong tiệm không cánh mà bay, hoặc bị đổi chỗ cất loạn xà ngầu... hay đá đổ những xô nước lau nhà lênh láng trên sàn". Cũng khá là khó hiểu !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 776,095
Tôi biết chú Xuân từ lúc anh em còn học tập chung ở Học viện Võ Thuật Thần Phong trong căn cứ Không Quân VNCH Tân Sơn Nhất khoảng năm 1971. Cho dù không chung thầy, chung lớp nhưng chung một trường. Khi ấy chú trong nhóm thiếu niên Thần Phong còn tôi ở lớp quân nhân. Chú là một trong số Thiếu niên Thần Phong giỏi mà tôi biết. Biết thì biết vậy nhưng không thân cho tới mãi sau nầy, khi tất tả chạy qua đến Mỹ. Sau khi tôi bắt đầu gầy dựng lại võ phái Thần Phong ở vùng Bay Area miền bắc California vào cuối năm 1977. Nhân chuyến xuôi nam, vùng Hawthorn – gần Orange County – tìm thăm Võ sư Thần Phong Nguyễn Văn Lợi – huynh đệ đồng môn với thầy tôi là Võ sư Phan Văn Đức. Từ đó mối giao tình càng ngày càng sâu đậm, thân thiết; nhất là khi hai anh em đồng chí hướng, cùng tìm cách liên lạc với anh em Thần Phong cũ hiện ở Saigon để tiến tới việc phục hồi võ phái Thần Phong ở Việt Nam sau một thời gian dài bị chính quyền Việt cộng cấm đoán tối đa.
Năm 2021 đang đi qua, chúng ta hãy vui vẻ welcome 2022. Riêng tôi cũng như nhiều fans của FIFA, ngoài mong ước thế giới trở lại bình thường, là ước mong được xem giải World Cup tại Qatar trong không khí tưng bừng chớ không phải lặng lẽ như Euro và Olympic vừa qua.
Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.
Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?
Tôi ngồi ở băng ghế có bàn và lò nướng dành để pic-nic và nhìn ra phía bờ hồ cách đó khoảng bốn năm chục thước. Cọp nhỏ Khánh-An đang vọc nước, chơi với cát sỏi. Bác Hai thì đang đứng trên các ghềnh đá gần đó dạy cho Huy Khang cách cột lưỡi câu, gắn mồi, tung cần câu cá. Ông bà nội và ba mẹ Khánh An ngồi trên bờ gần đó phơi nắng… Khung cảnh như những đoạn phim quay chậm. Thỉnh thoảng có những chuyển động nhanh khi Cọp nhỏ Khánh-An chạy lên và kêu “Má Hai xuống nước chơi với An.” Tôi không mang theo đồ ngắn nên chỉ muốn ngồi trên bờ ngắm cảnh, thư giãn và đọc sách chứ không xuống nước. Khánh-An liên tục kèo nài nên tôi gấp lại cuốn sách đang đọc và đi xuống phía bờ nước. Nước hồ rất trong. Có thể thấy cá bơi lượn. Hai má con tôi lội trong nước tìm những miếng đá đẹp như thói quen mỗi khi chơi trong nước. Thỉnh thoảng má tôi kêu mọi người tụ lại chụp hình. Nếu có ai đang quay phim sẽ thấy cảnh hai má con Cọp nhà tôi nhảy tung lên, chân không chạm nước. Tíc-tắc đó sẽ đứng lại, hiện trên
Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt “… Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày ...?” Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Đêm Thánh Lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng Sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Giáng Sinh năm 1990 là mùa Giáng Sinh đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ này. Tất cả đều vừa lạ lùng mà cũng vừa quen thuộc. Dĩ nhiên lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên được chứng kiến sự tấp nập của các khu thương mại sầm uất. Những khu nhà giăng đèn nhấp nháy từ trên nóc xuống đến sân vườn.
Mùa lễ cuối năm, đèn màu và những biểu tượng của giáng sinh, năm mới giăng mắc khắp nơi. Ánh sáng nhấp nháy từ các loại đèn làm cho không khí trở nên ấm cúng hơn và khiến lòng người nao nao. Hãng MITF cũng không ngoại lệ, một cây thông bằng nhựa làm bên Tàu được dựng lên giữa sảnh tiếp tân. Nhân viên văn phòng treo máng lên đủ thứ linh tinh những món đồ biểu tượng cho vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.
Nhạc sĩ Cung Tiến