Hôm nay,  

Phận Gái Viết Gia Phả Trên Đất Mỹ!

10/09/202100:00:00(Xem: 5843)
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Tac giả nhận giải đặc biệt 2019.
 
***

Hinh Viet Ve Nuoc My
Cây Gia Phả được treo trong nhà của một hậu duệ! ( hình tác giả)

Cách đây mười mấy năm, con gái mình có một ông khách hàng nhờ viết Gia Phả cho gia đình ông. Thế là về nhà con gái noí vơí mình:“Má ơi! Sao Má không viết Gia Phả của nhà mình đi?”
Nghe xong mình ngạc nhiên nói: “Ủa! Gia Phả thì để đàn ông con trai viết chứ Má là đàn bà con gái thì viết caí gì?!”

“Ôi giời! Ai viết mả chả được? Người nào có điều kiện thì viết chứ cứ gì đàn ông với đàn bà, con gái với con trai!”

Nhưng từ xưa đến giờ, Gia Phả là phần cuả trưởng nam gia đình, dòng tộc: chỉ con trai, trưởng tộc mới có quyền viết và lưu giữ, còn phận nữ nhi làm sao giám nhắm tới! Mặc nhiên như thế, chẳng ai băn khoăn thắc mắc cũng chẳng ai tranh giành!

Hợp lý thôi, vì đàn ông con trai bao giờ cũng được coi là dòng máu cuả cha, ông, được nối dõi, được mọi ưu tiên của gia đình, được ngồi mâm trên với bố, với ông, được học hành, dược truyền nghề nghiệp, có tiếng nói trong gia đình nhỏ lớn cuả mình, của xóm làng!“Nhất nam viết hửu, thập nữ viết vô!” mà! Còn người phụ nữ không có giá trị gì trong thời cổ, thời phong kiến. Thậm chí người vợ không sanh được một đứa con trai, còn bị chồng và nhà chồng hất hủi ruồng rẫy, phải để chồng đi lấy vợ khác cho đến khi có được một mống con trai! Đến nay, quan niệm này vẫn còn lại ở một số ít gia đình quá quắt cuả Việt Nam! Thật tồi tệ!

Chúng ta sinh sau đẻ muộn, nhưng lại rất may mắn vì chế độ đó đã dần dần tàn phai theo nền văn mình tiến bộ của thế giới du nhập vào Việt Nam những thế kỷ 18, 19, 20!

Đặc biệt sau biến cố năm 1975, dân chúng Việt Nam tỵ nạn được đồng minh và chính quyền Mỹ cho phép định cư vĩnh viễn trên đất nước dân chủ hòa bình tự do bình đẳng cuả họ, thì không chỉ phụ nữ được giaỉ phóng mà ngay cả những mớ bòng bong thời cổ,  những rắc rối phiền toái thời phong kiến cũng không cánh mà bay vào dĩ vãng, chẳng ai phải tốn một viên đạn nào, chắng cơ quan xã hội, tự do dân chủ nào phải tổ chức hội họp tuyên truyền biểu tình mít tinh đòi hỏi, chống đối! Tự nó ngoan ngoãn đi vào ngăn cất của thời gian một cách nhẹ nhàng! Những ai còn cố chấp, sẽ bị chính bản thân họ dày vò, bất mãn, bất an, sầu đau, tủi phận…và bị xã hội đào thải, gia đình buông bỏ, sống một mình cô đơn ôm nuối tiếc cho một thời oanh liệt, vàng son đã qua… chờ ngày ngậm ngụi nơi chín suôí!

Vâng, con gái mình nói đúng! Vì cháu là thế hệ sau, lại sống trên đất Mỹ, vào đúng thời điểm mọi thứ đã đổi thay, giảm đi rất nhiều, nhất là tư tưởng, phong tục tập quán thiên vị hủ lậu bất công ở quê hương…

Thế rồi sau một chút suy nghĩ, mình mạnh dạn cầm bút! Mặc dù dòng họ nam nhiều hơn nữ, ông bà cụ Tổ có tám người con, mà tới sáu trai, chỉ có hai người con gái, trong đó có Mẹ mình!

 Dù mình vẫn băn khoăn, lo lắng, vì đã mấy chục năm xa quê hương, xa làng xóm, xa bà con họ hàng… tự nhiên lại vơ công việc vào để tự bản thân tạo trách nhiệm nặng nề cho chính mình!

Nhưng cảm xúc dâng trào, khởi viết được một đoạn, một đoạn… khó khăn ập tới, chán nản, tuột cảm xúc, bởi phải tự tìm hiểu thông tin, tự liên hệ họ hàng xa gần để lấy dữ liệu, lúc có lúc không, khi thuận lợi, lúc khó khăn! Mình ngán ngẩm buông xuôi!

Thế rồi Muà Thu năm nay, một cháu trai tha thiết động viên mình viết tiếp Gia Phả!

Cảm động trước khát khao của cháu, mình lục lại và bắt đầu viết tiếp Gia Phả của dòng họ!

Bắt đầu liên hệ laị với mọi người để tìm hiểu thông tin chung và riêng. Thật ngạc nhiên vì có tới ba ông anh, hai chaú trai đã muốn viết, đã có một ít tài liệu, cũng như đã khai bút, nhưng rồi vì nhiều lý do đành bỏ dở dang, người mất, người còn! Hoá ra nhiều người cũng khắc khoải về nguồn gốc gia tộc mình và muốn lưu truyền cho con cháu ngay trên đất Mỹ, xứ người!

Đây là nguồn động viên rất lớn để mình làm công việc này! Lại bắt đầu hăng say, lại bắt đầu liên lạc lại với bà con các tiểu bang ở Mỹ, Úc, Việt Nam … một người nói rằng: “- Ồ! Ai mà đọc!”-“Rảnh qúa! Phí công!”- “Tại sao tự nhiên lại nghĩ ra viết Gia phả? Để làm gì?”…

Vượt lên trên tất cả, mình vẫn hăng say viết và xin tài liệu mọi người! Ngạc nhiên khi số người hưởng ứng đông hơn gấp bội một người cản trở! Bà con sẵn sàng cung cấp tư liệu, số liệu đầy đù chi tiết gìa đình lớn nhỏ cuả họ!

Mình được an ủi, nhận ra rằng ai cũng có những khoảnh khắc, những thời gian muốn hướng về Tổ tiên, gia đình, nguồn gốc của chính mình. Đặc biệt những người xa quê hương, những thân phận lưu đầy nơi đất khách quê người, đôi khi không tránh được chiến tranh, họan nạn! Những mảnh đời lang thang đó đây! Những thân thể vắt vẻo sáng nắng chiều mưa, đêm tuyết lạnh!...Cũng có quyền nghĩ rằng mình có Gia Phả là mình có một đại gia đình, có một dòng tộc đàng hoàng, có ông kia bà nọ, có anh chị em, có con cháu thành công, có những đưá chắt chút… dễ thương, khỏe mạnh đang chuẩn bị bước vào đời để xây dựng, công hiến, và phục vụ! Mình không yếu đuối, lẻ loi, đơn độc!

Rất vui với những suy nghĩ đó, nhưng làm sao để thuyết phục giới trẻ nhìn về Gia phả cuả mình? Mình đã mày mò, suy nghĩ, để tìm cách thu hút cả giới trẻ và giới già quan tâm đến Gia Phả!

Kết cục mình chọn ra hai cách tối ưu: một là như thường lệ, viết đầy đủ chi tiết ngắn gọn bằng văn bản, hai là dùng hình ảnh, ký hiệu, màu sắc để tóm tắt đầy đủ cà dòng họ trên một thân cây sống!


Làm sao tìm cây? Cây gì bây giờ? May mắn là mình còn nhớ đầu làng quê có một cây Gạo, mà mỗi muà nở rất nhiều hoa mầu đỏ tuyệt đẹp, tuy nở hoa thì rụng lá, nhưng vẫn nổi bật một góc trời!

Nhưng chỉ có hình Ông cụ Tổ mà không có hình Bà cụ Tổ, làm sao?

Thì tìm một bông hồng đỏ tươi để bên cạnh Ông, là hoàn chỉnh chứ gì? Vui quá!

Mất mấy tuần lễ làm thử, thay đổi ký hiệu, màu sắc, nháp đi nháp lại vài chục lần mới ưng ý! Xong xuôi, mình thăm dò nơi in ấn, tìm đến một nhà in xin họ gíup đỡ để in Cây Gia Phả ra!

Thật may mắn, mình đã gặp cô Ngọc Thủy, một thiết kế viên của nhà in Vo’s Graphics ở Chicago, rất nhiệt tình và kiên nhẫn. Suốt thơì gian căng thẳng hoàn chỉnh bản vẽ phức tạp rắc rối, mệt mỏi, lại thêm tính cầu toàn cuả mình, nhưng cô cũng không hề than thở kêu ca một tiếng!

Sau những ngày tháng miệt mài đọc, vẽ, chọn hình ảnh mầu sắc, chỉnh sửa, in ấn… sản phẩm được tạo thành qúa sức mong muốn!

Một bức tranh có kích thước (32 x 48) ins, tức (0,81 x 1,25) m đầy mầu sắc diụ ngọt mát mắt, với trên 400 tên người trong dòng tộc được thể hiện bằng những bông hoa màu xanh dương cho nữ và trái tim màu hồng cho nam! (Cả dòng họ 6 đời hơn 500 người).

Hân hoan vui mừng, vội vàng gởi cà bài viết về Gia phả và Cây gia phả đến dòng họ!

Ôi chao! Thật ngạc nhiên sung sướng vì họ hàng ai cũng sửng sốt, khen lấy khen để về Cây Gia Phả, thật công phu, tuyệt đẹp, tuyệt vời, độc đáo!

Điều mình phấn khởi nhất là hậu duệ đón nhận Cây Gia Phả cách trân trọng! Sẵn sàng treo trên tường của gia đình để con cháu hằng ngày chiêm ngưỡng tổ - tiên - ông bà - bác - chú - cô - cậu - dì - dượng - anh - em - con - cháu - chắt - chút - chít…của dòng họ mình, mặc dù rất nhiều người, nhiều thế hệ chưa từng biết mặt, biết tên!

Cứ tưởng rằng sống trên đất nước Mỹ này, với bao hưởng thụ tân tiến, bao sung sướng hạnh phúc, cùng bao lo toan miệt mài, bao ngỡ ngàng phong tục tập quán, bao chán nản buồn đau… thì chẳng ai có thời gian nghĩ tới nhau, đặc biệt những người đã khuất xa, từ năm sáu đời cách mình thì ai mà biết mặt, ai còn nhớ tới! Nhưng không, dù hoàn cảnh ra sao, tình đời thế nào, con người vẫn có những phút giây“trầm tư mặc tưởng” đến nguồn gốc, thân phận mình, khắc khoải với thất bại chán chường, sung sướng khi được nhắc tên, vui mừng khi được gặp mặt, vỡ oà khi tên mình được một ai đó trân trọng ghi chép lại và lưu giữ!

Để rồi mình thấy công việc ghi chép Gia Phả thật quan trọng cần thiết, có ý nghĩa linh thiêng cao quí với mọi người, dù dân tộc nào, đất nước nào, con người nào, thời đại nào, vị trí nào trong xã hội… cũng được ghi chép cẩn thận và gìn giữ. Làm tài liệu khi cần thiết, cũng là chứng cớ quan trọng nhất cuả một dòng họ và một con người!

Đây còn là một kho tàng lịch sử quý báu của dòng tộc nói riêng và đất nước nói chung. Nó ghi chép cái riêng của một dòng họ rất chi tiết và chân thực. Những cái riêng đó lại tô vẽ cho màu sắc chung của dân tộc, làm giàu thêm những trang hào hùng của nước nhà thông qua lăng kính gia phả. Cây gia phả như một tự điển sống chứa đựng muôn vàn thông tin của một phả hệ là vậy!

Chúng ta đã từng nghe, từng đọc những vụ án tranh chấp chỉ có thể giải quyết bằng gia phả cuả họ. Vụ con cháu kiện tụng kéo dài rồi cũng được phục hồi chức vị, danh phận của mình căn cứ trên gia phả dòng tộc. Cả những vụ án hình sự khó khăn, như ở Trung Quốc, phải 11 năm lập gia phả mới truy tìm được kẻ gây tội phạm hiếp dâm tàn bạo. (VnExpress.net-Thứ bảy, 7/7/2018, 06:00 (GMT+7) -11 năm lập gia phả để truy tìm kẻ hiếp dâm).

 Việt Nam ta còn có nguồn tin cho rằng dựa vào chính cuốn gia phả của dòng họ Lê, "nguồn sử liệu thầm kín" của dòng họ, mà hậu duệ biết được Ngọc Hân Công Chúa đã giết vua Quang Trung bằng cách dùng rượu đầu độc khi nghe tin nhà vua cầu hôn công chúa nhà Thanh!  Người khác lại cho rằng đó là một nỗi oan lịch sử!

Tất cả đã nói lên giá trị quan trọng cần thiết của Giá Phả về nhiều mặt.

Đất nước ta, từ thuở khai thiên lập quốc, đã luôn phải trải qua thăng trầm ly loạn, việc ghi chép về những người trong gia đình, dòng họ là rất quan trọng, nó còn giúp cho những người vì hoàn cảnh phải phân tán, thậm chí phải thay tên đổi họ, biết tìm về danh tính, cội nguồn đích thực của mình.
Cuốn gia phả của Lý Thái Tổ (1026) có tên “Hoàng Triều ngọc điệp” được coi là cuốn gia phả cổ nhất còn truyền lại được ở nước ta.

Chúng ta cũng từng đọc gia phả cuả Đức Giesu, cuả Khổng Tử, cuả Hoàng Gia Anh, của tổng thổng Abraham Lincoln, của nhà Lý, nhà Trần Việt Nam mình. v…v…

Thế là mình, một phụ nữa đã có chồng, con, cháu đủ cả! Coi như đã “xuất giá tòng phu” từ rất lâu,  là“nữ nhân ngoại tộc”, con gái thuộc họ khác, xa lạ (!) mà còn là đời thứ ba cuả dòng tộc trong sáu đời của Ông Bà Cụ Tổ, đã hoàn thành bộ Gia Phả của dòng họ, đã được hậu duệ đón nhận, mà có ai nói năng trách móc phê phán gì đâu, cũng chẳng ai hoạch hoẹ con gái mà viết gia phả cái gì?!

Đây là một kinh nghiệm quí báu cho phụ nữ chúng ta, hãy mạnh dạn thực hiện những công việc nhỏ, lớn ở trong tầm tay, đừng lo sợ những công việc chúng ta có thể làm được, không phân biệt giới tính, giai cấp, địa vị, tuổi tác…

Hãy luôn nhớ rằng thời hiện đại này, và mai sau cũng thế, những gì người đàn ông làm được thì phụ nữ chúng ta cũng có thể làm được! Để luôn xây dựng một cá nhân, một gia đình, một xã hôị, một đất nước, một thế giới lành mạnh nhân văn, nhân ái, hòa bình, bình đẳng… hầu đào thải từ trứng nứơc, từ mầm mống tái xuất một chế độ trọng nam khinh nữ, một chế độ nô lệ phụ nữ dưới nhiều hình thức!
 

Ý kiến bạn đọc
23/09/202114:51:00
Khách
Gia phả của bà cụ mà đọc gỉa Nguyen nói thật quí hiếm tuyệt vời! Ước chi được chiêm ngắm bản gia phả này!
Duyenky
22/09/202123:39:59
Khách
À trong gia phả bà cụ đó viết còn có hình ảnh các cụ đã quá cố cùng hình ảnh mộ phần và địa chỉ nghĩa trang của các cụ nữâ
22/09/202121:39:51
Khách
Tôi biết một bà cụ 80 tuổi đã viết gia phả chi của cụ thân sinh cụ ấy để tiếp nối cuốn gia phả nhiều đời do cụ thân sinh bà ấy viết Đoạn gia phả do bà cụ viết có bản dịch bằng tiếng Anh cho con cháu ở ngoại quốc đọc. Gia phả cũng có cây gia phả mỗi thế hệ một mầu khác nhau và có tên các con gái các cháu gái nữa. Bà cụ đã hoàn tất và đã gửi đi cho các gia đình con cháu từ năm ngoái
10/09/202121:24:32
Khách
Trong thế giới văn minh hiện đại, không thấy có "mầm mống tái xuất một chế độ trọng nam khinh nữ", trừ Taliban. Người phụ nữ ngày nay đã được tôn trọng ngang hàng với nam giới. Họ đã đem tài năng của mình ra phụng sự đất nước, xã hội... như trên thế giới đã có nhiều nữ Tổng Thống, nữ Thủ Tướng, nữ Bộ trưởng, nữ doanh nhân... thì sá gì chuyện một người con gái đã xuất giá tòng phu sanh con đẻ cháu nay ngồi viết gia phả cho dòng họ mình thay cho trưởng tộc! Tuy nhiên đây là việc chưa từng thấy một phụ nữ nào đã làm trừ tác giả bài này. Vì vậy, tác giả rất đáng được khen thưởng để làm gương cho giới quần thoa!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 701,443
Virus không chừa một ai!!! Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia, chính khách, vận động viên thể thao, ngôi sao, những nhân vật nổi tiếng … đã bị nhiễm Covid-19. Không thể không kể đến Thủ tướng Anh, phu nhân Thủ tướng Canada, Thái tử Charles, phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha, tài tử Tom Hanks và vợ, vận động viên bóng rổ Rudy Gobert… Vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 người dân Hoa Kỳ đã nơm nớp lo sợ khi hay tin Tổng Thống Hoa Kỳ cùng phu nhân và con trai bị dương tính, trong khi chiến dịch tranh cử của ông đang đến hồi khá căng thẳng!!! Nhưng may mắn thay tất cả những người nói trên đều đã phục hồi sau đó
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản năm nay tại Dayton, Ohio.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Ngày bé tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ sang một quốc gia khác mưu cầu cuộc sống. Tôi đến trường mặc đồng phục áo dài trắng và tưởng tượng trong tương lai mình sẽ khoác áo dài hồng có gắn hoa kim tuyến bên cạnh chàng trong ngày tân hôn. Những lần quét nhà, nấu cơm, tôi nghĩ sẵn trong đầu sẽ làm món ăn gì dọn lên cho gia đình chồng ngày về làm cô dâu mới (món mướp xào miến, tôi đã chọn sẵn như thế). Ngày nay con số trên dưới triệu người Việt tha hương khắp toàn cầu không khiến ta bâng khuâng tự hỏi: những con chim nhỏ bé phải xa rời tổ ấm này đã đương đầu với phong ba bão tố ra sao trong những năm tháng đầu trên miền đất lạ? Chắc chắn là thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Mỗi người sẽ có một câu chuyện đặc biệt không trùng lặp với ai để góp phần vào trang sử ly hương của người Việt trên toàn cầu.
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM, ông vượt biên từ 1979 qua Thụy Sĩ, ở 10 năm rồi bay qua Texas sống. Dần dần được vào quốc tịch Mỹ từ 2000, du lịch nhiều tiểu bang Mỹ rồi nảy sinh biến Texas thành nơi định cư. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart.
Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe.
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà