Hôm nay,  

Xóm Già

24/10/201900:00:00(Xem: 13880)

Bài số 5818-20-31618-vb5102419

 

Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất

 

  Gia đình tôi dọn về Irvine vào tháng tư năm 2002, cư trú ở Irvine cũng đã được 17 năm, thời gian đi quá nhanh. Khi dọn tới đây tôi cũng vừa được 51 tuổi, một trong những người trẻ nhất trong xóm. Gia đình cụ F đã trên 70 tuổi, gia đình cụ P cũng mấp mé 70, gia đình cụ G cũng gần 80 tuổi.

  Cụ F trai đã trên 70 tuổi, luật sư về hưu, hay có cái sở thích mở cửa garage nhìn người trong xóm đi qua lại. Những mùa game lớn bóng rổ NBA hay bóng bầu dục NFL, cụ hay tổ chức coi game trong garage nhà cụ, có pot luck bia và đồ ăn nhẹ. Mười năm sau cụ qua đời để lại bác gái một mình cô đơn trong căn nhà rộng lớn, có một người con trai thỉnh thoảng mới về thăm bác gái. Nhà cũng đã trả xong.

  Cụ P cũng xấp xỉ vào tuổi 70 đã về hưu, trước đó làm thầu xây dựng. Cụ có sở thích dẫn chó của hàng xóm đi vòng công viên rồi về nhà, vừa vận động chân tay, vừa giết thời gian cho đỡ buồn vào tuổi về hưu. Đang mạnh khỏe, đùng cái cụ bị tai biến mạch máu não, dù cố gắng vật lý trị liệu, nhưng cụ sức yếu, nên ít khi gặp cụ ngoài đường. Coi như cụ nằm liệt trong nhà, còn có bác gái mạnh khỏe chăm sóc nên cũng đỡ cô đơn. Nhà cũng đã trả xong.

  Gia đình cụ G, cả hai cụ có cái thú hái trái cây trong vườn đem đi cho hàng xóm ăn lấy thảo.Cây cam nhà cụ giống ngọt, năm nào trái cam cũng xum xuê, ăn hoài không hết. Cả hàng trăm trái cam mọc tràn qua khỏi hàng rào sang bên nhà tôi, cụ nói cứ tự nhiên hái mà ăn. Vườn cụ còn có trái bơ khá lớn, thỉnh thoảng cụ cũng đem biếu tôi một ít trái.Cụ bà mới qua đời đầu năm nay thọ 98 tuổi. Cụ ông khoảng 90 tuổi, trẻ hơn cụ bà, có lẽ buồn vì cụ bà mất, nên sức khỏe yếu dần, đang có y tá đến nhà trông nom cụ. Cụ vốn là Quality engineer nên có tiền dư giả để mướn y tá đến trông nom. Nhà cũng đã trả xong.

  Nhìn hoàn cảnh của cụ G, tôi bàn với bà xã đi mua bảo hiểm nhân thọ mới để thay thế cái cũ. Bảo hiểm nhân thọ mới có thể rút tiền ra nếu về già mình bị yếu cần y tá đến nhà trông nom. Nhân viên bảo hiếm mới đến thử máu và đo nhịp tim. Ít lâu sau hãng bảo hiểm mới gởi bản điện tâm đồ, với lời nhắn nhịp tim có sự bất thường cần gặp bác sĩ gia đình gấp để giải quyết. Mặc dù bị trục trặc về tim, hãng bảo hiểm mới cũng vẫn chấp nhận. Vừa qua tuổi 68 tôi mới khám phá có sự trục trặc về tim, một may mắn không ngờ đã cứu mạng của tôi. Tôi đã trở thành cụ già trong xóm, mang mầm mống bệnh, nhà thì phải 6 năm nữa mới trả xong.Nên vẫn vừa lành tiền hưu vừa đi làm.

  Sau khi có điện tâm đồ tôi đưa cho bác sĩ gia đình, và bác sĩ gia đình lấy hẹn ngay với bác sĩ tim. Găp bác sĩ tim sau khi có bản điện tâm đồ mới nhất và siêu âm tim, nhìn nhịp đập tim yếu, nghi nghờ có cái gì bất bình thường và trầm trọng, trong khi tôi không hề có dấu hiệu gì về đau tim như đau ngực, khó thở, làm việc mệt nhọc sau vài phút. Bác sĩ cho cái hẹn về soi tim.

  Ngày soi tim được hẹn vào 6 giờ sáng 30 tháng 9 tại bệnh viện Fountain Valley. Cũng tại ngay bệnh viện FV  này 3 đứa con đã ra đời tại đây, thời gian nhanh thật, đứa út cũng đã được 29 tuổi. Sinh lão bệnh tử, cửa lão đang trải qua, cửa bệnh đang trông chờ tại phòmg mổ tim bệnh viện FV.

  Thủ đầu tiên là thủ tục tiền đâu cũng không tránh khỏi, sau khi đưa ID (bằng lái xe Cali ) và thẻ bảo hiểm, khoảng 10 phút nhân viên nhanh chóng cột tấm thẻ nhựa có chi tiết cá nhân vào tay, và đưa hóa đơn của ca mổ, nhìn xong hết hồn, phải đóng tiền co-pay hết $935 bằng thẻ Visa, còn lại bảo hiểm trả.

  Được đưa vào phòng chờ mổ nằm trên giường, sau khi cởi bỏ các quần áo cá nhân, và mặc vào chiếc áo của bệnh viện, lấy máu và thử máu, làm thêm thủ tục ký, cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có xảy ra hư thận, chảy máu, lên con đau tim, và cuối cùng là tử. Tôi thản nhiên ký giấy tờ chấp nhận và chịu rủi ro.

  Sau đó được đưa vào phòng mổ. Vụ soi tim bệnh nhân không bị đánh thuốc mê hoàn toàn, nên tôi vẩn còn cảm thấy hơi đau khi soi tim. Một giờ trôi qua, bác sĩ mổ tim đúng dậy nhìn tôi lắc đầu và nói:

- Chú ơi! Không  ngờ tình trạng tim của chú lại rơi vào tình trạng trầm trọng như thế này.

- Thế là sao hở bác sĩ?

- Chú bị nghẹt ba mạch máu tim. Không biết các bác sĩ tim khác có dám chấp nhận ca mổ này không nữa.

- Không dám chấp nhận mổ có nghĩa là cơ may sống rất ít. Đầu óc tôi hơi choáng voáng vì tin dữ, nhưng vẫn bình tỉnh.Vậy thì bác sĩ ra nói chuyện với bà xã ra sao.

  Lúc này khoảng 11 giờ sáng ngày thứ sáu. Sau khi khám phá ra bệnh tim trầm trọng, tôi được gắn thêm máy trợ tim để giúp cho tim làm việc bớt lại, nước biển và oxygen được tiếp tế vào cơ thể liên tục, bằng những ống giây chằng chịt, bây giờ thì tôi đang sống cùng với giây nhợ, mà trước đây tôi không hề nghĩ mình sẽ bị rơi vào tình trạng này. Tôi được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt, với 2 y tá trực 24 tiếng đồng hồ. Bây giờ vào khoảng 1 giờ chiều thứ sáu, rơi vào tuần lễ labor day.

  Sau khi bác sĩ tim nói chuyện với bác sĩ gia đình, và với quyết định của bà xã. Tôi sẽ được chuyển qua bệnh viện UCI vùng santa ana cách bệnh viện FV 12 dậm, và nhà tôi khoảng 10 dậm. Bệnh viện UCI có đội ngũ mổ tim nổi tiếng, cơ may tôi được cứu sống có nhiều phần trăm hơn. Sau khi tham khảo hồ sơ bệnh lý của tôi, đội ngũ bác sĩ tim UCI đã đồng ý thực hiện ca mổ rất trầm trọng của tôi.

  4 giờ sáng thứ bảy tôi được xe cứu thương chuyển qua bệnh viện UCI. Tôi vẫn tỉnh táo  khi được di chuyển toàn bộ giường, máy trợ tim, máy tiếp Oxygen. Tôi thấy xe vẫn chạy bình thường không một tiếng còi hú, tôi còn mường tượng được xe chạy trên đường Brookhurst rẽ vào freeway 5, rồi xuống đường Main. Tôi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, trên lầu bảy. Lầu này có 6 phòng đặc biệt dành cho bênh nhân có bệnh lý về tim. Mỗi phòng có đều có các y tá thay phiên nhau trực 24 giờ, mỗi y tá làm 12 giờ, ca sáng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, ca đêm từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng.Ngoài y tá tôi còn được vợ và các con thay phiên nhau chăm sóc.Về mặt tinh thần tôi đang có được sự hỗ trợ to lớn từ người thân, khiến tôi có thêm nghị lực chịu đưng đau đớn.

  Vì rơi vào ngày lễ labor day, nên ca mổ "open heart" được quyết định vào ngày thứ ba, mồng 3 tháng 9 năm 2019. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này.

  Trước những ngày mổ. Thứ bảy, chủ nhật , thứ hai, ngày nào cũng có đầy đủ thủ tục lỉnh kỉnh về bệnh tình như sau: lấy máu, mỗi lần 3 ống, đo nhịp tim, đo oxygen, đo độ đường, chụp x-ray, máu thuộc loại máu O, ngân hàng máu của UCI đã có sẵn. Ăn uống với chế độ diet theo lối Mỹ nên rất khó ăn, tôi phải ráng ăn để lấy sức khỏe.

  Lần đầu tiên đi tiểu trên giường, tôi không thấy cảm thấy thoải mái chút nào, phải đi vào một cái ống vuông cong hình chữ nhật.Riết rồi cũng quen, cứ mỗi khi mắc tiểu bấm chuông báo động, là y tá trực chạy đến liền. Vấn đề đại tiện, làm sao đây tôi cứ thắc mắc, chủ nhật tôi chuyển bụng, y tá đặt một cái khăn bằng nhựa khá lớn, phía trên có cái bô, thế cũng xong, đây là kinh nghiệm một lần duy nhất trong đời. Tôi hoàn toàn bất lực như một đứa trẻ con.

  Sáu bác sĩ thay phiên nhau vào hỏi thăm bệnh tình, bác sĩ trợ mổ cho tôi thấy hình  Tim, có 3 chỗ bị tắc nghẽn, một chỗ bị tắc 100%, chỗ thứ hai bị tắc nghẽn 90%, chỗ thứ ba bị tắc nghẽn 80%. Bác sĩ hỏi tôi có triệu chứng đau ngực, hay khó thở không?Tôi hoàn toàn không có triệu chứng báo hiệu, một trường hợp hiếm có.Vẫn đi bộ 30 phút mỗi ngày không cảm thấy mệt, cuối tuần làm vườn 1 tiếng vẫn không cảm thấy đau ngực. May mắn tôi được khám phá kịp thời 3 chỗ tim bị tắc, nếu để lâu hơn nữa chỉ cần mạch thứ hai bị tắc là tôi sẽ lên cơn đau tim. Một sự may mắn kỳ lạ.

  Thứ hai cả ngày tôi không được ăn uống, ngay cả đồ lỏng, chỉ được tiếp nước biển. Sữa soạn cho một ca mổ tim lớn nguy hiểm. Cũng như bệnh viện FV, bệnh viện UCI cũng đưa cho tôi ký tờ cam kết. Ca mổ sẽ có 2% nguy hiểm về, hư thận, chảy máu, đau tim, và có thể chết.tôi thản nhiên ký và đã sẵn sàng cho tất cả. Que sera sera. Buổi tối, một y tá chuyên môn về siêu âm, siêu âm cả hai mach máu bên chân trái và bên phải, sau đó bà ta vẽ đường mạch máu để cho bác sĩ nhận diện, vì chưa biết dùng đoạn mạch máu nào của hai chân.

  Sáu giờ sáng thứ ba tôi được đưa xuống lầu 2 vào phòng mổ, thân nhân tôi xuống ngồi chờ trong phòng chờ đợi cũng cùng lầu hai. Phòng mổ trông thật hiện đại như trong phim General Hospital, phòng bật đèn sáng chưng, tới tất cả mọi ngóc ngắch trong phòng. Nhóm mổ có 10 người gồm các bác sĩ mổ tim, gây mê, và các y tá, họ nói đủ mọi ngôn ngữ về mổ tim, người nói chuyện cuối cùng với tôi là bác sĩ gây mê, sau đó tôi thiếp đi ngủ mê man chẳng còn biết chuyện gì xảy ra với tôi nữa.

  Tỉnh dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU. Tôi thấy vợ tôi đang nắm tay tôi, nhìn tôi mỉm cười vì cuộc đại giải phẩu thành công, tôi biết tôi đã thoát khỏi ngưỡng cửa tử thần, may mắn tôi đã không rơi vào 2% nguy hiểm kia. Sau 6 giờ trong phòng giải phẩu, cuộc đại giải phẩu đã thành công, 3 mach tim đã được bypass bằng 3 mạch máu của chân trái. Như vậy bác sĩ đã quyết định dùng mạch máu chân trái để làm 3 bypass. Sau khi mổ tôi thấy có thêm máy hút máu và nước từ trong cơ thể ra, một máy tự động đi tiểu, một máy thở đặt thẳng trong cổ họng.Máy thở thì được rút ra sau đó vài tiếng đồng hồ, máy tự động đi tiểu được rút ra khỏi đường tiểu vào ngày hôm sau.Bớt đi được gánh nặng trong người.

  Tôi ở thêm 5 ngày nữa trong bệnh viện từ khi mổ, và được chuyển xuống lầu 6 nơi một phòng chứa hai bệnh nhân, nên sư ồn ào không thể tránh khỏi. Có 3 bệnh nhân lần lượt vào phòng rồi đi, người bệnh thứ nhất bị mổ bọng đái, bênh nhân thứ hai thiếu vitamin D, bệnh nhân thứ ba bị đâm sau lưng khi đang ngồi uống rượu trong bar. Biết được cái ồn ào này, tôi nói bà xã và các con 9 giờ tối về ngủ dưỡng sức, ngày hôm sau quay lại thì tốt hơn. Ban đêm tôi chỉ có ngủ và khi cần tiểu tiện tôi có thể gọi y tá giúp đỡ. Đúng là mọi ngày như mọi ngày, ăn, ngủ, uống thuốc, lấy máu, đo huyết áp, lượng đường, vệ sinh cá nhân, bà xã giúp tôi đánh răng trước khi đi ngủ. Thứ năm tôi được hai y tá đến tập đi bộ vòng quanh hành lang một đoạn ngắn với xe đẩy, vừa bước xuống giường đầu óc tôi choáng váng sau đó biến mất, vì nằm trên giường đã hơn 5 ngày. Ngày thứ bảy Y Tá Trị Liệu (Therapist) đến tập cho tôi một số động tác cử động chân tay, và cho đi hai vòng hành lang, lần thứ nhất với xe đẩy, lần thứ hai không có xe đẩy, nhưng Y Tá Trị Liệu buộc giây bell ngang lưng tôi và nắm trong khi tôi đi bộ phòng khi tôi bị té.Trước ngày xuất viện có một biến cố nhỏ, không hiểu sao tôi không thể đi tiểu mặc dù rất mắc tiểu. Y tá siêu âm thấy có nước ứ đọng, với sự trợ lực của phu tá nữa, họ cho vào lại cái ống tiểu vào sâu đường tiểu, quả là thốn lên tới óc tôi la lên một cái rồi êm ru. Nửa tiếng sau bịch tiểu đã tràn đầy, họ rút ống ra, và sẽ quay lại kiểm soát mỗi 3 tiếng. May quá sau đó thì mọi sự đều trở lại bình thường.

  Nhịp tim với 3 bypass đập bình thường, oxygen đạt hơn 90, huyết áo và tiểu đường trong vòng kiểm soát, hô hấp không trở ngại, mực máu đầy đủ, vậy là đạt yêu cầu xuất viện.

  Những ngày dài sau khi mổ.Rơi vào trường hợp trọng bịnh mới thấy được cái tình nghĩa vợ chồng và sự hy sinh của người vợ. Hai tuần đầu về nhà dưỡng bịnh, tôi như đứa con nít, mọi việc ăn uống tiểu tiện, uống thuốc, tắm rửa, đều do một bàn tay bà xã trông coi. Coi như từ A đến Z.

  Ngày ra bệnh viện viện UCI 8 tháng 9 vào 4 giờ chiều chủ nhật, tiếp theo cũng là những chuỗi ngày cực khổ cho bà xã, vì phải chăm nom bệnh nhân 24 trên 24.

  Y Tá Trị Liệu lại đến nhà vào ngày thứ ba chỉ dẫn thêm 10 động tác tập chân tay và cổ, mỗi động tác chỉ cho làm tối đa 10 lần. Động tác chèo thuyền, động tác chèo thuyền ngược, động tác ru con, động tác ru con ngược, nhịp hai chân theo điệu quân hành, nhón hai gót chân lền và xuống, dạng ngang chân trái, dạng ngang chân phải. 3 động tác cấm không được làm vì sợ động đến vết mổ, hai tay không đưa quặt ra sau, hai tay không đưa thẳng 90 độ, không cúi gập người quá phía trước

  Hai tuần lễ sau ngày mổ. Có hẹn đến phòng LAB để thử máu và phòng X-Ray để chụp quang tuyến cho lần tái khám tuần tới với bác sĩ mổ tim Dr S. Vừa về đến nhà, gặp cụ G cũng đang từ nhà đi ra. Một cụ già, một cụ trẻ, cả hai cụ đều dùng xe đẩy để di chuyển. Có khác chăng cụ trẻ phải dùng xe đẩy vì sau khi mổ tim, chân còn yếu phải dùng nó, còn cụ già bắt buộc phải dùng nó để trợ lực, một đôi chân không thể thiếu cho đến khi không còn có khả năng dùng nữa.

  Nhìn cụ một tương lai sống động cho tôi nhìn vào, hơn 20 năm nữa thôi tôi cũng theo vết xe cụ. Năm nay cụ cũng đã hơn 90 tuổi.

  Tôi đã tự đi bộ trong nhà một mình không cần xe đẩy nữa, chỉ khi cần ra ngòai đường thì mới dùng xe đẩy để tránh đụng chạm với người khác. Cảm giác tự đi bộ một mình thật thoải mái và vững tin vào sức khỏe tiến triển mỗi ngày một tăng. Tự mình xoay lưng 3 chiều, nằm thẳng, nghiêng bên trái, nghiêng bên phải cho đỡ đau lưng.Điều mừng nhất là xuống giường một mình để đi tiểu ban đêm, đỡ phần nào gánh năng cho bà xã.

  Y Tá Trị Liệu đến nhà ngày thứ năm, anh ta nhìn tôi ngạc nhiên khi thấy tôi đứng đón trước cửa, sắc mặt hồng hào, có vẻ bình phục nhanh chóng. Anh ta chỉ dẫn thêm một số điều phải làm, và nhắc lại những điều không nên làm. Tuyệt đối không nâng vật nặng quá 5 pounds. Cũng đo huyết áp, oxygen, vân vân ...Qua ngày thứ 16, sức khỏe phát triển thấy rõ, y tá trị liệu, nhìn thấy tôi đi đứng tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi cho biết đã tự lên giường xuống giường, tự đi vệ sinh cá nhân lấy ngay cả ban đêm, đi vòng quanh nhà 20 lần không cần xe đẩy. Có điều tôi vẫn còn lệ thuộc nhiều vào bà xã, như ăn uống 3 bữa, tắm rửa, lái xe đưa đi gặp bác sĩ vì chưa được cho phép lái xe.

  Ngày thứ 18, lần đầu tiên đi bộ một vòng nhỏ quanh công viên không cần xe đẩy, bà xã đi bộ bên cạnh phòng bất trắc. Ánh nắng buổi sáng chan hòa, vừa đủ nắng để cơ thể hấp thụ thêm vitamin, chắc còn vài tháng nữa mới có thể đi bô 30 phút quanh công viên. Tốc độ đi bộ chậm hẳn lại chỉ bằng 1 phần 3 tốc độ đi bộ trước khi mổ. Chứng tỏ đôi chân vẫn chưa được hồi phục nhanh, nhất là chân trái vì bị cắt và lấy mạch máu để làm 3 cái bypass cho tim. Giờ mới cảm thấy thấm thía câu "sức khỏe là vàng".Ngày thứ 19 tiếp tục đi bộ quanh công viên, tôi đi được một vòng thì bà xã đã đi được 3 vòng công viên. Đúng là tốc độ con rùa, tôi có muốn bước nhanh hơn cũng không được, tình trạng của đôi chân không cho phép. Sau khi mổ tim đi bộ được như vậy là tốt rồi, tôi tự an ủi mình.

  Ngày thứ 20, đi tái khám với bác sĩ mổ tim.3 giờ chiều có mặt, cô y tá đo huyết áp, thử oxygen, lấy điện tâm đồ.Kết quả nhịp rất tốt. Bác sĩ nhìn vết mổ rồi tháo băng, vết mổ sau 3 tuần đã ăn da non. Bác sĩ khuyên nên đi bộ ngày hai lần quanh công viên, để tâp lại cho đôi chân bình phục dần.Mọi việc đều tốt không có phản ứng phụ.

  Sau ngày tái khám, ngày hai bữa tôi đều đi bộ quanh công viên, mất khoảng 30 phút để cho đôi chân cứng cáp dần.

  Ngày thứ 27, hôm nay đi bộ quanh công viên được 2 vòng, mất khoảng 30 phút, cho thấy tốc độ đi bộ đã nhanh gấp đôi, đôi chân cứng cáp hơn, đứng được lâu hơn. Đã đi siêu thị cùng với bà xã mua thức ăn, đi ăn nhà hàng và ngồi lâu hàng giờ. Cà phê chỉ uống loại decafe để cho tim khỏi đập nhanh.

  Hôm nay đến bệnh viện khoa tim để gặp bác sĩ trị liệu. Ngày đầu tiên điền giấy tờ cũng mất hơn tiếng. Chương trình tập cử động vai, chân, tay, đạp xe đạp, chạy bộ trên máy treadmill, tập cử tạ từ 1 pound rồi dần dần lên đến 50 pounds tùy theo nhịp đập của tim. Trước khi tập có gắn máy đo nhịp tim chuyền qua computer để theo dõi đồng thời ghi lại biểu đồ vào máy tính. Bảo hiểm đồng ý trả tiền cho tập 12 kỳ trong vòng 3 tháng.

  Qua tuần lễ thứ 7, đã đi làm trở lại. Các bạn đồng nghiệp mua chiếc bánh to bự ghi hàng chữ welcome back để đón chào một bệnh nhân mổ tim dù chưa bình phục hẳn trở lại làm việc. Tôi cũng vui với những lời hỏi thăm sức khỏe của mọi người, vì là công việc kỹ sư nên cũng không phải đụng chạm đến những đồ vật nặng, nếu có thì nhờ người khác làm dùm, mọi người đều vui lòng giúp đỡ người bệnh.

  Hiện nay xóm tôi có 8 khuôn mặt già trên 68 tuổi, cụ P thì bị tai biến mạch máu não, cụ G yếu vì già trên 90 tuổi, và tôi mới bị mổ tim. Hôm nay nói chuyện với cụ T đã trên 75 tuổi, cụ nói 10 năm trước cũng bị mổ tim với 3 cái bypass như tôi nên cụ thông cảm bệnh tình của tôi. Biết là sinh lão bệnh tử, nhưng tôi nhủ lòng phải ráng sống vui những chuỗi ngày còn khỏe mạnh.

 

Irvine 18-10-2019

 

Lê Hiền

Ý kiến bạn đọc
15/12/201913:14:21
Khách
Bác Lê Hiền ơi,
Cám ơn bác đã chia sẻ về kinh nghiệm mổ tim của bác.
Có một chi tiết nhỏ về thời gian nhờ bác xem lại:
-soi tim ngày 30-9
-mổ tim ngày 3-9. Trong bài bác còn ghi rõ bác sẽ không bao giờ quên ngày này. Cám ơn bác.
26/10/201900:54:29
Khách
"...trong khi tôi không hề có dấu hiệu gì về đau tim như đau ngực, khó thở, làm việc mệt nhọc sau vài phút….Vụ soi tim bệnh nhân không bị đánh thuốc mê hoàn toàn, nên tôi vẩn còn cảm thấy hơi đau khi soi tim. Một giờ trôi qua, bác sĩ mổ tim đúng dậy nhìn tôi lắc đầu và nói:

- Chú ơi! Không ngờ tình trạng tim của chú lại rơi vào tình trạng trầm trọng như thế này ". Trích.

Đáng sợ thực !

Một bài viết hay với nội dung có thể hữu ích cho nhiều người. Lời văn giản dị và gọn gàng.

Nói về tim, vài tin tức tôi được biết qua bạn bè là qua Coronary artery calcium scan - bác sĩ dùng một loại máy x-ray đặc biệt khám mực độ chất canxi trong động mạch, chúng ta có thể biết trước được nguy cơ liệu có thể bị heart atttack hay không :

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/heart-scan/about/pac-20384686

Và qua Carotid artery ultrasound, chúng ta có thể biết trước được nguy cơ liệu có thể bị stroke hay không:

https://www.health.harvard.edu/heart-health/carotid-artery-ultrasound-should-you-have-this-test

Kỳ tới khi đi khám bác sĩ, bạn thử xin bác sĩ được lấy hai loại tests này xem sao. Chẳng phải kiêng cử gì. Và cũng chẳng đau đớn chi.
24/10/201921:40:07
Khách
Hello anh Hiệp, đọc bài này thì biết rõ hơn về trường hợp mổ tim của anh.
Chúc anh mau bình phục và càng ngày càng khỏe hơn xưa.
Nhớ ăn bớt phở lại đấy nha ông bạn LoL
24/10/201914:41:32
Khách
XIN CÁM ƠN TÁC GIẢ LÊ HIỀN - MỘT BÀI VIẾT RẤT HAY VÀ RẤT THỰC TẾ,. TÔI CŨNG LÀ 1 BẠN GIÀ SỐNG TẠI CANADA TỪ NĂM 1980 (BOAT PEOPLE)-BỆNH TẬT NẦY NỌ BẮT ĐẦU LÓ DẠNG RA VÌ TÔI CŨNG THUỘC LỚP GIÀ SENIOR,..VUI THÚ ĐIỀN VIÊN , ĐI RA ĐI VÔ...CHỜ TỚI THÁNG LẢNH TIỀN GIÀ....VÀ ĐI KHÁM BS...

NGUYEN T CHÁNH.

NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH, LÂO ÔNG U7
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,116,188
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến