Hôm nay,  

Người Rừng

17/08/201800:00:00(Xem: 11672)
Người viết: Trần Thiện Phi Hùng

Bài số 5468-20-31275-vb6081718

 
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.

 
***
 

Tôi bị đau xương sống, “mọc gai cột sống“ năm 60 tuổi; nhưng cũng là tuổi được phép về hưu của cựu quân nhân VNCH; Tỵ nạn chính trị nơi đây lại được hưởng quy chế của cựu quân nhân như dân bản xứ vì là quân đội đồng minh từng sống chết có nhau; Có nghĩa là sớm hơn dân sự 5 năm. Bác sĩ chuyên khoa nói nếu muốn mổ cắt gai thì sẽ cho làm thủ tục mỗ ngay; vì tôi có bảo hiểm sức khỏe, nên mọi lệ phí nhà thương hay tiển trả cho bác sĩ đều do hãng bảo hiểm lo. Tôi hỏi:

- Xác xuất thành công là bao nhiêu?

- 80 đến 90% vì xương sống là chỗ có rất nhiều dây thần kinh.

- Không thành công hậu quả ra sao?

- Tê bại một phần tay hay chân hay nhiều phần trong cơ thể, không thể đoán trước được nhưng tệ hại nhứt là liệt bại vĩnh viễn.

Tôi còn đi đứng được, chỉ đau thường nên còn chịu đựng nổi thì mỗ làm chi, nguy hiểm quá.

- Vậy có cách nào ngăn không cho bệnh tệ hơn không?

Chỉ có cách đi bộ dưới nước để ngăn tình trạng sụn tăng trưởng chèn ép dây thần kinh làm tê liệt 2 chân, ngày đó thì bắt buộc phải mổ.

- Bơi lội được không?

- Biết lội thì càng tốt.

Thế là từ đó,  5AM tôi rời nhà nếu đi bộ đến hồ bơi, còn lái xe chỉ mất 7 phút thôi. Hồ bơi mở cửa 5.30AM.

 Hôm nay sáng thứ Hai 5.30AM. Hồ bơi mở cửa như thường lệ như mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu; chỉ 2 ngày cuối tuần thì mở cửa 8AM. Vừa xuống hồ bơi tôi hỏi chị Tỷ:

- Hôm Chủ Nhật Chị có đi nhà thờ có xin tội hay không?

- Chủ nhật rồi đâu có ai xin tội; mà sao anh hỏi như vậy?

Tại vì hôm thứ sáu trong phòng Sauna có 4 bà Việt Nam và hai cha con người Iraq. Iraq Cha 86 tuổi không nói được tiếng Anh; Con trai của ông ta 60 tuổi có hỏi Việt Nam ta: “Các Anh Chị có biết “Touch Wood” không? Và tại sau Touch wood mà không nói Touch Metal hay touch plastic hay touch somethings else?

Tao biết có nghĩa là Chúc may mắn lucky; nhưng không biết tại sau phải sờ vào cây?

Mầy có biết Cây Thánh Giá không? vừa nói nó vừa đưa 2 ngón tay tréo thành dấu cộng để diễn tả cây thánh giá đã đóng đinh Chúa Jésus. Cây thánh giá làm bằng cây. Sờ vào cây tượng trưng như sờ cây Thánh Giá để mong Chúa ban cho sự may mắn.

Chị Tỷ là người rất rất sùng bái Chúa; nhưng có lẽ Chị không nghe hiểu được tiếng Anh nên dùng dằng rời phòng Sauna và còn to tiếng nói:

- Noisy, Noisy. “Ồn quá, ồn quá”

Chúng tôi đang nói nghĩa của chử ‘Touch Wood’ liên quan tới Cây Thánh Giá tức nói chuyện liên quan về Chúa cứu thế; Chị ta dám nói là chúng tôi ồn ào. Không biết lỗi không có Tội; nhưng nay tôi nói ra rồi thì đã biết vậy phải đi xin tội.

Tuần trước nữa tôi hỏi mấy chị theo đạo Chúa:

- Ông Cha nhà thờ có bao giờ nói dối hay không?

Các Bà đều nổi nóng thiếu điều muốn xẻ thịt tôi và cho là hổn hào, xấc láo… .

- Cha không bao giờ nói dối.

Tôi bảo các Chị về xem Youtube về trường hợp một tín đồ bị ung thư sắp chết đi xin tội và Ông Cha nhà Thờ nói dối ra sao?

Sáng hôm sau mấy Bà có sử dụng Internet có xem Video về câu chuyện:

Ông Cha Nhà Thờ nghe một tín đồ mắc bệnh ung thư sắp chết xưng tội. Ông bệnh nhân này bị lương tâm bị cắn rứt suốt 21 năm từ ngày ông ta nhậu say lái xe về giữa đường đụng phải một người đàn ông qua đường ngã xuống và có một thằng bé chạy ra kêu Bố đừng chết xin mọi người cứu dùm. Người tài xế bỏ chạy luôn; nhưng hình ảnh người đàn ông ngã xuống và tiếng kêu cứu của thằng bé ám ảnh ông ta suốt 21 năm; Nay Ông ta bị bệnh ung thư; Bác sĩ nói chỉ còn sống mấy tháng nữa thôi nên Ông tài xế nầy đi xưng tội với Cha mong khi chết được Chúa tha tội và sau đó sẽ đi gặp cảnh sát để thú tội cán chết người năm xưa..

 Ông Cha nhà thờ lại chính là thằng bé kêu cứu năm xưa khi Cha bị đụng xe mà tài xế bỏ chạy luôn. Ông Cha nghe lời thú tội thì nổi xung thiên vì biết được kẻ giết Cha mình là gã đàn ông nầy; Ông Cha đứng lên bước ra khỏi phòng định đánh ông tài xế nầy cho hả giận và bắt đem giao cho cảnh sát; nhưng khi giáp mặt với người tài xế ốm yếu gầy còm đúng là một người đau bệnh sắp chết, ông Cha nghĩ lại: Đánh Lão già nầy hay bắt giao cho Cảnh sát thì Cha mình cũng không sống lại; nên Ông Cha bình tỉnh lại nói:

- Tôi là Thằng Bé năm xưa kêu cầu cứu khi Cha Tôi bị Ông đụng; nhưng Cha của Tôi chưa chết.

Ông Cha nói láo cho yên lòng một người còn sống nhưng bị cắn rứt lương tâm 21 năm; nay sắp chết thì nói láo cho lão tài xế yên lòng sống an bình mấy tháng cuối cùng của cuộc đời còn lại.

Cha sẽ xin tội với Chúa và chắc Chúa sẽ không bắt tội Cha khi Cha làm yên lòng một tính đồ biết hối lỗi trước khi chết..

Các anh các chị khi nghe tôi nói gì phật lòng hãy khoan kết tội; hãy tìm hiểu rõ câu chuyện; hiểu uẩn khúc tìm biết trắng đen rồi hãy trách tôi vì với tuổi đời 75 từng trải như tôi lại hồ đồ nói những chuyện vu vơ làm gì cho mất thời gian sống của Tôi còn quá ngắn.


Hôm nay cũng câu chuyện ở hồ bơi. Cô Ngân tuổi khoảng 50. Ba mươi năm trước vượt biên cô bị bắt phải ở tù; Chồng đi thoát nên bảo lãnh đoàn tụ và 30 năm mới về VN thăm gia đình lần đầu tiên và ở chơi một tháng mới sang. Tôi hỏi:

- Về Việt Nam vui chứ? Có gì lạ không kể anh nghe với; chứ anh hơn 36 năm rồi chưa về.

- Vui chứ anh; lâu quá mới về cái gì cũng khác lạ hết, cả tiếng Việt nhiều khi nói nhanh quá em cũng không hiểu kịp phải nhờ đứa em gái thông dịch cho. A mà còn một điều nữa, nghĩ mà quê quá anh ơi.

- Chuyện gì mà quê.

Ngày đầu mới về cô em Út cũng trên 30. Nó cứ nài nỉ cho nó ngủ chung để nói lắm chuyện sau 30 năm xa cách. Em không ngủ được với người lạ nhưng cũng nể tình đứa em. Chúng em nói chuyện gần sáng đêm đủ thứ chuyện; nhưng nó hỏi một câu làm Em khó trả lời mà nghĩ lại thấy quê quê.

- Câu gì vậy?

- Nó hỏi em:  Chị ra nước ngoài chắc học được nhiều điều mới lạ kể em biết với. Bị hỏi bất thình lình em chẳng biết nói từ đâu; nhưng nghĩ lại em cũng không có gì để nói. Chẵng lẽ em nói với nó chị ra hải ngoại chị học được cái bằng lái xe, Anh hơn chị được thêm cái bằng Forclift. Chị biết làm Night shift, Afternoon shift, Day shift hay shift work chia làm 3 xuất cho cả ngày đêm hay sao? Ngoài ra Chị còn biết sử dụng Remote Control mở cửa Garage, mở màn cửa sổ, mở TV, mở DVD Layer và  gì nữa... Internet thì Em chỉ biết check emails và vào Facebook xem hình thiên hạ chứ Em cũng đâu biết upload hình lên; Hình trong facebook của em đều do con gái làm giúp chứ em đâu biết làm. 30 năm biết cày ngày cày đêm, Vợ chồng em thành công là có 2 cái nhà cho mướn và một cái nhà để ở, nhưng học hỏi biết gì thì nghĩ lại có biết gì khác đâu! Không quê sao được!

Chuyện kể thật thà của cô Ngân làm tôi cười. Nghĩ lại,  không chỉ cười với cô, mà còn có lúc cười cả với chính mình.

Hôm nay, lại cũng chuyện ở hồ bơi. Tôi đi bơi ở hồ bơi nầy cũng khoảng 15 năm; những năm đầu người Ý, người Anh và thường là dân các quốc gia Âu Châu có lẽ xem thường dân Á châu; nên tôi chào tụi nó, tụi nó không thèm chào lại. A, mầy không chào tao thì tao cũng không chào mầy nữa. Mất lịch sự cả hai có sao đâu.

Nhưng rồi mấy năm sau, tôi nghĩ lại: “Đến xứ văn minh mình phải học cư sử theo cách của người văn minh” nên tôi đi đụng mặt tên nào hay vào phòng thay quần áo, phòng tắm hay phòng Sauna đều chào: Good Morning. Ai chào hay không chào tôi mặc kệ.

Dần dà, sau mấy tháng tất cả những tên kỳ thị coi rẻ dân Á Châu  cũng chào tôi trước; vì biết rằng không chào thì tôi cũng sẽ chào “Buổi Sáng”. Tôi thấy vui và thân thiện hầu hết mọi người; ai cũng có đôi câu bông đùa để được cười vui vẻ với nhau; nhưng từ đó thì lại sinh ra vấn đề,  khi mấy bà hay mấy ông được Tây chào mà không chào lại thì bọn Tây gần như mắng vốn với tôi:

- Tại sao tao chào nó mà nó không nói gì hết.

- Chắc tại nó không nghe mầy chào Nó.

- Ừ! Có lẽ;

Nưng rồi lần thứ 2, thứ 3. Nó lại hỏi:

- Thằng đó sao vậy?

Biết trả lời sao đây, nên tôi nói đại:

- Nó Điếc.

À! Thì ra vậy; Nhưng rồi với một ông VN khác.

- Sao nhiều lần tao chào nó mà nó không nói gì?

- Chắc tại nó bị vợ đánh nên nó không nghe mầy nói.

Thế là chúng tôi cùng cười.

Rồi lại tiếp diễn câu hỏi:

- Sao tao chào no,ù nó không chào lại tao và không chào ai hết?

Sau cùng tôi nói:

- Có lẽ nó ghét mầy!

- Tao làm gì Nó mà Nó ghét Tao.

- Tao nói May Be (có thể thôi).

- Thằng đó mới sang đây hả?

- Không; Nó ở Úc 35 năm rồi.

- Sao nó không chào hỏi ai hết mặc dù người ta chào nó?

Nó ở đây là người Việt Nam ta.

Hôm qua lại cũng câu mắng vốn; Thằng đó sao tao chào nó mà nó không trả lời.

Tôi bực mình quá nên nói:

- Tại vì nó ở Jungle in VN. Thỉnh thoảng nó nhớ nhà nên nghĩ là nó đang ở VN.

Thằng Tây nầy lại thắc mắc nên gặp Ông VN nầy và hỏi;

- Ở VN mầy ở trong rừng hả?

- No, I lived in a big city, near Saigon.

Thằng Tây cười; nhưng không tin Ông VN nầy mà lại tin tôi.

Từ đó “Jungle Man” là chỉ những người không thèm chào hỏi ai hết.

Sáng hôm nay, Thằng Úc, vì nó nói nó sinh ra tại Úc 60 tuổi nhưng vẫn độc thân vui tính nhưng không lái xe; đi làm hay đi đâu đều dùng xe công cộng; vừa gặp tôi nó hỏi:

- Tran, Mầy sống trong rừng khi ở Vietnam phải không?

(Tôi thường dùng họ thay cho tên cho Tây dễ gọi).

- Không, Tao sống ở thành phố lớn gần Saigon City. Tại sau mầy hỏi tao như thế?

- Tại vì tao thấy con gái mầy nhiều lần không “Hi” hay “Good Morning” với mầy.

Tôi chới với mất mấy giây, nhưng với đầu óc lanh lẹ nên nói cho qua chuyện:

- Có lẽ lúc nầy đầu óc của nó chỉ lo đến món nợ gần hơn nửa triệu bạc mới ký với ngân hàng để mua thêm cái nhà nữa..

Hắn cười với tôi rất ư là đểu giả.

Tôi không biết bị 'bò đá' đau đến độ nào; nhưng thường nghe người ta nói: “Đau như bò đá“. Hôm nay tôi cảm thấy bị đau có lẽ hơn bò đá. Tôi chưa bao giờ thấy thấm thía cho cái ý nghĩa thâm trầm của câu:

“Gậy Ông đập lưng Ông”;

“Người Rừng /Jungle man chính là chữ do tôi gán cho những người mà người ta chào mà không chịu chào lại.

Trần Thiện Phi Hùng

Ý kiến bạn đọc
20/08/201822:12:46
Khách
Cám ơn Việt Báo đã cho đăng bài viết không có đầu đuôi của Tôi gồm nhiều chuyện ngắn ghép lại. nhưng toàn là chuyện có thật xãy ra cho Tôi và cho các Bạn của Tôi. Theo Tôi chuyện của bất cứ Tỵ nạn nào cũng liên quan tới Mỹ vì không có Mỹ. Tỵ nạn VN không có mặt gần như khắp nơi trên Thế giới. Con gái không chào Cha là chuyện xãy ra ở Cali của Bạn già 88 tuổi , 3 lần vào Siêu Thị mà con gái là Manager thấy Ông, nhưng tránh mặt không Chào Cha than phiền với Tôi nên Tôi lấy bối cảnh của mình để tránh phiền phứt. Hơn nửa để nhắn nhủ người Việt ở hài ngoại từ 1975 hay thập niên 80 hay nhiều năm có bao giờ nghĩ lại mình đã học hỏi được gì nơi xứ người ? và những ai chưa tập cho quen được phong tục tạp quán xứ người chào hỏi và lịch sự với nhau để tránh người nước khác cho mình là Người Rừng. Cám ơn nhiều.
17/08/201815:35:06
Khách
chuyện chẳng liên quan gì đế nước Mỹ; ngoài ra, tôi chẳng hiểu mục đích bài viết là gì; các chi tiết trong chuyện chẳng liên qua gì đến nhau; đúng là người rừng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,251,619
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Nhạc sĩ Cung Tiến