Hôm nay,  

Xôn Xao Tình Mẹ

10/05/201800:00:00(Xem: 9383)
Tác giả: Song Lam

Bài số 5383-19-31224-vb5051018

 
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.

 
***
 

Tháng 5 nhắc nhớ tôi mùa hoa phượng đỏ ối rợp trời Sài Gòn trong thời niên thiếu, nhắc tôi thoáng nhờ đến những đêm dài xanh xao mất ngủ mùa thi. Và cũng chính tháng 5 với xôn xao âu yếm thiêng liêng với tình yêu thương muôn đời bất diệt: đó là Tình Mẹ.

Năm tôi học lớp Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ) thầy giáo dạy văn ra đề tài: Bình luận câu nói sau đây của nhà triết học Pháp “Ôi, tình yêu của Mẹ, một thứ tình càng chia ra càng tăng thêm” làm cả lớp chúng tôi ngồi thừ ra, vò đầu bứt tóc. Sao kỳ vậy cà? Sao cái gì chia ra lại càng tăng thêm? Chia ra phải càng nhỏ đi, sao càng tăng thêm được? Học trò lúc đó khoảng 12-13 tuổi biết gì đâu mà giảng với bình? Lâu quá rồi tôi không nhờ nổi mình có số điểm nào về bài luận văn quái ác đó.

Bây giờ nghĩ lại, triết gia này thật thâm sâu. Càng già tuổi đời, tôi bỗng nhận ra câu nói này quá đúng. Tình Mẹ là vô cùng, là đại dương, bao nhiêu đứa con Mẹ vẫn yêu thương vô bờ không bến.

Tình Mẹ, lòng Mẹ, đó là thứ tình yêu thiêng liêng nhất. Đó là tình yêu vượt trội hơn tất cả mọi tình yêu có mặt trên đời này. Đó là tình yêu không có điều kiện. Dĩ nhiên, tình yêu này còn được thấy được ở loài vật. Sự công bằng nhất của Thượng đế là ở chỗ này: Ai cũng có một người Mẹ, và theo Giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng “ai cũng cần có một người Mẹ”

Có những đứa trẻ trong viện mồ côi, khi nhận biết về thế giới xung quanh, khi nhận biết về mình, không biết mẹ mình là ai, đang ở đâu, còn sống trên đời này hay đã mất… Đó là nỗi đớn đau của các em, sự thiệt thòi lớn nhất của các em để than thở với chính mình: “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu” (Vũ Trọng Phụng- Giông Tố)

Vào khoảng 65-70, ở Sài Gòn có một ấn phẩm nổi tiếng mà mọi học sinh các cấp đều dùng làm quà tặng cho nhau. Đó là tiểu phẩm “Bông Hồng Cài Áo” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Quyển sách in khổ nhỏ bề ngang chừng 20cm và bề đứng khoảng 30cm với logo cái bông hồng trên nền giấy xanh lơ. Trong gần 5 năm, quyển sách nhỏ này được tái bản hàng chục lần, khá nổi tiếng ở Sài Gòn và các tỉnh.

Với lối văn giản dị đời thường, thiền sư nói về tình mẹ và hoàn cảnh gia đình mình. Ông nói sơ lược về sự hối tiếc của mình đáng lẽ không nên rời mẹ mà đi tu. Lần đầu tiên tác giả phổ biến phong tục của người Nhật trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trong ngày lễ này, người Nhật có phong tục cài bông hồng lên áo cho nhau: Ai còn Mẹ sẽ có hoa hồng màu đỏ, ai mất Mẹ sẽ được cài lên áo hoa hồng màu trắng.

Người được cài hoa hồng đỏ sẽ hãnh diện mình còn có Mẹ trong đời để được yêu thương Mẹ hơn, người nhận hoa trắng sẽ ngậm ngùi tủi thân thêm một chút khi nghĩ đến Mẹ đã rời xa mình, sẽ tụng kinh hồi hướng cho Mẹ.

Sách vở, văn chương nói về Mẹ thì muôn trùng, âm nhạc nói về Mẹ cũng không ít. Tuy thế, bản “Lòng Mẹ” của Y Vân, hay bản “Mẹ Tôi” của Nhị Hà đã đạt chức “quán quân” vì âm điệu tha thiết quá, ca từ chân thật và quá đỗi mượt mà.

Chúng tôi vừa trải qua “đêm dài mùa đông” gần 6 tháng với cái lạnh buốt thường trực ngày đêm, với những trận bão tuyết kinh hồn, dù mọi người vẫn phải đi làm, đi học. Thời tiết khắc nghiệt đó chúng tôi vẫn mong chờ mùa xuân vào tháng Tư, dù năm nay tháng Tư vẫn còn tuyết, còn lạnh. Tháng Tư lại nhắc nhớ toàn dân Việt Nam một nỗi đau: ngày mất miền Nam! Chúng tôi sống vật vã, chìm lắng, tê buốt nhờ về Sài Gòn những ngày bi thảm kinh hoàng nín thở, tội tù từ 4/75. Tôi mong thời gian qua mau để quân quá khứ đau buồn của dân tộc mình, nhưng tôi càng muốn quên bao nhiêu lại lồng lộng nỗi nhớ bấy nhiêu.

Bây giờ là tháng 5, tôi cảm tưởng như mình được mở mắt nhìn đời sau gần nửa năm đắm chìm trong cái u ám lạnh giá của đất trời. Bây giờ hoa lá đầy cành, nắng vàng rực rỡ. Dọc hai bên đường Chapel thuộc Cherry Hill, hoa anh đào màu hồng thắm tươi nở rợp trời “mùa xuân sang có hoa anh đào”, bài hát thuộc lòng của mọi người.Ôi mùa xuân của đất trời là đây, còn mùa xuân của cuộc đời mình tôi làm sao trở lại?

Tháng 5 bên Phật giáo có ngày lễ lớn, ngày Đản sanh Đức Phật và bên Công giáo cũng có ngày Lễ kính mừng Đức Mẹ Maria. Ngày tạ ơn Đức Mẹ với hoa hồng tràn ngập ở nhà thờ, nhà nguyện để vinh danh Đức Mẹ, người Mẹ của thế giới loài người. Tháng 5, do đó, ngày Lễ Mẹ - Mother’s Day – như một lần thêm gợi nhớ, nhắc nhỡ con cái nhớ về Mẹ mình, mà có thể vì bận bề công việc mưu sinh, các con có thể quên chăng?

Người miền Nam gọi Cha là Ba, là Tía, gọi Mẹ là Má, trong khi người miền Bắc gọi Cha Mẹ là Bố Mẹ hay Thầy U. Danh xưng nào cũng ổn thôi, có điều âm vực nói về người sinh đẻ ra mình đều bắt đầu bằng chữ M, tức là âm môi, âm đầu tiên của đứa trẻ bập bẹ tập nói. Mẹ, Má, Mom, Mother, Mere… chữ M muôn thuở của con người. Người Mẹ là một tuyệt tác mà Thượng đế đã dành cho bạn “Để con cười Mẹ suốt đời vất vã. Để con vui Mẹ gánh hết nhọc nhằn”, điều này có phải vậy không?

Lời lẽ nào nói hết lòng Mẹ, công lao biển trời nuôi dạy chúng ta nên người? Giấy mực nào ghi lại hết sự hy sinh cao vời của Mẹ trong cuộc đời chìm nổi của người mưu cầu hạnh phúc cho đàn con?

Người Mẹ, đặc biệt là người Mẹ Việt Nam trầm luân gánh chịu bao nỗi mất mát, hy sinh thân mình trong cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc vừa qua. Năm 1968, cách đây đúng 50 năm thảm sát Mậu Thân mà hiện nay báo chí, đài phát thanh, truyền hình đang nói đến với nỗi xót thương thống thiết. Hàng chục ngàn đồng bào vô tội bị chôn sống, bị giết chết một cách dã man, vùi dập xác thân trong những ngôi mộ tập thể ghê rợn, không còn nhân tính. Người Mẹ mất con, người vợ mất chồng, nước mắt đó chắc đã chảy thành suối, thành sông!


Hình ảnh người mẹ già đẩy xác con là chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến VNCH trên chiếc xe ba bánh ngày Tết Mậu Thân 1968 đã làm đau xé lòng tôi. Lúc đó người viết chỉ là cô gái trẻ đang chuẩn bị thi Tú Tài toàn phần ban văn chương. Bài thơ được viết bằng xúc cảm chân thành với người Mẹ xứ Huế lập tức được đăng tải trên nhật báo Tiền Tuyến – tờ quân đội nổi tiếng thời đó – với đoạn thơ cuối như sau:

Càng xe thay bốn tay nôi ngày cũ
Lệ già rơi theo từng bước chân vương
Xác con nằm như đang say ngủ
Mẹ khóc anh hay khóc cho quê hương?

Người Mẹ hy sinh cho con điều đó đã hẳn, và không chỉ hy sinh về vật chất, người Mẹ còn hy sinh hạnh phúc tình yêu riêng lẻ của mình. Rơi vào hoàn cảnh khốn khó vì hôn nhân ép buộc hay bị gia đình chồng khinh rẻ, chồng bê tha không ngó ngàng gì đến vợ con, người Mẹ đã bao lần đắn đo, muốn bước ra khỏi cuộc hôn nhân tồi tệ đó. Nhưng vì hạnh phúc của con, họ phải thúc thủ ép mình, thực hiện “văn hóa cam chịu” suốt đời mình để con được có cha, rang nuôi con khôn lớn nên người, nào xá gì “chút tình riêng tư nhỏ bé”!

Trong nước, từ sau 75, chính quyền cũng lớn tiếng rêu rao về nhân quyền, coi trọng nữ giới bằng cách đề ra ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3, ngày Hiến Chương các Thầy Cô Giáo 20/11. Nhưng sự thật người phụ nữ, người Mẹ bị chèn ép, chà đạp đến mức cùng cực. Người Mẹ ở Việt Nma hiện nay vẫn còn đau lòng xót dạ vì miếng cơm manh áo vì cái nghèo cứ bám chặt sau lưng. Mọi người cứ hô mưa gọi gió ra rã về nữ quyền, nhưng cô giáo phải quỳ gối xin lỗi học trò, người phụ nữ phải bán thân, lấy chồng xứ lạ, vẫn bị ức hiếp, vẫn bị lao tù vì hai chữ “Tự do”.

Xin chút lắng đọng để nhớ về người Mẹ trên đường di tản đến quê hương thứ hai để mưu cầu tự do, mưu cầu tương laic ho các con. Đã hơn 40 năm chìm nổi nơi xứ người, người Mẹ thêm một lần hy sinh với những “niềm riêng không bao giờ nói hết” được. Thế hệ thứ hai, hai rưỡi, thế hệ thứ ba đang dần dà lớn mạnh ở Mỹ này, hoàn toàn đúng khi tôi nói có sự góp sức trực tiếp và mạnh mẽ của cha mẹ, nhất là sự cưu mang nuôi dưỡng, quan tâm của người Mẹ.

Bây giờ, những người Mẹ “di tản buồn” từ sau 75 đó, đã già, “bóng ngã đường chiều”, hoàng hôn xế bóng…

Bên trong những cánh cửa đóng kín đó, làm sao chúng ta biết được người Mẹ có được tràn đầy hạnh phúc yêu thương hay ê chề đơn côi bất hạnh?

Nhưng, dù sao đi nữa, người Mẹ ở hải ngoại, cụ thể là ở Mỹ này, dù có cơ cực, dù cũng có lúc buồn tủi bâng khuâng vẫn có lúc thấy mình có chút an vui hạnh phúc bên chồng con, thấy được các con lớn khôn học hành thành đạt, không hổ danh người tị nạn sống tạm, sống nhờ, và được bảo vệ bởi luật pháp, nhân quyền và đặc biệt được hít thở không khí tự do.

“Người Mẹ là kiệt tác của vũ trụ” Câu nói này không là ngôn từ trao chuốt để vinh danh người Mẹ, mà đó là ý nghĩa thật sự. Người Mẹ là tài sản lớn và hạnh phúc thay cho những ai còn có Mẹ. Người Mẹ là suối nguồn yêu thương vô cụ lợi mà ai cũng công nhận. Tình yêu đó vô biên, là đại dương “như biển Thái Bình dạt dào”. Từ những thế kỷ trước Trần Tế Xương cũng đã khen vợ bằng lời thơ tuyệt tác:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hình ảnh con cò tượng trưng cho người phụ nữ, người Mẹ Việt Nam đã làm bao trái tim thổn thức, gây xúc động cho hàng triệu con người Việt qua nhiều thế hệ.

Ngày Lễ Mẹ - Mother’s Day không chỉ là một ngày trong tháng 5 với hoa hồng tặng Mẹ theo nghi thức phương Tây mà tấm lòng con phải luôn luôn nghĩ về Mẹ hàng ngày. Không cần phải mâm cao cỗ đầy, không cần phải có quà tặng quý giá, người Mẹ chỉ mong chờ ở các con có được một tình yêu. Thiền Sư Nhất Hạnh đã viết trong “Bông Hồng Cài Áo” rằng: Thương Mẹ không phải làm gì hết chỉ cần nói với Mẹ rằng: Mẹ biết rằng con thương Mẹ lắm không?

Thương Mẹ tức là làm vui lòng Mẹ, phải sống lương thiện, tốt đẹp theo đạo lý làm người, kính trên nhường dưới, giúp đỡ mọi người khốn khó hơn mình. Làm vui lòng Mẹ không phải là quà tặng mà chính là sự quan tâm về Mẹ. Đành rằng “nước mắt chảy xuôi” cha mẹ nuôi con đâu phải chờ con báo đáp? Chúng ta hiểu rằng chúng nó còn có gia đình riêng, còn phải lo cho các con của chúng nó nữa mà. Người Mẹ nào cũng xem hạnh phúc của các con mình là hạnh phúc của riêng mình, nên càng không muốn vì mình mà gia đình riêng của con xáo trộn.

Ở Mỹ này, người mẹ không cùng ở chung với con cháu, không có cảnh “tam đại đồng đường” như ở Trung Hoa, Việt Nam thế kỷ trước. Vì thế cha mẹ già thích sống riêng để chăm sóc cho nhau. Có những người mẹ phải ở một mình nếu phu quân “đi trước”, thì khi ấm lạnh, lúc tàn canh họ biết cậy nhờ ai? Đó là một ví dụ, một bài toán khó cho các con khi có cha mẹ già giống như “giọt nắng cuối ngày” sắp tắt!

Có thể, cha mẹ già ở Mỹ này sẽ sống ở Nursing Home? Điều đó tất yếu thôi! Các con phải hiểu rằng cha mẹ ở trong “Nhà già” ngày đêm dõi mắt trông chờ các con đến thăm để được mừng vui dù trong khoảnh khắc ngắn ngũi. Nếu được ở chung với cháu con, đó là hạnh phúc vô biên của người Mẹ, nếu họ được rể thảo dâu hiền.

Bao nhiêu thơ văn nói về tình yêu của Mẹ, bao nhiêu bài nhạc ca ngợi công lao mẫu từ vẫn không bao giờ đủ, cũng như chúng ta nói lời biết ơn Mẹ hôm nay lại hóa ra thừa!

Cho phép tôi được gởi đến các bà Mẹ trong và ngoài nước, những bà Mẹ Việt Nam lời chúc ân cần về sức khỏe, hạnh phúc an vui trong quảng đời còn lại với cháu con, với bè bạn gần xa. “Triệu đóa hoa hồng” tặng cho các bà mẹ trong ngày Mother’s Day vẫn mãi mãi không bằng trái tim chân thật và tình yêu của các con luôn dành cho Mẹ và đang hướng về nơi có Mẹ.

Đầu tháng 5/2018

Song Lam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,692,391
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng.
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.