Hôm nay,  

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Đầu Tiên

30/03/202000:00:00(Xem: 7933)

Nguyễn Trần Diệu Hương
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
  


***

Thứ Hai 16 tháng 3 


Trên đường đi họp về từ phía Nam San Jose, tiếng Thống Đốc tiểu bang California vang ra từ radio trong xe, kể từ lúc bước sang ngày 17 tháng 3, mọi công dân của CA phải chấp hành lệnh "Shelter in place, nói nôm na là phải ở nhà, ai ở đâu ở đó, không ra khỏi nhà. Chỉ được ra khỏi nhà vì các nhu cầu thiết yếu như: đi chợ, "đi thăm" Bác sĩ/ medical clinic/ bệnh viện... 


Dĩ nhiên, những người làm việc ở các "tuyến đầu": bệnh viện, cảnh sát, trạm chữa cháy, các nơi bán thực phẩm, chợ búa, bưu điện, và những nhân viên vệ sinh vẫn phải làm việc.

Chân thành cảm ơn, góp lời cầu nguyện cho "những người hùng vô danh" vững vàng, vô sự trước đại dịch Vũ Hán.


Thay về nhà "work from home" bắt đầu từ tuần lễ MAR 16 2020, tôi rẽ vào khu thương mại VN mua thêm một ít rau cải, và gừng. Chắc là  đa số mọi người chưa biết tin "shelter in place", sinh hoạt của ngôi chợ VN ở gần exit Tully/ 101 vẫn bình thường, một ngày như mọi ngày. Cái mobile phone có tín hiệu liên tục, chắc chắn là ở nơi làm việc đang gởi hướng dẫn "virtual working", làm việc, liên lạc với nhau online, qua màn ảnh computer.


Do chính quyền CS Tàu bưng bít mọi chuyện, để đến Tết âm lịch Canh Tý, cả chục ngàn người Trung Hoa về China ăn Tết. Khi họ về lại nơi cư trú ở khắp nơi trên thế giới, vi khuẩn phát tán với cấp số nhân. Nơi nào có người Tàu, nơi đó bị nặng nhất. Điển hình là miền Bắc nước Ý, nơi mà đa số những nhà máy dệt, những hãng may quần áo  với tên "hàng hiệu" do các “đại tư bản đỏ” Trung Cộng làm chủ (để hòng biến áo quần "made in China" thành "made in Italy" làm giàu một cách gian ác, tráo trở) đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Những người có trách nhiệm ở China, và Italia phải "sám hối" với Phật, với Chúa nếu nếu ở họ, phần "người" vẫn còn lớn hơn phần "con"


Buổi tối, đi tập thể dục ở gym, đã thấy thay đổi đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến một người đi gym mỗi ngày như chúng tôi, thông báo "gym tạm đóng cửa vì COVID 19 từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4" nằm chễm chệ ở Front Desk . Đây mới là "khúc dạo đầu" của "trường ca COVID-19". Cầu mong "trường ca" này sớm chấm dứt để nhân loại không còn phải chịu thêm đau khổ.


Cuộc sống của chúng tôi, cũng như của cả tỷ người trên thế giới sẽ tạm thời phải thay đổi vì đại dịch CoronaVirus. -như đã phải thay đổi từ ngày 9 tháng 11 năm 2001 do đường hàng không bị khủng bố.


***


Thứ ba 17 tháng 3

Mỗi ngày một lần, các nhà lãnh đạo Liên Bang, Tiểu Bang có họp báo ngắn được trực tiếp truyền hình trên TV để dân chúng được cập nhật với tình hình , để biết mỗi cá nhân nên làm gì với tình hình dịch bệnh. 


Ước gì quê cha đất tổ ở bên kia bờ đại dương có được những nhà lãnh đạo như Thống Đốc Gavin Newsom của California, tóc bắt đầu "muối nhiều hơn tiêu mặc dù ông bước vào tuổi 50 hơn một năm trước, như Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada trông hốc hác hẳn với râu tóc tua tủa đều pha màu sương khói ở tuổi 48.  Những vết hằn năm tháng trên mặt của Thống Đốc Andrew Cuomo của New York sâu hơn và nhiều hơn mỗi ngày..... Trên môi tất cả mọi người, từ "quan" đến "dân", đều tắt hẳn nụ cười. Và sẽ còn như vậy cho đến khi nào tìm được thuốc chữa trị hoặc ngăn ngừa CoronaVirus.


Ngày đầu tiên làm việc ở nhà dù bận rộn, nhưng vẫn thong thả hơn làm việc trong văn phòng. Trong tiếng nói đều đều tường trình công việc qua skype, lâu lâu có tiếng con nít khóc la ở background khi người đang nói có con nhỏ.  Baby khóc la nghe dễ thương, không ai phàn nàn. Nghe người lớn khóc la mới là vấn đề lớn.


Buổi tối, qua màn ảnh TV, thấy những đường phố hoang vắng, phố xá đìu hiu, đường không có bóng người (chứng tỏ trình độ dân trí và lòng tự trọng của người Mỹ khá cao) bỗng dưng tôi chợt nhớ "ngày xưa còn bé", đã thấy cảnh "đường không người, nhà vắng chủ" qua TV vào những ngày cũng tháng cuối tháng 3 như bây giờ ở miền Trung , và cao nguyên VN. Nỗi buồn chợt nhân đôi. Đúng là niềm vui khi nhớ lại thì không còn vui, nhưng nỗi buồn khi nhớ lại thì vẫn là nỗi buồn với cường độ như xưa.


***


Thứ tư 18 tháng 3


Ngày thứ hai "ở yên trong nhà" dễ chịu hơn, có lẽ "lâu dần đời cũng quen". Cà phê sữa tự pha lấy ở nhà với ground coffee Starbucks ngon hơn cà phê từ staff room hay từ kitchen ở Sở nhiều. 


Buổi sáng bắt đầu với họp báo Liên bang của Tổng Thống và các Bộ Trưởng có liên quan trực tiếp đến bệnh dịch : Phó Tổng Thống, lãnh đạo CDC(Centers for Disease Control and  prevention), Bộ Trưởng Y Tế, Bộ Trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Nội An, Bộ Trưởng Tài Chính, Giám Đốc FEMA (Federal Emergency Management)......

Khuôn mặt của những nhà lãnh đạo ngành Hành pháp Hoa Kỳ đầy nét ưu tư, không có một chút gì từ mùa Xuân của đất trời đang về lại với Mỹ trong vài ngày tới.



Chính phủ đã bắt đầu thảo luận chuyện mở ngân sách dự trữ, khẩn cấp cứu nguy cho gần 158 triệu người đang đi làm ở các hãng xưởng, hoặc đang có cơ sở thương mại nhỏ bỗng dưng bị tạm thời ngưng làm việc không có lương, không có thu nhập vì bệnh dịch COVID-19. Ở một nước tự do dân chủ, các nhà lãnh đạo do dân bầu lên, biết cách lo cho dân khi "sơn hà nguy biến". Không một người Mỹ nào bị bỏ rơi, kể cả những người homeless phải sống ở ngoài đường. Bởi vậy, chúng tôi không bao giờ than vản khi đóng thuế lợi tức, được trừ thẳng từ mỗi paycheck.



Các xướng ngôn viên của Đài Truyền hình khi đọc tin, ngồi xa nhau hơn, giữ đúng khoảng cách "social distance" 6 feet (1 mét 83) như được khuyên.  Hai xướng ngôn viên dự báo thời tiết, phụ trách thể thao  bắt đầu "work from home". Mục tin tức lưu thông được cắt bỏ vì những ngày như hôm nay thì đường lớn, đường nhỏ, đường trong, đường ngoài đều vắng vẽ, đìu hiu. 



Tìm được một nụ cười rạng rỡ trong thời điểm này, buồn thay, khó như "mò kim đáy biển".


***


Thứ năm 19 tháng 3


Chuyện chống dịch bệnh COVID 19 đã trở thành tâm điểm, một tâm điểm quá lớn át hẳn mọi chuyện khác. Người ta quên hẳn mùa bầu cử, quên đi mọi chuyện trên đời, chỉ còn nhớ sống chết, và.. túi tiền (vì không có thu nhập -không biết kéo dài đến bao lâu?- mà vẫn phải có những nhu cầu tối thiểu của đời sống thường nhật)


Thị trường chứng khoán cũng tuột dốc không phanh, thê thảm hơn các cuộc suy thoái kinh tế năm 2001 và 2008.


Khi một người nào đó nhiễm "cúm Tàu",  tất cả những người thân quen, bạn bè đều cố nhớ lại lần cuối cùng mình gặp nạn nhân là ngày nào để tự cách ly


Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn..., đến các đám cưới đều hoãn lại. Các tang lễ không thể hoãn, nhưng lặng lẽ, không đầy đủ người thân, bạn bè. 


Quốc Hội Mỹ phải làm việc cả ngày lẫn đêm để đem đến giải pháp kinh tế cứu nguy cho hơn 158 triệu người Mỹ bỗng dưng mất việc vì một loại virus nhỏ xíu xuất phát từ thành phố Vũ Hán, vì thái độ cố tình che giấu sự thật của nước Tàu Cộng Sản.


Tưởng cũng nên nhắc lại 3 người đầu tiên bị bệnh COVID-19 ở Mỹ vào cuối tháng giêng năm 2020 đều là những người gốc Tàu về từ Vũ Hán. Những người bệnh COVID-19 đầu tiên từ cả khắp các nước trên thế giới đều đến từ Vũ Hạn Vậy thì "nickname" của Coronavirus là Wuhan Virus hay "cúm Tàu" đâu phải là chuyện tự nhiên mà có!


***


Thứ sáu 20 tháng 3

Nhật ký hôm nay xin dành cho:


"Có một chút riêng còn sót lại

Thì xin dành sẵn để phần ta

Một mai khi hết đời lưu lạc

Nước mắt anh em sẽ vỡ òa"


Hôm nay là tang lễ của người VN đầu tiên ở Mỹ thiệt mạng vì Virus Vũ Hán. Xin gởi một nén hương lòng đến linh hồn em gái của Nhà Thơ Trần Mộng Tú.


Xong công việc "work from home", chúng tôi liên lạc với nhau qua text message để gởi vòng hoa đến viếng tang lễ thân mẫu của 9 cựu học sinh trường Ngô Quyền. Một trong số các anh chị này đã đóng góp rất nhiều cho sinh hoạt của chsNQ ở miền Bắc California. Không thể đến viếng tang lễ trong tình hình "cấm túc tại gia", chúng tôi đã gởi một vòng  tím (màu Chị thích) đến để mong chia sẻ "tai nạn lớn nhất đời người" của Chị. 


3 người trong số chúng tôi liên lạc trong vòng 20 phút để hoàn thành phân ưu post trên web nhà, và gởi hoa phúng điếu. đến nhà quàn. Thầy dạy Toán ngày xưa đã ngoài 80 cũng góp phần cố vấn chúng tôi qua email. Tình nghĩa Thầy trò, tình đồng môn mà chúng tôi đã học được từ nền giáo dục nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa đã giúp chúng tôi dịu lòng hơn trong hoàn cảnh khó khăn cả thế giới, và cả nước Mỹ đang gánh chịu.


Liên lạc với một đàn anh Ngô Quyền qua texting, qua phone mới biết anh đang tạm trú một khách sạn ở địa phương hai tuần để tự cách ly, giữ an toàn cho gia đình sau một chuyến công tác oversea. Hỏi anh ăn gì trong những ngày "nghỉ mát" ở Marriott hotel, anh từ tốn nhắc nhở đàn em "em quên là từ xưa, ông bà mình đã dạy "ăn để sống chứ đâu phải sống để ăn"


Như câu hát "bên em đang có ta", các đàn anh, đàn chị, và bạn bè đang hành nghề "thiên thần áo trắng" từ Canada, qua Texas đến California gởi email, text nhắc nhở tôi phải ăn uống thêm bất cứ thứ gì có vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.


Để giúp các anh chị bớt căng thẳng, mệt mỏi trong những ngày các "thiên thần áo trắng" rất bận rộn chiến đấu với COVID 19, tôi đã gởi email "ước gì có một rỗ me dốt trước mặt như một thủa nào xa xưa mình còn ngồi trong khung cửa Ngô Quyền ở Biên Hòa thì em sẽ thặng dư vitamin C, đầy đủ "quân trang đạn dược" để chiến đấu với CoronaVirus".


Khởi đầu một ngày của một bác sĩ làm ở bệnh viện SF trong thời điểm này là phải đi qua một máy scanning thân nhiệt, để chắc chắn là hôm nay cơ thể của họ vẫn khỏe mạnh, vẫn chưa bị nhiễm bệnh. Anh kể là những ngày này, tốc độ làm việc chậm hẳn đi dù khối lượng công việc tăng lên, vì phải hết sức thận trọng trong từng cử chỉ nhỏ (mở, đóng cửa/ ngăn kéo, gõ keyboard, di động mouse...), để tránh bị lây bệnh.


Xin gởi lời chân thành cảm ơn và thành tâm cầu nguyện cho tất cả đàn anh, đàn chị, bạn bè đang đứng ở tuyến đầu chiến đấu với  COVID-19.

Cũng xin góp lời cầu nguyện cho các đấng sinh thành, quý Thầy Cô -mà kháng thể đã yếu đi nhiều theo năm tháng- được "bất khả xâm phạm" với cúm Tàu.


***


 

Thứ bảy 21 tháng 3


Theo chân California, Connecticut, Illinois, New Jersey, và New York đều ban hành lệnh "Shelter in place",  mọi người nên ở trong nhà, không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết. Như vậy là một phần tư dân số của nước Mỹ phải sống trong cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để tự bảo vệ mình trước CoronaVirus.


Đó là một trong những ngày thứ bảy buồn, vắng lặng ở tiểu bang vàng của chúng tôi. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", thứ bảy trời mưa, mây đen kéo về phủ kín bầu trời, một màu xám ngắt rất bất thường vào ngày đầu mùa Xuân ở Mỹ. Hoa poppy vàng, biểu tượng của California chừng như không muốn nở. 


Học sinh sau một tuần ở nhà, không được ra đường, đã thấy tù túng, nhớ bạn, nhớ thầy cô, nhớ trường, nổi hào hứng được nghỉ học, không phải làm bài tập đã tan nhanh như bong bóng trời mưa. Những em ở năm cuối Trung học còn có nỗi buồn lớn sẽ không có lễ ra trường cho class 2020. Sau này, lớn hơn, nhìn lại, các em sẽ hiểu là sự mất mát của mình rất nhỏ nhoi trong đại dịch cúm Covid- 19.


Các thầy cô giáo miệt mài soạn chương trình thích ứng với lối học online, không có trở ngại với sinh viên, nhưng với học sinh thì không phải em nào cũng có điều kiện với lối học qua computer.


Nhà hàng bán thức ăn chỉ được bán togo, take out mang về, không được ngồi ăn trong tiệm để tránh lây bệnh. Nhưng khi người ta không có thu nhập, lại thừa thì giờ để nấu ăn thì lại thấy màu xám hiện diện ở các nhà hàng cũng như khắp mọi nơi.


Một số điểm làm test miễn phí để xem cơ thể một người nào đó âm hay dương tính(bị nhiễm Coronavirus) với COVID-1 ở các nơi có mật độ dân số và tình hình nhiễm bệnh cao.

Cả hàng xe hơi xếp hàng rồng rắn trước mấy chiếc lều y tế màu trắng. Rất nhiều người đã bị từ chối vì vẫn khỏe như..., không sốt, không ho, không đau cổ.


OMG, xin vui lòng đọc kỹ thông báo trước khi lái xe xếp hàng, tiết kiệm thì giờ cho tất cả mọi người, và để dành các thiết bị y tế cho người sức khỏe đang thật sự bị tổn thương.


***


Chủ nhật 22 tháng 3


 Sáng nay là lần đầu tiên chúng tôi đi chợ và ra khỏi nhà kể từ MAR 17 (ngày order "Shelter in Place" có hiệu lực ở California)


Để giảm thiểu nguy cơ bị lây bệnh, chúng tôi tính toán để đến cửa chợ lúc chợ vừa mở cửa. Mùa dịch bệnh thì phải đi chợ kiểu người máy, nghĩa là có list sẵn trên tay, vào chợ, mua theo list, trả tiền ở chỗ self check out, và rời chợ ngay lập tức, nhanh như "bị ma đuổi". Trình độ dân trí khá cao ở một số thành phố phía Nam của vùng vịnh, nơi hơn 70% dân số có trình độ Đại học, và trên Đại học, hiểu rõ tình hình và tuân thủ pháp luật nên lúc chúng tôi rời nhà vào 8 giờ sáng, "đường thênh thang gió lộng một mình ta"(2)


Sinh hoạt ở các chợ Mỹ vẫn bình thường, phải tinh ý lắm mới thầy sự khác biệt giữa trước và sau lệnh "shelter in place". Chợ Safeway  bình thường ,từ khối lượng hàng hóa đến số lượng khách hang. Điều khác biệt duy nhất là quầy bán soup khách hàng tự vô hộp theo size và theo loại soup mình thích: đóng; quầy bán trái cây khô và các loại đậu, hạt ăn liền bán theo lbs: đóng. Nghĩa là mọi khả năng khách hàng ho hay  sneezing vào thức ăn đều không có. 


Trong tình hình đại dịch, quầy customer service đóng cửa với một thông báo ở rõ ràng  “trong tình hình đại dịch COVID-19, sẽ không có chuyện đổi hay trả hàng như thường lệ, thành thật xin lỗi". Hand Sanitizer, và khăn giấy khử trùng Clorox đặt ở cửa chợ, và dọc theo các quầy hàng. Mùi thuốc khử trùng xông lên nồng nặc nhưng không ai lên tiếng phàn nàn. 


Người ta còn cẩn thận thuê thêm một bà Mễ chuyên lau những cái giỏ đen đi chợ có tay cầm bằng kim loại vì CoronaVirus có thể "sống" trên bề mặt kim loại đến 72 tiếng (3 ngày). Người đàn bà trung niên, được trang bị khẩu trang, và găng tay đầy đủ, chăm chỉ lau từng cái giỏ, có cái cần mẫn của một nhân viên trong ngày làm việc đầu tiên. 


Có những đường màu màu vàng hay xanh dương dán ở những nơi có các mặt hàng popular cách nhau 6 feet. Không ai nói với ai câu nào, mọi người đều tuân thủ "luật lệ thời COVID-19" để bảo vệ sức khỏe lẫn nhau.


Nước uống hay những cuộn giấy vệ sinh vẫn đầy đủ trên quầy, chỉ có điều là số lượng mua hạn chế. Đồ ăn thức uống vẫn đầy, không có gì phải lo lắng.


Chỉ cần mua sữa, gừng, chanh, và một ít trái cây nhưng chúng tôi đi một vài chợ trong vòng bán kính 4 miles để "thăm... supermarket cho biết sự tình". Đường đi và về đều vắng, không như bình thường, xin phép tiền nhân, cụ Cao Bá Quát, cho chúng tôi được nhại theo thơ của Cụ để mô tả đường xá ở Los Altos, Sunnyvale, miền Bắc California trong những ngày có yêu cầu "shelter in place"


"Đường vắng ba lanes"

Một Honda, một Tesla, một Lexus.

Residents dăm đứa

Nửa Mỹ, nửa Tây, nửa quê nhà"


Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu Xuân 2020 



Ý kiến bạn đọc
02/04/202002:03:49
Khách
>>Không cho xuống tầu và không đưa vào khu cách ly riêng thì sẽ lây lan cả tầu. Lúc đó toàn người bệnh thì sẵn sàng chiến đấu thế nào?
Way to go.
thủy thủ đoàn hơn 5.000 người. Trong thời gian này, thủy thủ đoàn không được rời bến đỗ, lực lượng tại căn cứ Guam cũng không được tiếp cận tàu. 93 thành viên thủy thủ đoàn tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã được xét nghiệm dương tính với nCoV. Khoảng 1.000 binh sĩ đã rời tàu, con số này sẽ tăng lên 2.700 trong vài ngày tới.
01/04/202003:56:51
Khách
>The commander of the USS Theodore Roosevelt, a US Navy aircraft carrier where an outbreak of Covid-19.
Crozier saying the "Sailors are in good spirits and are facing this new challenge with a level of professionalism that I have come to expect from such an amazing and resilient team."
"Hải quân không thể để bất kỳ binh sĩ nào thiệt mạng một cách vô ích vì dịch bệnh này. Cách ly phần lớn thủy thủ đoàn trên tàu sân bay hạt nhân đang làm nhiệm vụ là biện pháp bất thường, nhưng sẽ bảo đảm họ có thể trở lại làm việc càng sớm càng tốt. Giữ hơn 4.000 người trên tàu là gây nguy hiểm không cần thiết, phá vỡ niềm tin của thủy thủ với chúng ta", Crozier said.

Good point, keep minimum to run the ship. The rest (positive ) to one area (land based) and negative to another for 3 - 4 weeks, and go from there.
>Không cho xuống tầu và không đưa vào khu cách ly riêng thì sẽ lây lan cả tầu. Lúc đó toàn người bệnh thì sẵn sàng chiến đấu thế nào?
01/04/202001:09:00
Khách
Muốn chống cúm Tàu phải làm theo sáu bước sau của Tàu cộng:
Ai bước ra khỏi nhà là đánh chết ngay
Cắt internet để ngăn ngừa tin tức sai trái
Không cho báo cáo chết bằng bệnh cúm Tàu
Không khám cho bất cứ ai thì sẽ không lây bệnh
Ho nhiều thì gửi tới lò thiêu không cho tới nhà thương
Bác sĩ phải báo cáo tất cả người mắc dịch đều được chữa hết
31/03/202020:16:05
Khách
>Nuớc nghèo chánh phủ không lo cho dân nhưng con số thấp vì dân có immunity chống bệnh cao.

Good point. No test, no report.

10 năm trước, Pháp có 1 tỷ khẩu trang phẫu thuật và khoảng 600 triệu khẩu trang bảo vệ đường hô hấp theo tiêu chuẩn FFP2 (khẩu trang FFP2). Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, nước Pháp chỉ có 140 triệu khẩu trang phẫu thuật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do Chính phủ Pháp thiếu "tầm nhìn xa” và dựa dẫm quá nhiều vào Trung Quốc.

Hơn 2.500 công ty ở Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất khẩu trang, trong đó có 700 công ty công nghệ bao gồm nhà máy lắp ráp iPhone Foxconn và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi và Oppo.
* Cmmask, một nhà sản xuất khẩu trang cung ứng 30% nhu cầu nội địa của Trung Quốc, nói rằng các đơn hàng 5 triệu khẩu trang mỗi ngày cao gấp 10 lần so với mức bình thường.
* Chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc quyết định lập thêm một nhà máy sản xuất khẩu trang mới và sẽ hoàn thiện trong vòng sáu ngày , sẽ có khả năng sản xuất 250 nghìn khẩu trang một ngày.
* Một công ty ở TP Quảng Châu, Trung Quốc đã lắp ráp thành công dây chuyền sản xuất 1.000 khẩu trang mỗi phút.
* Dawn Polymer chiếm khoảng 40% thị phần các loại vải không dệt ở Trung Quốc, cổ phiếu của Dawn Polymer niêm yết tại Thâm Quyến đã tăng đến 417% trong 6 tuần, kể từ ngày 20/1, khi Trung Quốc phát thông tin cảnh báo về sự lây lan của Covid-19. Nhờ thế, giá trị cổ phiếu mà ông Yu và vợ là Han Limei đang nắm giữ tại công ty tăng lên thêm 1,9 tỷ USD, đạt 16,8 tỷ USD vào ngày 9/3
* Trung Quốc đã có thêm ít nhất 3 tỷ phú ngành y dược và công nghệ sinh học :Allmed Medical Products (gạc y tế. mặt nạ dùng trong phòng phẫu thuật) ,Guangzhou Wondfo Biotech ( kit xét nghiệm nhanh), Hangzhou Tigermed Consulting (loại thuốc để điều trị nCoV.)được sáng lập bởi Ye Xiaoping (graduated from Oxford)
31/03/202019:26:10
Khách
>Nuớc giàu dân chỉ ăn rau cải sống là sinh bệnh.
Many American are raw food vegan, vegan, vegetarian (fresh choice, soup plantation, vegan grill, .... Even they have magazines (English not Vietnamese)
for decades

> Nhung chỉ có Mỹ và Hongkong chánh phủ mới cho tiền dân chúng toàn quốc.
May be more countries

Covid-19 sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu đồng mỗi tháng. Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đề xuất trên và cho biết, mức hỗ trợ tương đương 50% lương tối thiểu. Theo Thủ tướng, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi Chính phủ phải đảm bảo đời sống ở mức cơ bản tối thiểu cho nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm... .

Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt - Đức (VG-Care) tại Hà Nội ngày 30/3 gửi 6.000 ống lấy mẫu bệnh phẩm sang Đức, thông cáo của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam ngày 31/3 cho biết.Các thiết bị này sẽ được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị nCoV, do Đại học Tổng hợp Tuebingen, Đại học Hamburg và Đại học Stuttgart bắt đầu thực hiện từ ngày 1/4.VG-Care là đơn vị do do Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện nghiên cứu Y học nhiệt đới thuộc Đại học Tuebingen thành lập vào đầu năm 2018. Cơ sở này nghiên cứu độc lập vì lợi ích cộng đồng, chuyên thực hiện nghiên cứu lâm sàng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.Sự hỗ trợ của VG-Care được thực hiện trong bối cảnh Đức không có đủ số lượng ống lấy mẫu bệnh phẩm cần thiết cho thử nghiệm trên. Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và các cơ quan khác của Đức đã hỗ trợ bác sĩ Bùi Văn Long, thành viên của VG-Care, vận chuyển các ống lấy mẫu bệnh phẩm sang Đức.

Tính đến ngày 31/3, Đức ghi nhận hơn 67.000 ca nhiễm nCoV, 650 người chết, trong khi Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm là 204, chưa người nào tử vong. Covid-19 đến nay đã xuất hiện ở 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 800.000 người nhiễm bệnh, hơn 38.000 người chết.
31/03/202016:49:12
Khách
Nhìn vaò con số các nuớc bị COVID 19 thì con số cases o Mỹ và các nuớc da trắng Âu châu trên mo~i 1 triệu nguời (per million) thì Mỹ trung bình Các nuớc Á Châu dù nghèo, đông đúc, thiếu dụng cụ y khoa, thiếu test, nhu Ấn Dộ, VN, Lào, Campuchia, Mã Lai, Indonesia, China, Thailand, Pakistan, Sri Lanka, Nepal, và cả Nhật và Hàn quốc, thì những nuớc này có con số nhiễm bệnh trên một triệu dân rất thấp, khoảng 50% con số của Mỹ và Âu châu. Như vậy con số nhiễm bệnh không phải vì chánh phủ giỏi hay xấu, y tế tân tiến hay thụt lùị, nuớc gìau hay nghèo. Nuớc nghèo chánh phủ không lo cho dân nhưng con số thấp vì dân có immunity chống bệnh cao. Nuớc giàu dân chỉ ăn rau cải sống là sinh bệnh. Thành ra du`ng con so^' chỉ trích Trump là không công bình. Pháp Ý Spain Thuy sĩ có chánh phủ tốt y tế cao dân giàu cũng bị nặng như Mỹ. Nhung chỉ có Mỹ và Hongkong chánh phủ mới cho tiền dân chúng toàn quốc.
Duờng như là con virus đuợc chế tạo trong phòng lab nhắm vaò các nuớc da trắng, nên y tê' tốt, chánh phủ lo cho dân như Pháp Ý, Spain, Thuy sĩ, Anh, Mỹ con số vẫn cao hơn các nuớc dân da vàng. Xem số ca và chết các nuớc thế giới ở https://www.worldometers.info/coronavirus/
31/03/202016:05:58
Khách
Tính cho đến nay, đã có hơn 3100 người chết vì coronavirus ở Mỹ. So sánh với 2977 người chết trong biến cố 9/11 năm 2001.
30/03/202022:24:04
Khách
Ngày 26/2, TT Trump tuyên bố " Chúng ta có 15 người bị nhiễm côronavirus, 15 người này trong vài ngày sẽ xuống còn gần số không, chúng ta đã làm rất tốt trong viêc chặn đứng vi rút ".

Ngày 27/2, Trump tuyên bố " Coronavirus sắp biến mất. Biến mất- như một phép lạ ".

Nhưng tính đến hôm nay 30/3, Mỹ đứng đầu với con số người bị nhiễm coronavius 159184. Trong khi các nước giáp biên giới với Mỹ : Nước Mễ với dân số 129 triệu người, thế nhưng chỉ có 993 nạn nhân. Nước Gia nã Đại 38 triệu người, 7310 nạn nhân.

Tàu cộng có số người lây nhiễm vi rút là 82198. Hai nước lân cận là Nhật với 127 triệu dân, thế nhưng chỉ có 1866 nạn nhân. Đại Hàn với dân số 51 triệu , 9661 nạn nhân. Đáng chú ý là Nhật Bản và Đại Hàn là hai trong vài quốc gia bị nhiễm vi rút nặng nhất lúc dịch vi rút khởi sự. Và cũng là hai nước có giao dịch nhiều với Tàu cộng.

Mông cổ cũng ở gần Tàu cộng mà chỉ có 12 nạn nhân .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,937
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Cuộc đời tình ái của hắn rẽ sang một khúc ngoặt mới kể từ ngày nàng rước hắn về dinh ở một thành phố miền Tây Bắc, tiểu bang Washington, theo diện hôn nhân mà hắn vẫn luôn tự hào và khoe khoang với mọi người ở Việt Nam và cả ở Mỹ rằng hắn đi Mỹ theo diện “Hạ vàng có Nàng đến hỏi”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Đặng Hà Nội tên thật là Đặng Thống Nhất là giáo sư hồi hưu đã từng dậy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Thú tiêu khiển của tác giả là viết truyện, hội họa và du lịch. Kèm theo là tranh acrylic trên khung vải có kích thước 16x20 và có tựa “Cô Vi 19” của tác giả.
Tôi vào quân ngũ Việt Nam Cộng Hoà năm 1966, theo học trường Sĩ Quan Thủ Đức, khoá 24. Khi ra trường, tôi đã được bổ nhiệm theo ngành Công Binh Kiến Tạo, vì bên kiến tạo cần thêm một Tiểu Đoàn để làm hàng rào điện tử McNamara bên đây bờ sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, để ngăn chận nẻo đường mà cộng sản Bắc Việt xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM tên thật là Hiền Phạm, sinh năm 1982, quê quán Bình Dương, trước kia làm kế toán. Sau theo chồng sang Mỹ định cư ở Nam California.
Gần ba chục năm sống ở Mỹ, được an lành vui sướng, được hưởng biết bao ân sủng của miền Đất Hứa này, lòng tôi luôn mang nặng sự biết ơn nhưng chưa có dịp để tỏ bày. Người ban ơn thì “thi ân bất cầu báo” nhưng mình là kẻ thọ nhận thì làm sao quên được ân tình, làm sao quên được những gì mà người ta đã giúp, đã cho mình. “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là lời giáo huấn của Thầy Cô từ hồi tiểu học, tôi luôn khắc ghi
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.