Hôm nay,  

Lạy Trời Gió Lên

04/01/202110:48:00(Xem: 7664)

Chú Chín Cali

Tác giả là cây viết quen thuộc của chương trình VVNM, được nhận  giải “Danh dự” và giải chung kết “Vinh danh tác phẩm”. Ông về hưu và đang định cư tại Orange County. 




A person sitting on a bench

Description automatically generated


Sau biến cố năm 1975 là phong trào Boat People rần rộ vượt biên đi tìm sự sống trong cỏi chết. Họ ra đi mà một nửa trái tim còn để lại quê nhà. 

Phong trào vượt biên đã làm rung động cả thế giới, đánh thức lương tâm những người ngoại quốc có nhận thức và thành kiến sai lầm về cuộc chiến Việt Nam. Nhờ vậy họ đã dang tay đón nhận người Việt tị nạn với tấm lòng rộng mở. 

Từ bàn tay trắng với ý chí kiên cường, người Việt hải ngoại đã vượt qua mọi khó khăn lúc ban đầu, kiêu hảnh vương lên và đã tạo nên một thế đứng vững vàng như ngày nay. Bàn tay và khối óc người Mỹ gốc Việt đang góp phần xây dựng sự phồn vinh của xứ Mỹ. Văn văn Việt Nam đang đi vào lịch sử Mỹ. 

Trước năm 1975, người Việt Nam không ai có ý tưởng bỏ xứ mà đi nói chi đến chuyện liều chết vượt biên. Thuyền nhân ra đi vì không còn lối thoát. Họ tức tưởi từ bỏ quê hương ra đi với trái tim tan nát, thề rằng sẽ không bao giờ trở lại cái xứ sở bất hạnh nầy ngày nào cộng sản còn thống trị ở Việt Nam. 

Trong khi đó có những người tuy đã định cư ở ngoại quốc nhưng tâm hồn luôn hướng về quê hương. Có cụ đi lượm từng hộp lon bia, trồng từng luống rau dàn mướp bán kiếm it tiền gởi về Việt Nam giúp con cháu đang đói khổ. Thương lắm những người anh, người chị đã hy sinh tuổi trẻ của mình, cặm cụi đi làm ngày đêm dành dụm đủ tiền để lo bảo lảnh gia đình sang Mỹ. Tội lắm những người chồng xa vợ, những người mẹ xa con, những đứa con xa gia đình chắt chiu, gom góp từng món đồ nhỏ nhặt để gởi về Việt Nam làm “Một chút quà cho quê hương” *, gởi theo bao niềm thương nỗi nhớ, trong nước mắt nghẹn ngào. 

Đó là chuyện ngày xưa, thời loạn lạc. Ngày nay thế sự  đã đổi thay. Trải qua một cuộc bể dâu, chuyện xưa đã di vào dĩ vãng. Thuyền nhân nay về hưu, an phận  sống bên lề dòng chảy của xã hội đảo điên. Chân chùng gối mỏi, họ nhìn lại đời mình sao như một giấc mơ. Nhà cao cửa rộng, vật chất xa hoa không còn gì hấp dẫn nữa. Họ thấy mình lạc lõng như ngày nào vừa đặt chân đến xứ Mỹ. Cô đơn, họ có khuynh hướng quay về sống với nội tâm.
 

Trong cùng tận đáy lòng, họ thấy ray rức như có một cái gì thiếu thốn, một khoảng trống vắng trong tim không thể nào khoả lấp được. Đó là khoảng trống của một nửa trái tim mà họ đã để lại quê nhà ngày ra đi biệt xứ. Nay họ muốn tìm về với nó, được sống lại với nó, sống thật với chính mình thưở xa xưa, bên vườn rau ao cá, với thửa ruộng mảnh vườn, bên cạnh các người thân. Đó là tình quê hương thiếu thốn, như đứa trẻ mồ côi thiếu tình phụ mẫu, cho đến bạc đầu vẫn thấy thiếu thốn tình thương. Họ mơ ước một ngày về, được tiếp tục sống với khoảng đời đã đánh mất, được sống trong giấc mộng hồi hương của nhạc sĩ Lam Phương:



"Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương, Tây đô sẽ sống lại yêu thương" **

Ngày nào con tàu hồi hương rộn ràng đỗ bến, ngày ấy mới rõ mặt anh hùng, mới biết đâu là chính nghĩa. Những trái tim nóng bỏng, những khối óc sáng ngời của con cháu hậu duệ được ông cha ung đúc bấy lâu nay, sẽ rần rộ kéo nhau về cùng góp một bàn tay xây dựng lại đất nước. Những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa dẫu đã ra đi cũng ngậm cười nơi chín suối vì biết mình không lãng phí một đời cho chánh nghĩa quốc gia. Hồn thiên sông núi cũng hồ hởi reo mừng ngày hạnh phúc.

Họ không muốn gì hơn khi được một lần cùng toàn dân vỗ tay reo mừng ngày hạnh phúc, được hân hoan nhìn lại lá cờ vàng bay phất phới trên quê hương trước khi vĩnh viễn ra đi.

Có nhiều người biết rằng thực tế không cho phép họ thực hiện được ý nguyện của mình; họ nuôi dưỡng một giấc mơ mơ, mơ ngày nào khi về với cát bụi được nằm cạnh những người thân, được cùng chia sẻ khói hương gia tộc, mớ tro cốt được rải trên đất mẹ để được gần gũi với quê hương. Ôi tình quê hương sau quá đậm đà thắm thiết.  Quê hương làm sao mất một khi nó còn được ấp ủ trong tim. Đất nước mãi mãi còn đó đợi chờ  ngày nào lá cờ vàng còn ngạo nghễ tung bay. Còn quê hương, còn đất nước, ta còn giấc mộng hồi hương.  

Nhưng than ôi, thời gian không biết đợi chờ! Bao nhiêu người ôm ấp giấc mộng hồi hương phải  bỏ lỡ chuyến tàu, ngậm ngùi ra đi trong nuối tiếc. Chuyến tàu hồi hương nay thiếu vắng thêm một bóng người, nhạc sĩ Lam Phương. Tuy người đã nằm xuống, nhưng con tàu mang tên người vẫn âm thầm vượt sống ra khơi, hướng về đất Phương Nam.. 

****


Chiều đã xuống từ lâu. Bao nhiêu lần mặt trời đã lặn. Mặt trời lặn rồi mặt trời sẽ mọc. 

Những con chim già mỏi cánh vẫn còn đó, kiên nhẫn đợi chờ. Chúng đợi chờ  con tàu hồi hương với cánh bườm lộng gió. Chúng đợi chờ ánh sáng bình minh bên kia bờ đại dương, nơi đó có mẹ Việt Nam ngày đêm trông ngóng những đứa con lưu lạc. 

Gió lên, lạy trời gió lên… 

"Chim có bầy"

"Cây có cội".

"Ta chẳng lẽ suốt đời lưu vong"? *** 

Chú Chín Cali 

Chuyến tàu hồi hương nay thiếu vắng rồi nhạc sĩ Lam Phương, một thiên tài âm nhạc, một nghệ sĩ khả kính. Người ra đi nhưng hình ảnh của người vẫn còn sống mãi trong trong trái tim ấm áp của người Việt Nam mọi nơi, mọi thế hệ, qua dòng nhạc bất hủ và tinh thần quốc gia kiên cường.

*       Đề tựa một nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Dzũng.

**     Trích từ nhạc phẩm “Chiều Tây Đô” của nhạc sĩ Lam Phương.

***   Trích từ nhạc phẩm “Gởi người ngàn dậm” của nhạc sĩ Lam Phương.

 

Ý kiến bạn đọc
05/01/202101:20:59
Khách
Lâu rồi mới đọc bài của Chú Chín Cali. Buồn quá, một thiên tài âm nhạc đã âm thầm ra đi để lại một di sản vô giá cho nền văn học Việt Nam. Thương cho người nghệ sĩ chân chính. Thương cho quê hương việt nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,682,739
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Trong phòng hồi sinh của một bệnh viện nổi tiếng tại Chicago, bà Anderson vẫn ngồi im lìm bất động. Bà đã ngồi như thế mỗi ngày gần 10 tiếng, trong suốt hơn một tuần lễ. Ở nơi bà, có lẽ sự sống chỉ còn biểu hiện qua đôi mắt luôn dán chặt trên chiếc máy đo tim với những nhịp tim đập thật yếu ớt được đặt sát cạnh chiếc giường của bệnh nhân, và trên giường là một cô bé chỉ khoảng 7 tuổi.Đôi mắt nhắm nghiền trên khuôn mặt xanh xao nhưng rất thanh tú với những lọn tóc vàng óng ả, cô bé đẹp như một thiên thần, đó cũng chính là Lenna, cô con gái yêu dấu bé bỏng duy nhất của bà
Chúng tôi mua con chó Kiba lâu lắm rồi mãi tận bên tiểu bang Iowa của một nhà nông người Amish. Nó thuộc loại chó Nhật Shiba Inu rất đẹp trai với cặp mắt mầu xám, tai vểnh nhọn hoắt và chiếc đuôi quăn tít. Khi chàng cóp nhà tôi, con trai cả, lấy vợ và nó bưng con chó đi. Cho đến khi vợ nó sinh hai đứa con trai trong vòng một năm, tay ẵm tay bồng bận bịu nuôi hai công tử nên một hôm chịu không nổi chàng cóp kêu điện thoại cho chúng tôi chở nó về nhà cũ hương xưa.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Cuộc đời trước mặt. Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được. Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đưa hết người tị nạn mới đến về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga,Montreal. Đây là một Immigration processing center hay trung tâm làm thủ tục định cư. Gia đình người gõ thuộc diện “mồ côi” nên được hội nhà thờ bảo trợ. Một tuần sau, thì được đưa ra phi trường Dorval (nay là phi trường Trudeau) để đi định cư tại Montague, một thành phố nhỏ với 2000 dân cư thuộc tỉnh bang PEI (Prince Edward Island), duyên hải phía Đông Canada.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Ông Tường là tổng giám đốc đồng thời cũng là người sáng lập ra công ty Tran Soft Corp. Đây là một công ty chuyên về viết chương trình cho các trò chơi điện tử cũng như tạo hình ảnh ba chiều (3D graphic) và xảo thuật điện ảnh cho các phim đời mới sau này của Hollywood. Với sự bùng nổ của các trò chơi điện tử cùng sự phát triển của nền điện ảnh ba chiều công ty của ông đã chuyển mình từ một công ty tư nhân nhỏ 20 năm trước nay đã trở thành một tổng công ty với nhiều chi nhánh khắp nước Mỹ và ở một vài nơi khác trên thế giới.
Lần đầu tiên tham gia Viết Về Nước Mỹ, Tác Giả Lương Tạ cho biết: Ông làm nghề dạy con hơn 20 năm nay. Đối với ông đó mới là nghề chính. Ông chuyên tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh gia đình và hiểu nhiều tâm tư. Nguyện vọng của ông là thế hệ trẻ Việt Nam được lớn lên biết sống hạnh phúc và có bản lãnh. Ông đã có bài viết đăng trên nhiều b́áo chí, BBC Tiếng Việt, Người Việt, Việt Báo, The New Viet, và Sài Gòn Nhỏ. LL qua facebook https://www.facebook.com/lulandanvy/ *Truyện phỏng theo chuyện thật người thật, với tên các nhân vật được thay đổi.
Chị nhận thấy anh đã bị suy hô hấp trầm trọng và gọi liền xe cứu thương. Người ta đưa anh vào BV Maisonneuve – Rosemont ngày 06/05, họ nhận thấy phổi anh chỉ còn 34% không khí bảo hòa, anh liền được đặt ống thở và được đưa vào khu cấp cứu đặc biệt (phải biết rằng muốn được sống còn thì con người cần phải có khoảng 90% không khí bảo hòa trong phổi)… Trong khu cấp cứu, ngoài đặt ống thở, các BS còn làm đủ cách nhưng phổi của anh đã quá sưng để làm nhiệm vụ của nó.
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.