Hôm nay,  

Thế Hệ Thứ Hai, Chuyện Tháng Tư Và Mẹ

11/05/201800:00:00(Xem: 8421)
Tác giả: Phúc Nguyễn

Bài số 5384-19-31225-vb6051118

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ  từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh,  nói với con trai.

 
***
 

Tháng Tư năm 1975, miền Nam Việt Nam bị mất vào tay cộng sản. Trải qua nhiều thương đau, nhiều người trong chúng ta trở thành những kẻ lưu vong, phải cố gắng tạo dựng một cuộc sống mới, chịu nhiều cực khổ và gánh chịu nhiều đau đớn về nỗi mất nước.

Bốn mươi năm đã trôi qua, những tưởng con cháu chúng ta, những đứa trẻ được sinh ra tại Hoa Kỳ, không biết nhiều về biến cố Tháng Tư Đen, vì bản thân các em, coi như là một công dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chỉ biết duy nhất về lịch sử và văn hóa Mỹ.

Người ta thường gọi người da màu gốc Phi Châu là Oréo, ngoài thì màu nâu sô cô la, nhưng trong lòng, ý nghĩ thì giống người da trắng.

Còn con cháu người Á Châu nói chung và dân Việt Nam nói riêng là Banana: Trong ý nghĩ, sự sinh hoạt giống người Mỹ nhưng da vẫn vàng.

Đúng ngay lúc tưởng niệm bốn mươi năm mất miền Nam, con cháu chúng ta đã dành cho chúng ta một ngạc nhiên, các em đã viết những cảm nghĩ, về nỗi niềm của các em. Điều quan trọng và cảm động là các em luôn biết ơn cha mẹ và luôn hãnh diện về nguồn gốc của mình.

Chúng ta đã từng đọc bài Tháng Tư Đen đăng

Đặc San Ái Hữu TH Nguyễn Du có đăng bài tự  của Kati Nguyễn về Tháng Tư Đen và Me, như sau:

“Tháng Tư Đen

Bài của Kati Nguyen

(sinh viên trường UCLA)

 
Chỉ mới năm trước đây, sau khi trông thấy đơn tuyển nhận lo việc tưởng niệm cho Tháng Tư Đen, tôi, với lý do không thể giải thích được, đã quyết định làm đơn để được là một trong những người lo việc tổ chức. Tôi nghĩ đó sẽ là một cơ hội to lớn cho tôi, để học hỏi, hiểu biết thêm về hoàn cảnh, lịch sử của cha mẹ, ông bà và cho cả cá nhân tôi trước đây.

Ông ngoại tôi, người đã vĩnh viễn ra đi một năm trước, mà tôi rất đau buồn khi phải mất ông, và tôi vẫn còn nhớ ông ngoại tôi nhiều, là điều đặc biệt làm cho tôi mong muốn xin việc nầy, để được gắn bó, gần gũi với ông hơn. Tôi muốn biết nhiều hơn về những việc mà ông tôi đã trải qua, về cuộc chiến và kinh nghiệm tị nạn, là những điều thật cần thiết cho “căn cước” của người Mỹ gốc Việt.

Là một phần, một nhân tố trong Tháng Tư Đen cho tôi thật nhiều cái nhìn, có thêm sự hiểu biết mới. Tôi có được nhiều can đảm để hỏi gia đình tôi về cuộc sống của họ trong thời chiến. Đây là một trong những điều mà tôi không bao giờ nghĩ, để mà nói đến, cũng là điều mà tôi không bao giờ chia sẻ trong gia đình.

Các bạn biết mà, chiến tranh thì đâu có bao giờ được đề cập trong buổi ăn. Nhưng điều tôi nhận thức là, gia đình tôi, gia đình của chúng ta đều có những câu chuyện để nói cho chúng ta nghe. Họ thật sự muốn kể cho chúng ta nghe. Câu chuyện [chứng nhân] của họ là câu chuyện của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đất nước nầy.

Tôi biết được mẹ tôi phải đi chân trần qua biết bao nhiêu dặm đường để mang nước về cho cả nhà xài, nghe như là từ một chuyện phim vậy. Nhưng đấy là sự thật. Đã xảy ra. Xảy ra cho mẹ tôi đó. Tôi nghe từ cậu tôi, bằng cách nào mà cậu lên thuyền, trốn chạy Việt Nam để sang tới Hoa Kỳ, bị bọn hải tặc đánh bất tỉnh vì cố gắng cứu một bé gái cùng ghe.

Sau khi nghe được những câu chuyện cá nhân mà họ đã dấu kín từ bao nhiêu năm, tôi cảm thấy gần gũi với gia đình tôi nhiều hơn xưa. Giống như là, cuối cùng rồi, tôi mới biết được hết, rõ hết về người thân của mình. Một điều mà tôi tiếc nuối là tôi đã không làm điều nầy sớm hơn, rằng tôi đã không được nghe câu chuyện từ chính ông ngoại tôi, về thời gian tù đày dưới chế độ cộng sản của ông, về chuyến vượt biển của ông. Tôi thật sự muốn nói chuyện với ông và nghe chính ông kể về những sự kiện đó.

Vậy thì, nếu một điều mà tôi muốn các bạn nhận lấy về buổi lễ tưởng niệm hôm nay, là các bạn về nhà, và hỏi cha mẹ các bạn về những mẩu chuyện của họ, trước khi quá trễ. Trước khi lịch sử của chúng ta bị mai một. Chúng ta, là thế hệ người Việt gốc Mỹ thứ hai, cần phải bảo tồn những câu chuyện lịch sử của chúng ta và đó là lý do, tại sao Tháng Tư Đen lại là điều quan trọng để chúng ta phải mãi nhớ.

Tôi rất trân quí mọi người trong gia đình tôi, những người đã sống, đã tồn tại trong cuộc chiến, và phải phấn đấu mãnh liệt mới tới được nơi nầy, để cho tôi, các chị tôi, các anh chị em họ của tôi có được một đời sống tốt đẹp hơn cuộc sống mà họ đã trải qua.

Điều cuối là, mẹ tôi có mặt với chúng ta ngay đêm nay, tôi muốn tạm ngưng tại đây, và kính mời mẹ tôi lên trên sân khấu để nói một điều với bà. Mẹ, lên trên nầy với con... Cảm ơn mẹ, đã yêu thương, lo lắng và dạy dỗ con.

Luôn thương yêu mẹ.”

(Black April/ Kati Nguyen /sinh viên trường UCLA)

*

Nhân Ngày của Mẹ  -Chủ nhật 13-5-2018- sắp tới,   xin mời đọc thêm một bài viết cảm động của Quinton Đặng, con trai của một cựu học sinh trường trung học Nguyễn Du, Sài Gòn. Cháu đã tốt nghiệp tại Đại Học Berkeley.

Sau đây là nguyên tác Anh ngữ  bài viết của Quinton. Sau bản lược dịch Việt ngư bài của Quinton, là những lời của người Mẹ, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh viết cho con trai.

 
*

Refugees

By Quinton Dang

 
I was once asked by a close friend at Berkeley, "so... do you know any refugees?"

And then it actually hit me. The history and culture I've grown up throughout my life as a Vietnamese American was something no one really knew about outside of my Vietnamese friends, family, and community.

Today marks the 40th anniversary since the fall of Saigon. To my parents, to my aunts, uncles, grandparents, this meant one thing: the only home and country they knew became a nightmare.

"April 29th was the longest day of my life. April 30th was the scariest." - Thay Bac

So if you were wondering the answer to that question: Yes. My parents, my grandparents, every single member of my family who is at least 40 was part of what the horror the Vietnam War was for my people. If you wonder why I'm so adamant of stating that I'm Vietnamese--it's not because of culture. It's not because I like the food more, or I like being unique. It's because the experience of a Southeast Asian is much different from other Asians.

We're a war-torn community. My family did not come here for the American Dream--they came because they no longer had a home and wanted to survive. They were kicked out of their homes involuntarily, with little to nothing to figure out how to navigate this country.

So with this all in mind, I am proud of my heritage and my people. We have gotten so far with what we've had. My willpower and ambition comes from what my parents had to sacrifice and lose for me--to have their entire lives defined by a war they didn't want to have.

My mother will not have gotten jailed multiple times for nothing. My aunts, who escaped on small canoes at the age I was starting middle school, will not have risked their lives for nothing. My father, who spent years in a refugee camp in the Philippines, will not have been displaced for nothing. My parents, grandparents, and family who suppressed their PTSD (amongst other multitudes of serious health issues caused by the war) to raise their kids in a safe environment will not have been done for nothing.

Cám ơn ba mẹ.

"Thank you, father, mother."

As I continue through college and do the best I can to support the family, I will try my best to always remember our history. I will work hard to be successful, because you were not able to have the opportunities I've had. And I will make sure to make others aware of our history, because it is not something to be erased by a textbook.

By Quinton Dang

 
*
 

Dân Tị Nạn
 

Có một lần, đứa bạn thân ở trường Berkeley hỏi tôi, “Vậy thì... bạn có quen ai là dân tị nạn không?”

Điều nầy làm cho tôi tỉnh thức ngay lúc ấy. Lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt mà tôi lớn lên, chả một ai biết, chỉ trừ các bạn người Việt, gia đình và trong cộng đồng.

Hôm nay, hơn bốn mươi năm tưởng niệm ngày mất Sài Gòn. Với cha mẹ, cậu dì, cô chú, ông bà nội ngoại, chỉ có một điều: ngôi nhà và đất nước mà họ biết đã trở nên một cơn ác mộng.

“Ngày 29 tháng 4 là ngày dài nhứt trong đời. Ngày 30 là ngày điên khùng nhứt.” – lời Thầy Bắc. Thay Bac (?)

Vậy, nếu bạn đang nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi đó: Đúng. Cha mẹ, ông bà, tất cả mọi người trong gia đình tôi, những người trên 40 tuổi đều dính dáng đến những sự việc kinh hoàng trong cuộc chiến Việt Nam. Nếu bạn ngạc nhiên tại sao tôi luôn cương quyết cho là tôi là người Việt – không phải là văn hóa đâu, cũng không phải do tôi thích thức ăn Việt Nam hơn, hay là tại tôi thích được khác lạ. Thật ra, chỉ vì những kinh nghiệm của người Đông Nam Châu Á khác xa với những người Á Châu khác.

Chúng tôi là một cộng đồng có quá nhiều mất mát trong chiến tranh. Gia đình tôi không đến đây vì “Giấc Mơ Hoa Kỳ”, họ đến đây vì họ mất hết nhà cửa, ruộng vườn và họ muốn được sống. Họ bị đuổi ra khỏi căn nhà họ, với một ít hành trang, hiểu biết để học hỏi, hòa nhập vào đất nước nầy.

Vậy với tất cả những điều nầy nằm trong tâm tưởng tôi, tôi rất hãnh diện về di sản của tôi và cho cộng đồng người Việt của tôi. Chúng ta đã vượt đến với những gì chúng ta có được. Ý chí và lòng khao khát của tôi đến từ cha mẹ tôi, những người đã hy sinh và chịu nhiều mất mát – bị thương tổn, làm thay đổi cả nguyên cuộc đời của họ bởi cuộc chiến mà họ không hề muốn có.

Những lần tù đày của mẹ tôi sẽ không bị lãng phí. Các người dì, ngồi trên chiếc ghe nhỏ, tuổi chỉ bằng lúc tôi vào học lớp bảy, lớp tám, đã dám đánh đổi mạng sống để có được tự do, sẽ không bị lãng phí. Cha tôi, người đã phải ngồi trong các trại tị nạn nhiều năm dài ở nước Phi Luật Tân, đã phải thay đổi chỗ ở, sẽ không bị lãng quên. Những điều mà cha mẹ, ông bà tôi và gia đình đã cố gắng, không để những căn bịnh về hậu chứng chiến tranh làm tổn thương, để nuôi nấng, dạy dỗ những đứa con trong môi trường trong lành, sẽ không bị đi vào quên lãng.

Cảm ơn ba mẹ.

Trong lúc tôi vẫn đang tiếp tục đại học và cố gắng hết mình để phụ giúp gia đình, tôi sẽ luôn cố gắng nhớ về lịch sử của chúng tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng để được thành công, bởi vì bạn không có được những cơ hội tốt như tôi. Tôi sẽ cho người khác biết về lịch sử của chúng tôi, bởi vì nó không phải là một điều dễ bị xóa nhòa đi.

 
*

Lời của mẹ nói với con trai.

Mỗi lần đến ngày 30 tháng Tư dù chuyện đã xảy ra qúa nhiều năm qua mà trong lòng vẫn nghe xót xa, mắt vẫn mờ ngấn lệ.

Nhớ quê hương Việt Nam, nhớ người thân bạn bè hàng xóm, nhớ con đường hàng me quán cóc, nhớ sân trường... nhớ mãi không bao giờ vơi.

Sau bao nhiêu lần gian nan vất vả cận kề với cái chết để tìm kiếm bến bờ tự do.

Nhiều lần me đã tâm sự kể lể cho con nghe về những gian truân đau khổ mà me và gia đình đã trải qua.

Không ngờ món qùa hồi đáp lại là bài viết của con về Tháng tư đen.

Con đã hiểu đã đồng cảm thương đau với me, me cảm động và vui mừng không thể nào tả xiết.

Bây giờ con đã ra trường, đã đi làm đem sự hiểu biết của mình ra cống hiến cho xã hội, đã biết phụ giúp gia đình và quan trọng là me cũng hướng dẫn con chia xẻ cho những người kém may mắn hơn mình.

Cảm ơn con, cảm ơn con đã làm con của me, cảm ơn con đã lớn lên và trưởng thành như vậy. Không có bút mực nào nói hết niềm vui trong con đã dành cho gia đình ông bà và cha mẹ.

Cảm ơn con đã nhớ những lời tâm sự của me về nước Việt Nam quê hương mình và cảm ơn con vẫn nhớ đến công ơn cha mẹ cũng như những nhọc nhằn của một giai đoạn lịch sử  của nước Việt Nam thương yêu.

Me yêu con nhiều lắm!!!

April 30.

Phúc Nguyễn trích dịch và viết lời giới thiệu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,700,528
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng.
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.