Hôm nay,  

Mười Năm Không Gặp

12/07/202115:27:00(Xem: 6279)

Tieu Luc Than Phong
Tác giả tại Las Vegas. (hình tác giả cung cấp)


Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.

***

Mười năm là một quãng thời gian dài so với đời sống ngắn ngủi của con người. Mười năm là một trong những cột mốc của đời người thế gian để ghi nhớ: Mười năm không gặp, mười năm lưu lạc, mười năm tình cũ, mười năm nhớ nhung… Cái biểu cảm như thế nào thì nó tùy thuộc vào cảm xúc của chính đương sự, hoàn cảnh bên ngoài chỉ là trợ duyên. Mười năm không gặp còn là tựa đề của một bài hát. Tôi trở lại thăm Las Vegas đúng sau mười năm chẵn, cái cảm xúc háo hức khám phá của lần đầu không còn nữa, có chăng chỉ là hứng thú của một kỳ nghỉ mà thôi.

Las Vegas giàu sang, đồ sộ, xa hoa, tráng lệ… như thế nào có lẽ cũng không cần phải mô tả, những người đã đến thì ai cũng biết, những người chưa đến thì khó mà hình dung ra. Một thành phố nhộn nhịp  mọc lên từ một vùng sa mạc hoang vu của Nevada. Có nhiều người bảo Las Vegas là một thành phố thiên đường để hưởng thụ quả là không sai, nhưng cũng có không ít người nói Las Vegas là một thành phố tội lỗi ( sin city) cũng đúng, Đây quả là một thành phố có thể thõa mãn những như cầu ngũ dục của con người. Nó làm cho mọi giác quan của bạn mê đắm đến độ quên cả thời gian ngày và đêm. Sắc, thanh, hương, vị, xúc kích thích mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của bạn đến cao độ. Ở thành phố này, “Người đi như nước qua đê” tấp nập suốt ngày đêm, nam thanh nữ tú, quý ông quý bà, thượng lưu hạ đẳng… trẩy hội suốt bốn mùa.

Las Vegas là thành phố cờ bạc vào hạng bậc nhất của thế gian này, người ta dựng nó lên từ vùng sa mạc khô cằn, nếu nhìn hình ảnh Las Vegas hôm nay với những hình ảnh trước khi nó xuất hiện thì quả thật khó có ai tưởng tượng nổi sự sáng tạo sức làm việc và khả năng của con người. Nhiều lúc tôi cứ tưởng đến chuyện ông thần đèn trong truyện cổ Ả Rập “ Nghìn lẻ một đêm”. Ông thần đèn Genie di chuyển lâu đài hay cả thành phố từ nơi này sang nơi khác, có thể biến hóa sa mạc thành một thành đô. Các công trình sư, kỹ sư và nhân công quả thật là những ông thần đèn, họ đã làm nên một Las Vegas! Người xứ Cờ Hoa đã là những ông thần đèn, họ dựng nên một thành đô xa hoa, tráng lệ ở giữa sa mạc Nevada.

 Las Vegas có vô số sòng bài, nhà băng, khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu thời trang...Có một Paris thu nhỏ, một phiên bản Italy. Ngày nay có thêm những dấu ấn của móng vuốt hồng long. Không biết Trung Cộng đã mua bao nhiêu phần trăm trong tập đoàn MGM mà dấu hiệu của nó giờ nhan nhản khắp nơi. Những tượng sư tử Tàu ngự trước Wynn, the Craft, Crytal… Những con sư tử Tàu, với con cái một chân đè sư tử con, biểu tượng của duy trì dòng giống; con đực một chân đạp quả địa cầu, tượng trưng cho sự thống trị thế giới. Những tượng sư tử Tàu ngự trị ở cấm thành Bắc Kinh, giờ nằm chình ình ở New York, Atlanta, Las Vegas… Cái bóng của nó từng đè nặng suốt mấy ngàn năm lịch sử. Nhiều dân tộc rên siết dưới sức mạnh của nó, trong đó có tộc Việt của mình. Không biết những du khách khác có cảm giác gì không, chứ tôi thì cảm thấy rất khó chịu, rất phản cảm. Những tượng sư tử Tàu phô diễn sức mạnh thô bạo, hung hãn, tham lam của Trung Cộng (rất nhiều chùa Việt, nhà người Việt cũng bắt chước mua sư tử Tàu về chưng, một hành động vô thức bị ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Tàu). Ngoài tượng sư tử Tàu, Las Vegas giờ cũng có nhiều những tượng Phật Di Lăc bị biến tướng theo cái nhìn của người Tàu. Những tượng Phật Di Lặc pha lẫn yếu tố thần tài: Bụng phệ, tay cầm thỏi vàng, chuỗi tiền, thậm chí cầm cá chép…) Người Tàu luôn hy vọng những tượng này giúp họ làm ăn phát tài, tiền bạc vô như nước. Dấu ấn sức mạnh mềm ( soft power) lẫn sức mạnh cứng ( hard power) của Trung Cộng giờ công khai ở khắp mọi nơi. Las Vegas cũng hkông là ngoại lệ. 

 Tôi đi loanh quanh Las Vegas, mê mẩn với những tranh, ảnh, tượng, phù điêu, đài phun  nước… theo phong cách của người Pháp, người Ý, quả thật chúng đầy sức dụ hoặc đối với con mắt và tâm hồn tôi. Người Pháp, người Ý là những bậc thầy về nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, nhất là những đài phun nước của người Ý, lừng danh thế giới xưa nay. Las Vegas, phục vụ cho năm món dục của con người: Tiền bạc, danh vọng, sắc dục, ăn uống, chơi bời, ngủ nghỉ. Nó làm cho năm cái dục này lẫy lừng, khi đến đây khó có mấy ai giữ được chánh niệm ( mindfullness), giả sử có vị tu sĩ ( dù bất cứ tôn giáo nào) đến đây chơi, chắc chắn sẽ bị động tâm dù là ít hay nhiều. Những tín đồ sơ cơ thì phần lớn đều bị cuốn hút vào cái vòng xoáy của nó, sẽ quên đi những tín điều, giáo lý, lời răn, giới cấm…

 Las Vegas, nó kích thích mạnh mẽ các giác quan, nó khơi dậy bản năng ham muốn hưởng thụ của con người. Nó sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của con người ( dĩ nhiên là phải có tiền). Ở las Vegas phải nói là tiền ròng bạc chảy, sự hiện diện và sức mạnh của đồng tiền hiển hiện rất rõ ràng. Dòng tiền từ những sòng bài, nhà băng luân lưu như nước chảy suốt ngày đêm. Nếu những đồng tiền làm ra từ sức lao động, bằng mồ hôi nước mắt mà đem đến Las Vegas thì nó trở nên nhỏ bé và ít ỏi đến độ rất đáng thương; những đồng tiền cày cục làm ra, dè sẻn chi tiêu, cắc củm để dành mà mang đến Las Vegas thì nó sẽ bốc hơi trong phút chốc. Những du khách thử thời vận ở sòng bài thì phần lớn đều cháy túi, chỉ có nhà cái thắng mà thôi! 

 Las Vegas có nhiều trò ăn chơi để móc túi du khách, nó có nhiều cách dụ khị, nhiều mánh khóe tài tình  làm cho du khách vui vẻ móc ra đến đồng xu cuối cùng. Có một điều đáng nói và cũng đáng phục là những sòng bài, những công trình của các tập đoàn cờ bạc ở đây không phân biệt người chơi bài hay không chơi bài. Khách du lịch thuần túy cũng được thụ hưởng những tiện ích  từ các cơ sở của họ, điều này không thể có ở cố quận mình hay những xứ sở khác. Có rất nhiều những khách sạn, đài phun nước,  những màn trình diễn nghệ thuật… đều miễn phí cho người tham quan ( những show biểu diễn có thu tiền vé thì không kể vào đây) . Hàng năm Las Vegas đón đến năm mươi triệu diu khách, một con số khổng lồ so với cư dân địa phương. Người ta đến từ nhiều tiểu bang trong nước và từ nhiều quốc gia khác. Las Vegas được xếp vào một trong một trăm địa điểm trên thế giới cần phải thăm ít nhất một lần trong đời trước khi chết ( một quyển sách về du lịch bình chọn). Người trên đường phố nườm nợp, nhà hàng quán xá khắp mọi nơi, du khách ngồi kem kín, lớp khác thì xếp hàng chờ đến lượt mình. Nhưng Las Vegas cũng còn có một bộ mặt khác, những người ăn xin vất vưởng đầy đường, những con người bạc phước, kém phước, hết phước không nhà cửa, không tài sản lê la trên phố, lục lọi thùng rác kiếm những mẩu thức ăn thừa mà người ta quăng đi, uống những hớp nước còn dư trong ly giấy… Những người ăn mày nằm, ngồi trên vỉa hè mặc cho dòng người lại qua như mắc cưởi. Dường như tất cả mọi người dửng dưng như không trông thấy, thậm chí có một số ít còn tỏ vẻ khinh miệt người ăn mày. Khí hậu Las Vegas là khí hậu sa mạc, khô và nóng, cái nóng như táp vào mặt khi ta từ bên trong bước ra. Vậy mà những người ăn mày vất vưởng trong cái nắng nóng nung người, lang thang trong sự đói khát. Cái khổ của người ăn mày ờ Las Vegas hay ở bất cứ nơi nào chẳng có gì khác nhau, họ có thừa sự đói khát, khổ đau, thiếu những cái cơ bản nhất về vật chất nhưng có dư sự đau khổ và bất hạnh.



 Nước Mỹ giàu mạnh bậc nhất thế giới, Las Vegas xa hoa, tráng lệ và giàu có như thế  nhưng hàng vạn ăn mày vẫn ngày đêm lê la bên vệ đường. Kinh sách nhà Phật nói, khi những vị trời hết phước thì đọa xuống nhân gian còn làm đế vương, còn là những người giàu sang phú quý; con người mà đọa thì quả thật không biết về đâu. Những người ăn mày tuy đang sống kiếp người với nhân dáng con người nhưng cuộc sống của họ có khác gì địa ngục và cầm thú: Khổ đau, đói khát, nóng, rét, bị khinh miệt… Nói ra những điều này thật bất nhẫn và có thề có người không đồng ý nhưng sự thật vẫn đang là như thế! Giả sử có dùng lời hoa mỹ, giả trá để bao biện, để giảm nhẹ bớt sự trần trụi thì sự thật nó vẫn sờ sờ thế mà thôi! Những người ăn mày ở Las Vegas hay ở New York, Atlanta, Paris, Sài Gòn… ở bất cứ nơi đâu cũng đều thế cả! Nhà Phật có câu:” Tất cả chúng sanh đềiu có đức tướng của như Lai”, “ Ai cũng có thể giác ngộ”… nhưng với những người ăn mày, khi cái thân còn chưa trọn vẹn, cuộc sống thiếu cái tối thiểu của một con người thì biết khi nào mới có cơ hội “Ngộ” hay hiện được “ Đức tướng Như Lai”? Thế mới biết “ Nhơn thân nan đắc Phật pháp nan văn”. 

 Người ta thường đổ thừa những người ăn mày ở Mỹ nói chung, Las Vegas nói riêng là: Ăn xài quá đáng, chi tiêu nhiều hơn thu nhập, lười biếng, hút sách nghiện ngập… Thực tế thì cũng có những người như thế , nhưng căn bản vẫn là cái nghiệp của họ, cái phước của họ đến hồi cạn kiệt. Ở xứ mình và những quốc gia nghèo nàn lạc hậu khác, những người ăn mày đâu có hút sách nghiện ngập, cũng chẳng lười biếng, thậm chí họ quần quật lam lũ, trần thân mưu sinh… nhưng vì hòan cảnh xã hội như thế nên phải dạt ra đường đi xin ăn. Họ dắt díu nhau đi xin ăn, những đứa con được sinh ra là bắt đầu ngay cái kiếp ăn mày. 

 Las Vegsa giàu sang hoa lệ, những du khách sang trọng dập dìu, những người ăn mày vất vưởng bên vỉa hè. Một bức tranh tương phản khốc liệt như cái khí hậu khắc nghiệt ở đây.

 Kinh Phật thường dạy, tâm tham là ngạ quỷ, quỷ tham tài, thế này thì nguy hiểm quá, cờ bạc sát phạt nhau, ai cũng mong mình thắng, ai cũng mong được cược, cờ bạc rõ ràng là tà mạng, thế này thì là cái nhân của đọa về sau! Ở đây không chỉ thấy cái tham ở sòng bài, mà còn ở nhà băng và mọi nơi khác nữa. Ai cũng chăm chăm vào đồng tiền, bởi thế gọi las Vegas là thiên đường cũng được mà kêu là thành phố tội lỗi cũng chẳng sai;  thiện hay ác, thăng hay đọa cũng từ một tâm mà ra. 

 Las Vegas có vô số những chương trình làm thỏa mãn cái thị hiếu nghe nhìn của con người, kể cả thõa mãn những thú nhục dục xúc chạm… Ở đây việc hút cần sa công khai trên đường phố, chỗ nào cũng nồng nặc mùi cần, cái mùi khét khét nhưng pha vị ngọt, cái mùi hăng hăng kỳ quái làm mê đắm bao người, làm bao nhiêu kẻ ghiền không thể bỏ được. Rượu bia thì khỏi phải nói, người ta uống như uống nước lọc. Cái ăn cũng tương ưng, vô cùng phong phú, ăn uống vô độ, những nhà hàng buffet là những nơi có thể xem như biểu tượng của sự thừa mứa phung phí. Người ta ăn bao nhiêu cũng được, ăn cho đến khi phải tì tay lên bàn mới đứng dậy nổi. Có một sự thật chẳng tốt đẹp mấy, đó là những thực khách gốc mít rất xấu tánh, vừa ăn vừa phá, ăn theo kiểu “ Tốn tiền mua mâm thì đâm cho thủng”. Những thực khách gốc mít chăm chăm hốt cho kỳ hết cua hay những món đồ biển về cho bàn của mình, mặc kệ những người xếp hàng ở sau, mặc kệ những ánh mắt bất bình và khi dễ của người khác. Cái tâm tham, ăn cho sướng miệng, ăn cho đáng đồng tiền bỏ ra… và hậu quả chẳng bao lâu là rất nhiều người cao mỡ, cao máu, thống phong vì dư đạm. Chẳng cần nói đến hậu quả lâu dài về sau, chỉ nhìn những hậu quả trước mắt là đủ thấy đáng sợ lắm rồi!  Cái tâm tham, tâm mê mờ sai sử con người, cũng từ cái tâm này mà sanh ra nhiều hạng người khác nhau. Có người giàu sang, khỏe mạnh, thông minh nhưng cũng có vô số người nghèo hèn, ngu si, đau yếu, bất hạnh….Không chỉ ở loài người, mà còn sanh ra ở những quốc độ khác nhau, cảnh giới khác nhau. Tất cả từ một tâm mà ra, “Nhất thiết duy tâm tạo” là thế. Kinh Nghiệp có đoạn:” … tâm tạo tác, tâm chủ tể… Con người là kẻ thừa tự nghiệp, là chủ nhân của nghiệp… tạo thiện nghiệp thì đời này an lạc, đời sau an lạc; tạo ác nghiệp thì đời này đau khổ đời sau đau khổ...”. Đời người ngắn ngủi, mạng sống mong manh, nhục nhãn hạn hẹp khó có thể chứng kiến sự thay đổi của sơn hà đại địa, càng khó thấy được những cảnh giới khác nhau. Đời người chỉ chừng trăm năm, chính xác hơn nữa là giữa hai làn hơi thở ra và thở vào, làm sao có dịp chứng kiến sự kiến tạo của sơn hà đại địa, sự tạo thiên lập địa, may mắn lắm thì được đến hẻm vực Grand Canyon để thấy được dấu vết thuở ban đầu của đất trời.

 Las Vegas giàu sang, xa hoa, tráng lệ nhưng nó cũng do các duyên hợp mà thành, một mai duyên tan thì nó cũng sẽ trở thành “ Vết xưa xe ngựa hồn thu thảo” - thơ Bà Huyện Thanh Quan. Kinh Phật từng dạy:” các pháp do duyên sanh thì các pháp cũng do duyên diệt” là vậy! Thế giới đã từng có những thành đô tráng lệ xa xưa đã rơi vào dĩ vãng như: thành Pompei, thành Rome, Babylon, Athen Cairo… Những dĩ vãng vàng son, huy hoàng một thuở, đã sanh ra và đã diệt đi.

 Sau mười năm  mới có dịp trở lại Las Vegas, tôi thấy thành phố có thêm những cao ốc mới, thương xá mới, sòng bạc mới...Tôi đi tìm xem lại cái pho tương người lao công mà năm xưa tôi có viết một bài về pho tương này. Pho tượng do điêu khắc gia J. Seward Johnson Jr làm ra vẫn còn ở  một sảnh đường thuộc khách sạn Bally. Ở giữa chốn xa hoa danh vọng ngất trời này, thân phận người lao công có đáng giá gì nhưng người ta đã dựng tượng để ghi nhận công sức của những người lao công, điều này khó có thể tìm thấy ở những nơi khác, đây là một điểm son về tính nhân văn của người Mỹ vậy. 

 Las Vegas ngày đêm sôi động, những khi hoàng hôn buông xuống thì cả thành phố như tỉnh giấc, mọi hoạt động diễn ra hết công suất của mình. Riêng trong những sòng bài thì không có khái niệm thời gian ngày và đêm, hoạt động suốt hai mươi bốn giờ. Cách thiết kế sòng bài làm sao cho người ta quên cảm giác thời gian, con bạc ngồi ì ra đấy chơi cho đến khi sạch túi hay mệt đến độ không chịu nổi mới đứng dậy. Las Vegas mọc lên từ sa mạc Nevada, nó vẫn ngày đêm quyến rũ dụ hoặc người ta với danh tiếng, âm thanh, ánh sáng của nó. Las Vegas dang tay chào đón du khách khắp nước Mỹ và bốn phương trên thế giới này. Dòng tiền bạn cuồn cuộn lưu chuyển, những du khách từ bình dân đến sang trọng dập dìu, những người ăn mày vẫn vất vưởng bên vỉa hè. Las Vegas nóng như nung, gió nóng táp vào mặt khô rát  nhưng người ta vẫn nườm nợp trẩy hội quanh năm. Las Vegas là một thành phố thiên đường của ăn chơi, hưởng thụ dục lạc và cũng là thành phố của tội lỗi cờ bạc sắc dục, thiên đường là đây mà địa ngục cũng là đây, tất cả từ một tâm đồng mở ra.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 06/2021

 

Ý kiến bạn đọc
15/07/202116:46:33
Khách
>Kinh sách nhà Phật nói, khi những vị trời hết phước thì đọa xuống nhân gian còn làm đế vương, còn là những người giàu sang phú quý; con người mà đọa thì quả thật không biết về đâu.

Khi những vị trời hết phước thì đọa xuống nhân gian, theo lý thuyết thì họ ở trong hòan cảnh nguy cơ, nhưng trong nguy thì có cơ, cơ hội lên cao hơn, vượt Tam Giới và có hy vọng chứng quả Như Lai. Trong tác phẩm "Ngọc sáng trong hoa sen của Nguyên Phong dịch từ tác phẩm "The wheel of life" của John Blofield (1913-1987) Govinda có nói cuối thế kỹ này có một vị Phật đến, theo lý thuyết của Phật giáo, khi một linh hồn muốn vào Đại Niết Bàn cần phải có một vị Phật tiến dẩn, trong kinh Thánh có nói "I am the Light of the world as long as I live in the world". Kết quả là vô số thiên nhân từ các cung trời khác nhau về Trái Đất cuối thế kỹ 20, đầu 21 để nắm bắt cơ hội này, vì không Thầy đố mày làm nên. Nếu ai củng vậy thì tội gì ta không nắm bắt thời cơ, con người khác nhau ở cái đầu, trí huệ, thần thông, kiến thức, ... để làm gì, nếu không nắm bắt thời cơ, nương tựa vị Phật này, chịu khó học hỏi, vượt Tam Giới càng sớm càng tốt, càng lên càng cao càng tốt, vì là cơ hội ngàn năm một thửơ, mà nhìn lại thì mình tòan có lợi như giới luật, thiền định, và giảm bớt cái ego (Ngã chấp tự cao tự đại của mình).
15/07/202104:41:37
Khách
>Kinh sách nhà Phật nói, khi những vị trời hết phước thì đọa xuống nhân gian còn làm đế vương, còn là những người giàu sang phú quý; con người mà đọa thì quả thật không biết về đâu.

Nếu nói bản chất của con người là "bán rẻ mãnh linh hồn để đổi lấy bát cơm" thì không công bằng. "In the sweat of thy face shalt thou eat bread' - đổ mồ hôi để đổi lây miếng cơm" là số phận của đại đa số con người, dân tài ba thì nó kiếm tiền dể dàng, biết đầu tư này nọ, có thời gian rãnh rổi, .... dân không tài ba sống "paycheck to paycheck", đã nghèo còn gặp cái eo, ... Nghe nói Mozart năm 8 tuổi đả viết nhạc và nghe nói ông ta xuất thân là Càn Thát Bà (thần âm nhạc--theo ngôn ngữ của Phật giáo), từ 1 cung trời nào đó. Đại phú do Thiên tiểu phú do cần, cái điểm xuất phát của các con người tuy khác nhau, nhưng không chối cải những linh hồn đến từ các cung trời xa xôi có một lợi thế nhất định vì họ có quá nhiều phước báu và thông minh; gọi lả những thiên tài (một sinh viên y khoa không lấy nổi bằng bác sỹ ở xứ sở của anh, nhưng trong lúc nguy cấp anh ta có thể cứu người với kiến thức y khoa anh đã học ở nơi khác)
"Nhất thiết duy tâm tạo" hay "sự cực vinh của ta không phải không bao giờ thất bại, mà là sư trổi dậy, học hỏi từ những lần thất bại" nói lên những nổ lực cố gắng củng có thể thay đổi vận mệnh của mình, vi` người ta nói rằng nhân định thắng Thiên. Lý thuyết này trong Tam Giới thì đúng, ngòai Tam Giới, đồng ý là rất khó, đẳng cấp Alahan như Nhất Niệm (Tâm bất lọan) ở cãnh giới Phật A Di Đà, .... thì có thể đúng. Theo lý thuyết Alahan là Bất Thối Bồ Tát, một con người trí huệ, một con người bất khả chiến bại vì sở hữu một số đại thần thông, nhưng không thể vào Đại Niết Bàn. Còn cảnh giới Như Lai, trong truyền thuyết Phật giáo có rất nhiều Độc Giác Phật, thì không có gì là không thể.
13/07/202121:58:26
Khách
>Kinh sách nhà Phật nói, khi những vị trời hết phước thì đọa xuống nhân gian còn làm đế vương, còn là những người giàu sang phú quý; con người mà đọa thì quả thật không biết về đâu. Những người ăn mày tuy đang sống kiếp người với nhân dáng con người nhưng cuộc sống của họ có khác gì địa ngục và cầm thú: Khổ đau, đói khát, nóng, rét, bị khinh miệt… Nói ra những điều này thật bất nhẫn và có thề có người không đồng ý nhưng sự thật vẫn đang là như thế! Giả sử có dùng lời hoa mỹ, giả trá để bao biện, để giảm nhẹ bớt sự trần trụi thì sự thật nó vẫn sờ sờ thế mà thôi! Những người ăn mày ở Las Vegas hay ở New York, Atlanta, Paris, Sài Gòn… ở bất cứ nơi đâu cũng đều thế cả! Nhà Phật có câu:” Tất cả chúng sanh đềiu có đức tướng của như Lai”, “ Ai cũng có thể giác ngộ”… nhưng với những người ăn mày, khi cái thân còn chưa trọn vẹn, cuộc sống thiếu cái tối thiểu của một con người thì biết khi nào mới có cơ hội “Ngộ” hay hiện được “ Đức tướng Như Lai”? Thế mới biết “ Nhơn thân nan đắc Phật pháp nan văn”

Phật có khuyên đệ tử của Phật đừng làm các Thiên Đế (vua Trời) trong Tam Giới, vì phước báu không bao giờ trường cừu vì luật momentum trong vật lý (một vật có khuynh hướng đi lên nó sẻ tiếp tục đi lên, một vật đi xuống nó sẻ có khuynh hướng đi xuống--tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống). Vào Tam Giới mệt lắm, biết bao nhiêu là cạm bẩy cho mình đi xuống (tụi nhà giàu mà đi lên khó còn hơn con lạc đà chui qua lổ kim), tụi tri thức thì chết vì tri thức của mình (Huyết Mạch Luận của tổ Đạt Ma, mọi hệ thống triết học, tôn giáo, ... đều có tính lường gạt, không có ai lý thuyết viển vông về cái ăn của mình ta chỉ biết ăn hay không ăn mà thôi ) Làm thân con người đã khó rồi (sau khi chiến đấu với bao nhiêu con gà, con vịt, con bò, con heo, .... con người, các thiên nhân, thiên đế hết phước báu). Đạt đươc quả vị Alahan, Như Lai thì khỏi nói, nhìn lại vấn đề này (ngòai Tam giới, giới luật là bắt buột và Định củng là bắt buột) thì ân điển là quyết định số một và biết nắm lấy thời cơ củng là quyết định số một. bởi vì anh chỉ có 100 năm thôi dù anh là 1 kỷ sư, tiến sỹ, triệu phú, ...
13/07/202121:02:46
Khách
>Las Vegas giàu sang, xa hoa, tráng lệ nhưng nó cũng do các duyên hợp mà thành, một mai duyên tan thì nó cũng sẽ trở thành “ Vết xưa xe ngựa hồn thu thảo” - thơ Bà Huyện Thanh Quan. Kinh Phật từng dạy:” các pháp do duyên sanh thì các pháp cũng do duyên diệt” là vậy! Thế giới đã từng có những thành đô tráng lệ xa xưa đã rơi vào dĩ vãng như: thành Pompei, thành Rome, Babylon, Athen Cairo… Những dĩ vãng vàng son, huy hoàng một thuở, đã sanh ra và đã diệt đi.

Đó là mấu chốt tối thượng của tất cả tôn giáo. Theo quan điểm Phật giáo Tam giới đuợc thành lập từ nhiều cung Trời từ thấp đên cao, cảnh Atula (thần, ma), vật chất (hàng tỷ vì sao, hệ mặt trời, thiên hà), súc sanh, ngà quỷ, đia ngục.
Bản chất của con người là "bán rẻ mãnh linh hồn để đổi lấy bát cơm" trong 100 năm, rồi sau đó không biết nó đi về đâu (có thể đi lên Atula, các cung trời, đi ngang trờ lại làm người ở Trái Đất (Mỹ, Phi Châu, ...) hay là đi xuống (súc sanh, ...) theo luật Nhân Quả (gọi là Nghiệp). Mục đích của con người xuống đây (cỏi ta bà) là phải đạt tối thiểu là quả vị Alahan (vượt Tam Giới) nếu không hậu quả khó lường bời vì luật Nhân Quả quyết định trong Nhị giới (Dục và Sắc) và Ngả (ego) quyết định ở tầng vô sắc. Phật có nói cách đây vài triệu năm con kiến này vẩn là con kiến (không biết bao nhiểu tỷ tỷ kiếp, số phận anh chàng này tòan là kiến, chưa bao giờ được lên làm con ruồi), Chúa Jesus trong Đại Sa Mạc, Đại Ma Vương xuất hiện dụ dổ, Phật Thích Ca củng vậy trong rừng thẩm. Seek you first the Kingdom of God then everything is added unto you. Càng lên cao con người mới có quyền tự chủ, lúc đó mới có thể đàm phán cho số phận của mình qua trí huệ và quyền năng (gọi là merits) câu nói này chỉ có thể nói được khi vượt Tam giói, còn không thì không biết đi về đâu , thê thảm cho vài ngàn triệu năm. Trong kinh Thánh có nhiều câu rất quan trọng như câu "if you want to talk to ME, then go to your closet", Phật có nói con đường Trung Đạo --thiên về Thiện nhưng không đuợc phán xét cái xấu "judge or will be judged"
13/07/202119:56:58
Khách
>Las Vegas, phục vụ cho năm món dục của con người: Tiền bạc, danh vọng, sắc dục, ăn uống, chơi bời, ngủ nghỉ. Nó làm cho năm cái dục này lẫy lừng, khi đến đây khó có mấy ai giữ được chánh niệm ( mindfullness), giả sử có vị tu sĩ ( dù bất cứ tôn giáo nào) đến đây chơi, chắc chắn sẽ bị động tâm dù là ít hay nhiều. Những tín đồ sơ cơ thì phần lớn đều bị cuốn hút vào cái vòng xoáy của nó, sẽ quên đi những tín điều, giáo lý, lời răn, giới cấm…

Con người nó muốn gì ?
Phe Phật giáo, Phật nói "lấy giới làm thầy" (if you love me, love my commandments - Jesus the Christ) mà lúc nào củng nghe "tu thì tu tâm, chay mặn ngang nhau, chấp nhất làm chi", phe Thiên Chúa giáo thì "if you pray to me, I will turn my head away because your mouth was full of blood from innocent beings". Khổng Từ thì nói "nếu không có sát nghiệp thì không có chiến tranh" coi như nguồn gốc của chiến tranh từ cái bàn ăn nhuộm đầy máu của chúng sinh. Trong kinh Quoran có câu "nếu anh đến Mecca mà anh chặt cây, thì anh không phải là Muslim" hay là "Allah không từ bi với anh, nếu anh không từ bi với súc vật--Allah has no mercy to men, if men have no mercy to animals". Hàng tỷ cây bị chặt cho toilet papers (dù đã có hệ thống nước (bidet system) là phương tiện thay thế). Thành ra giáo lý là 1 chuyện đầu môi chót lưỡi, và nó có cái giá của nó, vi` theo lý thuyết, mổi con người sinh ra đời đều có sự chọn lựa và anh phải trả giá cho sự chọn lựa đó (as you saw so shall you reap) trong nhiều kiếp (gọi là tội tổ tông trong Thiên Chúa giáo).

Đến Las Vegas thì anh không cần phải vào Casino (không ai dí súng vô đầu anh) anh có thể đi thăm Grand Cayon, Hoover Dam, Hidden Valley, Emerald cave on Colorado river, ....Tất cả chỉ đều là sự chọn lựa trong Tam Giới theo quan điểm của Phật giáo.
13/07/202106:39:23
Khách
Bai viet rat sau sac, rat that, va y nghia cua su vo thuong... Rat thich doc cac bai viet cua ban, cam on ban Nguyen Thanh Hien/TLTP.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 692,542
Tôi biết chú Xuân từ lúc anh em còn học tập chung ở Học viện Võ Thuật Thần Phong trong căn cứ Không Quân VNCH Tân Sơn Nhất khoảng năm 1971. Cho dù không chung thầy, chung lớp nhưng chung một trường. Khi ấy chú trong nhóm thiếu niên Thần Phong còn tôi ở lớp quân nhân. Chú là một trong số Thiếu niên Thần Phong giỏi mà tôi biết. Biết thì biết vậy nhưng không thân cho tới mãi sau nầy, khi tất tả chạy qua đến Mỹ. Sau khi tôi bắt đầu gầy dựng lại võ phái Thần Phong ở vùng Bay Area miền bắc California vào cuối năm 1977. Nhân chuyến xuôi nam, vùng Hawthorn – gần Orange County – tìm thăm Võ sư Thần Phong Nguyễn Văn Lợi – huynh đệ đồng môn với thầy tôi là Võ sư Phan Văn Đức. Từ đó mối giao tình càng ngày càng sâu đậm, thân thiết; nhất là khi hai anh em đồng chí hướng, cùng tìm cách liên lạc với anh em Thần Phong cũ hiện ở Saigon để tiến tới việc phục hồi võ phái Thần Phong ở Việt Nam sau một thời gian dài bị chính quyền Việt cộng cấm đoán tối đa.
Năm 2021 đang đi qua, chúng ta hãy vui vẻ welcome 2022. Riêng tôi cũng như nhiều fans của FIFA, ngoài mong ước thế giới trở lại bình thường, là ước mong được xem giải World Cup tại Qatar trong không khí tưng bừng chớ không phải lặng lẽ như Euro và Olympic vừa qua.
Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.
Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?
Tôi ngồi ở băng ghế có bàn và lò nướng dành để pic-nic và nhìn ra phía bờ hồ cách đó khoảng bốn năm chục thước. Cọp nhỏ Khánh-An đang vọc nước, chơi với cát sỏi. Bác Hai thì đang đứng trên các ghềnh đá gần đó dạy cho Huy Khang cách cột lưỡi câu, gắn mồi, tung cần câu cá. Ông bà nội và ba mẹ Khánh An ngồi trên bờ gần đó phơi nắng… Khung cảnh như những đoạn phim quay chậm. Thỉnh thoảng có những chuyển động nhanh khi Cọp nhỏ Khánh-An chạy lên và kêu “Má Hai xuống nước chơi với An.” Tôi không mang theo đồ ngắn nên chỉ muốn ngồi trên bờ ngắm cảnh, thư giãn và đọc sách chứ không xuống nước. Khánh-An liên tục kèo nài nên tôi gấp lại cuốn sách đang đọc và đi xuống phía bờ nước. Nước hồ rất trong. Có thể thấy cá bơi lượn. Hai má con tôi lội trong nước tìm những miếng đá đẹp như thói quen mỗi khi chơi trong nước. Thỉnh thoảng má tôi kêu mọi người tụ lại chụp hình. Nếu có ai đang quay phim sẽ thấy cảnh hai má con Cọp nhà tôi nhảy tung lên, chân không chạm nước. Tíc-tắc đó sẽ đứng lại, hiện trên
Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt “… Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày ...?” Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Đêm Thánh Lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng Sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Giáng Sinh năm 1990 là mùa Giáng Sinh đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ này. Tất cả đều vừa lạ lùng mà cũng vừa quen thuộc. Dĩ nhiên lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên được chứng kiến sự tấp nập của các khu thương mại sầm uất. Những khu nhà giăng đèn nhấp nháy từ trên nóc xuống đến sân vườn.
Mùa lễ cuối năm, đèn màu và những biểu tượng của giáng sinh, năm mới giăng mắc khắp nơi. Ánh sáng nhấp nháy từ các loại đèn làm cho không khí trở nên ấm cúng hơn và khiến lòng người nao nao. Hãng MITF cũng không ngoại lệ, một cây thông bằng nhựa làm bên Tàu được dựng lên giữa sảnh tiếp tân. Nhân viên văn phòng treo máng lên đủ thứ linh tinh những món đồ biểu tượng cho vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.