Hôm nay,  

Nàng Tiên Răng - Tooth Fairy

26/05/201800:00:00(Xem: 11840)
Tác giả: Trương Ngọc Anh

Bài số 5398-19-31239-v7052618

 
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết  2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
viet ve nuoc My (1)
Hai chị em bé Mai, 2018.

viet ve nuoc My (2)
Và một tấm hình hơn nửa thế kỷ trước, 5 chị em trên chiếc xích lô máy do ba chụp.  Cả 5 chị em trong tấm hình xưa, nay đã thành ông bà nội, ông bà ngoại.

 
***


Hôm bữa qua nhà con gái giữ hai đứa cháu ngoại cho tụi nó đi làm, đang lui cui “bày binh bố trận” với mấy vật dụng nhà bếp lỉnh kỉnh đong, đo, cân, đếm, khoe chức nội tướng, thì nghe tiếng khóc của thằng cháu trai, vội vàng chạy ra phòng khách, thấy cô chị, lớn hơn em trai 1 tuổi, đang vổ vổ lên lưng cậu em, còn thằng nhỏ thì khóc ròng ròng hai hàng nước mắt ràn rụa trên hai má  bầu bỉnh, bà ngoại (là tui đây) vội hỏi :

-Chuyện gì đó, hai đứa đánh lộn gây lộn gì đó hả? Chị Mai ăn hiếp con hả?

Thiệt tình, bà ngoại đã già đầu rồi, mà cũng vẫn còn thói quen của mấy bà già xưa, cứ thấy cãi cọ là binh ngay đứa nhỏ, dù chưa biết ất giáp gì hết.

Bé Mai nhanh nhẩu trả lời liền:

-Bà ngoại, cái răng của nó lung lay rồi mà nó hổng chịu nhổ ra.

Rồi quay qua thằng em, đang ngậm chặt miệng, con chị tiếp liền:

-Cưng à, nó là của “Tooth Fairy” đó.

Chắc chắn là thằng cháu nhỏ cũng đã biết rành về “Tooth Fairy” qua bà chị khôn lanh rồi, khỏi cần bà ngoại giải thích lôi thôi vụng về.

Thằng nhỏ vừa khóc thút thít, vừa bụm hai bàn tay mũm mỉm như khúc bánh mì Pháp để hơi nhiều bột nổi, che kín miệng, lắc đầu lia lịa:

-Nhưng cái răng nầy con thương nhứt mà, hổng nhổ đâu!

Trời thần! cái răng cửa nhỏ xíu có nhai gì được đâu mà được “thương nhứt”.

 Nhẹ nhàng lấy bàn tay cháu ra, bà ngoại xăm xoi:

-À…ah, răng sữa gần rụng ra rồi, để bà ngoại nhổ ra cho, không đau đâu... nín nín cho bà coi chút xíu thôi nín nín con... hổng nhổ ra thì nó làm con đau...

Thằng nhỏ hả miệng cho bà ngoại coi, hai hàm răng với những chiếc răng sữa nhỏ xíu, thưa rỉnh, trắng tinh. Rờ thử, đúng là cái răng cửa hàm dưới đã lung lay sắp rời, và bên trong đã mọc ra 2 cái răng khác, méo xẹo. Thử nhổ bằng hai ngón tay nhưng không được, vì tuy lung lay mà sao vẫn còn cái chân chắc quá, đành an ủi:

-Để chiều má con về sẽ giúp con nhổ nó ra nghen, răng nầy là răng dành cho “nàng tiên răng” đó.

Thằng nhỏ đôi mắt còn ngấn lệ, vội vã gật đầu.

Mới mấy tháng trước,  khi qua đây thì nhỏ cháu gái đã nhanh nhẩu chạy tới đón bà ngoại và hả miệng ra khoe, để thấy hai hàm răng gần như là sún hết trơn. Tươi cười, thích thú, còn đòi bà ngoại chụp hình hàm răng sún nữa.

Chắc nhỏ nầy đã được bộn tiền từ “Nàng Tiên Răng” mua lại mấy cái răng sữa đã nhổ ra rồi cho nên mới hào hứng vậy.

Nhớ hồi hai đứa con tôi lúc còn nhỏ cỡ hai đứa cháu ngoại nầy, tôi đã được ông xả giải thích cho biết về “Nàng Tiên Răng” và dặn tôi luôn nhớ để dành mấy cái răng đã nhổ ra, cho con giấu dưới gối trước khi đi ngủ, để rồi sau khi con ngủ say, mình nhẹ lấy chiếc răng đó ra, thay bằng tờ giấy 5 đồng cho con bỏ ống. Tụi nhỏ tin lắm, đó là Nàng Tiên Răng đã mua cái răng và trả bằng tiền.

Và bây giờ, tới thế hệ cháu nội, cháu ngoại, tụi nhỏ lớn lên vẫn tiếp tục tin tưởng ngây thơ vào nàng tiên răng mua lại những chiếc răng sữa mà mẹ chúng nói.

Theo thống kê đúng kiểu Mỹ, trung bình trẻ em ở Mỹ được thưởng số tiền 3 đồng 70 xu cho mỗi cái răng dành cho Nàng Tiên Răng.

Sự tích Nàng Tiên Răng trên trang Wikipedia, tạm dịch ra như sau:

“Theo nền văn hóa Tây Phương lan truyền trong nhân gian, Nàng Tiên Răng là một nhân vật thần thoại, được trẻ nhỏ tin tưởng rằng nếu giấu chiếc răng sữa ở dưới gối, Nàng Tiên Răng sẽ đến khi chúng đang ngủ, lấy chiếc răng đó đi và để lại dưới gối một món quà nhỏ hay tiền.

Thuở xa xưa, đồng tiền còn giá trị cao, một chiếc răng sữa được nàng tiên răng mua với giá 5 xu sẽ là món tiền rất lớn đối với trẻ con”.

Về những chiếc răng sữa của trẻ em, thời xa xưa có nhiều niềm tin lạ lùng lắm.

Trong thời Trung cổ, có vài mê tín dị đoan phát sinh từ những chiếc răng sữa của trẻ em. Ví dụ ở Anh, trẻ em được hướng dẫn rằng nên đốt răng sữa để cứu những đứa trẻ khỏi khó khăn ở thế giới bên kia. Những đứa trẻ không gửi răng của bé cho thần lửa sẽ phải vĩnh viễn quanh quẩn tìm kiếm chiếc răng trong thế giới bên kia. Người Viking, có tục lệ trả tiền cho trẻ em để mua răng sữa.

Trong nền văn hóa Bắc Âu, răng của trẻ em và các đồ vật khác thuộc về trẻ em được cho là vật mang lại may mắn trong trận chiến, vì vậy các chiến binh Scandinavian thường đeo răng của trẻ em trên một sợi dây quanh cổ. Sợ phù thủy là một lý do khác để chôn hoặc đốt răng. Ở Châu Âu thời trung cổ, người ta tin rằng nếu một phù thủy nắm giữ răng của một người, thì sẽ có quyền lực sai khiến người đó.

Niềm tin vào Nàng Tiên Răng đã giúp cho biết bao nhiêu trẻ con vượt qua được sự sợ hãi về việc từ từ bị mất đi những chiếc răng đầu đời dùng để ăn, đổi lại thành một niềm vui rất ngây thơ, chờ đón những chiếc răng mới sau khi răng cũ rụng đi, bán cho nàng Tiên Răng để giúp trẻ em khác.

Nhớ lại, thuở còn nhỏ, mình đâu có được những niềm tin vừa ngây thơ thánh thiện, vừa tràn đầy tình nhân bản như vậy, vì văn hóa của người Á Đông hoàn toàn khác với Tây Phương. Khi mấy chiếc răng sữa lung lay, trẻ nít như chị em tôi sợ thấy mồ luôn, sợ mất răng, rồi không có răng khác để ăn, sợ nhổ rất đau, sợ mấy ông quảng cáo Sơn Đông mãi võ ngoài đường nhổ răng bằng cây kềm đen thui, máu me tùm lum, và nhứt là sợ …xấu.  Thời gian có hàm răng sún, cứ ngậm miệng suốt ngày không dám cười. Thập niên 50’s, 60’s ngay tại Saigon cũng không có nhiều nha sĩ chăm sóc răng cho trẻ con, mà nếu có cũng mắc lắm, gia đình công chức, con đông như nhà tôi đâu có phương tiện lo cho từng đứa con.

Ba chúng tôi là người Triều Châu, nhưng theo Tây học, cho nên tuy rằng không giải thích mấy chuyện nhỏ nhặt như mấy cái răng sữa của bầy con, Ba cũng có cách giải quyết rất êm ái, nhẹ nhàng. Nhớ ba cột chiếc răng lung lay bằng sợi chỉ, rồi kéo nhẹ ra, chiếc răng không có gốc rể rời ra dễ dàng. Rồi sau đó, số phận của mấy cái răng sữa đó ra sao? Ai mà nhớ, chắc Ba Má liệng bỏ mất tiêu.

Có đứa trẻ nhỏ nào được ru bằng hình ảnh đẹp tuyệt vời của nàng Tiên Răng, nhỏ tí xíu, xinh đẹp, với đôi cánh trong vắt như thiên thần, chập chờn bay lượn, nửa đêm tới viếng, lấy chiếc răng đi, còn để lại cho bé một món quà đầy ngạc nhiên như trẻ con sống ở những quốc gia Tây Phương như Hoa Kỳ.

Gia tài hình ảnh còn lưu giữ lại trong gia đình tôi trước năm 1968, có tấm hình lịch sử,  đám 5 đứa con nít chị em, bà con, cùng ngồi trên chiếc xe xích lô máy, năm cái miệng cười hở đủ năm hàm răng sún quá đỗi dễ thương mà Ba tôi chụp.

Năm đứa nhỏ đó giờ đã thành ông bà nội, ngoại, đứa sống ở Mỹ, đứa vẫn còn ở lại bên kia trái đất, con cháu đầy đàn.

Vì vậy trẻ con ở Mỹ sướng muốn chết, quí từng cái răng sữa, như thằng cháu này mới đầu còn nói - Cái răng nầy con thương nhứt mà, hổng nhổ đâu! Rồi khi nghe nói là răng dành cho nàng Tiên, nó mới hết tiếc, hết khóc và như con chị chẳng hề sợ hãi khi bị sún răng, còn cho đó là “rất đẹp”, cần phải khoe cho mọi người chụp hình như cháu gái tôi.  

Nhờ những chiếc răng sữa lấy ra đúng lúc, chăm sóc từ nhỏ, nên trẻ em sống ở Mỹ thường có hàm răng sạch sẻ, đẹp, ít thấy răng lòi sỉ, mọc lệch lạc, răng khểnh mà người Á Đông mình thường cho là có duyên, nhưng lại không được coi là đẹp ở những nước Tây Phương. Ai không may có hàm răng hô, nếu có bảo hiểm sẽ có thể chỉnh sửa, ràng buộc lại cho ngay hàng thẳng lối. Ngoài ra, niềng răng cũng giúp cho trẻ có hàm răng đều đặn rất đẹp sau khi răng sữa rụng hết.

Câu chuyện Nàng Tiên Răng lấy chiếc răng sữa trả bằng tiền, bằng món quà cho trẻ em là một trong những lời nói dối trong sạch của Cha Mẹ khi dạy con, người Mỹ họ gọi là “White Lie”. Những lời nói dối vô hại, mà nhiều khi còn rất có lợi trong việc dạy dỗ trẻ em, giúp chúng phát triển tâm trí và nhân cách một cách tốt đẹp, biết nghĩ tới người khác, biết quí, biết tôn trọng những gì của mình hay của người khác, là một trong những phương pháp dạy trẻ con của người Tây Phương.

Trẻ con ngày xưa, học được những điều tuy là lời nói dối từ cha mẹ, ông bà, nay lớn lên, hiểu chuyện, vẫn tiếp tục dạy cho con cái mình những thói quen tốt đẹp. Những lời nói dối trong sạch như con gái tôi đang dạy các con, tạo cho trẻ em biết sống một thế giới thần thoại  từ lúc còn rất nhỏ, biết làm điều lành lánh điều dữ, làm điều thiện, điều tốt với người chung quanh, đừng làm chuyện xấu sẽ gặp hậu quả xấu …đầy dẫy trong những cuốn sách chuyện, như những câu chuyện cổ tích dành riêng cho trẻ con, cha mẹ đọc cho con nghe vào mỗi tối trước khi ngủ.

Ở nước Mỹ mấy năm gần đây thường xẩy ra những vụ đem súng vào trường bắn chết người, rất đáng quan tâm. Nếu trẻ nhỏ được cha mẹ, thầy, cô, đọc cho nghe những câu chuyện thần thoại hay, dạy cho trẻ con biết tình thương bao la từ con người cho tới thú vật, cây cối bông hoa, thì chắc chắn rằng những chuyện bạo lực học đường sẽ giảm thiểu rất nhiều.

Nhưng dù sao thì ở nước Mỹ chuyện bạo lực ở trường học hay ngoài đường phố của trẻ nhỏ, giới học trò, vẫn không thấy xẩy ra nhiều và càng ngày càng mất nhân tính như ở những quốc gia mà tự do bị cấm đoán, giáo dục bị thui chột lỏng lẻo từ gia đình cho tới học đường, nhân phẩm bị chà đạp, nhân quyền không có mặt. Hằng ngày, bạn có thể nhìn thấy những cảnh được quay bằng điện thoại rồi đưa lên mạng toàn cầu nhiều học trò hung dữ vây đánh dã man một cô gái, một cậu trai không thể tự bảo vệ, những đứa trẻ nầy chắc chưa từng biết tới những câu chuyện “White lie” thần thoại đẹp đẽ như “Nàng Tiên Răng”.

Trương Ngọc Anh

Ý kiến bạn đọc
27/05/201815:09:03
Khách
Đong Trinh
Đúng là méo mó nghề bà ngoại hén Đông. Mai mốt Đông nhớ hối lộ Nàng Tiên Răng mua mấy cái răng của cháu nội/ngoại nghen, cháu sẽ hết sợ “xấu”
***
Châu Hà ơi, cám ơn CH đã đọc, và chia sẻ cảm nghĩ. Bây giờ mấy đứa cháu nội/ngoại là niềm vui bất tận của tuổi về hưu.
Trong tấm hình xưa, không có chị Xưng và NA, vì không đủ chỗ ngồi nên chỉ có nhỏ kế và mấy đứa em được đi chơi. Lúc nầy Ba có 1 chiếc xe mô-tô, ba gắn thêm cái thùng bên hông có bánh xe rất độc đáo, chiều chiều ba chở mấy đứa con và con nít trong cư xá một đám lủ khủ đi chơi vòng vòng chợ Bến Thành mà không lần nào mình được đi theo, dù lúc đó còn ở tiểu học. Nhà em đông thiệt thòi vậy đó
Nhỏ em ngồi kế thằng anh đó là em thứ 8, tên Trương Kim Hoàng Thư đó CH.

***
Chú Mười Cà Na Đá
Dạ, cám ơn chú đã đọc bài. Xin nhận nơi nầy làm quê hương thứ hai, vì ngoài chuyện cổ tích “Nàng Tiên Răng” nầy, còn có rất nhiều điều dễ thương khác nữa.
27/05/201800:01:45
Khách
'' Nàng Tiên răng'' lần đầu tiên nghe qua danh từ nầy, tưởng đâu là tiếng Anh Mỹ, tiếng nước nào đâu ! Đọc xong, mới biết! Câu chuyện cổ tích dể thương của cái xứ ''Không còn là tạm dung'' nầy nữa. Chúng ta có thể hội nhập mau về mọi mặt. Nhưng về khẩu vị và chuyện cổ tích xứ mới nầy, ''thay đổi'' để thưởng thức, coi ra còn hơi lâu.
Cám ơn tác giả, viết một câu chuyện dể thương và có ý nghĩa.
26/05/201818:44:29
Khách
Hình ảnh hai chị em bé Mai dễ thương quá. Hình chiếc xe xích lô máy cùng năm chị em , hình kỷ niệm gia đình rất quý. Ngọc Anh là cô bé mặc áo đầm tay ngắn ngồi bên anh trai ( hay em trai ) phải không ?
26/05/201812:40:40
Khách
Cái răng này con thương nhứt! Bu j hai bàn tay mũm mĩm như khúc bánh mì Pháp để hơi nhiều bột nổi!....
Đúng là một bà ngoại number one nha! Bàn tay mũm mĩm của cháu mà ví như ổ bánh mì! Hi hi....bài viết thiệt là dễ thương, các bà mẹ trẻ nên đọc để biết tâm lý của các cháu nhỏ khi những chiếc răng sửa của con bắt đầu rung rinh thì mình sẽ biết thuyết phục sao cho bé hiểu mà chịu ‘bán ‘ cái răng cho nàng tiên !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,691,963
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng.
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.