Hôm nay,  

Một Người Ra Đi Và Bệnh Teo Cơ

16/03/201900:00:00(Xem: 13706)
Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc

Bài số  5642-20-31448-vb7031519

 
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và  tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.

 
Viet ve nuoc My (1)
Joseph Shvager dự đám cưới vợ chồng tôi năm 1984.

Viet ve nuoc My (2)
Bản vẽ giải thích bệnh  teo cơ, do Zing chú giải.

Viet ve nuoc My (4)
Stephen Hawking và vợ Jane Hawking, đám cưới năm 1965.

Viet ve nuoc My (3)
Stephen Hawking mất ngày 14 Tháng 3, 2018, hưởng thọ 76 tuổi. (ảnh của Lwp Kommunikáció/)

 
***
 

Thứ Tư vừa rồi tôi đi dự đám tang của một người bạn rất thân xưa cùng làm chung sở, Joseph Shvager. Joseph thọ 71 tuổi, người Do Thái, trước sống ở Cộng Sản Nga-Sô.  Cuối thập niên 1970, cùng vợ và con gái, ông được Nga-Sô cho phép sang định cư ở California.

Tôi làm cho một hãng sáng chế máy hàn. Khi nó mới thành lập, rất nhỏ, chỉ vỏn vẹn có 16 người. Thế nhưng mỗi năm hàng đặt càng bành trướng, số lượng sản xuất chẳng những tăng gia mà chúng tôi còn sáng chế thêm nhiều model khác nhau nên vào năm 1983, chủ tôi phải mướn một người khác thay thế việc của tôi -production manager- để tôi làm thảo kế hoạch sản xuất, production planner.

Người mà chủ tôi mướn là Joseph Shvager. Ngay từ lúc vào làm, tôi đã thích và khâm phục Joseph vì ông siêng năng và rất giỏi về máy móc. Ba người chủ của hãng tôi quan niệm không có người làm thì không có hãng xưởng nên họ rất quý và đối xử nồng hậu với nhân viên. Joseph cũng có cùng quan niệm đó nên dần dần tất cả nhân viên đều quý mến ông. Hai người chủ của tôi người Lithuanian, và Joseph người Do Thái đều sang Mỹ định cư lánh nạn Cộng Sản Nga-Sô; tôi là người Việt Nam sang Mỹ định cư lánh nạn Cộng Sản Bắc Việt nên tất cả chúng tôi đều có tình cảm mật thiết, cùng quyết tâm khuếch trương công-ty bảo đảm cho công ăn việc làm của nhân viên  vì chúng tôi có cùng một móc nối: kinh nghiệm bỏ nước ra đi tìm tự do. Có lần tôi nói với Joseph là tôi thấy ông ta có nhiều cá tính của một người lãnh đạo giỏi: siêng năng, liêm khiết, thông minh, quan tâm đến đời sống của nhân viên, tất cả những đức tính tốt không thấy trong tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản.

Năm 2012, sau gần 30 năm làm việc chung với nhau, Joseph nghỉ về hưu vì hai lý do: thứ nhất, hãng tôi hàng hóa ế ẩm nên hãng phải bán cho người khác, ba người chủ cũ không còn nữa, nhưng lý do thứ hai quan trọng hơn: trong vòng một năm trở lại, thân thể Joseph yếu hẳn đi vì ông không còn điều khiển các bắp thịt hữu hiệu được nữa. Bác sĩ khám nghiệm và khám phá ông bị bệnh Amyotrophic lateral sclerosis (ALS).

Chữ "Amyotrophic lateral sclerosis" nguyên thủy từ tiếng Hy-Lạp ra:

- a là không có.

- myo là bắp thịt (Việt Nam bây giờ gọi là cơ bắp).

- trophic là nuôi dưỡng.

- lateral là kế bên, hàng ngang.

- sclerosis là xơ cứng, hóa cứng (tế bào).

Gom ba chữ lại:

- Amyotrophic: các bắp thịt đã mất nguồn nuôi dưỡng, bị teo lại.

- Lateral: cơn bệnh này ảnh hưởng phần thân thể bên cạnh tủy sống, nơi có các dây thần kinh nuôi dưỡng bắp thịt.

- sclerosis: tế bào thần kinh và cơ bắp trở nên xơ cứng hay thành mô chết (scarred tissue).

Amyotrophic lateral sclerosis (ALS) là bệnh xơ cứng, teo cơ (muscle, bắp thịt). Bệnh nhân dần dần bị tê liệt, toàn thân bị co rúm vì não không còn điều khiển được các bắp thịt vận động của cơ thể.

Thân thể chúng ta có những  tế bào thần kinh vận động (motor neuron) ở não liên tục liên lạc với những  tế bào thần kinh vận động ở gần tủy sống để đưa mệnh lệnh và tín hiệu cho cơ bắp khắp nơi. ALS ngăn chận các tế bào thần kinh vận động không truyền được tín hiệu, mệnh lệnh đến các cơ bắp làm chúng nó ngừng hoạt động, càng ngày càng teo dần. ALS khủng khiếp vì nó tàn phá tất cả tế bào vận động của cơ thể: chân tay trở nên yếu  đuối, không đi đứng được, không mặc quần áo được, không viết lách được, không ăn uống được, không nói năng được, không ngủ, không thở được. Dần dần cơ thể teo lại giống như rau quả phơi khô và rồi bệnh nhân chết.


Phần đông người bị ALS chết trong vòng 3 đến 5 năm vì không thở được nữa. Tuy nhiên, có khoảng 10% bệnh nhân sống hơn 10 năm. Y học hiện thời chưa trị được ALS, nhưng thuốc men có thể giúp bệnh nhân một phần nào.

Bệnh ALS còn gọi là Lou Gehrig's disease. Lou Gehrig là tên của một cầu thủ baseball người Mỹ nổi tiếng, sinh năm 1903, chết năm 1941 vì bệnh ALS. Ông khám phá ra bị bệnh ALS năm 36 tuổi và chỉ hai năm sau thì ông mất.

Có một nhà Vật Lý học lừng danh nổi tiếng thế giới người Anh Stephen Hawking cũng bị bệnh ALS - Lou Gehrig's disease khi ông ta 21 tuổi. Nhưng trường hợp Hawking hiếm có: mãi đến 55 năm sau, 2018, ông mới chết.  

Tuy rằng không nói được, không cử động được, liệt cả người chỉ ngồi xe lăn khi làm việc, Stephen Hawking vẫn diễn thuyết, vẫn viết lách trình bày ý tưởng siêu phàm của ông về khoa học vũ trụ cho đến lúc ông mất, nhờ hãng Intel phát minh ra một máy trợ giúp ông ta để nói và viết. Cứ mỗi hai năm Intel phải cập nhật hóa máy này để đối phó với các cơ bắp của ông càng ngày càng bị hủy hoại.

Để ý trong hình kèm theo, kính bên mắt phải của ông có một gọng đen. Ở đầu gọng đen này là một sensor (vật cảm biến) chĩa vào má bên phải của ông. Nhờ sensor này mà nó "biến" ý tưởng ông thành lời viết hay có thể phát âm:

 Mỗi năm ở nước Mỹ chỉ có khoảng 20,000 người bị bệnh ALS. Người da trắng, người không phải gốc La-Tinh (Hispanics), và đàn ông hơn là đàn bà có cơ hội bị bệnh ALS nhiều hơn. Bệnh ALS thường chỉ bắt đầu trong thời gian từ 40 tuổi đến 70 tuổi.

ALS là một trong những bệnh khủng khiếp nhất vì tuy rằng các cơ bắp trong cơ thể dần dần bị tàn phá cho đến lúc bệnh nhân nằm liệt giường hay ngồi xe lăn, não bộ vẫn tỉnh táo chứng kiến sự suy đồi của thân thể.

Đây là lần thứ nhì tôi dự đám tang của người Do Thái. So với tang lễ của người Việt không có đạo gì hết, tang lễ Phật giáo, tang lễ Công giáo, tang lễ Tin Lành, thì tôi thích tang lễ của Do Thái giáo nhất vì nhanh chóng, không rườm rà, đơn giản:

1. Họ chôn ngay trong vòng 24 giờ đồng hồ, chậm lắm là 48 tiếng. Lý do? Người Do Thái theo chỉ dẫn của Kinh Thánh trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký (Deuteronomy) 21:23: "Đừng để xác chết treo trên cột qua đêm. Phải chôn cùng ngày vì thây người treo qua đêm sẽ bị Chúa nguyền rủa. Không được làm ô uế đất đai Đức Chúa Trời ban cho các ngươi làm sản nghiệp" ("you must not leave the body hanging on the pole overnight. Be sure to bury it that same day, because anyone who is hung on a pole is under God’s curse. You must not desecrate the land the Lord your God is giving you as an inheritance").

Chỉ có một trường hợp ngoại lệ là không được chôn vào những ngày lễ Do Thái giáo và ngày Sabbat (ngày Sabbat là ngày cuối cùng của một tuần, ngày Thứ Bẩy. Chủ Nhật là ngày đầu tuần. Kinh Thánh trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký (Exodus) 20:8 viết: "Hãy nhớ ngày Nghỉ (Sabbath), giữ nó là ngày thánh" - "Remember the Sabbath day, to keep it holy").

2. Quan tài dùng đơn giản, không xa hoa, đắt tiền. Nếu dùng quan tài "kosher" thì càng tốt (chỉ là gỗ, không có đinh. Gỗ sẽ bị đất biến hóa, đinh thì tồn tại lâu dài). Không "trang điểm" (embalming) tử thi như thường làm trong đám ma ở Hoa Kỳ.

3. Quan khách không phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần, và đây là điều tôi thích nhất: không phải hát Thánh Ca vì chỉ có Thầy tế lễ Rabbi hát. Cái gì chứ bị bắt buộc hành nghề ca sĩ trước đám đông thì tôi rất thẹn thò nên tôi rất thích tang lễ Do Thái giáo ở điểm này.

Luật của Tạo hóa con người không thể  trốn thoát được là sinh, lão, bệnh, tử. Những ngày còn sống có vui đến đâu thì cũng sẽ đến một ngày nào đó mọi người đau buồn đối diện với cái chết. Không một ai vui vẻ khi phải dự một tang lễ, nhưng ít ra trong đám tang Do Thái giáo, tôi không bị bắt hát Thánh ca.

March 2019

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Amy-otrophic-Lateral-Sclerosis-ALS-Fact-Sheet

 

https://kidshealth.org/en/kids/als.html

Ý kiến bạn đọc
19/03/201920:11:58
Khách
Không thích văn phong của tác giả này.
17/03/201921:43:18
Khách
Đồng ý nhận xét của Lê Như Đức
16/03/201923:42:22
Khách
Bài viết nhập đề với câu chuyện rất hấp dẫn về người bạn bị bệnh teo cơ bắp. Câu chuyện càng lôi cuốn khi nói về thiên tài Stephen Hawking với sự giải thích về bệnh ALS.
Và rồi hình như cụt ý, tác giả kết luận bằng chuyện không bị hát Thánh ca khi đi đám tang người bạn thân.
Kết luận vừa vô duyên lại vừa chứng tỏ mình đối xử quá tệ với người mới ra đi. Chết là hết. Hết cả ân oán lẫn hận thù, chả lẽ còn kỳ kèo đứng lên ngồi xuống nhiều lần. Nếu không nghĩ được mình làm cho sự phúng điếu của tang gia thì hãy coi như ta đang làm vài động tác tập thể dục thôi. Cùng ca một bài Thánh ca để tiễn người ra đi, tự nhiên so sánh với hành nghề ca sĩ thì quả là vô duyên tệ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,691
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến