Hôm nay,  

Đất Nước Của Cơ Hội

06/03/202000:00:00(Xem: 20291)

Hinh tac gia Nguyet Mi
Nguyệt Mị
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu  dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.

***


Hôm nay rảnh rảnh, nhớ lại người bạn vong niên người Thụy Sỹ nói với Mị khi nghe Mị đi Mỹ rằng, nước Mỹ là nơi có những điều tuyệt diệu nhất thế giới và những điều xấu xa nhất thế giới - the best and the worst. Thực ra, quan điểm của Mị là nếu trời cho cơ hội chọn lựa, Mị sẽ chọn nơi nào mà mình cảm thấy thoải mái, sung sướng, và hạnh phúc. Biết mình là ai, điều gì phù hợp với mình, giá trị nào phù hợp với mình thì mình theo đó mà sống.

Ở Mỹ có dễ sống không? Có. Nếu nhà nghèo, chính phủ có chương trình hỗ trợ thực phẩm, nhà ở, giữ trẻ. Giáo dục phổ thông miễn phí từ lớp lá đến hết lớp 12. Nếu có tiền, có thể cho con học trường tư. Nếu muốn, có thể cho con ở nhà, tự dạy và chỉ cần đủ điểm tương đương hết lớp 12 thì vẫn có thể vào Cao Đẳng và Đại học. Khi lên Đại học, tùy theo sức học có thể được hỗ trợ toàn bộ tiền học, một phần, cho vay v.v… . Trường học thì có trường có công lập, tư thục, nổi tiếng, không nổi tiếng, học tại trường, học trên mạng v.v… tùy vào hoàn cảnh thực tế của mỗi cá nhân mà theo đuổi.

Ở Mỹ, chỉ cần chăm chỉ và nỗ lực sẽ không sợ không có việc làm đủ trang trải cuộc sống. Với lý lịch trụi lủi, không quen ông nọ bà kia, không con ông cháu cha, không phải “lót tay” hay không cần ngoại hình bắt mắt Mị vẫn có thể xin được việc phù hợp với năng lực bản thân. Mị chưa bao giờ nghĩ rằng mình một ngày mình sẽ đặt chân vào Tòa án Liên bang Hoa Kỳ hay Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ. Thông dịch viên cho Tòa án và Ngoại giao có tiêu chí và kỳ tuyển chọn riêng để có thể đủ điều kiện làm cộng tác viên cho mỗi bên.

Như những bài chia sẻ trước đây, Mị là thông dịch viên tòa án. Công việc chủ yếu của một thông dịch viên chuyên nghiệp xoay quanh các lĩnh vực cơ bản như dịch vụ tiện ích đời sống bao gồm điện lực, nước, điện thoại, ngân hàng v.v; các dịch vụ an sinh xã hội, bảo hiểm, y tế và các lĩnh vực thuộc pháp lý bao gồm mọi trường hợp có liên quan đến cơ quan công lực, cơ quan bảo vệ trẻ em, tòa án và nhiều thử thách nữa là công việc liên quan đến hội nghị và ngoại giao.

Xin chia sẻ thêm một chút về khía cạnh khác của nghề thông dịch viên. Để thực sự trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp thì ngoài vấn đề cần phải liên tục học hỏi kiến thức chuyên môn và rèn luyện bốn kỹ năng phiên dịch ra, người thông dịch viên tương lai cũng cần hiểu rõ mình cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề “ảnh hưởng tâm lý dây chuyền”. Thông dịch viên có thể dịch cho một người xin tị nạn đang cần trợ giúp pháp lý, hoặc một phụ nữ đang cần trợ giúp trong tình huống bị bạo hành trong gia đình và cần tìm một nơi trú ngụ an toàn hay một đứa trẻ đang ở trong đồn cảnh sát và mô tả lại việc mình bị lạm dụng tình dục như thế nào. Thông dịch viên không phải là luật sư, không phải là cảnh sát, không phải là điều tra viên. Thông dịch viên là người giúp cho những người có nhu cầu giúp đỡ kia tìm được sự hỗ trợ cần thiết.

Các nghiên cứu đã cho thấy, gần như tất cả thông dịch viên của mọi ngôn ngữ đều có các triệu chứng của “ảnh hưởng tâm lý dây chuyền” bao gồm việc trở nên căng thẳng, ám ảnh hoặc mệt mỏi do phải tiếp xúc với những câu chuyện đau buồn hay những thông tin có thể gây tổn thương về mặt tâm lý. Khi nghe những câu chuyện bi thảm của người khác, những rắc rối của người khác thì một phần nào đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của thông dịch viên. Nó có thể gây ra tình trạng trầm cảm, lo lắng hoặc thay đổi cả cách nhận thức đối với xã hội xung quanh thông qua các câu chuyện hoặc tình huống mà họ phải đối mặt. Trong một số trường hợp, người thông dịch viên còn phải đối mặt với rủi ro thật sự về an toàn cá nhân hoặc sức khỏe trong quá trình làm việc.

Cũng như mọi ngành nghề khác, trong tình hình hiện nay, nghề thông dịch viên cũng đối mặt với nhiều thử thách khó khăn nhất là khi chính quyền bắt đầu siết chặt ngân sách hỗ trợ cho thông dịch viên tòa án di trú, tòa thượng thẩm cấp quận, v.v… Tình trạng cắt giảm nhân sự, chuyển đổi với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật cũng là thử thách lớn cho thông dịch viên đã hành nghề lâu năm hoặc cho những người muốn vào nghề. Mức phí chi trả cho thông dịch viên liên tục giảm, bị ép giá, phá giá. Do vậy, nghề thông dịch viên không phải là một nghề dễ dàng. Tuy nhiên nếu quyết tâm trở thành thông dịch viên chuyên nghiệp, đây là một nghề thú vị và vẫn có thể sống được nếu thông dịch viên thực sự giỏi, cẩn trọng và yêu nghề. Một chữ dịch sai sót có thể dẫn đến bản án của một người, cuộc đời của một người, sức khỏe hay ít nhất là quyền lợi tài chính tối thiểu của một người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trở lại nước Mỹ, vùng đất của cơ hội với điều kiện bản thân mình thực sự cố gắng. Những tấm gương thành công nhờ tài năng thì báo chí đăng nhan nhản rồi, không có Mị, đơn giản vì Mị dốt và lười. Chỉ cần kiếm đủ tiền là Mị dzông đi chơi thôi. Tuy ham chơi nhưng không như người Mỹ, Mị thấy họ năng động và đặc biệt thích cắm trại và hoạt động ngoài trời, Mị thì suốt ngày ngó trời để tìm lý do trì hoãn. Nóng quá, Mị không đi; lạnh quá Mị không đi. Lúc nào cũng phải là thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì Mị mới cắp gói lên và đi. Ngược lại, chồng của Mị thì chỉ theo dõi thời tiết để biết cần đem theo những gì cho chuyến đi. Còn chơi là cứ chơi à. Lạnh thì mang theo chăn ấm, lều to, hai lớp, túi đệm để trải, túi ngủ để chui vào là êm ái. Mọi thứ phục vụ cho việc cắm trại được bán khắp nơi. Có lều to thật to, chục người cũng đủ chỗ. Có gia đình giăng lều kết nối nhau, đi vào cứ như đi vào nhà. Phòng nọ sang phòng kia, có cả hành lang. Họ xách theo cả ghế, chõng, võng lọng, các kiểu, chăng đèn kết hoa, nhạc nhẽo rùm beng, lò nướng đủ loại để nướng các loại thịt ướp sẵn, khoai, bánh bột dẻo nướng chảy kẹp bánh tây, họ làm đủ kiểu cứ nhộn nhịp như thể đang mùa hè. Sau hôm đó thì Mị ngộ ra một điều rằng cái tính đổ thừa, chờ thời, lệ thuộc vào điều kiện khách quan của Mị cần phải thay đổi. Làm sao phải trang bị để thích nghi với hoàn cảnh, cứ lên kế hoạch cẩn thận mọi việc rồi bắt tay vào làm thôi.

Ở Mỹ có khó sống không? Có. Bước chân ra đường thì phải chạy xe, mà quạng quạng chạy là dễ gây tai nạn. Nên riêng phi vụ tốc độ thì Mị cũng nín thở chạy xe hoài ah. Rồi luật lệ phải biết rõ. Trong lúc làm việc, Mị nhận thấy một điểm cơ bản thường gặp khi hỏi người Việt thì họ hay trả lời câu, tùy cô/ông/bà, ngày nào cũng được, hoặc sao cũng được. Dường như người Việt mình bị áp chế quá lâu nên họ không thể đưa ra được những quyết định đơn giản nhất. Nhỏ thì phải luôn luôn răm rắp nghe lời người lớn, không được hỏi lại, hay còn gọi là trả treo nếu người lớn cứng họng, lớn lên thì sống theo tâm lý số đông, yêu ghét theo ý thích của người khác hoặc để chứng tỏ bản thân hơn là vì chính bản thân mình cảm thấy điều đó là đúng đắn và cần phải theo đuổi. Cũng khó trách được, tâm lý thà xấu đều còn hơn tốt lõi, a dua theo đám đông rất phổ biến.

Các vấn đề liên quan đến luật pháp, thuế cần tìm hiểu kỹ để quyền lợi của mình được bảo vệ. Có những thứ tưởng dễ, nhưng thấy vậy chứ hổng phải vậy, đụng chuyện là họ dùng luật để xử, đừng nói câu, thông cảm Mị hổng biết ở đây. Cho nên dù không có cảnh sát thì bản thân mình cũng nên tự răn mình làm điều đúng đắn. Mị nghĩ người có ý thức, văn minh thì ở đâu cũng nên làm vậy, có điều ở Mỹ thì dễ sống tử tế hơn chứ không phải làm Chí Phèo để gào lên cái câu:"Ai cho tao làm người tử tế?". Các vấn đề về dịch vụ tiêu dùng, cần phải tìm hiểu kỹ, biết rõ vì chúng nó lừa tinh vi ghê lắm, móc túi mình một cách kinh khủng và mình cãi không lại. Bản thân Mị cãi lý thành thần một phần nhờ các anh truyền hình cáp, điện thoại, nhà băng huấn luyện đấy.

Sống ở Mỹ có chán không? Có. Từ ngày bước chân qua Mỹ, Mị chỉ biết sáng đi làm rồi về nhà cơm nước dọn dẹp cho ngôi nhà nhỏ của mình. Có thỉnh thoảng đi ăn, đi coi phim, đi dạo phố với chồng, con mà thôi. Bạn bè hiếm có dịp gặp, chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại, yahoo chat, facebook, quên cái vụ bạn bè đàn đúm, nhậu nhẹt, karaoke, tối tối bát phố hít bụi, ăn các loại thực phẩm tẩm hóa chất và thơm ngon lẫy lừng đi. Mặt tốt là nó giúp gắn kết sinh hoạt trong gia đình, không có tình trạng chồng đi nhậu, vợ quán xuyến mọi việc trong nhà và … chờ cơm.

Sống ở Mỹ có hài lòng không? Có. Không chỉ có mà là rất hài lòng. Trước tiên, về ngoại hình thì ở Việt Nam Mị thường xuyên bị nhắc nhở phải ăn kiêng. Haizz, một người có chiều cao 1m7 với 58 ký thì kiêng con khỉ gì?! Qua đây Mị tự nhiên thấy mình rất hòa đồng. Theo tiêu chí số đông ở VN, con gái phải nhỏ nhắn, phải trắng trẻo, phải xinh xắn thì Mị thấy Mị quá …lạc loài. Qua đây màu da nâu nhìn lâu… cũng đẹp của Mị tự nhiên trở nên hợp nhãn người xung quanh. Ngoài ra, người Mỹ không có thói quen đánh đồng và nhòm ngó vẻ ngoài vì tính chất đa sắc tộc trong xã hội, cho nên tất cả đều đặc biệt và độc đáo một cách bình thường.

Về phương diện vật chất trung bình, cơm ngày hai bữa, tắm rửa hai lần, không có gì trở ngại và không phải thức khuya hứng nước, bơm nước, xách nước. Mặc dù Mị để dành nước tắm trong bồn, Mị dội toilet, tưới cỏ, tưới cây để giảm việc phung phí tài nguyên thiên nhiên. Mị cũng cẩn thận tiết kiệm giấy vụn để viết lại mặt sau, các loại rác thải hữu cơ trong nhà bếp, cỏ ngoài vườn được gom lại ủ làm phân bón. Đi chợ Mị xách giỏ theo, hạn chế sử dụng bao ny-lon. Nhân loại cũng chỉ chung một bầu khí quyển, nước dưới sông cũng theo vòng tuần hoàn. Không có điều gì trên đời này mà không liên quan, luân hồi, nhân quả. Nên giữ cho mình, cho hàng xóm, cho khu phố, cho thành phố, cho quốc gia, cho cả thế giới, bởi vì tất cả đều có liên quan đến nhau. Không phung phí, dù đó là tiền mình hay tiền chùa. Cũng không thể nói, tôi có tiền, tôi xài tôi trả thế nào là quyền của tôi. Sự phát triển của mỗi cá nhân và giá trị chung của xã hội khá được tôn trọng.

Mị không so sánh nơi nào tốt, Mị chỉ nghĩ đơn giản, nếu muốn hạnh phúc thì ở nơi nào mình thấy hài lòng, thoải mái là được. Chỉ có thể hiểu rõ chính mình là ai, giá trị và mục tiêu của đời sống của chính mình, chấp nhận cố gắng, chấp nhận mặt thuận lợi lẫn khó khăn của con đường mình chọn. Thế thôi. Mị chỉ có thể nói một phần nhỏ cuộc sống đời thường của một phụ nữ nhập cư, người Việt Nam, trung niên, không có tài năng xuất sắc, một người bình thường, chọn cho mình một cuộc sống bình thường, đơn giản, cơm áo gạo tiền, chồng con như bao người bình thường khác..

Temecula August 29, 2019.

Nguyệt Mị

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,235
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả.
Cuối tháng 7, năm 2020, nạn dịch Tàu vẫn đang hoành hành khắp nơi trên đất Mỹ; tất cả các nước trên thế giới đều lo sợ cuống cuồng, vội đóng cửa biên giới đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Không cho ai ra khỏi nước mà cũng không cho phép bất cứ ai vào nước mình. Kinh tế lao đao, người dân khổ sở, tù túng, quanh quẩn trong nhà mơ đến ngày được trở lại cuộc sống bình thường trước đây. Sau 5 lần trì hoãn chuyến bay, tôi cũng phải lên đường đi công tác để thay thế cho những đồng nghiệp đang mắc kẹt ở nước ngoài đã quá thời hạn làm việc mà chưa về được với gia đình. Họ gởi emails van xin hãng cố gắng tìm cách giúp đỡ về nhà càng sớm càng tốt.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Năm nay có những chuyện xảy ra không ai có thể tưởng tượng được mà hệ lụy rất lớn lan rộng khắp hành tinh như dịch cúm Covid-19. Rồi biểu tình bạo loạn vì cái chết của Goerge Floyd từ tiểu bang Minnesota đã gây nên sự bất ổn đến phải giới nghiêm khắp nước Mỹ. Riêng gia đình tôi cũng xảy ra một chuyện bất ngờ khó tin nhưng có thật mà đến nay chúng tôi cứ bàng hoàng ngỡ như chuyện nằm mơ!
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Hai chị em mãi tán chuyện, đến cổng ngoài nhà Mai lúc nào mà tôi không hay. Mai khép cổng và bước vào nhà. Nhìn dáng em liu xiu men theo tường nhà bà Sáu mà lòng tôi nặng trĩu. Tôi thương em và có cả sự ngưỡng mộ; ngưỡng mộ bởi số phận oan nghiệt vẫn không làm em gục ngã, buông xuôi. Em đã cố gắng vùng vẫy ngoi lên từ đêm đen để trở thành cô gái mù nổi tiếng cả tỉnh thành. Thật từ đáy lòng, tôi rất khâm phục trước ý chí và tài năng của Mai với những tấm bằng khen chất đầy bên góc tủ. Trong tất cả những giải thưởng tôi nể phục nhất là giải về Tin học 6 tỉnh miền Trung mà Mai đạt được năm 2009. Và từ khi quen biết Mai tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều thứ ở cô ấy lắm. Nhưng đăc biệt, tôi cảm động nhất là mối tình thật đẹp của Mai và Tiến
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, bài viết thứ hai là “ Thằng Ngốc “ Đây là bài viết thứ ba . Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Cả tuần nay mưa rả rích không ngớt, mưa nhiều nên cây cối cũng xanh tươi hơn, chẳng thế mà những bãi cỏ khô cằn trước nhà bỗng dưng xanh rì. Mỗi buổi trưa khi có chút nắng yếu ớt chiếu xuống, đám hoa bồ công anh dại nằm khép mình dưới cỏ cũng vươn mình nở vàng rực rỡ. Tôi ngồi trong nhà ngắm nhìn màn mưa qua khung cửa sổ thấy dạ bồi hồi. Nếu không có trận đại dịch Covid-19 này, giờ chắc tôi đang trong hãng vật lộn với công việc, sau lại tất bật về nhà xoay sở với ngàn công việc không tên khác, để rồi vừa đặt lưng xuống giường là chìm ngay vào giấc ngủ. Sáng hôm sau tiếp tục tất bật cho một ngày mới. Làm gì có thời gian nhàn rỗi ngồi ngắm mưa suy nghĩ mông lung.
Ấn tượng của chị Dung lần đầu gặp ông Đại là một khuôn mặt vô hồn nhìn vào khoảng không vô định. Không chào hỏi, không có bất kỳ biểu hiện vui buồn gì trên khuôn mặt trơ như tượng đá. Tuy vóc dáng ông còn khỏe mạnh đối với một người ngoài bảy mươi nhưng những bước đi có vẻ nặng nề không phải do đau yếu mà dường như trong lòng không muốn bước.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.