Hôm nay,  

Duyên Số

30/09/202011:29:00(Xem: 6642)

Ngọc Hạnh
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***


blank

Mùa Hè nóng nực rồi cũng qua. Mùa Thu mát mẻ đã chính thức trở về vùng Hoa-Thịnh-Đốn với nắng nhẹ quanh nhà. Mặt trời thức muộn, lá bắt đầu đổi màu. Từ màu xanh, lá chuyễn thành màu vàng cam hay ráng đỏ như vầng thái dương vừa nhô lên khỏi  chân trời. Các loại cúc vàng  tím, đỏ, và hoa hồng  đua nhau nở khắp phố phường. Mùa Thu thật dễ thương, lý tưởng cho người đi dạo, trời không nóng, không lạnh, gió Thu nhẹ nhàng. Đó đây trên sân cỏ, lối đi lác đác lá vàng rơi như họa sĩ tài hoa điểm tô màu sắc cho bức tranh thêm xinh đẹp. Mùa Thu từ ngàn xưa là đề tài sáng tác của các văn, thi, và nhạc sĩ, những người  vốn nhạy cảm, dễ xúc động với cảnh đẹp thiên nhiên. Trong văn chương, âm nhạc  mùa thu  được nhắc nhở ca tụng. Cụ Nguyễn Khuyến nói về mùa thu:


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…


Mùa Thu còn là mùa yêu thương, mơ mộng cho những người trẻ tuổi, là mùa học sinh , sinh viên đi dã ngoại, học tập ngoài trời.  Bài hát của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh đươc người miền Nam yêu chuộng dù miền Nam Viêt Nam như Saigon hai mùa mưa nắng, dân chúng chỉ biết mùa Thu qua sách báo:


… Anh mong chờ mùa Thu

Dìu thế nhân vào chốn thiên thai

Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay

Mùa Thu quyến rũ anh rồi…


Bài hát “Mùa Thu cho em” của nhạc sĩ  Ngô thụy Miên  nhẹ nhàng, lời đẹp như  mơ đưa người vào cỏi     mộng. Tôi nhớ lõm bõm vài câu:


Em có nghe mùa Thu mưa giăng lá đổ

Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương

Và em có nghe khi mùa Thu tới,

Mang ái ân mang tình yêu tới …


Mùa Thu Hoa thịnh đốn tươi đẹp, cảnh vật quyến rũ như thế nhưng tôi không đi dạo mà vào Viện An Dưỡng thăm người bạn, chị Cúc. Chị vào đấy gần một năm sau khi tai biến mạch máu não quái ác viếng thăm, thật là khách không mời mà đến. Gia đình đưa chị vào bệnh viện lúc đầu và khi sức khỏe tốt hơn, các cháu chị đưa chị  đến viện hồi phục ít lâu để tập đi, tập đứng, tập nói, tập rửa mặt, chải tóc…v…v. Khi chị được xuất viện tuy sức khỏe  ổn định nhưng chị vẫn  cần người trông nom nên gia đình mang chị vào nhà An dưỡng, nơi lúc nào cũng có người ra vào, giúp đở  ngày đêm nếu cần. Viện rộng rãi xinh đẹp, có cỏ hoa cây cảnh, ở trung tâm thành phố nên khá đắt.


Lúc mới nhập viện chị Cúc khi nhớ khi quên nhưng có vài người bạn thân chi không quên,bao giờ cũng nhắc các vị ấy.Giờ trí nhớ chị trở lại bình thường. Chị có thể đọc sách, chuyện trò qua điện thoại nhưng vẫn phải dùng xe lăn để di chuyển. Lâu lâu bạn bè đến thăm, chị vui lắm. Viện có 8, 9 tầng lầu, phòng ăn cả trăm người nhưng hình như chỉ có chị Cúc là người Việt duy nhất. Có vài ba ông Đại Hàn, vài người da đen còn lại là người da trắng. Chị Cúc cho biết họ nói năng lịch sự tử tế nhưng lạnh lùng, không thể trò chuyện, tâm tình . Trước phòng ăn có vườn hoa nho nhỏ nhưng phải có người đẩy xe đưa chị ra và ở đó với chị. Có lẻ họ sợ chị té thình lình. Nhân viên viện bận nên chẳng mấy khi đưa chị ra vườn trừ khi gia đình đến thăm. Chị không con, các cháu bận đi làm chỉ đến thăm chị vào cuối tuần hay ngày lễ.Trông chị có vẻ an phận, chẳng than phiền, mong chờ ai.Trên sofa phòng chị, xe lăn, giường ngủ… đâu đâu cũng thấy sách Anh, Pháp, vài tờ báo Việt ngữ. Chúng là bạn bè của chị.


Được biết Ba chị Cúc trước kia là công chức cao cấp trong chánh phủ miền Nam. Lúc nhỏ chị học chương trình Pháp nên giỏi sinh ngữ. Lên Đại học chị chọn Anh Văn và đâu thủ khoa khi tốt nghiệp. Xinh đẹp, dịu dàng, hòa nhã với mọi người chị được bạn bè thương mến. Một người bạn đồng môn yêu chị lắm, muốn kết hôn với chị. Chị cảm động, quý mến anh như người bạn tốt chứ không yêu thương rung động của tình yêu nam nữ. Chị năn nỉ anh cưới vợ cho chị an tâm. Hai người thân nhau, chi nhớ hoài tình cảm tốt đẹp anh dành cho chị.

Chị được học bổng xuất ngoại du học Hoa kỳ. Xa gia đình, một mình nơi quê người, ai tử tế giúp đở, chị mừng và biết ơn. Duyên đưa đẩy chị gặp một sĩ quan Hải quân câp tá Hoa kỳ đẹp người, khéo nói. Hợp tình hợp ý hai người chính thức kết hôn sau thời gian quen biết. Sau ngày cưới khoảng 1 năm, “hương lửa” đang nồng chị thấy anh như có điều gì bận tâm, lo âu. Hóa ra ông đã có vợ có con. Chị như sét đánh ngang tai,hết hồn, chới với, lòng dạ tan nát, như trời long đất lỡ. Người chồng chị yêu thương, “cưng” của chị thuộc về người khác. Buồn đứt ruột, tức cành hông nhưng chuyện đã rồi, nặng lời với anh đâu có cứu vãn tình được tình thế. Lúc mới yêu nhau anh thường nói chỉ muốn sống với chị mà thôi, ngoài ra anh không cần chi hết.Yêu chị lắm lắm.Buồn và giận anh rất nhiều nhưng cố nén đau thương chị nhẹ nhàng nói  “anh an tâm , mọi việc để em lo”. Chỉ vì muốn sống chung với chi, yêu thương chị mà anh bất chấp hậu quả. Ở Mỹ song hôn là tù tội, mất việc, mất chức…


Tương lai, sự nghiệp anh trong tay chị. Chị nhớ lại mãnh lực tình yêu đã có từ ngàn xưa, vì tình mà hy sinh công danh sự nghiệp. “Thân còn chẳng kể ,kể chi danh”. Trong lịch sữ hôn nhân ngang trái vẫn xảy ra. Vua Anh Edward VIII từ chối ngai vàng để cưới bà Wallis Simpson, phụ nữ người Mỹ một lần ly dị chồng (1911 ),tướng  lừng danh La mã Mark Antony bỏ vợ theo nữ hoàng Cleopatra ( năm 30 trước công nguyên ) và cách  đây dưới 10 năm, tướng David Petraeus, có gia đình, từng đứng đầu cơ quan tình báo Mỹ phải từ nhiệm (2012) vì quan hệ yêu thương với cọng tác viên Paula Braoadwell. “Honey” chị đâu phải người duy nhất vượt rào. Thôi thì đưa cao đánh khẽ, chị ra tòa xin ly dị với tội danh anh bỏ bê gia đình, không đòi thường cấp dưỡng chi cả. Dĩ nhiên là anh vắng mặt.Theo chị có 3 trường hợp xin ly dị: 1/ song hôn, nặng nhất , có thể bị tù 2/ bỏ bê gia đình 3/ ngoại tình


Từ đó chị không gặp anh nữa. Chị mất bờ vai để nương tựa, không ai chia sẻ, an ủi lúc đau lòng. Buồn muốn chết nhưng cũng phải chia tay.Thật là “trời  đất nổi cơn gió bụi” và  “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên hôn nhân chị dở dang, không giống ai. Bơ vơ, phiền muộn. Có ai tin cô gái xinh đẹp, con nhà giàu, học giỏi lại long đong việc lứa đôi như chị lúc bấy giờ?  Có lẽ nhờ sự chia tay trong hòa bình êm đẹp nên tháng 4 năm 1975, từ nơi xa xôi nào anh điên thoại về kêu chị Cúc đem gia đình sang Mỹ vì sắp mất nước, miền Nam sẽ bị nhuộm đỏ.Gia đình hãy chuẩn bị sẵn sàng  và sẽ nhờ bạn làm ở tòa Lãnh sư Viêt nam lo giấy tờ, đến  nhà đón Ba má và các em chị Cúc ra phi trường để di tản, hơn 20 người. Chị ngạc nhiên và cảm động vì chị không ngờ anh quan tâm và lo cho gia đinh trong lúc khó khăn nhất.Nếu không nhờ anh, có lẽ gia đình phải tốn nhiều tiền và thời gian mới được đến xứ tự do.Tuy vậy cũng còn sót vài người em ở xa không về Saigon kịp. Chị Cúc lại tốn kém rất nhiều hiện kim lo cho các em đến Hoa kỳ. Một mình chị gánh vác, xin giấy tờ, tìm trường cho các em cháu thời gian đầu khi Ba Má mới đinh cư Hoa kỳ. Chị là con đầu, chị Hai của các em mà. Chị nói mình làm tốt không mong đươc đền đáp nhưng bất ngờ đươc phước lành. Ba chị nếu kẹt trong nước có lẻ sẽ bị tù đến chục năm,Má chị làm sao nuôi nổi gần 10 đứa em


Chị làm việc nhiều giờ hơn, dũng cảm, không phàn nàn, cẩn thận hơn nhất là về tình cảm. Sau này chị kết hôn người khác, hạnh phúc, hơn 30 năm không 1 ngày chia cách cho đến khi anh mất. Giờ cha mẹ không còn, chồng qua đời, chị ở viện An dưỡng không một người đồng hương. Ngoài các cháu con của mấy người em, lâu lâu bạn bè đến thăm.Theo chị  luật tạo hóa có hợp thì có tan, cuộc đời như  phù vân. Có mấy ai mãi mãi giàu sang, hạnh phúc ? Thôi thì cư xử tốt lành với nhau, sống trong trong yêu thương, tha thứ cho nhau, đừng làm điều gì tạo nghiệp, có hại cho người khác.


Theo chị nước Mỹ thật giàu có và nhân đạo.Chính phủ đã cấp học bổng cho rất nhiều học sinh ngoại quốc, đào tạo nhân tài cho thiên hạ. Lúc trẻ chị được hoc bổng mấy năm liền, không tốn tiền học phí và ăn ở. Có gia đinh Mỹ còn nhận nuôi sinh viên trong nhà. Đó là thời bình. Sau 1975 họ cưu mang gần cả triêu người, dạy nghề, cho đi học, giúp nơi chốn ăn ở cho họ buổi đầu. Riêng các em, cháu chị nếu không có sự trợ giúp chinh phủ Mỹ sẽ vất vả cực nhọc mới thành đạt như ngày nay. Hầu như mọi người đều tốt nghiệp Đại học và Hậu Đại học, nhà cao cửa rộng…

 

  Chị nói vợ chồng là duyên số, còn bịnh tật, cô đơn là cái nghiệp mỗi người.Chi khuyên tôi giữ gin sức khỏe. Theo chị sức khoe quý nhất trên đời. Nhà cao cửa rông, tiền bạc rủng rỉnh, hoc cao bằng cấp nhiều nhưng đau ốm bệnh tật những thứ kể trên cũng chẳng giúp minh được vui vẻ hạnh phúc mà còn làm phiền người thân, con cháu.Tôi thấy cách chị nói giống  người tu hành, quên hỏi chị theo tôn giáo nào mà lòng chị thanh thản bình an dù phải ngôi xe lăn, phát âm khó khăn tuy khỏi bệnh đã lâu.


Ngoài sân các loại hoa mùa Thu đang nở rộ đẹp rực rỡ. Trong nhà An dưỡng những quả bí màu vàng được xếp đặt mỹ thuật, khéo léo trên các bó rơm khô bên cạnh tên người nộm giống như cảnh đồng quê. Hình ảnh này làm tôi nhớ thôn quê Việt Nam vào mùa gặt. Ước ao mọi người có gia đình hạnh phúc, thân tâm an lạc, nông dân Viêt nam được mùa để “gánh thóc về, gánh thóc về” mỗi chiều  như  bài  hát của nhạc sĩ  lão thành Phạm Duy sáng tác năm nào…


Ngọc Hạnh



blank

Ý kiến bạn đọc
01/10/202003:17:05
Khách
"Vợ chồng là duyên số , còn bệnh tật , cô đơn là cái nghiệp của mỗi người " , cô Cúc có quan điểm thật chính xác . Nếu nghiệp xấu tạo ra từ nhiều đời nhiều kiếp , thì kiếp này bình thản trả , và tô bồi những việc tốt để giảm bớt nghiệp xấu . Nhưng cô Cúc là người có phước lớn về biển tuệ , chỉ là hoàn cảnh chung của tuổi già thôi . Mong cô Cúc tìm được nhiều bạn , nhiều niềm vui từ viện dưỡng lão .
Mỗi lần có bài viết cô Ngọc Hạnh , MT thấy vui mừng vì sức khoẻ cô tốt , tinh thần thoải mái , trí óc minh mẫn .
Kính chúc cô Cúc , cô Ngọc Hạnh luôn được nhiều sức khoẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,649
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.