Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Đại Họa 30 - 4 Và COVID - 19

29/04/202016:53:00(Xem: 7720)
Trần Như Nguyện, là phóng viên của một số báo Việt và đài truyền hình tại Hoa Kỳ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Houston - Texas. Tác giả từng được nhận giải đặc biệt " Viết Về Nước Mỹ " vào 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa chạy bão Harvey ". Đây là bài viết trở lại sau thời gian vắng bóng. 
Tran Nhu Nguyen 01
Tác giả trước The Vietnam Veterans Memorial - Washington DC 
Tran Nhu Nguyen 02
Dù Covid 19, tác giả và các bạn vẫn tưởng niệm 30/4 tại Tượng đài chiến sĩ của thành phố Houston - Texas


Đã 45 năm, gần nửa thế kỷ trôi qua mỗi khi 30 tháng 4 trở về, với người dân Việt Nam cũng như Mỹ, đó là một trang sử oai hùng lẫn bi thương đẫm lệ. Riêng 2020 năm nay, tuy thảm họa Covid - 19 đang gây nhiều tổn thất trên lãnh thổ Hoa Kỳ , nhưng quá khứ của ngày tháng ấy vẫn không thể nào quên. 
Là thế hệ thứ 2 trưởng thành trên đất Mỹ, đã bao nhiêu lần tôi suy nghĩ với những khoảng lặng muốn tìm ra một sự thật là vì sao nước Mỹ lại liên quan vào cuộc chiến tranh Việt Nam; và " Đế quốc Mỹ " có " xâm lược Việt Nam " đúng hay không, như tôi từng bị tuyên truyền dưới mái trường Xã hội Chủ Nghĩa ? 
Hội nhập nền giáo dục nhân bản, hiểu được văn hóa chia sẻ yêu thương nước Mỹ, tôi biết mình đã thuộc về nơi đây. Chính vì vậy, tôi không tin là Mỹ xâm lược Việt Nam. Đâu là sự thật nằm sau nửa sự thật khi những đoàn quân viễn chinh Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vì nhiều nguyên nhân; để rồi hôm nay phải hứng chịu những đòn thù dã tâm từ Trung Quốc qua con virus corona - vũ khí sinh học có sức tàn phá nguy hiểm hơn các loại vũ khí tối tân khác. 
Liệu 30 - 4 và Covid - 19 có liên quan nhau sau 45 năm ? Sẽ có người cho rằng câu hỏi ngớ ngẩn, nhưng vấn đề nếu biết suy luận thì sẽ yêu hơn nước Mỹ thăng trầm - miền đất hứa với biểu tượng Nữ Thần Tự Do mà hàng triệu di dân từ nhiều quốc gia khát khao " Giấc mơ Mỹ ". 
Như cơn sóng thần ập đến không kịp trở tay, có ai ngờ thế giới hôm nay phải đối mặt thách thức bởi Covid 19 từ Trung Quốc. Từ nước đông dân nghèo đói nay hùng mạnh lên nhờ sự giúp đỡ của các đời tổng thống Mỹ bắt đầu từ 1971, và đặc biệt là chính sách miễn thuế từ thời cựu tổng thống Bill Clinton. Thay vì trả ơn nước Mỹ đã tạo cơ hội, " cường quốc đỏ " lại phản chủ, không chỉ là gian thương mà còn dùng con virus corona để hại nhân loại.
Khi nhắc đến đây, ký ức chợt ùa về trong một lần viếng thăm The Vietnam Veterans Memorial ( Bức Tường Đá Đen) tại Washington DC. Từng bước chân theo cung đường uốn cong dẫn đến bức tường tưởng niệm hàng chục ngàn chiến sĩ trận vong hy sinh vì Tổ quốc, cung bậc cảm xúc trong tôi thật khó tả. Giữa một không gian buồn của thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhìn bức tường khắc ghi 58.000 tên tuổi người Mỹ đã ngã xuống chiến trường Việt nam, mắt tôi lúc ấy cay cay và rồi chợt dòng lệ lăn dài trên má tự lúc nào không thể ngăn nổi ...
Phải chăng bức tường khởi công vào 1982 có chiều dài mỗi cạnh 75 mét như thông điệp nhắc đến cuộc chiến kết thúc bắt đầu hai con số cuối 1975 ?
Ôi, một cuộc chiến trả giá đắt không phải chỉ bằng tiền của, mà còn bằng chính mạng sống. Phải gọi đây là sự hy sinh lớn nhất trong lịch sử Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hơn cả Đệ nhị thế chiến. Con số thiệt mạng ra đi khi tuổi đời còn trẻ tại một nơi không phải là Tổ quốc của mình mới là " đau ". Còn quá nhiều mảng ghép khác nhau trên mỗi cuộc đời, mỗi số phận nhưng tất cả đều có mẫu số chung là lòng yêu nước, cống hiến tận tụy. 
Chạm tay trên bức tường đá granit, bất ngờ nhìn thấy hình bóng chính tôi như đang soi gương, chút thảng thốt không thể tin nổi. Lẽ nào mình đang được chạm vào những linh hồn trên bức tường bằng đá này. Bóng dáng tôi phản chiếu khiến cảm xúc dâng trào bởi điều gì đó thật thiêng liêng gần gũi giữa người sống và linh hồn đã khuất. Như một nối kết vô hình, trái tim tôi đau đớn khi biết họ đã về thế giới bên kia với tuổi đời còn rất trẻ, qua ngày tháng năm sinh và tử nạn. Đã bao nhiêu người chưa một lần biết yêu, bao nhiêu người bỏ lại cha mẹ già khóc trong đau khổ mất mát? Đã bao nhiêu người vợ trẻ mất chồng, ly tan và con thơ rơi vào cảnh mồ côi ? Đã bao nhiêu món quà từ USA chưa kịp đến tay người nhận vì họ đã ra đi vĩnh viễn trong trận chiến ?
Ngày xưa khi còn nhỏ, tôi đã học những điều khác xa những gì được biết về con người và đất nước này. Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến ý nghĩa nhưng lịch sử lại bóp méo xuyên tạc. 
Hãy nhìn vào sự thật Covid -19 đang diễn biến trên hành tinh này là do ai, từ đâu ? Lại từ Trung Cộng ! Virus cộng sản mới chính là mầm mống gây hậu quả bao tang tóc cho các quốc gia từ Châu Âu cho đến Mỹ. 
Lý do tôi đề cập câu chuyện Covid - 19 và quay lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để chứng minh rằng những nỗ lực trước đây Mỹ tìm cách ngăn chặn , diệt trừ Cộng sản Trung Hoa không phải là sai lầm. 
Nay, như bức màn bị xé toang, một Trung Cộng hung hãn vô nhân khi sử dụng vũ khí nhân tạo coronavirus để thực hiện tham vọng làm bá chủ toàn cầu. Trước đây Mỹ " vào trận " là vì Trung Quốc, nay Mỹ " chịu trận " cũng từ Trung Quốc. Nhận ra sự thật phũ phàng thì đã muộn màng. Nếu ngày ấy Mỹ không rút quân khỏi Việt Nam thì dễ gì có cơ hội cho nhà cầm quyền Tập Cận Bình tung hoành ngày nay. 
Một người bạn Mỹ của tôi đã chia sẻ : Việt Nam của bạn quá phức tạp, không thể hiểu nổi ! Ban ngày người dân nhận quyền lợi từ Mỹ, nhưng ban đêm thì lại trở thành du kích. Ngạc nhiên hơn khi thành phần trí thức, nhân sĩ, linh mục Công giáo, các sư Phật giáo cũng bị xách động biểu tình chống Mỹ. Chúng tôi, từng là cựu chiến binh thật sự hoang mang, không biết đâu là bạn đâu là thù. Dù thế giới chuyển động, nhưng cái giá các bạn nhận được khi phải sống với thể chế không thuộc khối tư bản tự do như thế nào thì đã muộn. 
Chúng tôi đã đổi mạng sống bằng thương tích, bằng cái chết không lời từ biệt của những người bạn, người con, người anh, người em, người cháu trong hàng chục ngàn gia đình Mỹ có người thân phục vụ trong quân đội tại Việt Nam. Đó là nỗi đau thương bi thảm của một thời đại. 
Các bạn " đau" nhưng chúng tôi còn " đau " hơn gấp trăm lần ! " Cái giá Freedom is not free , người dân Việt ngày ấy không hiểu để giữ lấy.
Vâng, tôi biết nổi đau ấy không điều gì có thể bù đắp nổi, chỉ cầu mong điều ấy sẽ không diễn ra, và lập lại một lần nữa trong lịch sử nước Mỹ đang bị chia rẽ quyền lực.
Tôi thầm nghĩ, người Mỹ cũng lao đao khi bước chân đến một nơi khí hậu hai mùa nắng mưa khác biệt. Họ là những chàng trai trẻ từ môi trường sung sướng nay phải chịu đựng làm quen địa lý của đất nước nằm trong xích đạo nhiệt đới nóng bức, ẩm ướt. Muỗi cắn, rừng sâu biển mặn cũng là một thách thức lớn. Những người lính Mỹ xa nhà nửa vòng trái đất, chấp nhận quay lưng với đời sống cao tiện nghi đầy đủ để chiến đấu trong hoàn cảnh khắc khổ đối mặt từ dân cho đến lực lượng du kích; cùng địa hình khó khăn lạ lẫm, và có thể bị giết bất kì lúc nào mới là điều khủng khiếp.
Nguồn tư liệu nước ngoài uy tín như Pháp, Mỹ, Úc, Anh cũng cho thấy thập niên 1960 - 1970,  Hoa Kỳ đã gắng nổ lực vài sách lược nhằm ngăn chặn khối Cộng sản toàn cầu đang bành trướng không chỉ tại Châu Âu, mà còn cả Châu Á. Thời gian vào tháng 3 năm 1965, Mỹ giúp Việt Nam không lệ thuộc Trung Cộng bằng cách đưa 3.500 thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà Nẵng được chọn làm căn cứ quân sự. Họ đã nhìn ra được tham vọng của Bắc Kinh thực hiện mưu đồ chiếm Biển Đông. Lo ngại khối cộng sản sẽ khó kiểm soát nếu lan tràn đến Miền Nam Việt Nam và Châu Á nên Mỹ nhân đạo gởi tiền, viện trợ vũ khí, quân đội đều từ thiện chí.
Trong một lần trao đổi về thời sự, cô Jennifer đồng nghiệp hỏi tôi:
- Vì sao bạn có mặt tại đất nước Hoa Kỳ ?  
Chút nghẹn ngào, tôi chia sẻ những điều mà thế hệ mình biết trong giới hạn :
- Bạn có biết, sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam thì ngày mất nước là một nỗi ám ảnh. Tháng Tư buồn bởi làn sóng di tản trực thăng tại Tòa Đại Sứ Mỹ, bắt đầu những con tàu thuyền nhân vượt biển tìm đường tự do làm kiếp lưu vong. Họ đến các nước tự do bằng căn cước tị nạn chính trị. Hàng triệu người tìm đường thoát thân, may mắn thì được đến bến bờ tự do, không may mắn thì bị hãm hiếp, rơi vào lòng đại dương làm mồi cho cá. Hàng trăm ngàn sĩ quan quân lực VNCH phải vào tù. Vào thời điểm thương đau ấy, làm người Việt như một định mệnh, chúng tôi cũng khổ lắm. Đó là bi kịch của một dân tộc. Sự hiện diện của tôi tại đây cũng từ những nguyên nhân ấy ".
Tôi ngậm ngùi khi chính anh của cô ấy cũng đã hy sinh tại chiến trường Xuân Lộc. Cả hai chúng tôi cùng lặng đi khi hồi ức trở về trong tâm thức. Một góc trời riêng, hai màu da khác nhau, không ngờ chúng tôi lại ngồi bên nhau với nổi niềm sóng lao xao. Giá như... 
Bản thân lớn lên giữa hai dòng văn hóa, tư tưởng Việt - Mỹ khác biệt, tôi trăn trở dấu hỏi của một thế hệ rời nước ra đi, bỏ lại phía sau quê hương trầm tích. Thoát khỏi vòng chật hẹp trong khuôn khổ bé nhỏ, nay tại trời tây tôi hiểu " Nước Mỹ chữ Nhân trên vai " bởi những nơi đi qua, những điều khám phá, và tôi tự hào là công dân Hoa Kỳ.
Chiến tranh đã qua, Covid 19 rồi sẽ kết thúc. Nhưng, những người lính Mỹ thầm lặng , những chiến sĩ áo trắng vì tha nhân trên tuyến đầu chống Coronavirus sẽ trong trái tim các thế hệ. Tôi viết lên đây để nhớ đến một thời, đã có một thời ... Sức mạnh làm nên giá trị nước Mỹ vĩ đại cũng từ một thời thế đấy !

Ý kiến bạn đọc
07/05/202014:09:14
Khách
Tri'ch:
"Sau khi Mỹ rút, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà:
Tài khoá 1973: hai tỷ mốt (2,l tỷ)
Tài khoá 1974: một tỷ tư (l,4 tỷ)
Tài khoá 1975: bảy trăm triệu (0,7 tỷ)"
Xin bổ túc ong Van Tran về viện trợ Mỹ cho VNCH những năm cuối .
Tháng 1/1975, quốc hội Mỹ thông qua ngân sách có tiền cho di tản định cư tị nạn nhưng không có tiền viện trợ cho VNCH cho tài khoá 1975 từ tháng 7/75 đến tháng 6/76. Tháng 2/75 TT Thiệu đuợc Ðại sứ Buì Diễm thông báo là Mỹ không cho một xu nào cho VNCH taì khoá 75-76. Việc Mỹ cắt hết viện trợ tháng 7 đã áp lực TT Thiệu từ chức.
Theo tài liệu của Tổng Nha Tài Chánh Quân Phí VNCH thì từ sau HÐ Paris 1973 quốc hội Mỹ ra điều kiện viện trợ vũ khí và kinh tế nhưng không có tiền trả luơng cho quân đội . Ðã nghèo còn bị chó cắn . Tổng Truởng Châu Kim Nhân phải xin cơ quan DAO du di chuyển tiền qua Quỹ Ðối Giá để trả luơng cho quân đội . Theo CIA Frank Snepp thì tài khoá tháng 7/74 đến tháng 6/75 là 700 triêu USD nhưng bộ QP Mỹ khấu trừ 300 triệu tiền tân trang máy bay F5A qua F5E . Truớc đó VNCH chống lại việc tân trang vì muốn để dành tiền cho những nhu cầu quan trọng hơn nhưng Mỹ bị lobby nên bắt phải tân trang . Như vậy viện trơ Mỹ từ tháng 7/74 chỉ còn 400 triệu, chỉ đủ cho chiến tranh 3 tháng . Lúc đó Do Thái không có chiến tranh mà đuợc viện trợ 3 tỷ USD, 250 triệu mỗi tháng. Với 400 triệu Do Thái chỉ xài 1 tháng 20 ngày, trong khi đó VNCH phải xài 400 triêu súng đạn xăng nhớt nuôi dân tị nạn, cố gắng sống đến tháng 4 là một phép lạ
Việc Mỹ đảo chánh năm 1963 không cho TT Diệm thuơng thuyết hiệp thuơng với Bắc Việt, giành quyền chỉ huy chiến tranh VN rồi đến 1973 lại đẩy VNCH và Kampuchia vào tay CS gây nghiệp báo dù họ có công cứu vớt dân tị nạn . Theo thuyết nhà Phật có thể Covid 19 là co hội để Mỹ trả cái nghiệp báo về những chuyện sai lầm của họ đã làm ở VN, Kampuchia, Iraq, và Libya. TC là con quỷ đuợc sai đánh nuớc Mỹ.
05/05/202014:24:26
Khách
Nhìn vào Anh quốc giải quyết cho Hong Kong thống nhất với TC nhưng tự do giàu mạnh thì thấy Mỹ sai lầm lớn, nhưng một phần cũng là cái lỗi cuả dân VN dửng dưng để quân VNCH chiến đấu một mình và đâm sau lưng chiến sĩ. Quốc gia nguy nan, thất phu hữu trách. Khi quân Nga tiến vào Bá Linh năm 1945, phụ nữ và trẻ em Ðức cầm súng chiến đấụ Khi quân Iraq tiến vào Iran năm 1980, Iran động viên trẻ em 13 tuổi trỏ lên, và đẩy lui quân Iraq. Khi BK Dù tiến quân qua DH Vạn Hạnh, sinh viên kêu gọi quân VNCH buông súng. Miền Nam lúc đó có hơn 1 triệu thanh niên học sinh trên 16 tuổi, nhưng khác với Ðức, Iran, họ đứng bên ngoài cuộc chiến. Ngày 30-4-75, một nhóm thân hào nhân sĩ Cần Thơ vào gặp Tuớng Nam Tư Lệnh QÐ 4 xin đừng chống cự lại CS để tránh đổ máụ Vì dân chúng không muốn chiến đấu đến chết cho tự do nên tuớng Nam không làm gì hơn đuợc.
Năm 1989, tại bức tuờng Bá Linh dân Ðông Ðức kêu gọi lính CS Ðông Ðức buông súng để thống nhất và lính Ðông Ðức buông súng, Ðức Quốc thống nhất trong tự do giàu mạnh, trái lại năm 1975 TT Duong Van Minh và nhóm HGHH kêu gọi quân VNCH buông súng vì không muốn chiến đấu cho tự do. Tuy quân VNCH anh dũng chiến đấu cho tự do, nhưng cấp lãnh đạo và dân chúng thiếu ý chí.
04/05/202000:43:44
Khách
Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox News năm 2004, Bill O’Reilly hỏi Bush "Người Nam Việt Nam không chịu chiến đấu cho tự do của họ, đó là điều tại sao họ không có nó ( tự do ) hôm nay. Có phải vậy không ?. Bush trả lời : Ðúng thế.( Ngưng trích)

Nếu vậy thì tại sao từ năm 1954 cho tới khi các đơn vị chiến đấu Hoa kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 8 tháng 3 năm 1965- hơn 10 năm- cũng như từ sau năm 1971- khi các lực lượng chiến đấu của Mỹ không còn sát cánh với người lính Việt nam chiến đấu trên bộ- cho đến cuối năm 1974 mà Cộng sản đã không thể chiếm nổi một tỉnh nào ở miền Nam cả – cho mãi đến khi người lính Việt Nam Cộng Hòa bị mất quân viện trầm trọng vào năm 1975?
Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín:" Tôi nhớ cuối năm 1974 khi nhìn vào tấm bản đồ lớn trong Sở chỉ huy, chỉ mới có 3 quận được ‘’giải phóng’’ là Lộc Ninh, Đắc Tô và Cam Lộ, 3 điểm nhỏ xiú trên bản đồ mênh mông " . Khi ra điều trần trước Quốc Hội , đại sứ Hoa kỳ ở Việt nam Graham Martin đã phát biểu rằng Việt Nam Cộng Hòa chỉ mất một tỉnh đầu tiên là Phước Long vào tháng 1, 1975 ” khi các ngài đã cắt hết viện trợ . Lúc ấy quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn đủ đạn dược để chiến đấu 30-45 ngày “. TT Ford đã viết trong Hồi Ký của ông: Chỉ tới đầu 1975, khi Quốc Hội Mỹ cắt hầu hết quân viện, Miền Nam mới mất một tỉnh đầu tiên trong suốt cuộc chiến, đó là Phước Long.
Liền sau khi Hiệp Định Paris 1/1973 được ký kết, Cộng sản lại tiếp tục các cuộc tấn công, trong khi mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt nam thảy đều chấm dứt. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu trong năm 1973 , cộng sản đã mở các cuộc tấn công lên tới cấp trung đoàn và bốn cuộc tấn công tới cấp sư đoàn vào Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng Ngự, Trung Nghĩa (Kontum). Rồi tỷ dụ như vào tháng 8 năm 1974, cộng sản huy động các sư đoàn 304, sư đoàn 324B ,trung đoàn 31 thuộc Sư Ðoàn 2, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng-Ðà,1 trung đoàn pháo binh và 1 trung đoàn chiến xa tấn công vào Thường Đức ( Quảng Nam) - trong gần ba tháng kịch chiến , sư đoàn nhảy dù của ta đã gần như xóa sổ ba trung đoàn 24, 29, 66 của chúng , 2000 bộ đội chết và 5,000 bị thương. Bên ta gần 500 chết và 2,000 bị thương.
Năm 1972, cho dù không còn người lính bộ binh Hoa kỳ vai chung vai sát cánh chiến đấu bên cạnh, thế nhưng quân lực Việt Nam Cộng Hòa- chỉ với không yểm và hải pháo của Mỹ- đã dập tan nát cuộc Tổng Công Kích Mùa Hè 1972 ( Mùa Hè Đỏ Lửa) của Cộng Sản Bắc Việt. Theo hãng thông tấn UPI , Cộng sản bị thiệt hại 140,000 tên” South Vietnamese troops suffered by their own official count more than 25,000 deaths. Communists killed total 140,000. Civilian dead is, of course, unknown “. Theo trang mạng History, Cộng sản huy động 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn độc lập và 1200 xe tăng và thiết giáp . Theo tác giả Walter J. Boyne – Cựu đại tá. Cựu giám đốc Viện Bảo Tàng Không quân và Không Gian – trên trang mạng Airforce, trong trận Tổng Công Kích 1972, Cộng sản có 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn đôc lập, hơn 600 xe tăng T-54 và T-55, ngoài ra lại c̣òn có loại xe có thể lội nước bọc thép PT-76.
Năm 1968 , Cộng sản đê hèn giở trò đánh lén, thế nhưng chúng bị chuốc lấy thảm bại thê thảm , hơn 100,000 tên chết phơi rốn . "Lịch sử Ðảng Cộng sản Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ghi : “111,306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền Nam đã hy sinh và bị thương, hàng vạn quần chúng cách mạng đã ngã xuống”.
Theo tập "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-75" của Bộ Quốc Phòng Cộng Sản , thì khi ký kết Hiệp Định Geneve 7/1954, "Nam Bộ có khoảng 60,000 đảng viên ở lại rút vào hoạt động bí mật...". Vậy mà chúng thất bại không thể chiếm được Miền Nam , đến nỗi vào tháng 7-1963, khi họp với Chu Ân Lai , Hồ chí Minh đã điên cuồng tuyên bố: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn ".
03/05/202023:29:56
Khách
Thời tổng thống Ngô Đình Diệm, dân số miền Bắc 23 triệu, miền Nam 17 triệu. Năm 1975 cả nước có 47,6 triệu người, miền Nam khoảng 20-21 triệu.
Theo nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa "tổ chức rập khuôn theo lối Mỹ, một lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chính… Quân số tuy đông nhưng trên thực tế lính tác chiến chưa tới 200,000 người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, Địa phương quân và Nghĩa quân thì chỉ đủ sức cầm cự chờ lính bộ binh của Sư đoàn".
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng- cựu tổng trưởng Kế Hoạch- thì Việt Nam Cộng Hòa có yêu cầu Mỹ giúp thành lập thêm hai sư đoàn để làm lực lượng trừ bị , tuy nhiên, Mỹ không thuận.

Muốn bẻ gãy cuộc xâm lược của Cộng sản thì phải tấn công vào sào huyệt , hậu phương của chúng, nguồn tiếp tế vũ khí của chúng, tức miền Bắc. Tuy nhiên , vì Mỹ chủ trương chiến tranh giới hạn, cho nên đã không chấp nhận kế hoạch Bắc tiến.
Theo sử gia Trần Gia Phụng , ngày 4-5-1964, trung tướng Nguyễn Khánh đề nghị Bắc Tiến ; ngày 1-12-1965, đến phiên trung tướng Nguyễn Chánh Thi ; qua năm sau 1966, đại tướng Cao Văn Viên để nghị đổ bộ vào Nghệ An hay Hà Tĩnh; cùng năm 1966, tướng Westmoreland đề nghị lập phòng tuyến KANZUS, chận ngang qua khu phi quân sự. Tất cả đều bị Mỹ bác bỏ.
Trang mạng của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Lục quân Hoa Kỳhttp://strategicstudiesinstitute.army.mil/pubs viết rằng: Quân đội Việt nam Cộng hoà và Hoa kỳ sở dĩ không đổ bộ Bắc Việt là vì không muốn Cuộc Chiến Việt Nam sẽ nổ to ra với Tàu cộng chính thức trực tiếp nhảy vào cuộc chiến. Mầm mống đe doạ này lúc đó là đang có sẵn với 320,000 lính Tàu cộng hiên diện ở trên đất Bắc. Vả lại, Hoa kỳ và Tàu cộng đã thoả thuận rằng ” miễn là quân đội Hoa kỳ không tấn công ra Bắc hay tấn công Tàu cộng , Tàu cộng sẽ không trực tiếp nhảy vào cuộc chiến “- ” as long as US force did not invade NVN or attack China, China would not directly enter the war ” .
Trong cuốn ” Viet nam: Explaining America’s Lost War “, tác giả Gary R. Hess viết: Vào cuối năm 1965, hai phe đã hiểu ngầm với nhau nếu Hoa kỳ không đổ bộ vào Bắc Việt hay tấn công Trung cộng, thì Trung cộng sẽ không trực tiếp nhảy vào vòng chiến.
Cuốn sách này cũng viết rằng tính cho tới năm 1968, đã có tới 320,000 quân Trung cộng hiện diện ở Bắc Việt.
03/05/202012:35:13
Khách
Với người VN đã trải qua biến cố 1975 thì Coviđ19 chỉ là "nhà giàu đứt tay". Trên đuờng di tản cao nguyên mưa pháo rót vaò dân chúng cả chục ngàn nguời chết. Trên đuờng di tản QK 1 người ta bắn giết nhau giành lên tàu, cuớp bóc hãm hiếp lan tràn các thành phố. Hơn 20 triệu nguời sau ngày 30-4 sa vaò địa ngục, sống lầm than.
Trong khi miền Bắc quyết chiến thắng, đóng cửa đại học, dộng viên tất cả thanh thiếu niên trên 16 tuổi lấy 5 đánh 1, miền Nam thiếu quân trầm trọng, nhiều đơn vị chỉ còn 50% quân số lấy 1 chống 5, nhưng miền Nam không chịu động viên thanh thiếu niên 16 tuổi. Saigon 1975 có hơn 200 ngàn sinh viên trên 18 tuổi. Ðiều này chứng tỏ chánh phủ VNCH thiếu ý chí chiến đấu cho tự do. Nguời dân Mỹ trong muà dịch biểu tìnnh hô to khẩu hiệu "Give Me Liberty, or Give Me Death", trong khi chánh phủ cuới cùng cuả TT DVM lại chủ truơng thà bị mất tự do còn hơn chết cho tự do .
01/05/202005:56:00
Khách
Nhà bỉnh bút quân sử thế giới nổi tiếng là Louis A Fanning viết: “Sau hiệp định Paris 1973, hơn 300,000 bộ đội Cộng sản được người Mỹ bỗng dưng tự tung tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của nýớc khác. Ðó là Miền Nam VN – một quốc gia độc lập, có chủ quyền, quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ. Việt Nam Cộng Hòa là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Ðúng là thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình “.

RFA- 2009 interview: Cựu tổng trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã: “Nỗi lòng của mình là quá tin tưởng người đồng minh; thật sự trên phương diện chính trị , khi một tổng thống của một cường quốc hứa thì sao lại không tin. Nhưng mà sau này các tài liệu giải mật cho thấy là vì Hiệp định Paris không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn nên Quốc hội Hoa kỳ không bị ràng buộc theo điều khoản của Hiệp định. Đó là thực trạng mà mình không thay đổi được và Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục chiến đấu đến khi không còn súng đạn”.
01/05/202005:52:53
Khách
Cuối năm 1979, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã dành cho tạp chí Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn dài về kết cục của Chiến tranh Việt Nam.”
(Vài trích đoạn )
. Nguyễn Văn Thiệu: Tôi bảo với tướng Alexander Haig thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”
. Nguyễn Văn Thiệu: Vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ? Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?
Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?
Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: Rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.
. Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ [người Mỹ ] không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.
. Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một “thỏa thuận danh dự”. Để họ có thể tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: “Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ.” Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: “Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự.”
. Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?
Nguyễn Văn Thiệu: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: Nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: Trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ. ( Hết trích )

Ban Lãnh Đạo đảng Dân Chủ cả Thượng và Hạ Viện (lúc đó hợp vào trở thành đa số tại Quốc hội), trong buổi họp kín ngày 12 tháng 3 1975 đã phán quyết: Không cấp thêm viện trợ quân sự cho VNCH nữa.
Sau khi Mỹ rút, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà:
Tài khoá 1973: hai tỷ mốt (2,l tỷ)
Tài khoá 1974: một tỷ tư (l,4 tỷ)
Tài khoá 1975: bảy trăm triệu (0,7 tỷ)
01/05/202005:15:18
Khách
Việt Nam Cộng Hòa có yêu cầu Mỹ mang quân chiến đấu vào Miền Nam hay không?

Khi chiến tranh Triều Tiên tạm ngưng ngày 27-7-1953, để bảo vệ Đai Hàn, Mỹ ký với Đại Hàn “Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương” ngày 1-10-1953 . Tháng 9-1954, khi Trung cộng đe dọa Đài Loan , pháo kích vào hai quần đảo Kim Môn - Mã Tổ , Mỹ ký với Đài Loan “Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương” ngày 2-12-1954 . Với Nhật Bản, Mỹ ký “Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương” ngày 19-1-1960.
Còn ở Việt nam, sau khi những quyết định của cộng sản Hà nội tại đại hội III ở Hà Nội vào tháng 9-1960 tỏ rõ chúng vi phạm điều 19 , chương III , Hiệp định Genève, thì tổng thống Ngô Đình Diệm hai lần - ngày 29/9/61 và 24/10/61- đề nghị Mỹ ký với Việt Nam Cộng Hòa một hiệp ước phòng thủ hỗ tương , thế nhưng Mỹ lại từ chối.
Ông Nguyễn Văn Ngân- cựu phụ tá đặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệu :"Không hề có một hiệp ước Việt- Mỹ nào về việc Mỹ đổ quân và tham chiến ở Việt Nam cũng như không có một văn kiện pháp lý nào về quy chế trấn đóng của quân đội đồng minh trên lãnh thổ Việt Nam bấy giờ ".
Thế nhưng Mỹ đã coi Miền Nam như là một nước vô chủ, tự ý mang quân vào Việt Nam mà không có sự chấp thuận trước của Việt Nam Cộng Hoà. Trong quyển ” Gọng Kìm Lịch Sử”, ông Bùi Diễm- nguyên bộ trưởng tại phủ thủ tướng của chính phủ Phan Huy Quát- đã thuật lại rằng:
“Sáng sớm ngày 8-3-1965, tôi được thủ tướng Quát gọi đến tư gia. Vừa đến nơi, tôi đã thấy sứ thần Manfull tại đó. Bác sĩ Quát đã cho tôi biết là thuỷ quân lục chiến Hoa kỳ đang đổ bộ ở Đà Nẵng, và yêu cầu tôi cùng với ông Manfull soạn thảo thông cáo chung loan báo việc này. Ông căn dặn ” Cố làm sao càng ngắn càng hay, trình bày sự kiện như đã xảy ra“. Tôi kéo bác sĩ Quát sang phòng khác và hỏi ông “Có gì đặc biệt về phương diện quân sự mà chúng ta không được biết, đến độ họ phải hành động một cách vội vàng như vậy?”. Bác sĩ Quát cố giữ bình tĩnh … nhưng hơi gắt gỏng “Lúc này họ đang đổ bộ lên Đà Nẵng, anh hãy làm xong bản thông cáo chung rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.” ( Trích )
Thủ tướng Quát đã ra lệnh cho ông Bùi Diễm vội vã xác nhận việc quân đội Mỹ đổ bộ xuống Đà Nẵng là “có sự đồng ý của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà”.
01/05/202005:08:07
Khách
Tại sao Mỹ giúp Việt Nam Cộng Hòa? Tốt bụng hay vì lợi ích cho Mỹ ?

Sau khi Trung Hoa rơi vào tay cộng sản Mao trạch Đông năm 1949, và Cuộc chiến tranh bất phân thắng bại ở Triếu Tiên chấm dứt năm 1953, thì trong một cuộc họp báo ngày 7/4/54, tổng thống Dwight Eisenhower đã đề cập đến thuyết Domino , để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Việt Nam, theo đó: Nếu Mỹ không can thiệp mà để cho cộng sản “chiếm cứ” Việt Nam thì đó sẽ là quân bài domino chính sẽ làm cho Lào, Cambodia, Thái Lan, Miến Điện “sụp đổ vào tay cộng sản” và sẽ tạo lợi thế lớn cho các phong trào cộng sản tại châu Á đe dọa các khu vực còn lại của “thế giới tự do”. Thuyết được đặt tên theo hiệu ứng domino với hình ảnh khi quân domino đầu tiên đổ sẽ khiến các quân domino kế tiếp nó đổ theo . Và do đó, Mỹ đã can thiệp vào các nước Đông Nam Á, hầu ngăn chận sự bành trướng của cộng sản.
Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hoa Kỳ đã vận động ký kết Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ Đông Nam Á tại Manila ( Phi Luật Tân ) ngày 8-9-1954. Từ đó ra đời Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á SEATO, gồm các nước Úc, Pháp, Tân Tây Lan, Pakistan, Phi , Thái, Anh, và Mỹ. Trong phụ bản của Hiệp ước, ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam được liệt kê trong vùng lãnh thổ được bảo vệ. Hoa Kỳ dựa vào phụ bản hiệp ước nầy để minh chứng sự ủng hộ đối với các chế độ chống cộng ở Đông Nam Á.
Khi can thiệp vào Việt Nam, Mỹ nhắm mục đích chính là ngăn chận sự bành trướng của cộng sản, nhất là của Trung cộng ; trong dài hạn là nhằm phòng thủ từ xa để chủ nghĩa cộng sản không thể thâm nhập vào nước Mỹ.
01/05/202002:24:31
Khách
Tính đến tối nay 30 tháng Tư, số người nhiễm coronavirus ở Mỹ lên đến 1,067,445- nhiều sấp sỉ bằng số lính Mỹ chết trong Cuộc Nội Chiến Nam- Bắc + Thế Chiến Thứ Nhất + Thế Chiến Thứ Hai + Chiến Tranh Triều Tiên + Chiến Tranh Việt Nam + Chiến Tranh Iraq + Chiến Tranh Afghanistan = 1,073,353 .

Và số người chết vì coronavirus tính đến tối nay là 61,700 người - nhiều hơn số lính Mỹ tử trận trong Chiến Tranh Việt Nam hoặc gấp 21 lần số người chết trong vụ khủng bố Tòa Nhà Tháp Đôi 11/9/2001.

Mễ tây Cơ- chỉ có 17,799 ca (dân số 126 triệu. Và có 37 triệu người Mễ sống ở Mỹ ).

Hong Kong 1,038. Đài Loan 429. Đại Hàn 10,765. Nhật 14,305( dân số 127 triệu). Mông cổ 38.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,764,043
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.