Hôm nay,  

Bằng Lái Xe Hết Hạn Giữa Mùa Đại Dịch COVID-19!

16/09/202016:30:00(Xem: 7412)

Phạm Thị Kim Dung

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

 

***

 

Đã nằm lòng từ lâu, cái bằng lái xe của tôi sắp hết hạn tháng bảy vào ngày sinh nhật năm nay 2020, trong lúc có đại dịch COVID-19, mà con số người nhiễm bệnh thì lại đang gia tăng, làm tôi ngần ngại vô cùng.  Từ đầu tháng ba bắt đầu có lệnh Shelter-In-Place cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa dám ra khỏi nhà!

 

Nghe những người thân quen đã kể lại kinh nghiệm, nếu không điền đơn và xin hẹn trước, phải ngồi chờ khoảng chừng bốn hay năm giờ đồng hồ ở chỗ đông người thì lo sợ vô cùng, nên tôi cứ nấn ná mãi.  Cuối cùng, tôi buộc lòng phải vào mạng điền đơn trước, để khi đến Nha Lộ Vận DMV, khỏi phải mất thời giờ chờ đợi lâu cho đến khi có computer sẵn cho mình được dùng điền đơn từ.

 

Tôi đã sửa soạn những giấy tờ cần thiết đem theo để chứng minh như:  Bản sao bằng Quốc Tịch Mỹ, Thẻ An Sinh Xã Hội, Thẻ Xanh, giấy tờ khai thuế năm 2019, hoá đơn điện nước, giấy đóng thuế nhà đất để xin làm lại bằng lái xe mới, và làm cả thẻ căn cước Real Identification cùng một lần, nhập vào chung một thẻ cho tiện, vì đến cuối năm nay, luật yêu cầu mọi người dân đi máy bay trong nước Mỹ, phải trình thẻ Real ID cho người kiểm xét giấy tờ, mới được lên máy bay (có thể dùng thẻ thông hành Passport Mỹ).

 

Cùng hoà đồng, giữ gìn cho mọi người và cho chính mình nữa, tôi đã phải đeo mask y tế để che mặt;  Trước khi vào bên trong toà nhà DMV thì có một người đã kiểm nhiệt độ, họ đưa cái máy rê qua trán của tôi rồi bấm kêu bíp bíp.  Vừa đi được vài bước, ngay trước mặt tôi là cái bàn của ban hướng dẫn Information desk, họ cho số của cái quầy cửa sổ mà mình sẽ được gặp nhân viên làm việc, rồi bảo mình ngồi chờ ở những hàng ghế kê cách xa nhau 6 feet, theo đúng luật của chính phủ đã ban hành.  Khi điền đơn trên mạng, dù hiện nay họ không cho lấy hẹn trước, nhưng rất hên, tôi chỉ phải chờ đúng một giờ đồng hồ, thì nghe trên cái loa họ gọi số lần lượt theo thứ tự cho đến số Window của tôi được gặp nhân viên giúp đỡ.  Đồng thời, khi gần đến số của tôi, họ cũng đã gởi cái link lời nhắn số gọi vào trong Iphone của tôi trước nữa, để biết mà chuẩn bị, nên rất tiện lợi, nhanh chóng và hữu hiệu.

 

Tôi đã để tất cả giấy tờ cần thiết vào cái folder, khi đến gặp ông nhân viên, tôi đã đưa hết cho ông ấy kiểm xem có đủ những giấy tờ mà DMV đòi hỏi không.  Ông ta xem từng bản giấy tờ, rồi đánh máy vào computer tất cả những thông tin của tôi, và bảo bây giờ

tôi chỉ đủ điều kiện làm lại bằng lái xe mới thôi, còn thẻ căn cước thì phải chứng minh thêm bản chính cái bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi nữa mới hội đủ điều kiện. 

 

Khi qua Mỹ, cái Green Card của tôi đã ghi tên là Phạm Thị KimDung, còn tên của tôi ghi trong cái bằng lái xe cũ, cùng những giấy tờ đính kèm, ghi tên là Phạm KimDung Thị. Ông nhân viên đã giải thích cho tôi là, căn cứ theo cái Thẻ Xanh của tôi, thì họ của tôi là Phạm, tên là Thị, và tên lót là KimDung, không match với cái bằng lái xe cũ và những giấy tờ khác.  Như vậy giấy tờ không hợp lệ, nên ông ta không thể làm thẻ căn cước cho tôi hôm nay, mà tôi phải đem cái bản chính bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi cho ông ta kiểm xem tên của tôi có ghi giống y chang như tên trong Thẻ Xanh của tôi thì ông ấy mới bằng lòng làm Real Identification chung vào cùng một thẻ với bằng lái xe mới cho tôi. 

 

Sau cùng thì ông nhân viên đã đưa cho tôi tấm giấy ký nhận đã lập xong hồ sơ phần Driver License cho tôi.  Rồi ông chỉ cho tôi đến xếp hàng ở Window lăn tay, ký tên, chụp hình và đọc những hàng chữ trên cái bảng treo ở tường, để kiểm xem mắt của tôi còn nhìn rõ khi lái xe không.  Khi bà nhân viên bảo tôi che mắt bên phải lại, đọc hàng chữ thứ hai, ở bên trái, lúc này sao tự nhiên tôi thấy mắt mình mờ đi, nhìn không thấy rõ nét hàng chữ phải đọc, thì thấy hơi phiền rồi.  Tuy hơi bối rối một chút, nhưng tôi lấy lại bình tĩnh ngay, chợt thoáng nghĩ, mình đeo mặt nạ y tế che mặt đã lâu, chắc miệng và mũi thở hắt toả hơi lên phía trên, nên đã làm cái kính đang đeo mờ đi và ảnh hưởng đến đôi mắt chăng?  Ngay lập tức, tôi tạm thời lấy bỏ cái mặt nạ y tế xuống, và nhìn lên bảng thì thấy hàng chữ thứ hai rất rõ nét, tôi đọc thông suốt và mạch lạc, rồi tiếp tục đọc những hàng chữ khác cũng rõ nét như vậy.  Kế đến là bà nhân viên bảo tôi che mắt bên trái lại, rồi đọc những hàng chữ bên phải cho đúng theo yêu cầu.  Sau cùng thì bà nhân viên chụp hình đã gởi tôi qua Window trả tiền lệ phí với giá $37 USD để lấy biên nhận, rồi người nhân viên bảo tôi đi về chờ khoảng hai tuần sau đó thì sẽ nhận được Driver License.

 

Tạm yên được một phần!  Ngay sau đó tôi đã đi về nhà để lấy bản chính cái bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi để đem trở lại DMV ngay vào chiều ngày hôm ấy.  Bởi vì, tôi biết là họ còn mở cửa cho tới 5:00 chiều, nhưng khi tôi đến nơi, mới có 4:00 pm, thì người nhân viên đứng canh ở cửa họ đã không cho tôi cùng vài người khách hàng khác vào, mọi người ngạc nhiên đều chỉ vào cánh cửa có dán tấm giấy thông báo giờ giấc là DMV đóng cửa vào lúc 5:00 pm, tại sao lại chận cửa không cho ai vào, thì người nhân viên đó bảo rằng, mặc dầu là 5:00 pm đóng cửa, nhưng trong lúc đang có đại dịch bệnh, không có đủ chỉ số nhân viên phục vụ khách hàng, nên ngưng tiếp người mới vào lúc 4:00 pm, chỉ lo làm hết hồ sơ cho số người đã hiện diện tại đây thôi.

 

Mấy tháng nay chỉ quanh quẩn trong nhà, ngày hôm qua được “tài xế riêng” chở đến DMV hai lần rồi, cũng đỡ “sợ”.  Lần này thì tôi phải tự lái xe đi một mình, sao cảm thấy khó khăn, ngại ngần quá!  Được biết vào buổi sáng người ta đến DMV xếp hàng dài, đông người lắm. Nên tôi đã để đến xế trưa ngày hôm sau mới trở lại DMV thì vắng người hơn, cứ tự nhiên đi vào, không phải xếp hàng và cũng không phải ngồi chờ ở phòng đợi quá lâu. Tôi được vào thẳng luôn để gặp người nhân viên ở Window tiếp chuyện, ngày hôm qua tôi đã được bà nhân viên xếp lớn, cấp cho mẫu giấy ưu tiên, nếu trở lại đúng theo hẹn, vì việc làm còn đang dở chuyện, thì không phải chờ lâu.

 

Tôi đã đưa cho bà nhân viên đó xem bản chính bằng Quốc Tịch Mỹ của tôi, để bà kiểm chứng xem tên của tôi ghi trong cái bằng U.S. Citizen phải giống y chang như trong Green Card của tôi là Phạm Thị KimDung.  Sau khi so sánh Green Card và U.S. Citizen đã ghi tên của tôi đúng theo thứ tự giống y hệt như nhau, thì bà nhân viên đã Scan tất cả giấy tờ cần thiết của tôi vào máy lưu trữ dữ kiện của khách hàng, và bà đã chứng thực vào hồ sơ của tôi là đã hợp lệ đầy đủ, rồi bà ấy gởi tôi qua Window lăn tay, ký tên và chụp hình lại, để hoàn thành thủ tục lập hồ sơ làm Real Identification.

 

Sau cùng thì bà nhân viên chụp hình đã gởi tôi qua Window trả tiền lệ phí với giá $37 USD để lấy biên nhận, rồi chờ khoảng hai tuần sau đó thì nhận được Driver License và Real ID chung gồm vào một thẻ.  Giả sử, nếu lúc đầu tôi không bị trục trặc giấy tờ về cái tên, thì tôi chỉ phải trả một lần tiền lệ phí cho cả hai cái thẻ gồm chung vào thành một.

 

Sống ở trên đất Mỹ đã bốn mươi năm rồi, chưa lần nào tôi gặp phải rắc rối về cái tên như hôm nay, chả có ai thắc mắc về tên của tôi bao giờ.  Làm khó nhau ghê đi!  Tánh của tôi vốn là người cổ nhà quê, tên cha mẹ đặt cho, khi mới sinh ra, chỉ có bốn chữ thôi, khi vào Quốc Tịch Mỹ, tôi vẫn giữ nguyên, không hề muốn thay đổi tên Tây hay tên Mỹ chi cả.  Thế mà lần này muốn làm thẻ căn cước xong đi cho rồi, để khi hết dịch bệnh COVID-19, nếu có phải đi chơi đâu với gia đình bằng máy bay, thì không làm phiền hà ai cả.

 

Còn nhớ như in ngày mới đến Mỹ, bác bảo trợ đã dẫn chúng tôi đi làm Green Card, bác trai đã cẩn thận, dặn dò tên tôi có hai chữ là Kim Dung, nên viết nó vào thành một, vì người bản xứ, họ không biết tên của người Việt mình ra sao, họ có thể sẽ tách rời nó ra, đặt khác vị trí, thì sẽ không đúng như hai chữ tên kép của mình, sau này phải điều chỉnh lại thì sẽ mất công lắm.  Tôi thấy bác bảo trợ có lý, nên nghe lời bác, tôi đã viết nó nhập vào thành một chữ là KimDung, trong những văn bản giấy tờ sau này, tôi đều viết tên tôi y như vậy, nhưng chưa hề có vấn đề gì.

 

Đã lỡ đến nơi công cộng đông người rồi, đâu còn e ngại điều chi nữa.  Phần thì đã hoàn tất những điều cần, trong lòng cảm thấy thoải mái vui hơn, nên sau khi rời khỏi DMV, tôi đã tháo bỏ mask y tế và bỏ vào cái bao cột lại cho kín, để đỡ nó trong cốp xe.  Trên đường về nhà, khi đi ngang qua siêu thị, nhìn thấy bãi đậu xe của chợ vắng tanh, chỉ có vài cái xe đậu thưa thớt, tôi lại dùng cái mask y tế khác che mặt lại, đeo bao tay, ghé vào chợ mua thức ăn, và lựa được một trái sầu riêng hiệu Monthong Thailand chín thơm lừng, vàng cơm ngon ngọt, ăn để giảm bớt stress!!  Cũng tiện thể mua vài cây bầu bí họ đã ươm sẵn, và những hạt giống về để trồng thêm cho vườn nhà khởi sắc sum sê hơn, như tự tặng thưởng cho chính mình những món quà nho nhỏ, để khi nhìn vào rau quả đơm hoa kết trái là thấy khuây khoả, có thêm niềm vui, lại bận rộn mà tạm quên đi những lo âu về bệnh dịch đang hoành hành lây lan khắp mọi nơi.

 

Việc chợ búa đã xong, một lần nữa tôi lại phải tháo bỏ cái mask che mặt, bỏ vào cái bao đã dùng cho lần trước, cột thật chặt để vất bỏ vào thùng rác.

 

Còn về phần thực phẩm, thì tôi phải rửa, lau chùi lại cho khô, hoặc tháo bỏ bao ra, lấy bao sạch ở nhà để thay vào, rồi mới cất vào ngăn đá, tủ lạnh hay tủ đựng đồ khô, cho yên tâm.

 

Khi về đến nhà, tôi đã thay bộ quần áo khác ngay, và bỏ bộ đã mặc ra ngoài sân phơi nắng tới hai ngày, mới đem vào nhà để giặt máy, sấy cho khô kỹ.  Phải tắm gội ngay, và đã sẵn có một nồi nước sả ở vườn nhà để xông cho người nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng phiền muộn.

 

Cầu xin cho nạn đại dịch COVID-19 chóng qua đi, để cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia trên thế giới thoát khỏi nạn bệnh hoạn chết chóc đau thương, và mọi người mau được trở lại đời sống hạnh phúc yên bình như những ngày trước. 

Mong lắm thay!!

 

 

Ý kiến bạn đọc
20/09/202003:21:33
Khách
Chào Phương Hoa thân quý,
Cảm ơn bạn hiền Phương Hoa thật nhiều. Bạn đã đọc bài, mà còn rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của chính mình, và phụ hoạ với quý độc giả đã ủng hộ KD, để trả lời cặn kẽ thêm, cho các độc giả đã thắc mắc, có thể hiểu tường tận về việc đổi bằng lái xe và làm Real ID.
KimDung xin gởi lời chúc sức khoẻ Phương Hoa cùng quý quyến luôn được hạnh phúc yên vui.
Ptkd
19/09/202007:16:07
Khách
Minh Thuý thân mến,
Cám ơn Minh Thuý đã đọc bài và chia sẻ.
Khi nào MT làm xong Real ID, nhớ vào đây chia sẻ cho mọi người biết nha.
KimDung xin gởi lời thăm sức khoẻ của nhà thơ Đường, cầu chúc bạn hiền được mọi sự an lành.
Ptkd
19/09/202005:23:43
Khách
Chào độc giả Nguyễn Bảo,
Cám ơn đọc giả Nguyễn Bảo đã đọc bài và góp ý về vấn đề Real ID, để cho phần ý kiến của bạn đọc bài này thêm phong phú và hữu ích. Độc giả NB là người luôn trung thành với mục VVNM.
KimDung xin gởi lời chúc sức khoẻ độc giả Nguyễn Bảo, cầu xin mọi sự được an lành.
Ptkd
19/09/202004:32:44
Khách
Minh Thuý và quý bạn đọc thán mến
Nếu trong vòng một năm mà đi đổi bằng lái thường qua Real ID thì sẽ không bị trả lệ phí nhé.
Báo để ai làm bằng lái thường có thể đi đổi lại Real ID trước khi hết hạn làm miễn phí
P. Hoa
18/09/202018:24:46
Khách
Chị Kim Dung mến ! Tháng 5 em cũng chuẩn bị các giấy tờ và có giờ hẹn với DMV để làm Real ID, ngày nào cũng có máy nhắc , đến nơi đóng cửa . Bằng lái xe hết hạn quýnh quá gởi renews bằng mới lỡ có đi đâu mới yên . Từ đó đến nay quên luôn chuyện làm real ID
Nhờ đọc bài chia sẻ của chị đã nhắc nhở em . Tuần sau em sẽ lựa ngày trong tuần hy vọng ít người tiện cho mình hơn
Cám ơn chị . Chúc chị sức khỏe
MT
18/09/202007:00:25
Khách
Chào các bạn đọc,
Tôi cũng xin “phụ” với tác giả Kim Dung và các bạn đọc nào đã ủng hộ bài viết của tác giả. Để trả lời thêm cho các bạn nào thắc mắc về việc đổi bằng lái và Real ID tại sao phải đem các giấy tờ chứng minh rất quan trọng như vậy. Tôi cũng ở Cali như tác giả và chính tôi cũng mới đổi bằng lái thường hết hạn sang bằng lái “Real ID” hồi tháng 2, trước khi DMV đóng cửa vì dịch Covid. Bởi vì tác giả Kim Dung quá cẩn thận nên đem... dư nhiều thứ giấy tờ cho chắc ăn, hihi, nhưng cái chuyện trình giấy QT, hoặc passport, hoặc khai sinh, cộng kèm theo 2 cái Bill như điện nước, hoặc hợp đồng nhà thì mới chứng minh là mình thường trú ở địa chỉ đó họ mới chịu. Tôi đã đem passport nhưng không có 2 cái Bill - phải là Bill điện nước có tên mình mới được à nha, các loại Bill khác dù có tên mình họ cũng không chịu đâu - và tôi đã phải chạy về lấy sau khi sắp hàng chờ cả tiếng đồng hồ đó!
Bài viết rất hữu ích cho bạn đọc nào chuẩn bị làm Real ID theo luật mới.
Cám ơn NTKDung
P. Hoa
18/09/202006:05:00
Khách
Chào độc giả Khietluong,
Còn gì vui mừng cho bằng, được độc giả Khietluong ủng hộ tác giả KD mạnh mẽ và nhiệt tâm như vậy.
Trong tương lai, nếu KD có cần phải đến các cơ quan chính phủ để lo việc gì, thì nhất định sẽ xin bắt chước độc giả Khietluong, đem thủ theo khúc bánh mì (thịt nướng) với chai nước để xếp hàng dài..dài nhá!
Xin gởi lời cầu chúc sức khoẻ đến độc giả Khietluong và cầu mong mọi điều được bình an. Cảm ơn nhiều lắm!
Trân trọng,
Ptkd
18/09/202001:13:49
Khách
Xin chào Người Hà Nội,
Cám ơn những lời bình vô cùng quý giá của Người Hà Nội. Dạ, bây giờ thì KimDung vui và yên lòng rồi, khi trong ví nhỏ của mình chỉ có giữ một cái thẻ, mà được tới hai cái "bằng cấp" rồi ạ....hihi!!
Xin gởi lời chúc sức khoẻ Người Hà Nội nhé.
Trân trọng,
Ptkd
18/09/202000:54:14
Khách
Xin chân thành cảm ơn anh độc giả/tác giả ĐCBình, đã đọc bài và khích lệ.
KimDung rất biết ơn lòng từ tâm chia sẻ, những góp ý, giải thích thật tinh tường và hữu hiệu của anh ĐCBình rất đáng ngưỡng mộ và nể phục.
Chúc anh ĐCBình và quý quyến được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và bằng an luôn mãi.
Trân quý,
Ptkd
17/09/202022:10:07
Khách
Nguyễn Bảo góp vài ý kiến nhỏ về vấn đề Real ID :

Vì nạn dịch COVID-19, chúng ta không cần có Real ID mãi đến ngày 1 tháng 10 năm 2021 "the Department of Homeland Security is extending the REAL ID enforcement deadline by a year. The new deadline for REAL ID enforcement is October 1, 2021 " :
https://www.tsa.gov/real-id
Real ID này sẽ chỉ cần thiết khi bạn :Vào các cơ sở liên bang, lên phi cơ hoặc vào các nhà máy năng lực nguyên tử.
Còn nếu bạn không có Real ID, thì có thể xuất trình passport hay US Military ID.
Khi xin Real ID phải xuất trình các bản chính của : Passport hoặc giấy khai sanh- để xác nhận identity và ngày sinh đẻ của bạn , thẻ an sinh xã hội hoặc giấy thuế W-2, và hai bằng chứng về địa chỉ - giấy sở hữu nhà hoặc thuê nhà hoặc hai bills điện, gas, nước. Nếu thay đổi tên vì các lý do như cưới hỏi, ly dị, con nuôi, thì cần trưng bằng chứng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,679,901
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu. Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân. Không gian tĩnh lặng, êm đềm. Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ. Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản. Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây. Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.