Hôm nay,  

Mùa Thi

29/07/202000:00:00(Xem: 5906)

Ngọc Hạnh
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***


Hàng năm  vào đầu mùa Xuân đến khoảng tháng 4, tháng 5,  khi hoa tưng bừng rực rỡ khoe sắc thắm khắp công viên, tư gia là thời gian các học sinh ở Hoa kỳ học hành nghiêm túc chuẩn bị cho các kỳ thi cuối năm . Các cô cậu lớp 12 hay năm cuối Đại học càng bận rộn, chăm chỉ, lu bu hơn hoc sinh các cấp lớp khác. Là năm học cuối cùng các cô câu sẽ giã từ bạn bè, thầy, cô giáo  rời trường  để tiếp tục lên Đại học hay học nghề chuyên môn gần hay xa nhà sau ngày bãi trường . Các sinh viên sau khi tốt nghiệp thành người lớn, có trình độ văn hóa, kiến thức, thỏa ước mong bản thân và vui lòng gia đình, cha mẹ.Các em sẽ tìm việc làm để đứng vững và trên đôi chân mình, độc lâp tài chánh, không nương tưa vào bố mẹ hoặc tiếp tục học Hậu Đại học. Đàng nào cũng tốt và xin chúc mừng các em Tân Khoa với tương lai rông mở. Năm nay cô cháu nội cưng của Vân cũng tốt nghiêp trung học.

 Vân có 2 cháu nôi, 1 trai 1 gái.  Cháu trai học năm thứ 3 Đại học. Cô cháu gái út năm nay mới xong Trung học. Cháu bận rộn học hành chăm chỉ suốt năm qua mong có điểm cao để được học trường Đại Học công lập tốt gần nhà cho đở tốn tiền cha mẹ. Vì có một con gái và cháu cũng ngoan nên từ  năm qua mẹ cháu đã có chương trình xôm tụ mừng ngày con gái tốt nghiệp Trung học. Con dâu dự đinh sẽ làm tiệc mời bạn bè, bà con đến mừng cho con gái cưng. Lại còn mua áo ngắn, áo dài cho cô Út dư tiệc chia tay với bạn đồng môn và đi nghi hè với gia đình trước khi  làm  việc mùa hè để kiếm tiền tiêu vặt.

 Cháu nội trai năm nào cũng đi làm mấy tháng hè, chỉ ở nhà hoàn toàn với gia đinh độ 1 tuần hay 10 ngày. Hoc phí càng ngày càng mắc. Vã lại ba mẹ cháu cũng muốn cháu đi làm để biết giá trị đồng tiền.

Tuy tinh toán cẩn thận nhưng bao nhiêu dự đinh tiêu tan vì cô Vy đến viếng Hoa Kỳ vùng Hoa Thịnh Đốn từ cuối tháng 2/2020. Cô nàng bé xíu, mắt thường không trông thấy nhưng  sức tàn phá cô còn mạnh hơn đại bác, xe tăng,đi đến đâu là gây tang thương  chết chóc. Cô Vy đến Cali sớm, có lẻ đầu tháng 1/20 nếu Vân không lầm. Cô nàng quê ở Vũ Hán, Trung hoa gây  bệnh dich cúm hơn 100 quốc gia. Cái bệnh nguy hiểm  chết người và hay lây. Cô đến đâu nhà trường, hàng quán, khu thương mại, nơi giải trí… đóng cửa. Chính quyền địa phương khuyên mọi người ở trong nhà để tránh bị lây lan vì có người  mắc bệnh được bình phục, có người vĩnh viễn ra đi  để thương nhớ khôn nguôi cho gia đinh. Cho đến nay các nước văn minh Hoa Kỳ, Âu châu cũng chưa tìm ra thuốc trừ dịch cúm.  Từ lúc cô Vy viếng Hoa Kỳ đến nay có lẻ hơn 4 tháng nên dân chúng hầu như ai cũng biết  cô đã  ảnh hưởng đời sống dân chúng ra sao.  Cũng như bao người  các ngành nghề khác, các cô cậu Tú, quý vị tân  Cử Nhân vô cùng  chán cô Vy Vũ Hán vì đã gây đau ốm cho dân lành, kinh tế trì trệ và làm ngày tốt nghiệp các cô cậu vắng vẻ, không có họ hàng, bè bạn tham dự, không có những bắt tay thương yêu đưa tiễn của thầy cô giáo và bạn đồng môn ...

Vì trường đóng cửa  từ khi có bênh dịch các thày cô giáo dạy học trò qua mạng lưới  đến hết niên khóa. Lễ tốt nghiêp cũng chỉ cho phép số it người tham dự như ba mẹ, anh em... còn  gia đinh chỉ được xem lễ qua mạng lưới mà thôi. Thật là chán  bao nhiêu công trình dạy dỗ của thày cô giáo, bao ngày tháng học tâp cùng mái trường cuối cùng chẳng được gặp các giáo sư để cám ơn, gặp bạn bè để chia tay, biết có còn cơ hội gặp nhau không. Học sinh, sinh viên đươc  chọn đọc diễn  từ trước ban Giám Hiêu, gia đinh  và hàng ngàn quan khách còn chán hơn nữa. Bài văn được soạn chu đáo với lời lẽ cảm động  không có dip dùng đến, lời tri ân các giáo sư, lời tâm tình chia sẻ các bạn đồng môn  năm nay kể như...không có.

Vân nhớ năm vừa qua Vân dư lể tốt nghiệp Trung Học cháu gái gọi bằng bà dì. Cháu học Virginia nhưng lễ tốt nghiệp tổ chức long trọng ở hội trương Washington DC. Khách phải có giấy mời mới đươc vào và có số ghế cẩn thận. Cả ngàn hoc sinh nhưng tổ chức trật tự chu đáo. Chỉ hoc sinh đọc diễn từ ở lại trên sân khấu lâu đến hết bài diễn văn còn các hoc sinh khác lên bắt tay Hiêu trưởng xong đi qua bàn giáo sư nhận bằng. Cô cậu nào học giỏi ngoài mũ, áo choàng tốt nghiệp còn hãnh diện mang các sơi dây vàng, tím, xanh tùy theo môn học. Hóa ra học sinh Á Châu nhiều cô cậu học giỏi chẳng kém chi học sinh da trắng.

 Dinh dự vô cùng cho học sinh được đại diện  cấp lớp đọc diễn từ.  Cha mẹ cô cậu ấy vui lòng với thành tích học tâp của con mình. Mười hai năm đèn sách công lao học tập các em được chứng minh qua văn bằng  cuộn tròn trong cái ống đựng bằng cấp.Thấy như dễ dàng nhưng không phải ai cũng may mắn  được học thẳng tấp từ lớp 1 đến lớp 12. Có em vì hoàn cảnh gia đình hay bệnh tật  phải học trể, có em lại tốt nghiệp sớm 1 năm. Cô cháu này học sớm 1 năm và đươc nhận vào Đại Học tốt. Vân mừng cho cháu chịu khó học hành và ao ước con em Việt Nam được may mắn  như cháu. Tuy sinh ở Hoa Kỳ nhưng cháu giỏi tiếng Việt và biết chào thưa theo cách thức Việt Nam...

Thời gian qua nhanh. Vân xin kể lại chuyện xưa để quý độc giả giải trí trong giây lát. Nhớ lại cách đây 17 năm, khi Vân đã làm việc hơn 20 năm ở Hoa kỳ, Vân xin nghỉ hưu để trông nom cháu nội. Ngày ấy cháu trai đã đến tuổi đi Mẫu Giáo. Bố Mẹ các cháu đi làm, bà vú trông em bé, Vân  đưa cháu đến trường học Mẫu giáo những ngày trong tuần cho  Bố Mẹ các cháu an tâm. Trường cũng gần nhà. Trẻ em đến đó vừa chơi  vừa  học. Trường trang trí vui mắt, nhiều đồ chơi, nhiều bạn cùng lứa tuổi. Cô giáo trẻ xinh xắn, diu dàng, khéo léo và có phương pháp dạy dỗ trẻ em. Vân nhớ mấy hôm đầu cháu chưa muốn rời bà để vào lớp. Cô giáo ra đón dỗ dành thế nào mà cháu vui vẻ theo cô vào nhâp bọn với các trẻ khác. Các cháu Vân đều yêu mến các cô giáo của cháu.

 Có khi Vân ở lại vài giờ với cháu xem cháu sinh hoạt  ra sao. Nếu trời tốt các trẻ em và cô giáo ở ngoài sân chơi nơi có mấy cầu tuột ngoằn  ngoèo cao thấp, có các  đu lớn bé sơn màu xanh đỏ vui mắt cho các trẻ chạy, nhảy, vui chơi… . Các bé chơi đùa khoảng 45 phút  sau đó sắp hàng  vào lớp. Trước khi vào chỗ ngồi các em lại sắp hàng đi rửa tay. Các bồn  nước nhỏ và vòi nước để thấp thấp vừa chiều cao  trẻ em. Rửa tay xong lau tay khô các cháu bỏ giấy ướt vào thùng rác gọn gàng không cần nhắc nhở. Mỗi em đã có chỗ ngồi cố định. Ai vào chỗ nấy có trật tự, không chen lấn. Các em được  uống sữa, ăn tí chút thức ăn vặt do trường phát như cereal, bắp rang… Buổi trưa thức ăn do các bé mang theo.

Thường ở nhà cháu nội it chịu ăn. Bà vú phải dỗ dành, nhắc nhở mãi mới ăn xong bữa. Ở trường đến giờ ăn là cháu tự động lấy thức ăn, lấy nước uống ra như các bé khác. Ăn xong  cháu  dọn dẹp gọn gàng như các bạn. Các ly, khăn giấy vứt vào thùng rác, bàn lau sạch bằng giấy lau tay nhưng sau khi các bé về nhà, người phụ trách vệ sinh sẽ lau lại tất cả các bàn ghế, quét dọn phòng học.

 Tới giờ ngủ trưa các bé cũng tự mang cái giường bé, chân cao độ 5 phân bằng nylon rất nhẹ, trải khăn ra ngủ. Khi thức lại xếp khăn gọn gàng, đem giường để lai chỗ cũ, trái với khi ở nhà việc gì cũng do bà vú hay mẹ làm. Vân thấy nhà trường dạy các bé vào nề nếp hay thật.

 Khi cháu lên lớp 1 vào mùa hè trường tổ chức đi dã ngoại, 1 tháng 1 hay 2 lần.  Gia đình ai muốn đi theo làm bảo mẫu phải  ghi tên đóng tiền, hoc sinh miễn phí. Mỗi xe khoảng  hơn 20 hoc sinh và 1 cô giáo, vài người bảo mẫu.  Mỗi lần đi có gần chục xe vì trường có nhiều cấp lớp. Xe đưa học sinh ra ngoại ô cách thành phố chừng hơn tiếng lái xe, xem  người ta trồng rau và chăn nuôi. Các em được xem cách thức trồng cây  từ lúc mới gieo hột  trong nhà kính đến lúc cây con lên cao có thể cấy xuống đất, xem máy tưới rau tự động đến giờ là phun nước tưới rau.Các em thấy gà mẹ và đàn gà con, thấy con bò, con nai, con ngỗng tận mắt chứ không qua các hình ảnh trong sách hay trên màn ảnh.

Có khi trường cho các em xem nơi trồng bí đỏ. Tới mùa bí người gặt bí đỏ về chất đống thành hình tháp trước sân chờ người lái buôn mua về bán lẻ ở các chợ  để làm thức ăn hay trang hoàng ngày lễ  Halloween vào tháng 10 hàng năm. Các trái bí nhỏ xấu xí cứ để ngoài ruộng cho bò hay gia súc ăn.

Các em cũng được đi xem sở thú hay xem hồ nuôi cá, xem dolphin trinh diễn nhào lôn ngoạn mục... Nơi nào các em cũng được cô giáo hay các nhân viên giảng giải đại cương về nơi thăm viếng.

Lúc lên xe  đi đường các trẻ em cũng ồn ào cải nhau chí chóe nhưng khi cô giáo can thiêp là im ngay.

 Lớn lên khi vào Trung học hay Đại học nhà  trường Hoa kỳ đầy đủ dung cụ,máy vi tính, phòng thí nghiêm hay sách cho học sinh, sinh viên nghiên cứu thưc tâp, không phải học hàm thụ, thiếu phương tiện như học sinh, sinh viên các nước  châm tiến, nghèo vì  đia dư, chiến tranh, thiên tai  bão lụt...

  Tóm lại Vân xin cám ơn nước Cờ Hoa đã mở rộng vòng tay đón nhận những người di cư trong đó có gia đinh Vân, tạo  cho họ và gia đình con cháu họ có cơ hội học hành, mở mang kiến thức để có thể mưu sinh, âm no  và hạnh phúc.

 Vân xin chúc  mừng các sinh viên và hoc sinh vừa tốt nghiệp, các cô cậu Tú, các Tân khoa Cử Nhân.. Cầu chúc các em thành công tốt đẹp trong  sự nghiêp và các ước mơ dư tinh tương lai sẽ trở thành sự thật.

Vân cũng cầu mong dich cúm qua mau để kinh tế phục hồi, mọi người bình an khỏe manh, trẻ con người lớn trở lại sinh hoạt bình thường như xưa...

 Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
06/08/202015:58:11
Khách
Cám ơn cô vẫn tiếp tục "nhả tơ" mặc dù "...đã kề cận tuổi 90." Sự hy sinh cố gắng của cô là tấm gương cho những người trẻ để tụi con cố gắng hơn và để tụi con không có lý do "đổ thừa" cho tuổi tác. Con kính chúc cô luôn mạnh khỏe & bình an. Ước gì mai đây, khi giới thiệu bài viết mới của cô, tòa soạn sẽ viết "...Tác giả đã vượt qua tuổi 100..."
05/08/202020:39:00
Khách
Kính gửi tác giả cựu GS Ngọc Hạnh,
Bài viết nào của bậc đàn chị cũng chứa đựng nỗi lòng, sự quan tâm sâu sắc đến các thế hệ sau cũng như bâng khuâng nhớ về chuyện trước đây với tấm lòng dạt dào kỷ niệm.
Mong được tiếp tục đọc thêm nhiều bài viết mới về du lịch của tác giả.
Kính chúc luôn an lạc trong ùa đại dịch này
P.Hoa
05/08/202007:55:43
Khách
Kính Cô ! Em rất thích nghe Cô kể chuyện từ đề tài đi chơi đến giáo dục , và luôn phục trí óc Cô rất sáng suốt nhớ rõ . Mong Cô kể tiếp chuyện nữa . Kính chúc Cô sức khoẻ
Minh Thuý
04/08/202022:54:03
Khách
Thưa cô, đọc đến đoạn cô nói về cô Vy cháu cứ cười, tưởng như cô viết truyện kiếm hiệp và đang kể về... Đoạt-mệnh-cô-cô.
Thường thì cháu đọc bài của cô một lần, rồi sau đó mấy ngày cháu lại đọc thêm lần nữa trước khi viết lời bình. Nghĩ cũng lạ, xưa giờ bài nào thích lắm cháu mới đọc hơn một lần.
Chắc tại cháu thích nghe người già kể chuyện.
Mong cô kể mãi!...

À cô ơi, cháu thấy cô cứ hay lấy tên là Vân kể chuyện. Có phải người già thì tâm hồn nhẹ như mây?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,888
Mấy năm gần đây, khi hai con đã lớn, chúng rời tổ ấm để đi học xa nhà, vợ chồng Tùng có thời gian rảnh rỗi làm những việc mình thích. Vợ chàng, sau những ngày đi làm ở hãng về, nàng lại lục đục trong bếp nấu ăn, làm bánh. Nàng siêng lắm nên tuần nào cũng làm đủ loại bánh rồi ép chàng ăn. Nhưng giờ tuổi cũng lớn, chàng sợ các loại bệnh nhà giàu như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, nên kiêng ăn tinh bột và đường
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Trong phòng hồi sinh của một bệnh viện nổi tiếng tại Chicago, bà Anderson vẫn ngồi im lìm bất động. Bà đã ngồi như thế mỗi ngày gần 10 tiếng, trong suốt hơn một tuần lễ. Ở nơi bà, có lẽ sự sống chỉ còn biểu hiện qua đôi mắt luôn dán chặt trên chiếc máy đo tim với những nhịp tim đập thật yếu ớt được đặt sát cạnh chiếc giường của bệnh nhân, và trên giường là một cô bé chỉ khoảng 7 tuổi.Đôi mắt nhắm nghiền trên khuôn mặt xanh xao nhưng rất thanh tú với những lọn tóc vàng óng ả, cô bé đẹp như một thiên thần, đó cũng chính là Lenna, cô con gái yêu dấu bé bỏng duy nhất của bà
Chúng tôi mua con chó Kiba lâu lắm rồi mãi tận bên tiểu bang Iowa của một nhà nông người Amish. Nó thuộc loại chó Nhật Shiba Inu rất đẹp trai với cặp mắt mầu xám, tai vểnh nhọn hoắt và chiếc đuôi quăn tít. Khi chàng cóp nhà tôi, con trai cả, lấy vợ và nó bưng con chó đi. Cho đến khi vợ nó sinh hai đứa con trai trong vòng một năm, tay ẵm tay bồng bận bịu nuôi hai công tử nên một hôm chịu không nổi chàng cóp kêu điện thoại cho chúng tôi chở nó về nhà cũ hương xưa.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Cuộc đời trước mặt. Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được. Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đưa hết người tị nạn mới đến về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga,Montreal. Đây là một Immigration processing center hay trung tâm làm thủ tục định cư. Gia đình người gõ thuộc diện “mồ côi” nên được hội nhà thờ bảo trợ. Một tuần sau, thì được đưa ra phi trường Dorval (nay là phi trường Trudeau) để đi định cư tại Montague, một thành phố nhỏ với 2000 dân cư thuộc tỉnh bang PEI (Prince Edward Island), duyên hải phía Đông Canada.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Ông Tường là tổng giám đốc đồng thời cũng là người sáng lập ra công ty Tran Soft Corp. Đây là một công ty chuyên về viết chương trình cho các trò chơi điện tử cũng như tạo hình ảnh ba chiều (3D graphic) và xảo thuật điện ảnh cho các phim đời mới sau này của Hollywood. Với sự bùng nổ của các trò chơi điện tử cùng sự phát triển của nền điện ảnh ba chiều công ty của ông đã chuyển mình từ một công ty tư nhân nhỏ 20 năm trước nay đã trở thành một tổng công ty với nhiều chi nhánh khắp nước Mỹ và ở một vài nơi khác trên thế giới.
Lần đầu tiên tham gia Viết Về Nước Mỹ, Tác Giả Lương Tạ cho biết: Ông làm nghề dạy con hơn 20 năm nay. Đối với ông đó mới là nghề chính. Ông chuyên tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh gia đình và hiểu nhiều tâm tư. Nguyện vọng của ông là thế hệ trẻ Việt Nam được lớn lên biết sống hạnh phúc và có bản lãnh. Ông đã có bài viết đăng trên nhiều b́áo chí, BBC Tiếng Việt, Người Việt, Việt Báo, The New Viet, và Sài Gòn Nhỏ. LL qua facebook https://www.facebook.com/lulandanvy/ *Truyện phỏng theo chuyện thật người thật, với tên các nhân vật được thay đổi.
Chị nhận thấy anh đã bị suy hô hấp trầm trọng và gọi liền xe cứu thương. Người ta đưa anh vào BV Maisonneuve – Rosemont ngày 06/05, họ nhận thấy phổi anh chỉ còn 34% không khí bảo hòa, anh liền được đặt ống thở và được đưa vào khu cấp cứu đặc biệt (phải biết rằng muốn được sống còn thì con người cần phải có khoảng 90% không khí bảo hòa trong phổi)… Trong khu cấp cứu, ngoài đặt ống thở, các BS còn làm đủ cách nhưng phổi của anh đã quá sưng để làm nhiệm vụ của nó.