Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Giữ Vững Lòng Tin

27/05/202000:00:00(Xem: 8691)

VVNM 01
Như Ý Crystal H. Vo

Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.

***

Mới đó mà đã sáu tuần lễ kể từ khi tôi từ giã chiếc ghế nhà nước trong thời gian hổn loạn. Tôi còn nhớ vào sáng sớm thứ hai, 17 tây tháng 3, hai cô bạn đồng nghiệp thân ngồi kế bên xin tôi suy nghĩ lại về việc về hưu non vì tin tức trên đài truyền hình bắt đầu nói nhiều về thị trường chứng khoán của nước Mỹ trên đà tuột do số người bị bệnh và tử vong vì đại dịch cúm Convid-19 lên cao. Họ lo sợ tôi sẽ không tìm được nghề mới mà tiền hưu non sẽ không đủ cho tôi lo cho gia đình. Gia đình và bằng hữu khác của tôi cũng  lo cho sự quyết định của tôi và chính tôi cũng lo không ít. Nhưng mọi chuyện đã an bày cho sự ước muốn của tôi. Xin đa tạ Thượng Đế đã cho tôi giữ vững lòng tin nơi Ngài để tiến mạnh đến cuộc hành trình mớ. 


Đầu tháng một năm nay, tôi đi làm đơn về hưu, nhưng một tháng sau tôi đã đổi ý vì sáng hôm đó sau khi thức dậy tôi bị khó thở vì lo lắng cho tương lai.  Mười chín năm tôi làm công chức với tiền lương ổn định tuy nhiên không có dư. Làm hoài nhưng vẫn không lên chức mà việc làm mỗi ngày như nhau làm cho tôi cảm thấy càng ngày càng nhàm chán. Tôi tự bảo mình phải cố gắng năm năm nữa để có đủ bảo hiểm sức khỏe trọn đời. Thế nhưng sau khi biết được tôi có thể về hưu non, 9 tiếng ở sở làm mỗi ngày sao nó lại dài đăng đẳng đến thế! 


Đúng một năm trước tôi thi đậu chứng chỉ về bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe (Health and Life License) cho tiểu bang California. Nhưng tôi không có  thời gian hành nghề mới vì tôi phải đi làm công chức từ sáng sớm cho đến chiều mỗi ngày trong tuần. Vừa qua vào cuối tháng 12 năm 2019, trong lúc ăn lễ Giáng Sinh, một anh bạn quen biết từ câu lạc bộ  nói cho tôi biết hiện nay anh đang giúp cho những người nghèo và bệnh tật vô gia cư xin trợ cấp Medicare Advantage. Anh nói với cái bằng tôi có, tôi có thể làm được việc như anh. Sau đó anh giới thiệu cho tôi biết những nơi anh đang làm việc. Một trong những nơi đó là ở trong công viên rất gần sở làm của tôi. Hàng tuần vào sáng đến chiều thứ Năm kể từ ba năm qua, có nhiều công ty nhà nước và thiện nguyện viên tụ tập tại nơi này để giúp cho những người vô gia cư. Họ có thể tắm rửa trong một cái chiếc xe vận tải to lớn với nước ấm, xà phòng và khăn sạch. Sau đó họ có thể chọn những chiếc áo, quần và giầy dép bày sẳn trên bàn. Họ có thể ăn những món ăn làm sẳn tại nhà do các đầu bếp nữ nay đã về hưu. Ngoài ra họ có thể ghi danh cho các dịch vụ như máy điện thoại di động, bảo hiểm sức khỏe và xin trợ cấp cho một căn chung cư. 


Và thế, mỗi trưa thứ Năm trong mấy tháng qua, tôi cảm thấy cuộc sống của mình có thêm phần hương vị.  Thay thế mua thức ăn trưa bên ngoài, tôi dùng tiền ăn của mình đưa cho các cô đầu bếp. Lần đầu tôi thấy hơi ngại ngùng ăn ở đó, nhưng sau vài lần tôi cảm thấy rất tự nhiên. Mỗi lần tới, tôi lại gặp nhiều gương mặt quen thuộc. Đôi lúc tôi thầm nghĩ trong những ngày khác họ ăn uống ở đâu và ngủ nghĩ ra sao. Thật chạnh lòng khi tôi nghĩ tới số phận xấu số của họ khi trời trở lạnh và mưa to…


Nơi công viên này cho tôi có cơ hội gần gủi và trò chuyện với những người vô gia cư. Đa số thật đáng thương vì họ bị bệnh tâm thần nhưng không chữa trị đúng lúc nên mới ra nông nổi như thế. Tâm nguyện của tôi ngoài 30 năm trước là sẽ giúp đỡ cho những người vô gia cư. Nay được ngồi đối diện và bên cạnh họ làm cho tôi cảm thấy thật ấm cúng và hạnh phúc vì ước nguyện năm nào của một con bé không cha, không mẹ, không một người thân bên cạnh, không tiền, và không nghề nghiệp đã và đang trở thành sự thật.


Có một hôm tôi an ủi một cô gái độ tuổi 30 trong lúc cô vừa khóc vừa kể là có gả đàn ông ngồi bên kia bàn ăn hiếp cô. Tôi vỗ về cô như một đứa em gái vì tôi biết cô có vấn đề về tâm thần qua cử chỉ và lời nói. Khi rời bước khỏi nơi đó để trở về sở làm, tôi cảm thấy từng bước đi của mình bỏng như nặng trĩu… Lúc đó tôi ước gì mình có thể giúp đỡ cô ấy nhiều hơn thế nữa!


Một hôm khác trong lúc tôi ngồi ăn trưa ở trong công viên với một tâm trạng lắng đọng. Vừa ăn tôi vừa nhìn lên phía trước mặt tôi là một túp lều với hai chữ treo thật to: Prayers Here (cầu nguyện tại đây). Sau khi dùng cơm xong, tôi bước sang bên đó và xin ông cha giúp tôi cầu nguyện. Ông hỏi tôi cần cầu xin điều gì và tôi nói xin cầu cho tôi có can đảm để thay đổi nghề mới. Nơi đó có tất cả ba người đàn ông. Họ cùng tôi nắm tay nhau và cuối đầu cùng nguyện cầu thành khẩn. Sau đó hai tuần, một người bạn gọi điện thoại và hỏi tôi có muốn cùng anh làm nghề bảo hiểm chung.  Tôi bàn với anh Dennis, chồng tôi, về ý định về hưu non và cùng làm nghề bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe. Chẳng những anh Dennis đồng ý mà chính anh cũng đang học để lấy chứng chỉ như tôi. Một năm nữa anh Dennis sẽ cùng tôi sát cánh bên nhau trên hành trình mới này.


Vào ngày cuối làm việc thứ Sáu, 27 tháng 3, sáng hôm đó sau khi thức dậy tôi bị khó thở như lần trước. Nhưng lần này tôi ngồi dậy, mở cánh cửa sổ ra để có không khí vào. Tôi cố gắng hít thở thật sâu cả 10 phút để lấy không khí vào phổi. Sau đó tôi mới có thể hít thở bình thường. Tôi nhờ anh Dennis cầu nguyện cho tôi để có sức mạnh đi đến chỗ làm ngày cuối để ký tên và trả thẻ nhận dạng.   


Cũng nhờ có lòng tin và sự nhiệm màu của Thượng Đế đã giúp tôi mạnh mẽ quyết định rời cái nơi quen thuộc. Tôi vô cùng đa tạ Ngài đã nghe lời cầu nguyện của chúng tôi. Ngài đã dẫn dắt quí nhân đến để đưa tôi tới một nơi khác sẽ mang lại cho tôi ý nghĩa của cuộc sống hơn. Thiết nghĩ đời tôi không biết có còn bao nhiêu năm nữa để sống vì vậy tôi phải mạnh dạng vươn lên để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mình và tha nhân. 


Tuần đầu tiên sau khi về hưu tôi ngở như mình đang nằm mơ, nhưng sau đó mỗi ngày tôi ra thời khóa biểu để có việc cho mình làm. Có như vậy tôi chẳng có một ngày nào ở không hay biết nhàm chán là gì. 


VVNM 02
Trong sáu tuần qua, tôi đã vào nhiều mạng học và thì đậu năm cái chứng chỉ để đại diện cho các hãng bảo hiểm sức khỏe như: United Health Care, SCAN, Aetna, Blue Shield, Humana. Tôi sẽ học để đại diện thêm hai hãng nữa như: Alignment và Brand New Day. Ngoài ra tôi cũng là người đại diện cho hãng TransAmerica và Nationwide cho bảo hiểm nhân thọ và đầu tư cho hưu trí. Cũng trong thời gian ngắn ngủi đó, tôi học cách in ấn sách vở trên trang mạng lớn của Amazon có tên Kindle Direct Publishing. Tôi đã ngồi rất nhiều giờ trước cái máy tính để tập làm. Hai lần trước mỗi lần ra sách, tôi phải trả tiền cho nhà xuất bản trên $1300 một cuốn sách. Nay tôi quyết đinh tự học. Quả thật nó khá phức tạp. Cô bạn đồng nghiệp giới thiệu cho tôi biết về cái mạng lưới này thế mà cuối cùng cô phải trả tiền cho người khác in sách giùm cô. Còn tôi nhiều lần bị từ chối từ chiếc máy vô tâm sau bao lần nộp bài. Tôi quá mệt mỏi và đã có ý định bỏ cuộc để trả tiền cho người khác làm cho mình. Nhưng không, tôi không chịu đầu hàng trước khó khăn. Cuối cùng chiếc máy chấp nhận bìa sách và các bài viết tôi gởi đi. Lúc đó tôi vui mừng như được trúng số.  Không có hạnh phúc nào bằng khi mình có thể đạt được những gì mình cố gắng làm với niềm đam mê. Nay quyển sách thứ hai chung của nhóm Việt Bút được ra đời vào ngày 5 tháng 5 với tựa đề “Coming to America - A Selection of Short Stories” đang có mặt trên Amazon với nền màu đỏ hồng và hình Tượng Nữ Thần Tự Do do tôi chụp vào tháng mười vừa qua trong lúc đi du lịch ở tiểu bang New York. Xin kính mời quí độc giả tìm đọc. 


Trong mấy tháng qua ngày nào cũng có hàng trăm dân chúng ở Mỹ bị tử vong. Tính đến nay, 16 tháng 3 đã có gần 1.5 triệu dân bị nhiễm bệnh và gần 90 ngàn người tử vong chỉ ở trong nước Hoa Kỳ! Con số này quá to lớn. Tôi không thể tin là con Convid-19 đã và đang lấy biết bao mạng người trên thế giới. Tôi ước gì đây chỉ là cơn ác mộng và chỉ cần dùng dậy để mọi chuyện trở lại như xưa. 


Sáu tuần qua tôi chẳng đi đâu xa hay làm gì nhiều bên ngoài. Mỗi tuần tôi chỉ ra khỏi nhà một lần để mua sắm thức ăn. Mọi cuộc họp mặt đều qua trên mạng có tên ZOOM và nói chuyện với khách hàng qua điện thoại. Hiện nay tôi có hai hồ sơ của hai người bà con ở tiểu bang lạnh. Họ năm nay đã ngoài 70 tuổi, có Medicare Part A và B, nhưng Medicare chỉ trả 80% cho bác sĩ và nhà thương. Tôi giải thích cho họ hiểu, nếu lỡ sau này có nằm bệnh viện, 20% tiền bệnh viện và bác sĩ họ phải móc tiền túi ra trả. Tôi đã nộp hồ sơ để xin làm đại diện cho các hãng bảo hiểm sức khỏe ở tiểu bang họ đang sinh sống. Sau này được chấp thuận, tôi sẽ ghi danh cho họ. Medicare Advantage cũng còn gọi là Medicare Part C. Nó bao gồm 20% mà Medicare không trả. Đây là chương trình do nhà nước trả cho các hãng bảo hiểm sức khỏe mỗi một người khách là $14,000 một năm. Khách có Medicare Part C sẽ không còn dùng Medicare thường. Bệnh viện  và bác sĩ lẫn thuốc men thường sẽ do hãng bảo hiểm trả vì họ đã nhận tiền của nhà nước trước khi ghi danh khách hàng nào có Medicare Part A và B. 


Có rất nhiều người không biết về Medicare Part C. Chính tôi là nhân viên của sở xã hội trên 19 năm chuyên làm về Medi-Cal/ Medicaid mà không hề nghe nói đến Medicare Part C. Nay biết được nó, tôi có ước nguyện truyền bá điều này thật rộng lớn cho thật nhiều những người cao niên hay bệnh tật biết được. Tôi còn nhớ có mấy lần tôi bị cảm động không ít khi nghe thấy khách hàng Medi-Cal/Medicaid của tôi nói rằng họ không có khả năng để trả 20% Medicare không trả nhưng họ không được Medi-Cal/Medicaid 100% vì tiền hưu trí của họ ngoài mức nghè. Ước gì lúc trước tôi biết được về Medicare Part C để hướng dẫn cho các khách hàng của tôi thì thật quí hóa. 


Ngoài học lấy mấy cái chứng chỉ ra, mỗi tuần tôi lên YouTube Crystal H. Vo một lần để nói về nhiều đề tài khác nhau như văn học, tài chánh và hướng dẫn nấu ăn các món ăn Việt Nam. Sắp tới đây tôi sẽ gom góp các bài viết tiếng Việt và viết thêm nữa để có một quyển hồi ký dày vài trăm trang. Anh Dennis bảo tôi viết thêm một quyển sách tiếng anh với thật nhiều chi tiết về đời tôi vì ảnh có quen một người bạn muốn dàng dựng nó thành phim. 


Mỗi ngày tôi có hàng trăm công việc chờ mình làm. Không như xưa, tôi không còn bị áp lực vì tôi có nhiều thời gian để làm. Tôi thật biết ơn những gì mình đang có như sức khỏe, gia đình, bạn bè và công việc. Tôi trân quí từng giây phút mình có trong đời vì mạng người quá mỏng manh và phù du trong mùa đại dịch cúm này. Xin cầu nguyện cho thế giới sớm có thuốc chích ngừa cúm Convid-19 để có thể ngăn chặng những tang thương đã và đang xảy ra hàng ngày trên thế giới. Cuối cùng tôi xin cầu chúc cho quí báo, độc giả cùng gia quyến luôn luôn được bình an và hạnh phúc. 


Như Ý Crystal H. Vo

Mùa Xuân 2020



Ý kiến bạn đọc
09/07/202004:29:30
Khách
Rất cảm tình với em đã có cái tâm tốt sống nhiều tình cảm và luôn giúp tha nhân . Với tài năng và ý chí của em sẽ dễ dàng thành công tương lai
Phục em qua Mỹ lúc nhỏ tuổi mà viết văn tiếng Việt trôi chảy mượt mà
29/05/202018:40:01
Khách
Chị Phạm Thị KimDung mến,
Em cám ơn lời chúc đẹp của chị thật nhiều. Sáng nay trong lúc ra sân hí thở không khí trong lành, em có xem qua một clip nói về podcast và cách làm ra tiền dễ dàng hơn YouTube gấp nhiều lần. Đây là tình cờ NY xem qua clip này. Sắp tới đây NY sẽ làm podcast cho Toastmaster International videos. Có kinh nghiệm rồi NY sẽ làm cho mình. Đây là nguồn tài chánh mà NY có thề làm với sự đam mê đang có sẳn. Bỗng dưng mình cảm thấy Thượng Đế thật linh nghiệm: "Cầu là có, xin là được."
Chúc chị luôn bình an,
NY
29/05/202006:55:05
Khách
Như Ý thân mến,
Em giỏi và đầy nhiệt tình. Chúc Như Ý thành công những điều ước muốn.
Xin ơn trên phù hộ cho Như Ý được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc, để em luôn tiến thân và giữ vững niềm đam mê viết văn của mình nhé.
Chị KD
28/05/202023:36:12
Khách
Dạ, em cám ơn chị Đoàn Thị. Em sẽ cố gắng gìn giữ sức khỏe. Em sẽ sống đến 100 tuổi và xuất bản hàng chục quyển sách nữa có phải không chị? :-)
28/05/202023:32:47
Khách
Cám ơn anh Kevin,
Niềm vui của Như Ý là có thể đem kiến thức của mình chia sẻ cho người khác. Không những kiến thức thôi mà NY còn thích chia sẻ từng miếng ăn ngon cho bạn bè đến những đồng tiền lương ít ỏi cho những nơi từ thiện. Có lẽ ông Trời sanh mình có tánh chia sẻ chứ có ai muốn vậy đâu nè. Hiện nay NY sống và làm trọn vẹn với cái tâm của mình. NY cảm thấy mản nguyện lắm rồi. Cám ơn anh với những lời chúc lành.
28/05/202020:05:29
Khách
Chúc Như Ý đạt được nguyện ước thời gian sắp tới, đừng quên giữ gìn sức khỏe nhe em.
28/05/202019:33:22
Khách
Em cám ơn chị Hằng nhiều lắm! Chị có biết cái may mắn lớn nhất trong đời của Như Ý là gì không? Đó là Như Ý có chị và có các anh, chị, em khác trong nhóm văn bút. Chúng ta tuy không có cùng giòng máu, nhưng mỗi người đều thương mến nhau như gia đình. Một anh cả của chúng ta, Bồ Tung Ma, vừa ra đi vĩnh viễn đã mang lại cho chúng ta bao thương tiếc và đau buồn. Anh đã là người đầu tiên cổ vũ NY làm videos trên YouTube. Tứ hải giai huynh đệ thật là đây. Như Ý trân quí những lúc chúng ta có dịp sinh hoạt chung. Có lễ năm nay sẽ không được gặp lại nhưng xin hẹn lại năm sau. Xin kính mong sự bình an đến chị, gia quyến và mọi người Việt khắp nơi.
28/05/202019:32:28
Khách
Anh mong rằng xã hội sẽ có thêm nhiều người NICE như Như Ý. Cảm ơn em đã chia sẽ kiến thức riêng của mình cho mọi người vì ít hay nhiều rồi chúng ta cũng cần phải hiểu về bảo hiểm nều không bây giờ thì lúc già. Chúc em luôn khoẻ và tận hưởng thời gian rảnh nhé. Kevin
28/05/202016:03:35
Khách
Rất ngưỡng mộ sự cầu tiến với quyết tâm của Như Ý.
Chắc chắn sự quyết tâm này sẽ đem lại thành công cho những ước mơ NY theo đuổi.
Chúc em một tương lai tốt đẹp.
28/05/202011:40:54
Khách
Như Ý xin cảm ơn lời chúc lành của anh N.V. Tới nhiều lắm! Trước khi rời ghế công chức, NY nói với các bạn đồng nghiệp rằng một năm sau một là NY thành công và hai là sẽ là khách hàng của các bạn làm trong sở xã hội. NY có lẽ có gan hơn nhiều người có phải không anh?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,760,475
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Cuộc đời tình ái của hắn rẽ sang một khúc ngoặt mới kể từ ngày nàng rước hắn về dinh ở một thành phố miền Tây Bắc, tiểu bang Washington, theo diện hôn nhân mà hắn vẫn luôn tự hào và khoe khoang với mọi người ở Việt Nam và cả ở Mỹ rằng hắn đi Mỹ theo diện “Hạ vàng có Nàng đến hỏi”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Đặng Hà Nội tên thật là Đặng Thống Nhất là giáo sư hồi hưu đã từng dậy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Thú tiêu khiển của tác giả là viết truyện, hội họa và du lịch. Kèm theo là tranh acrylic trên khung vải có kích thước 16x20 và có tựa “Cô Vi 19” của tác giả.
Tôi vào quân ngũ Việt Nam Cộng Hoà năm 1966, theo học trường Sĩ Quan Thủ Đức, khoá 24. Khi ra trường, tôi đã được bổ nhiệm theo ngành Công Binh Kiến Tạo, vì bên kiến tạo cần thêm một Tiểu Đoàn để làm hàng rào điện tử McNamara bên đây bờ sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, để ngăn chận nẻo đường mà cộng sản Bắc Việt xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM tên thật là Hiền Phạm, sinh năm 1982, quê quán Bình Dương, trước kia làm kế toán. Sau theo chồng sang Mỹ định cư ở Nam California.
Gần ba chục năm sống ở Mỹ, được an lành vui sướng, được hưởng biết bao ân sủng của miền Đất Hứa này, lòng tôi luôn mang nặng sự biết ơn nhưng chưa có dịp để tỏ bày. Người ban ơn thì “thi ân bất cầu báo” nhưng mình là kẻ thọ nhận thì làm sao quên được ân tình, làm sao quên được những gì mà người ta đã giúp, đã cho mình. “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là lời giáo huấn của Thầy Cô từ hồi tiểu học, tôi luôn khắc ghi
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.