Hôm nay,  

Lạy Trời Gió Lên

04/01/202110:48:00(Xem: 7676)

Chú Chín Cali

Tác giả là cây viết quen thuộc của chương trình VVNM, được nhận  giải “Danh dự” và giải chung kết “Vinh danh tác phẩm”. Ông về hưu và đang định cư tại Orange County. 




A person sitting on a bench

Description automatically generated


Sau biến cố năm 1975 là phong trào Boat People rần rộ vượt biên đi tìm sự sống trong cỏi chết. Họ ra đi mà một nửa trái tim còn để lại quê nhà. 

Phong trào vượt biên đã làm rung động cả thế giới, đánh thức lương tâm những người ngoại quốc có nhận thức và thành kiến sai lầm về cuộc chiến Việt Nam. Nhờ vậy họ đã dang tay đón nhận người Việt tị nạn với tấm lòng rộng mở. 

Từ bàn tay trắng với ý chí kiên cường, người Việt hải ngoại đã vượt qua mọi khó khăn lúc ban đầu, kiêu hảnh vương lên và đã tạo nên một thế đứng vững vàng như ngày nay. Bàn tay và khối óc người Mỹ gốc Việt đang góp phần xây dựng sự phồn vinh của xứ Mỹ. Văn văn Việt Nam đang đi vào lịch sử Mỹ. 

Trước năm 1975, người Việt Nam không ai có ý tưởng bỏ xứ mà đi nói chi đến chuyện liều chết vượt biên. Thuyền nhân ra đi vì không còn lối thoát. Họ tức tưởi từ bỏ quê hương ra đi với trái tim tan nát, thề rằng sẽ không bao giờ trở lại cái xứ sở bất hạnh nầy ngày nào cộng sản còn thống trị ở Việt Nam. 

Trong khi đó có những người tuy đã định cư ở ngoại quốc nhưng tâm hồn luôn hướng về quê hương. Có cụ đi lượm từng hộp lon bia, trồng từng luống rau dàn mướp bán kiếm it tiền gởi về Việt Nam giúp con cháu đang đói khổ. Thương lắm những người anh, người chị đã hy sinh tuổi trẻ của mình, cặm cụi đi làm ngày đêm dành dụm đủ tiền để lo bảo lảnh gia đình sang Mỹ. Tội lắm những người chồng xa vợ, những người mẹ xa con, những đứa con xa gia đình chắt chiu, gom góp từng món đồ nhỏ nhặt để gởi về Việt Nam làm “Một chút quà cho quê hương” *, gởi theo bao niềm thương nỗi nhớ, trong nước mắt nghẹn ngào. 

Đó là chuyện ngày xưa, thời loạn lạc. Ngày nay thế sự  đã đổi thay. Trải qua một cuộc bể dâu, chuyện xưa đã di vào dĩ vãng. Thuyền nhân nay về hưu, an phận  sống bên lề dòng chảy của xã hội đảo điên. Chân chùng gối mỏi, họ nhìn lại đời mình sao như một giấc mơ. Nhà cao cửa rộng, vật chất xa hoa không còn gì hấp dẫn nữa. Họ thấy mình lạc lõng như ngày nào vừa đặt chân đến xứ Mỹ. Cô đơn, họ có khuynh hướng quay về sống với nội tâm.
 

Trong cùng tận đáy lòng, họ thấy ray rức như có một cái gì thiếu thốn, một khoảng trống vắng trong tim không thể nào khoả lấp được. Đó là khoảng trống của một nửa trái tim mà họ đã để lại quê nhà ngày ra đi biệt xứ. Nay họ muốn tìm về với nó, được sống lại với nó, sống thật với chính mình thưở xa xưa, bên vườn rau ao cá, với thửa ruộng mảnh vườn, bên cạnh các người thân. Đó là tình quê hương thiếu thốn, như đứa trẻ mồ côi thiếu tình phụ mẫu, cho đến bạc đầu vẫn thấy thiếu thốn tình thương. Họ mơ ước một ngày về, được tiếp tục sống với khoảng đời đã đánh mất, được sống trong giấc mộng hồi hương của nhạc sĩ Lam Phương:



"Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương, Tây đô sẽ sống lại yêu thương" **

Ngày nào con tàu hồi hương rộn ràng đỗ bến, ngày ấy mới rõ mặt anh hùng, mới biết đâu là chính nghĩa. Những trái tim nóng bỏng, những khối óc sáng ngời của con cháu hậu duệ được ông cha ung đúc bấy lâu nay, sẽ rần rộ kéo nhau về cùng góp một bàn tay xây dựng lại đất nước. Những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa dẫu đã ra đi cũng ngậm cười nơi chín suối vì biết mình không lãng phí một đời cho chánh nghĩa quốc gia. Hồn thiên sông núi cũng hồ hởi reo mừng ngày hạnh phúc.

Họ không muốn gì hơn khi được một lần cùng toàn dân vỗ tay reo mừng ngày hạnh phúc, được hân hoan nhìn lại lá cờ vàng bay phất phới trên quê hương trước khi vĩnh viễn ra đi.

Có nhiều người biết rằng thực tế không cho phép họ thực hiện được ý nguyện của mình; họ nuôi dưỡng một giấc mơ mơ, mơ ngày nào khi về với cát bụi được nằm cạnh những người thân, được cùng chia sẻ khói hương gia tộc, mớ tro cốt được rải trên đất mẹ để được gần gũi với quê hương. Ôi tình quê hương sau quá đậm đà thắm thiết.  Quê hương làm sao mất một khi nó còn được ấp ủ trong tim. Đất nước mãi mãi còn đó đợi chờ  ngày nào lá cờ vàng còn ngạo nghễ tung bay. Còn quê hương, còn đất nước, ta còn giấc mộng hồi hương.  

Nhưng than ôi, thời gian không biết đợi chờ! Bao nhiêu người ôm ấp giấc mộng hồi hương phải  bỏ lỡ chuyến tàu, ngậm ngùi ra đi trong nuối tiếc. Chuyến tàu hồi hương nay thiếu vắng thêm một bóng người, nhạc sĩ Lam Phương. Tuy người đã nằm xuống, nhưng con tàu mang tên người vẫn âm thầm vượt sống ra khơi, hướng về đất Phương Nam.. 

****


Chiều đã xuống từ lâu. Bao nhiêu lần mặt trời đã lặn. Mặt trời lặn rồi mặt trời sẽ mọc. 

Những con chim già mỏi cánh vẫn còn đó, kiên nhẫn đợi chờ. Chúng đợi chờ  con tàu hồi hương với cánh bườm lộng gió. Chúng đợi chờ ánh sáng bình minh bên kia bờ đại dương, nơi đó có mẹ Việt Nam ngày đêm trông ngóng những đứa con lưu lạc. 

Gió lên, lạy trời gió lên… 

"Chim có bầy"

"Cây có cội".

"Ta chẳng lẽ suốt đời lưu vong"? *** 

Chú Chín Cali 

Chuyến tàu hồi hương nay thiếu vắng rồi nhạc sĩ Lam Phương, một thiên tài âm nhạc, một nghệ sĩ khả kính. Người ra đi nhưng hình ảnh của người vẫn còn sống mãi trong trong trái tim ấm áp của người Việt Nam mọi nơi, mọi thế hệ, qua dòng nhạc bất hủ và tinh thần quốc gia kiên cường.

*       Đề tựa một nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Dzũng.

**     Trích từ nhạc phẩm “Chiều Tây Đô” của nhạc sĩ Lam Phương.

***   Trích từ nhạc phẩm “Gởi người ngàn dậm” của nhạc sĩ Lam Phương.

 

Ý kiến bạn đọc
05/01/202101:20:59
Khách
Lâu rồi mới đọc bài của Chú Chín Cali. Buồn quá, một thiên tài âm nhạc đã âm thầm ra đi để lại một di sản vô giá cho nền văn học Việt Nam. Thương cho người nghệ sĩ chân chính. Thương cho quê hương việt nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,684,478
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả.