Hôm nay,  

Khi Bà Nội Yêu

29/10/201400:00:00(Xem: 12556)

Tác Giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài Số: 4374-14-29774vb4102914

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Lời người viết. Trong dân gian Việt Nam ta có câu: "Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ." Câu chuyện sau đây, tôi thuật lại theo lời cháu Vi Vi kể về bà nội cháu. Năm nay, cháu mới mười ba tuổi.

Chị Bốn Siểng ôm cứng cái máy điện thoại, và thao thao nói chuyện với ai đó ở đầu dây bên kia. Cuộc nói chuyện đến hồi sôi nổi, tay phải cầm điện thoại, tay trái thỉnh thoảng chị giơ cao lên như ý phân trần hay nhấn mạnh điều gì muốn nói với đối tượng trong máy. Khi thì chị cười lên dòn dã, đôi mắt sáng ngời, khi thì vừa nói, vừa trông ra ngoài vườn, đôi mắt mơ màng, lim dim hình như trong đầu óc đang vẽ ra một khung trời hạnh phúc, lãng mạn, một tương lai êm đẹp, đầm ấm hay đang nhớ lại những giây phút tuyệt vời nào đó.

Bỗng có tiếng xe thắng mạnh trên "drive way". Chị giật mình, nhìn qua cửa kính mới biết là xe thằng Cả (con trai lớn) vừa đi làm về. Chị vội cắt ngang cuộc điện đàm, và nói "Xin lỗi anh. Bye! Bye anh. Mai em sẽ gọi lại."

Chuyện tình của chị với anh Năm Cơ đã gần năm nay mà cả nhà không ai hay biết. Chị giữ kín trong lòng. Chị rất thận trọng khi nói chuyện điện thoại với “chàng”. Phải chờ cho không có ai ở nhà, chị mới gọi hay trả lời điện thoại.

Những lúc có mọi người hiện diện trong nhà mà Năm Cơ gọi đến, chị nhìn số máy, biết anh gọi, chị không bắt máy. Nếu có ai trong nhà lúc đó bắt máy, và lên tiếng. Anh Năm Cơ đã được dặn trước liền nói xin lỗi là lộn số.

Chị Bốn Siểng và Năm Cơ quen biết nhau khi hai người gặp trong đám cưới con người bạn, một người đi bên đàng trai, người kia bên đàng gái. Bốn cặp ngồi cùng bàn là vợ chồng. Năm Cơ và chị ngồi gần nhau. Ban đầu vì lịch sự họ chỉ chào nhau, và trong tâm tư mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Trong tiệc cưới, họ bắt đầu chuyện trò bình thường, giới hạn, dè dặt, giữ một khoản cách mới quen. Khi thức ăn dọn ra, họ mời nhau, và Năm Cơ lịch sự bới thức ăn mời chị. Dần dần, họ chuyện trò bình thường, vui vẻ, cởi mở, hỏi thăm nhau về gia cảnh, con cháu. Âu cũng là có duyên với nhau. Tan tiệc, họ trao điện thoại cho nhau. Về nhà, họ thường gọi thăm nhau. Từ đó, họ hiểu nhau, và thân nhau. Rồi tình yêu đến với họ khi tuổi đời đã trở về chiều. Nhưng tình yêu chân chính đâu cần tuổi tác, khi máu đỏ trong tim con người vẫn còn chảy.

Phần Năm Cơ, ông hiện sống độc thân tại chỗ. Chị Năm đã "ôm cầm sang thuyền khác" với người yêu cũ, may mà họ không có con cái gì; nên không ràng buộc gì nhiều, Năm Cơ chia tay với vợ một cách dễ dàng, êm thấm. Phần chị Bốn Siểng thì khác. Anh Siểng bỏ chị ra đi về bên kia thế giới đã gần mười năm rồi vì căn bệnh ung thư quái ác, lúc tuổi chị vừa đúng năm mươi. Chị phải bỏ sở làm ở nhà tận tụy săn sóc chồng gần bốn năm trời. Nhưng rồi định mệnh đã an bài. Anh vẫn vĩnh viễn ra đi.

Giờ đây, chị gặp Năm Cơ, tuổi tác chỉ chênh lệch chút đỉnh, chị sáu mươi, Cơ sáu ba. Hoàn cảnh hai người giống nhau. Cơ bị vợ bỏ, chị thì chồng mất. Điều quan trọng là họ là thông cảm hoàn cảnh nhau, tương kính, chia xẻ vui buồn, và thương yêu nhau thật tình.

Để tránh chuyện khó xử với con cháu, Chị và anh Năm đã phải định trước với nhau đủ thứ mật mã, ước hẹn với nhau như vậy lâu rồi; nên họ rất thận trọng khi gọi, và trả lời điện thoại cho nhau. Đôi khi hai người muốn gặp nhau thì hẹn nơi thư viện hay công viên hoặc Năm Cơ đến nhà chị lúc không có ai ở nhà, chẳng hạn như chiều nay.

Nhưng rồi cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra.

Người đầu tiên biết chuyện tình của bà nội mình chính là cháu Vi Vi. Hôm đó, giờ cuối của lớp không có cô giáo nên học sinh được về sớm hơn thường lệ. Nhà chỉ cách trường có năm blocks đường. Vi nhập chung với nhóm bạn cùng lớp ở gần nhà, tới ngã ba đường Layton, Vi tách riêng, lững thững về nhà. Khi bước lên bậc cấp tính mở cửa vào nhà, bỗng em nghe tiếng nói đàn ông nơi phòng khách, và tiếng đối đáp của bà nội. Sợ đường đột mở cửa vào nhà là vô phép nên em dừng lạị, và nghe rõ mồn một tiếng nói trách móc của bà nội:

- Mấy hôm nay, anh đi đâu mà biệt tăm vậy, không đến thăm cũng không gọi cho em; làm người ta lo.

Tiếng người đàn ông trả lời:

- Cái project của sở làm chưa xong. Mỗi ngày, xếp hối quá, anh phải ở lại sở trễ, về tới nhà mệt quá, không gọi em được. Giờ có thể gọi, có thể thăm đều là giờ em dặn là đông người, đừng đến. Cho anh xin lỗi.

Im lặng trong chốc lát. Bé Vi nghe tiếng bà nội:

- Thôi anh về đi; sắp tới giờ bé Vi Vi về rồi đó.

Khi nghe câu nói vừa xong của bà nội, Vi bước nhanh qua nhà bên cạnh, tránh gặp mặt bạn bà nội.

Hôm ấy, sau bữa cơm tối, Vi thủ thỉ với mẹ (chị Cả) trong phòng riêng:

- Mẹ ơi! Hồi chiều con thấy có bạn bà nội đến chơi nhà.

- Bà nội đâu có bạn bè nào đâu. Ai vậy con. Đàn ông hay đàn bà?

- Đàn ông. Cở tuổi như bà nội đó.

- Vậy hả?

À, hèn gì. Chị Cả không hỏi han gì nữa; nhưng trong lòng nghĩ ngợi về chuyện bà mẹ chồng mình đã có người bạn để chuyện trò, tâm sự trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.

Chị Cả nghĩ, hèn chi gần năm nay, mình thấy mẹ chồng có cung cách sống khác.

Từ khi cha chồng chị mất vì căn bệnh ung thư phổi, mẹ chồng chị như người mất hồn, khi đi làm về thì vào hẳn trong phòng, ngày ngày thường nói năng lảm nhảm, không đầu, không đuôi với con cháu, nét mặt u sầu, lúc nào cũng tỏ buồn bã, thiếu điều muốn trầm cảm, đôi mắt thâm quần hình như mất ngủ nhiều đêm.

Vậy mà gần năm nay, bà thường vui vẻ khác thường, hay xuống bếp phụ giúp phần cơm nước cho cả nhà. Lại còn thường xuyên tập thể dục mỗi sáng trước khi lái xe đi làm, thay đổi cách ăn mặc, săn sóc hình dáng bên ngoài. Rõ ràng là trông bà càng ngày càng trẻ ra, đẹp ra. Ăn uống kiêng cử đủ thứ. Trưa ở sở, bà chỉ ăn trái cây, khác hẳn những năm trước, bà thường khệ nệ mang cơm, và thức ăn đầy giỏ xách.

Chị nhớ là mới tuần trườc đây, đi làm về, gặp chào me chồng, bà vui vẻ, ân cần bảo:

- Hôm nay sở có "inventory" (kê khai hàng hóa sản xuất), mẹ chỉ làm có nửa ngày và được về sớm. Mẹ có ghé chợ mua ít thức ăn. Con vừa đi làm về mệt, lên phòng nghỉ đi để cơm nước mẹ lo cho. Xong việc, mẹ gọi các con, và các cháu ra cùng ăn.

Thỉnh thoảng, chị Cả còn nghe tiếng hát nho nhỏ của mẹ trong phòng hay dưới bếp: "Và con tim đã vui trở lại. Tình yêu đến đã cho tôi ngày mai". Bà thay đổi nhiều thế, vậy mà mình không để ý, và không nhận ra.

Ngày Chủ nhật, bà luôn nhắc nhở, thúc đẩy cả nhà đi xem lễ nhà thờ cầu nguyện, không thiếu một chủ nhật nào. Thái độ mẹ khác hẳn trước đây. Thì ra là nhờ ngọn gió tình yêu thổi vào làm thay đổi cách cư xử, và cách sống thường ngày của bà gần năm nay. Nghe Vi Vi mét, mình mới nghĩ ra... Tội nghiệp mà cũng mừng cho bà.

Chị Cả nghĩ thêm, cũng thấy mừng cho bà đã tìm được hạnh phúc trong tình yêu hầu như đã tắt gần mười năm nay từ khi ông nôi cháu Vi lìa đời.

*

Nhờ chị Cả “ra tay” thu xếp công khai chuyện tình của bà nội, không khí gia đình giờ đây khởi sắc lên nhiều lắm. Mẹ đã đưa đến niềm vui cho cả nhà. Mình chúc phúc cho mẹ, và luôn cầu nguyện cho mẹ có hạnh phúc.

Khi biết được cuộc tình của mẹ, cả nhà đều tán đồng.

Từ hôm đó, thỉnh thoảng ông Cơ được mời đến dùng cơm với gia đình. Phần Cơ, lâu lâu rủ cả nhà đi chơi khi co "long weekend" hay những ngày lễ lớn. Hạnh phúc thật sự đã đến với hai người, và cả nhà.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
01/11/201400:36:06
Khách
cau chuen de thuong qua.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,088,134
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.