Hôm nay,  

Ngày Cuối Cùng Làm Crossing Guard (Nhân Viên Hướng Dẫn Học Sinh và Bộ Hành Qua Đường)

08/10/202100:15:00(Xem: 6553)

      

HINH-VIET-VE-NUOC-MY
Hình tác giả cung cấp

  

Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy  Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Hiện đang sống tại San Jose.

 

****

 

Hi Mon,
Due to my family matters, I would like to inform you that next Friday, September 10, 2021 will be my last day at work.  Please find a replacement. Also, please advise me what needs to be done to complete my Exit out of the job.
Thank you very much for your great help and precious support.
Have a nice day.
Best Regards,
Phuoc Tran 
 
Trên đây là Email tôi gửi cho Supervisor báo tin ngày Thứ Sáu 10 tháng 09, năm 2021 là ngày cuối cùng của tôi làm công việc Crossing Guard. Ông Supervisor đã điện thoại đề nghị tôi làm thêm vài tuần nữa để ông có thể kiếm người thay thế vì tôi làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và được bà con dành nhiều cảm tình đặc biệt. Tuy nhiên, tôi trả lời với ông là tôi không thể nào tiếp tục được! Dù tôi rất yêu thích công việc này và tôi cũng rất buồn khi phải giã từ công việc mà tôi đã làm  nhiều năm, với bao nhiêu kỷ niệm đẹp. Hiện nay, tôi đã lớn tuổi, sức khoẻ không còn tốt và không còn nhanh nhẹn như thời gian vừa qua.

Nhớ lại, tôi bắt đầu công việc Crossing Guard từ  ngày 01, tháng 02, năm 2004. Tính đến ngày tôi viết đơn xin nghỉ, tôi đã làm công việc hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường hơn 17 năm tại ngã tư Curtner và Booksin. Rất may mắn, trong suốt thời gian tôi đứng ở góc đường này, chưa hề có bất cứ một tai nạn nào đáng tiếc xảy ra cho học sinh và bộ hành. 

Nơi đây, ngoài bộ hành qua lại, còn có cả mấy trăm học sinh của bốn trường đi và về mỗi ngày. Đó là St. Christopher School và Presentation School (hai trường tư thục Thiên Chúa), Trường Tiểu Học Booksin và Trung Học Willow Glen( hai trường Công Lập).
Muốn trở thành một Crossing Guard. Đầu tiên, phải liên lạc với The School Safety and Education Unit, SanJosé Police Department để nộp đơn. Điều kiện tối thiểu đòi hỏi như sau: phải nói và hiểu tiếng Anh, có sức khoẻ, bằng lái xe tốt, thông thuộc đường xá trong thành phố San José, qua một cuộc phỏng vấn và thủ tục điều tra an ninh cần thiết. Sau đó được huấn luyện về lý thuyết, thực hành và đi thực tập. Đồng phục được cấp miễn phí.
 
Mặc dù, thông báo tuyển mộ trên nhiều phương tiện truyền thông. Nhưng số người làm đơn xin việc rất ít. Bây giờ tuyển được nhân viên làm công việc này không dễ dàng như thời gian trước. Nhu cầu thì  rất cấp bách vì một số đã lớn tuổi, sức khoẻ không cho phép, nên làm đơn xin nghỉ. Những người trẻ tuổi chỉ xin vào làm tạm thời. Sau đó, họ sẽ bỏ ngang, khi tìm được công việc khác thích hợp, có nhiều quyền lợi bảo đảm như: bảo hiểm sức khoẻ, thất nghiệp, nghỉ phép thường niên…và ổn định hơn.
 
Còn nhân viên Crossing Guard, làm bán thời gian (part time)mỗi ngày chỉ làm hai tiếng, không được hưởng bất cứ quyền lợi gì như: thất nghiệp, bảo hiểm y tế và không được hưởng ngày phép nào. Có đi làm thì có hưởng lương. Những ngày lễ hay học sinh nghỉ hè thì không được lãnh lương. Mỗi năm vào tháng Giêng được nhận một số tiền để trang bị lại đồng phục bị hư hao. Riêng, đối với những người đang hưởng trợ cấp SSI (Supplemental Security Income - tiền già, tiền bệnh tật…) không dám xin làm vì sẽ bị Sở Xã Hội khấu trừ vào tiền được trợ cấp hàng tháng.
 
Công việc Crossing Guard tương đối nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò bó, xem như hàng ngày tập thể dục, hít thở ngoài trời, vận động tay chân, đi tới đi lui, nên không cần phải đi đến phòng Gym, nhưng được lãnh lương do San José Police Department chi trả. Công việc chỉ vất vả vào những hôm mưa to, gió lớn, bão tố, thời tiết lạnh lẽo và nắng như thiêu đốt.
 
Mấy năm trước có nhiều người Việt làm công việc này, tỷ lệ chiếm khoảng 40 % trong tổng số nhân viên Crossing Guard của thành phố. Hầu hết là các cựu Công Nhân Viên Chức và Cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH. Nhân viên gốc Việt có cấp bậc cao nhất là một cựu Đại tá Tỉnh Trưởng. Hiện ông và nhiều khác cũng đã xin nghỉ vì lớn tuổi, vì sức khoẻ giới hạn. Và nay, đến phiên tôi. Có lẽ tôi là cựu SQ/QLVNCH còn lại đếm trên đầu ngón tay xin giã từ công việc Crossing Guard, dù trong lòng vẫn còn nhiều quyến luyến?
 
Tôi rất buồn phải rời xa công việc này. Làm sao tôi có thể quên những khuôn mặt hồn nhiên với nụ cười vô tư của các em học sinh, mỗi khi các em gặp tôi. Các phụ huynh đưa con em mình đến trường, đôi khi họ dừng chân lại hỏi thăm và cảm ơn tôi đã mang lại sự an toàn cho con em họ.
 
Những ngày lễ lớn như Thanksgiving và Christmas. Tôi nhận được nhiều món quà do các em và phụ huynh tặng. Dù không giá trị lắm! chỉ là những hộp bánh cookies, kẹo, gift Certificate của Starbucks, các  nhà hàng, chợ Safeway, chợ Food 4 Less, Trader Joe’s, Home Depot… và  những chậu bông nhỏ, những bức tranh vẽ nguệch ngoạc, đơn sơ hình ảnh nhân viên Crossing Guard đang cầm bảng Stop, kèm theo những hàng chữ viết mộc mạc, giản dị với lời cảm ơn đầy chân tình thật dễ thương…
 
Tất cả là nguồn động lực an ủi và làm ấm lòng phần nào trong tôi ở tuổi thất thập cổ lai hy mà vẫn còn cố gắng đóng góp cho đời. Họ đã nghĩ và biết ơn công việc của nhân viên Crossing Guard hàng ngày. Nếu không có những nhân viên này chịu dầm mưa, dãi  nắng, bất kể mọi hoàn cảnh thời tiết, hầu đem lại sự an toàn cho con em của họ, để họ có thể an tâm đến cơ quan làm việc trong ngày.
 
Ngày cuối công việc Crossing Guard. Tôi rời nhà thật sớm. Tôi lái xe đến các trường có học sinh thường đi ngang góc đường của tôi đứng. Tôi dừng xe chụp vài tấm hình để làm kỷ niệm. Trường cuối cùng là trường St. Christopher. Nơi đây có nhà thờ mang cùng tên.Tôi chậm rãi bước vào nhà thờ mà ngày nào tôi cũng cầu nguyện xin được an lành, trước khi bắt đầu một ngày làm việc từ bao nhiêu năm nay. Dù tôi là một Phật Tử thuần thành. 
 
Tôi xin cảm ơn Bề Trên đã phù hộ tôi hơn 17 năm làm công việc hướng dẫn học sinh và bộ hành được bình an. Mọi công chuyện đều thuận tiện, được học sinh, phụ huynh và những bộ hành thương quý. Ngoài ra, các tài xế lái xe buýt, bưu điện, xe chở học sinh, xe giao hàng, cảnh sát giao thông…mỗi khi chạy ngang qua đều vẫy tay chào rất thân thiện.
  
Hôm nay, cũng công việc quen thuộc hàng ngày. Nhưng tôi thấy có một chút
bồn chồn, bồi hồi, lo lắng  trong người. Một số học sinh và phụ huynh thân quen đã được tôi báo cho biết là ngày cuối cùng tôi đứng ở góc đường này. Nơi đã cho tôi nhiều kỷ niệm của những tháng ngày tha phương nơi xứ người. Được may mắn đóng góp phần nào công sức cho xã hội.
 
Các học sinh và phụ huynh đã dừng chân lại chào và cảm ơn tôi. Họ xin được chụp hình với nhân viên Crossing Guard mà họ thương quý. Một người mà trong lúc làm việc lúc nào cũng vui vẻ, nhiệt tình. Có em còn vẽ hình tôi tay phải đang cầm bảng STOP, tay trái ra dấu cho xe dừng lại và miệng thổi còi tu huýt để lưu ý các tài xế. Trên bức tranh với nét vẽ vội vàng, đơn giản, các em đã bày tỏ cảm tưởng của các em đối với tôi rất là thật thà và dễ thương. 
 
Riêng, học sinh trường St Christopher có nhiều em đã cảm động rơi nước mắt, khi biết hôm nay là ngày cuối tôi đứng ở góc đường này và các em không còn dịp chào hỏi mỗi khi đến trường hay vào giờ tan học. Một đại diện Ban Giám Hiệu đã gửi tặng tôi một thiệp chúc mừng, một chậu hoa nhỏ với lời cảm ơn trong hơn mười bảy năm tôi đã tận tụy giúp học sinh của nhà trường qua đường hàng ngày được an toàn, kèm theo Gift Certificate.
  
Giờ đây, xa rời công việc với bao nhiêu kỷ niệm đẹp. Tôi cảm thấy rất vui và hãnh diện vì đã đóng góp phần nào công sức nhỏ bé của mình tại đất nước tạm dung. Tôi đã có những tháng ngày thật nhẹ nhàng, thoải mái và bình an tại một nơi mà nhiều người hằng mong đến được.
 
Hàng ngày, được nhìn những ánh mắt hồn nhiên, những tâm hồn trong sáng, thơ ngây của các học sinh tung tăng bước đến trường, khiến tôi tìm lại một thoáng tuổi học trò đã đánh mất từ lâu, tưởng chừng không bao giờ trở lại. Cho dù, bây giờ  tôi có tiền muôn, bạc biển cũng không thể nào mua được. Ngoài ra, còn nhận được các nụ cười, sự chào hỏi thân mật, kèm theo những tiếng cảm ơn chân tình của phụ huynh và bộ hành dành cho tôi: 
 
“Một nhân viên hướng dẫn học sinh và bộ hành lúc nào cũng tuân theo các luật lệ quy định của The School Safety and Education Unit, SanJosé Police Department. Hơn mười bảy năm qua luôn luôn đi và về đúng giờ trong mọi hoàn cảnh thời tiết, hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, an toàn. Lúc nào cũng đề cao cảnh giác, thận trọng để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra cho học sinh và bộ hành. Tôi cũng đã nhiều lần nhận được bằng khen và phần thưởng của Sở Cảnh Sát San José”
 
Xin từ giã Crossing Guard. Một công việc bình thường, nhưng đã giúp học sinh và bộ hành qua đường an toàn. 
 
Trần đình Phước
(San Jose, California)
 

Ý kiến bạn đọc
02/12/202200:24:31
Khách
你好,

<a href="https://fortune-god.com/?ac=taluoyunshi">塔羅牌在線占卜</a>

幸運之神( https://fortune-god.com/ ) :算命最準的網站-2022年,2023年,塔羅占卜,紫微斗數,姓名測試,周易,生辰八字算命,八字合婚,四柱算命預測,算卦,黃道吉日查詢,抽籤算命,生肖算命,在線排盤和趣味測試等在線算命內容!
14/10/202118:57:22
Khách
Bộ Ngân Khố ngày 8/9/21 cho biết những người giàu nhất nước Mỹ hàng năm đã trốn không trả thuế lên tới 163 tỷ đô la, và nếu đà này tiếp diễn, nước Mỹ sẽ bị thất thoát 7000 tỷ đô la trong muòi năm tới .
13/10/202114:06:44
Khách
DÂN CHỦ vs. CỘNG HOÀ
Một cô gái theo đảng Cộng Hòa đang cắt cỏ ở vườn nhà thì thấy vợ chồng hàng xóm dắt con gái đi qua (gia đình hàng xóm theo đảng Dân Chủ). Hai bên bắt chuyện, rồi cô gái hỏi cháu bé:
- Lúc lớn lên cháu muốn làm gì?
- Cháu muốn làm tổng thống!
- Vậy nếu cháu là tổng thống thì việc đầu tiên cháu sẽ làm là gì?
- Cháu sẽ giúp cho người nghèo và vô gia cư có cơm ăn và chỗ ngủ!
Mặt mũi bố mẹ cô bé rạng ngời lên vì hãnh diện.
- Đó thật là một việc cao cả và đáng khen! Nhưng cháu có thể bắt tay vào thực hiện việc này ngay từ bây giờ mà không cần chờ làm tổng thống.
- Như thế nào ạ?
- Cháu có thể cắt cỏ ở sân nhà cô, cô sẽ trả tiền cho cháu, rồi dẫn cháu đến cửa hàng thực phẩm. Chỗ đó có nhiều người vô gia cư ngồi, cháu có thể dùng số tiền đó cho họ để mua thức ăn hay thuê tạm chỗ ngủ mấy hôm.
Cô bé nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Thế tại sao mấy người vô gia cư đó không đến gặp cô và tự mình làm việc cắt cỏ để có tiền mua thức ăn và thuê chỗ ngủ?
- Chào mừng cháu gia nhập đảng Cộng Hòa!
Già mà cũng còn đi làm không ỉ y nhận lãnh bảo trợ mới là người có tư cách. Vào Walmart thấy mấy ông già đầu đã bạc mà còn vào làm việc check khách hàng ra vào tiệm. Trên đường lái xe về nhà tới ngã tư thấy đứa xin ăn cầm I-phone mới hơn của mình gọi nói chuyện. Vậy mà có đứa mù vẫn không thấy cho tiền nó mới buồn cười.
11/10/202119:11:45
Khách
Một bài viết hay, thuật lại những vui buồn trong nghề làm crossing guard của tác giả. Lời văn giản dị, gọn gàng.
Có điều tôi không rõ lắm là tác giả đã từ chối lời yêu cầu làm thêm chỉ vài tuần của sếp cho dù "... mỗi ngày chỉ làm hai tiếng, Công việc Crossing Guard tương đối nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò bó, xem như hàng ngày tập thể dục ".
08/10/202117:22:55
Khách
Biết được thêm một nghề "đứng đường" rất có ích cho xã hội. Cảm ơn tác giả rất nhiều. Bài viết hay lắm. Mong đọc thêm.
08/10/202116:26:53
Khách
Xin cám ơn ông về công việc tốt đẹp ông đã làm. Xin chúc ông nhiều sức khỏe và bình an.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 776,261
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới.
Bà ngoại sinh mẹ tại nhà Bảo Sanh Ngô Liên đường Trần Quang Khải, Tân Định. Sau này mỗi lần có dịp dẫn mẹ và cậu Hai đi ngang nhà bảo sanh ngoại thường chỉ tay vào tòa nhà cho biết “Má sanh hai đứa trong nàỵ” Cụ của con, mẹ chồng của ngoại, đưa ngoại vào nhà sanh khi ngoại chuyển bụng. Ông ngoại chỉ xuất hiện sau khi mẹ đã được cắt rốn, tắm rửa sạch sẽ, bọc tả áo thơm tho. Ông ngoại mặc quân phục thẳng nếp, mang giầy nhà binh cồm cộp vào thăm mới biết vợ mình sinh con gái và đặt tên cho mẹ.
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.
Sau khi siêu âm và được biết sẽ sanh một bé trai vợ chồng con bà vui lẳm. Không phải vì họ đang mong ước có có con trai để “nối dõi tông đường”, nhưng vì đã có cô con gái đầu lòng rồi nên chuyện có thêm đứa con trai là một điều đáng vui. Vài người bạn của bà khen “Vậy là tuị nó có đủ tẻ và nếp rồi nhé!”. Mới đầu, hai vợ chồng Phúc – con trai bà – dự tính chỉ sanh một đứa con thôi, vì bao nhiêu khó khăn vất vả mà hai vợ chồng trải qua sau khi sanh Quỳnh Anh, cô con gái đầu lòng
Đôi dòng về tác giả: sanh năm 1943 tại Cânthơ- BS thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cân Thơ trước 75-Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên VVNM, Đất lành chim đậu được chấm giải Vinh Danh Tác giả năm 2007-
Ối chà! Năm con Trâu là năm tuổi của mình đây! Nhiều người nghĩ rằng năm tuổi là năm hạn. Nhưng tôi mỉm cười vì bây giờ ai mà lại tin chuyện vớ vẩn như vậy. Năm Canh Tý vừa qua mới là năm hạn cho tất cả mọi người với bệnh dịch Cô Vi reo rắc năm châu bốn biển gây tang tóc cho hơn 450,000 người Mỹ tử vong, chính trường Hoa Kỳ xôi động, xâu xé, chia rẽ nhau trầm trọng, thất nghiệp tràn lan... Nhưng thôi nên đổi đề tài thành ra tôi chỉ viết về những năm con Trâu mà tôi trải qua như là một chứng nhân trên hai lục địa cũng như là dịp để ôn lại những quá khứ vui buồn, thụ hưởng những gì của hiện tại, và dọn đường cho tương lai.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Ngày trước Liên và Bích Thy là đôi bạn thân, Thy rất đẹp dáng người cao thon thả, nét mặt sáng ngời, nụ cười tươi như hoa. Tính tình Thy cởi mở dễ mến, nhất là đối với phái nam, ánh mắt nhìn tình tứ đã hớp hồn không biết bao nhiêu chàng trai. Liên thì ngược lại, bản mặt đã xấu rồi mà còn lạnh như tiền khó ưa. Vì bạn đẹp quá cho nên Liên rất thích diện cho Thy, mỗi lần mặc quần áo đi chơi hay hướng dẫn bạn mặc áo gì, đeo bông tai ra sao như là một tác phẩm điêu khắc sáng tạo đầy thích thú.
Những ngày gần cuối năm, chúng tôi nhận một ngôi nhà “mới” (của mình và “cũ” của người ta) không có đồ đạc và cần sắm sửa một vài thứ căn bản. Đồ mới, đồ đẹp thì ai lại không mê, nhưng ngặt nỗi đâu phải cái gì thích cũng đều có khả năng mua mới. Quần áo giày dép nào thích có khi còn nán đợi sale giảm giá vài ba lần mới mua, huống hồ những thứ đồ lớn với giá tiền gấp cả trăm lần… Phải thực tế và biết mình hỏng phải “First Daughter” (con gái lớn của tổng thống) mà là con gái lớn của cái anh Hai Lúa nhà kia từng làm việc ở tiệm Thrift Store (tiệm bán đồ của mấy nhà dư giả “biếu”).
Nhạc sĩ Cung Tiến