Hôm nay,  

Công Việc Cho Người Việt

12/02/201800:00:00(Xem: 10223)

 

Tác giả: Hồ Nguyễn

Bài số 5310-19-31156-vb2021218

 

Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Sau đây, thêm một bài viết mới. 

 

***

 

Hôm rồi trên mạng facebook một người bạn đăng bài báo nội dung nói về sự khác biệt giữa chăm chỉ làm việc và lười biếng... Tôi ngứa mép nên cũng ý kiến, ý cò như vầy:

-"Là con người, chỉ cần chăm chỉ làm việc là 99% sẽ kiếm được đủ ăn đủ mặc, thoát được sự nghèo đói... Muốn giàu có hơn thì cần thêm sự hiểu biết để tính toán hơn thiệt, chọn lựa những cơ hội tốt hơn... Còn cứ nghèo đói hoài thì chính là do lười".

 Rồi có sự phản hồi của một người bạn trẻ bên Việt Nam như sau:

-"Dạ có muốn chăm chỉ làm cũng không được Cậu ạ. Tùy điều kiện tay chân nữa. Như con đây có muốn tìm việc làm thêm trang trải cuộc sống cũng không ai mướn vì tay không làm được, hoặc ở đây trong vùng sâu không có công ty nào mướn làm Cậu ơi!"

Ở đây chúng ta không bàn đến những lý đó đặc biệt khiến người bình thường không thể làm việc được: Như bịnh hoạn, trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, con cái, hoặc phải làm một việc khác để chu toàn bổn phận...Mà chỉ nói đến một hiện tượng chung của xã hội.

Người Việt định cư ở Hoa kỳ được hơn 40 năm, trong thế hệ đầu tiên ấy có một số rất ít đã được học hành, có bằng cấp và nghề nghiệp chuyên môn, tìm được những công việc phù hợp với khả năng của mình. Phần còn lại cách này hay cách khác phải thích nghi ngay lập tức với hoàn cảnh mới, nơi mình chọn lựa để sinh sống.

Nói về sự chăm chỉ làm việc thì ở miền thôn quê làm nghề nông như chúng tôi có câu: Năng nhặt chặt bị. Tôi nghĩ khởi đầu câu nói ấy dành cho việc đi mót lúa. Sau mùa gặt những người nghèo thường ra đồng để nhặt những bông lúa mà thợ gặt, người chủ còn để sót lại đó đây... Những người mót lúa càng siêng năng thì càng mau đầy bị. Theo nghĩa rộng thì càng siêng năng làm việc thì càng kiếm được nhiều tiền.

Hơn 30 năm trước khi kỹ nghệ làm móng tay mới bắt đầu. Lúc ấy học và làm móng tay còn dễ dàng, chưa bị luật pháp ràng buộc và kiểm soát gắt gao như bây giờ. Hầu hết người Việt mới định cư, không biết nhiều tiếng Anh, không có nghề chuyên môn...đều bắt đầu sự nghiệp bằng công việc này. Cứ việc đến tiệm người chủ sẽ hướng dẫn cả về cách làm lẫn tiếng Anh, chỉ vài tháng đã có thể kiếm được tiền, rồi từ từ càng giỏi về chuyên môn, càng làm nhanh thì càng kiếm nhiều tiền hơn.

Ngày hôm nay ngành nghề này đã phát triển mạnh mẽ. Các tiệm móng tay không chỉ còn là việc làm đẹp, mà còn có thêm các dịch vụ khác như đấm bóp, se lông mặt...phục vụ những người có nhu cầu giải trí. Bây giờ phải gọi nó là kỹ nghệ phục vụ làm đẹp và giải trí.

Những người giỏi giang đã trở thành triệu, triệu phú như Regal Nail có hàng trăm cửa tiệm ở các shoping Mall của Walmart. Một số những cửa tiệm khác có mấy chục ghế và thu vô hàng trăm ngàn USD mỗi tháng. Dĩ nhiên việc mở mang và phát triển nó từ lúc thô sơ để trở thành một kỹ nghệ kiếm bạc tỉ mỗi năm phải đổ nhiều mồ hôi, công sức và thay đổi về đủ mọi mặt rất đáng kể và đáng nể.  Cũng từ dịch vụ làm đẹp này kéo theo sự sáng tạo cho nhu cầu phục vụ như các loại ghế ngồi, bàn làm móng tay, kìm dũa...tạo được thêm nhiều việc làm cho nhân quần xã hội. Và khi phát triển thành kỹ nghệ như vậy thì chính quyền phải có luật pháp kịp thời, để hướng dẫn và bảo vệ cả người cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng của họ là người tiêu dùng.

Một công việc khác cũng cần siêng năng là có thể kiếm được nhiều tiền đó là nghề Landscape, nôm na là chăm sóc cây cối vườn tược. Nghề này rất thịnh hành ở các tiểu bang miền tây Hoa Kỳ nơi có độ ẩm cao, cây cối phát triển nhanh chóng.

Người gốc làng quê của chúng tôi đã quen với việc trồng tỉa ruộng vườn, nên rất dễ thích nghi với công việc này. Hầu hết trong số họ đã truyền nghề cho nhau. Cứ người này đi làm công cho người kia một thời gian, học được nghề rồi tự xin giấy phép đứng ra làm chủ. Công việc này cũng không cần nhiều tiếng Anh. Sự giao dịch bắt đầu bằng các tờ Flyers quảng cáo về business của mình, khi được gọi đến định giá thì biết cách trình bày với khách hàng đủ để họ hiểu biết rằng mình làm được công việc ấy, và làm với giá phải chăng. Khi họ đồng ý rồi thì mình bắt đầu. Dĩ nhiên nghề nào cũng cần khả năng, uy tín để hoàn thành công việc mà mình đã nhận với khách hàng. Càng có uy tín thì càng có nhiều việc, càng kiếm được nhiều tiền.

Landscaping không chỉ đơn giản là việc chăm sóc cây cối mà có nhiều chủ nhà muốn thiết kế lại khu sân trước, sân sau một cách khoa học, mỹ thuật để nơi họ ở có quang cảnh thoải mái. Có nhiều nhà chi ra hàng chục, có khi hàng trăm ngàn để làm đẹp cho căn nhà của mình. Vì vậy những người làm nghề này cũng dễ kiếm tiền. Xa hơn nữa, có người phát triển nó thành những công ty có đầy đủ máy móc xe cộ để làm những công việc to lớn hơn như thầu chăm sóc các trường học, công sở, bảo trì đường sá ngoài freeway. .. của chính phủ. Rất nhiều người thành công và làm giàu nhờ vào sự chuyên cần chứ không cần bằng cấp chuyên môn gì cho lắm.

Điều đặc biệt làm nghề Landscape này tuy cực nhọc nhưng được nghỉ suốt mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 11 đến hết tháng 2, vì mưa lạnh, vì tuyết rơi , mãi đến mùa Xuân mới bắt đầu công việc trở lại. Trong thời gian này tha hồ cho các "cụ" đi nghỉ hè và thưởng thức cuộc sống.

Phải nói rằng, không ai muốn làm công việc nặng nhọc, tốn nhiều thời gian, có khi phải chịu đựng mùi hoá chất, hay mưa gió lạnh lẽo... Nhưng hầu hết những người di dân mới đến Mỹ đều có chung một ước mơ: Tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi mình đang sinh sống. Mà đâu phải di dân nào cũng được học hành đến nơi đến chốn, hoặc đã giàu có rồi. Hầu hết trong số ấy khi đặt chân đến Hoa Kỳ đã khôn lớn, thật khó khăn khi phải đến trường, học lại từ đầu về ngôn ngữ, văn hóa đến những nghề nghiệp chuyên môn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, có khi đòi hỏi phải có chút ít kiến thức làm nền tảng căn bản để bắt đầu. Sự chọn lựa đi đi tìm việc làm kiếm tiền ngay để trang trải cho các nhu cầu của cuộc sống cũng là điều dễ hiểu.

Trong văn chương bình dân thường bảo: Lấy ngắn nuôi dài. Vâng, sự hiểu biết lúc nào cũng cần thiết, vì càng có sự hiểu biết nhiều thì con người càng thăng tiến hơn. Cho nên dù trong hoàn cảnh nào cái ý thức về chăm sóc cho con cái được học hành đến nơi đến chốn là tâm trạng chung của di dân Việt. 

Riêng người làng tôi dù xuất thân từ nông dân, sang đây rất nhiều người phải lao động vừa cực nhọc vừa nhiều giờ, nhưng thế hệ thứ hai được sinh ra hoặc lớn lên từ đất nước này đều được ăn học. Theo chúng tôi theo dõi, có hơn 95% gia đình có ít nhất 3/4 số con em của họ được học xong đại học, hậu đại học. Số bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, quản trị kinh tế... với đồng lương trên trăm ngàn /năm thì rất, rất nhiều.

Trong bài Đổi Đời lần trước, chúng tôi có giới thiệu cháu Andy Đinh là đội trưởng của đội Game TSM, có hàng trăm triệu người theo dõi trên mạng.

Hôm nay lại có tin vui là mới đây đại công ty Bessemer đã bỏ 25 triệu USD đầu tư vào đội game này. Trong lịch sử công ty  Bessemer này đã từng bỏ tiền vào một công ty về game tên là Twitch, vào năm 2012 công ty Twitch đã bán được với giá 1 tỉ USD. Xin xem thêm thông tin ở đây:

Sources: TSM to receive $25 million investment from Bessemer

http://www.espn.com/esports/story/_/id/22016269/sources-team-solomid-parent-company-receive-25-million-investment-bessemer-venture-partners

 

Sources: TSM to receive $25 million investment from Bessemer

www.espn.com

Silicon Valley continues to make its way into esports by investing in one of the oldest teams in the North American League Championship Series.

 

*

Vâng, xuất phát từ sự chăm chỉ làm việc của bậc phụ huynh chính là động lực để các em, các cháu có ý thức về cuộc sống, nỗ lực phấn đấu để vươn lên và đặc biệt các cơ hội mà các xứ sở tự do đã đem lại cho chúng. Nhờ đó các em, các cháu có được ngày hôm nay.

Hơn nửa thế kỷ trước cha ông chúng tôi cũng từng chịu khó làm việc, kiếm được đủ ăn, đủ mặc, nhưng chắc tại dốt nát nên không sao thoát được cảnh nghèo, không bao giờ dư giả để sẵn sàng cho việc "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn" đến nỗi khi có biến cố năm Ất Dậu 1945 xảy ra đã cướp đi mạng sống của hơn một triệu người miền Bắc. Rồi chủ nghĩa cộng sản du nhập vào làm cho cha ông chúng tôi phải từ bỏ quê hương, cội nguồn để chạy vào miền Nam.

Ở đây chúng tôi được đón tiếp, cho tái định cư và bắt đầu một sống mới có tự do, nhân bản.. Một điều mày mắn hơn cho chúng tôi, Giáo hội Công Giáo rất lưu tâm trong việc khai dân trí, các Linh mục phụ trách các xứ đạo đều mở trường học, tìm các thầy cô giảng dạy. Ngày ấy cả làng mới có mấy người học xong tiểu học còn đa số mù chữ. Vị Linh mục cai quản xứ đạo của chúng tôi đã hết lòng trong việc này. Ngôi trường tiểu học mang tên Tiến Đức đã khai mở cho thế hệ chúng tôi có được it kiến thức cơ bản để bước vào đời. Xin tri ân thầy cô, có nhiều người ở rất xa, tận SG, đã bỏ công về dạy dỗ, khai hóa cho chúng con trên miền đất quê mùa, đêm về chỉ lập loè ánh đèn dầu, nhà cửa trường ốc đơn sơ, nhỏ bé đó.

Năm 1993 tôi về thăm quê lần đầu tiên sau mười mấy năm xa cách. Theo dõi các sinh hoạt nghèo nàn của miền quê yêu dấu ấy mới thấy lòng bùi ngùi.

Cô em tôi lấy chồng, gia đình nhà chồng cũng vừa tị nạn chiến tranh, chân ướt chân ráo mới về miền quê này. Gặp thời "xã nghĩa" bao cấp nên ngó bộ điêu đứng lắm. Nhìn căn nhà trống trải, rồi một nách 4 đứa con nheo nhóc, thêm cái bụng bầu mà ngao ngán. Thôi thì...tôi phải ráng.

Trở về Mỹ tôi gom góp và dốc túi cố giúp các anh chị em để mong họ có thể thay đổi cuộc sống. Ngoài tài chánh tôi cũng ý kiến ý cò để hưởng dẫn việc làm ăn... Sau vài năm thì hành trình dùng vốn liếng được hướng tới như sau:

- Gia đình anh chị tôi quyết định tiếp tục làm ruộng (cho chắc ăn),  nhưng thúc đẩy và hỗ trợ các con tiếp tục việc học.

- Gia đình cô em tôi mở tiệm tạp hoá ở "ngã ba Quốc tế" của miền thôn dã này, bán bia, nước ngọt, bếp gas, gas propane , và vô số hàng hoá linh tinh khác.

 Các gia đình anh chị em bên ngoại.

- Một anh chị ở Hố Nai,  tôi kêu đầu tư vào đất đai. Anh bảo không, làm xe ben chở đất lời lắm, nên đi mua hai chiếc xe tải chở đất đâu hết 60 ngàn usd.

- Một anh chị khác cùng với 1 người bạn thân mở tiệm cung cấp vật tư nông nghiệp, vốn liếng bỏ vào đó gần trăm ngàn.

- Một người em ở Trị An mở trại nuôi heo, rồi nuôi gà.

 

*

 

- Chủ trương cho con đi học, 5 trong số 6 đứa con của anh chị đã hoàn tất bậc đại học và hậu đại học. Hiện nay thì cả nhà đã về sống tại Saigon. 5 trong số 6 đứa đã có gia đình riêng, có công ăn việc làm, giàu nghèo tùy theo cách nhìn của mỗi người.

- Gia đình cô em tôi: Các con cũng được ăn học xong xuôi: Cháu lớn có gia đình và đang dạy Anh ngữ tại các trường Trung học ở Rạch Giá. Đứa kế có gia đình và bắt đầu phụ cha mẹ trong việc buôn bán ở nhà. Cháu kế nữa là dược sĩ và làm việc ở Sài gòn. Hai cháu trai cuối cùng tốt nghiệp cao đẳng.

- Anh chị ở Hố Nai làm xe một thời gian thì mắc nạn, hai chiếc còn một chiếc...Rồi xuống xe pick up chuyên chở than mùn đi bán, rồi anh bị tai nạn trong lúc làm than và nghỉ luôn. Bây giờ an vui với tuổi già trên 70 và ngồi...bán vé số trước cửa nhà.

- Hai ông mở tiệm bán vật tư nông nghiệp được 2 -3 năm thì phá sản, không chỉ hết vốn mà còn vương mắc thêm nợ nần, nghe nói tới bây giờ vẫn chưa trả xong.

- Chú em ở Trị An. Nuôi heo thì lở mồm, nuôi gà thì bị cúm chết nên hết vốn. Bây giờ đi làm việc trong trại nuôi trẻ khuyết tật, mồ côi.

Từ sự thành công và thất bại trên đây, tôi chủ quan để nhận định: Chủ trương đầu tư kiến thức cho con cái của anh chị tôi mang lại hiệu quả nhất. Vì vốn liếng kiến thức khi có được là một gia tài không bao giờ mất được. Phần còn lại về công việc làm ăn của những người khác là do sự chọn lựa và nỗ lực của mỗi người. Sự thành công nào cũng có cái giá mà trong đó sự chăm chỉ làm việc là yếu tố quan trọng. Còn sự thất bại dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân nào cũng do người thực hiện hoặc không cố gắng hết mình hoặc thiếu kinh nghiệm, hiểu biết nên việc điều hành quản trị sai sót dẫn đến thất bại.

 

Cuối cùng, dù đất nước Hoa Kỳ chưa phải là nơi có công lý, công bằng nhất, nhưng ít ra về mặt pháp lý, luật lệ nói chung đã được viết ra một cách rất rõ ràng, chi tiết, được áp dụng cho mọi giai tầng xã hội. Nhiều khi quyền lợi của người dân thấp cổ bé miệng được lưu ý và bảo đảm hơn.

Một đất nước thật sự dân chủ nên người dân có quyền nói lên tiếng nói của mình qua lá phiếu, các phương tiện truyền thông, và nếu cần qua các cuộc xuống đường biểu tình để các vị dân cử, các nhà làm luật và cả những người điều hành quốc gia phải lắng nghe.

Việc giáo dục cũng được xây dựng trên những nền tảng đạo đức vững chắc, có bề dầy lịch sử và thử thách lâu dài nên con người sống ở đây không chỉ có được niềm tin mà còn được pháp luật hướng dẫn, bảo vệ.

Nhờ đó niềm tin yêu vào đất nước sẽ mạnh mẽ hơn, học tập kỹ hơn, nỗ lực trong sáng tạo vì khi phát minh ra những dịch vụ, sản phẩm mới, họ không chỉ được bảo về tác quyền mà còn có niềm tin rằng: Các sản phẩm họ phát minh ra sẽ được luật pháp bảo vệ công bằng để tiến xa ...

Hơn 30 năm trước Bill Gate, Steve Jobs, Mark Zuckerberg và rất nhiều danh nhân khác chưa có tên tuổi gì trong thế giới này. Vậy mà ngày hôm nay những dịch vụ, sản phẩm họ làm ra đã không chỉ làm thay đổi, mang lại lợi ích cho cả thế giới, mà chính họ cũng là những người giàu có không chỉ vật chất mà tên tuổi, sự đóng góp rất nhân bản của họ lại cho nhân loại cũng nhiều vô số kể.

Còn bên Việt Nam việc điều hành đất nước được áp đặt bởi Đảng Cộng Sản, quốc hội cũng dó đảng Cộng Sản chọn lựa người của họ, dân bầu chỉ là hình thức cho có để phô trương với quốc tế. Vì vậy luật pháp họ làm ra với mục đích bảo vệ quyền lợi của một nhóm người cai trị. Rồi nếu có khoản nào màu mè cho quyền lợi người dân thì khi thi hành cũng bị bóp méo do tòa, công tố, rồi truyền thông... tất cả hệ thống làm luật và thi hành luật, kiểm soát luật đều là người của đảng Cộng Sản.

Hệ thống giáo dục thì gian dối trong lịch sử, máy móc trong khoa học, xa rời những nhu cầu thực tế nên mất hẳn niềm tin của cộng đồng xã hội. Thử hỏi hàng chục ngàn tiến sĩ mà sao không có được 1 cái phát minh nào giúp ích cho nhân loại.

 

Quản trị đất nước thì cứ hết sai lầm này đến sai lầm khác. Như vậy có nghĩa chỉ nói mà không làm được gì, rồi có làm thì toàn kiếm cách lấy của công làm của tư, trục lợi cho mình hay phe nhóm mình mà thôi. Thử nhìn xem những người giàu có bên Việt Nam hầu hết là do cấu kết với thế lực nhà cầm quyền, có khi hợp pháp, có khi bất hợp pháp... Sự giàu có hôm nay rất nhiều khi là nguyên nhân để trở thành tội đồ của ngày mai.

Con người luôn được hướng dẫn bằng lý trí. Có hiểu biết đủ để phân biệt được đúng sai mới làm đúng được. Có làm đúng mới mang lại lợi ích cho mình và cho cộng động xã hội.

Xin tạ ơn đất nước Hoa Kỳ đã đón nhận những di dân từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có người Việt Nam. Cho chúng tôi được sống, được làm việc và cho con cháu chúng tôi có cơ hội phát triển những tài năng mà Thượng Đế đã ban tặng. Chắc chắn các thế hệ con cháu chúng tôi những người Việt Nam sẽ đóng góp phần mình vào sự giàu đẹp trong tương lai của quê hương này.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
11/04/202411:11:28
Khách
legal herbal buds <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> ibs constipation remedies
13/02/201818:12:13
Khách
Nội dung và lời văn của bài viết rất hay.

Năm 1960, dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Việt Nam Cộng Hòa là US$ 223 hơn Nam Hàn (155$), hơn Thái Lan (101$), hơn Tàu cộng (92$), hơn Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (73$).

Ngày nay, dưới chế độ Cộng sản " đỉnh cao của trí tuệ loài người", Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ- đông bậc nhất thế giới . Theo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tính đến năm 2013, có hơn 9000 giáo sư và 24300 tiến sĩ (chưa nói đến phó giáo sư, phó tiến sĩ, thạc sĩ). Và nếu tính từ cấp bậc Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.

Vậy chớ Việt nam "nước giàu, dân mạnh" dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản " quang vinh" ra sao há ?

Thu nhập bình quân tính theo đầu người của Việt nam còn thua cả Lào : Việt nam: US $2,186. Lào: US $2,353 . Thái Lan : US$ 5,908. Mã Lai: US $9,503. Mexico : US$ 8,201. Iraq : US$ 4,610. Nam Hàn: US$ 27,539. Japan: US $38,895... USA : US$ 57,467.

Thiếu tướng cộng sản Nguyễn Trọng Vĩnh (ở Việt nam): ” Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối”. Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín : "Hà nội đã bất lực để cho đế quốc Tàu cộng tung hoành biển Đông, chiếm đảo, chiếm biển của Việt nam, bắt bớ, tàn sát ngư dân Việt" . Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi (ở Việt nam): “Về quan hệ quốc tế thì Việt nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại, cả kinh tế lẫn chính trị: Biển đảo, đất đai biên giới của Việt nam bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo Việt nam cam tâm im lặng”. Giáo sư Mạc Văn Trang ( ở Việt nam) :" Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung quốc coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!? " . v...v...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,251,482
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến