Hôm nay,  

Xấu Che, Tốt Khoe

01/11/201500:00:00(Xem: 13474)
Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số 3660-18--30150vb8110115

Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College, gần nhất là loạt bài viết về bằng cấp học hành ở Mỹ. Sau đây là bài mới nhất.

* * *

Tôi đã phải than Khổ Quá và cúi xin bà bạn, còn trong thời gian “tham quan đế quốc Mỹ”, đừng hỏi khó tôi thêm câu nào nữa. Biết mình đã thắng lớn, bà cười hả hê, vỗ mạnh vào vai tôi và nói:

- Ừ, không hỏi nữa. Nhưng tại sao bà lại phải chờ đến lúc tôi bực mình, gắt om lên rằng: “Chỗ bạn bè có gì phải che dấu ?”(che dấu vì xấu xa), lúc đấy bà mới chịu “khai báo” công việc làm của các con bà. Những công việc mà phụ huynh chúng tôi luôn mơ, ước gì con cái mình có được những việc làm tốt đẹp như thế. Tiện thể tôi cũng nhắc bà hãy luôn nhớ là “xấu che”, “tốt khoe” ra chia xẻ cùng mọi người, không nên ích kỷ giữ trọn niềm vui cho riêng mình và gia đình.

Tôi chỉ là khách từ VN đến thăm nước Mỹ. Thế mà, khi nhìn thấy những sự tốt đẹp trong cộng đồng VN, tôi đã gọi ngay điện thoại về bên nhà để khoe. Nào là khoe Việt Nam ta đã có người làm Tướng trong quân đội Mỹ, khoe gia đình ông bà Vũ Thế Hiệp có 4 người con rất thông minh, tất cả đều học hành ra làm Bác Sĩ, khoe các cháu của tôi học rất giỏi, được nhiều bằng khen treo đầy phòng khách, khoe nhà ông bà Tài bên VN, chồng đạp xích lô, vợ bán chuối chiên, ấy vậy mà khi qua được đến Mỹ, họ đã thoát ngay kiếp khổ nạn, con cái học ra dược sĩ, kỹ sư chạy toàn xe xịn, nhà ở trong khu giàu sang có hồ bơi, sân chơi bóng rổ, phòng tập thể dục, v.v...

Và tôi luôn che dấu, không bao giờ kể lại những việc làm xấu xa của một số người Việt Nam ta ở Mỹ. Tôi tức giận vô cùng khi xem những bản tin, nhìn thấy tên họ Huỳnh, Lý, Lê, Trần, Nguyễn, Phạm, Hoàng, Phan bị còng tay về đủ các loại tội... Thậm chí mua, bán cả cái giấy phép hành nghề làm móng tay chân nhỏ nhoi. Trong khi người mua chỉ cần bỏ công sức ra học trong vài tháng là có được, cần gì phải gian dối, phải bỏ tiền thật ra mua đồ gỉa, như tin tức đã được đăng trên các tờ báo Việt ngữ…”

- Bà mới nói “xấu che”, sao lại còn …

- Ừ, thì “xấu che”. Nhưng bà là bạn tôi, bà có thấy mình sai, khi không muốn tôi “hỏi” và cũng không muốn tôi “nói” là tại làm sao ?

- Là tại “cái tôi đáng ghét” đó mờ.

- Rõ dở hơi. Cái tôi của ai mà chẳng đáng ghét! Tôi sẽ không “hỏi”, không “nói” nữa, vì bà đã “cúi xin, cúi lạy”. Nhưng tôi rất muốn biết học vị “Doctor of Pharmacy” ở Mỹ, được Việt Nam ta gọi là “Dược Sĩ”, “Bác Sĩ Dược Khoa” hay “Tiến Sĩ Dược Khoa” ?

- Tôi nghĩ gọi thế nào cũng … đúng. Tùy theo hoàn cảnh và suy nghĩ riêng của mỗi người.

- Tùy theo hoàn cảnh và suy nghĩ riêng của mỗi người là thế nào ?

- Là tại, hiện nay nước Mỹ có khoảng 3.026 Universities (Source: National Center for Education Statistics), nhưng chỉ còn hơn 10 Đại Học đào tạo Bachelor of Pharmacy (viết tắt là B.Pharm), hoặc Bachelor of Science in Pharmacy (viết tắt là B.S.Pharm) là bằng cấp Đại Học 4 năm trong lĩnh vực Khoa Học Dược Phẩm. Sinh viên tốt nghiệp chương trình này, không đủ điều kiện để trở thành Pharmacist có học vị Doctor of Pharmacy (viết tắt là Pharm.D) họ cũng được gọi là Dược Sĩ. Ở Việt Nam hiện nay chưa có chương trình đào tạo Doctor of Pharmacy (Pharm.D) đúng không ?

- Thì tôi đã nói, Dược Sĩ bên VN chỉ có bằng cấp Cử Nhân Dược/Bachelor of Pharmacy, làm gì đã có đào tạo ra Pharm.D để thế chỗ cho B.Pharm, B.S.Pharm.

- Nói vậy là bà đã hiểu rõ gía trị thực sự giữa hai văn bằng “Bachelor of Pharmacy” và “Doctor of Pharmacy” không hề giống y như nhau. Nhưng một số người Việt Nam ta ở Mỹ, đã “quen” dùng danh xưng “Dược Sĩ” cho cả hai học vị “Bachelor” và “Doctor”.

Vì thế, để tránh tình trạng bị ngộ nhận giữa Bachelor of Pharmacy và Doctor of Pharmacy. Những tiệm thuốc tây do người Việt Nam ta làm chủ, khi đăng quảng cáo trên báo chí Việt ngữ, vị chủ nhân rất hân hạnh cho khách hàng biết Pharmacy của mình, được điều hành bởi Doctor of Pharmacy (Bác Sĩ Dược Khoa).

- Đúng rồi, con gái xinh đẹp của nhà họ Phan ở San Diego, có đưa cho tôi tấm Danh Thiếp, trên đó ghi rõ ràng những hàng chữ:

WELLNESSRx PHARMACY

Rx BÁC SĨ DƯỢC KHOA PHƯƠNG NGA PHAN Rx

- Và nếu có ai quen dùng danh xưng Dược Sĩ, họ cũng đã cẩn thận ghi thêm học vị Doctor of Pharmacy ngay sau dấu phẩy, bên cạnh tên họ của mình. Ví dụ như: “Dược Sĩ Hoài Hương Nguyễn, PharmD”.

Cư dân thành phố Westminster không ai xa lạ gì với Aloha Pharmacy, đã hiện diện ở đó gần 30 năm.

“Aloha Pharmacy là thương hiệu của công ty Pine Drug Incorporation, được thành lập năm 1986. Chủ tịch của công ty là Dựợc Sĩ Đặng Thế Dân, B S Pharm và được điều hành bởi năm Dược Sĩ, trong đó có ba Dược Sĩ trẻ tuổi đều là Tiến Sĩ Dược Khoa (PharmD), và một đội ngũ Dược tá (Pharm Tech) thông thạo cả hai thứ tiếng Việt ngữ và Anh ngữ”. Như vậy khi đọc trang quảng cáo này khách hàng biết ngay trong Aloha Pharmacy có 2 vị Dược Sĩ “gìa tuổi” có văn bằng Cử Nhân Dược (B.S.Pharm) tràn đầy kinh nghiệm, một vị giữ chức Chủ Tịch Công Ty, và 3 Dược Sĩ “trẻ tuổi” có văn bằng Tiến Sĩ Dược Khoa (Pharm.D).


Như vậy, Aloha Pharmacy đã chuyển ngữ học vị Doctor of Pharmacy (Pharm.D) ra tiếng Việt là “Tiến Sĩ Dược Khoa”, họ không dùng “Bác Sĩ Dược Khoa”. Học vị Doctor of Pharmacy được Aloha Pharmacy dịch là Tiến Sĩ Dược Khoa cũng đúng, theo cách tính thứ tự bằng cấp của người Việt Nam ta, so sánh với bằng cấp tại Mỹ. Tính từ khi tốt nghiệp Đại Học, sinh viên nhận văn bằng Cử nhân (Bachelor), học thêm 2,3 năm nữa nhận bằng Thạc Sĩ (Master) và cao nhất là văn bằng Tiến Sĩ (Doctor).

Thêm vào đó, một vài người cũng đồng ý với Aloha Pharmacy: “Doctor of Pharmacy” nên dịch là “Tiến Sĩ Dược Khoa”, nếu dịch là “Bác Sĩ Dược Khoa” sẽ gây ra ngộ nhận, hiểu lầm đó là “Bác Sĩ Y Khoa” chuyên khám bệnh và viết toa thuốc cho bệnh nhân.

- Làm sao có thể nhầm lẫn như thế được, khi người ta đã viết rõ ràng một bên là Bác Sĩ Y Khoa, một bên là Bác Sĩ Dược Khoa. Nếu chỉ nói hoặc viết vỏn vẹn có hai chữ “Bác Sĩ” không thôi, thì họa may mới có cơ hội lầm lẫn. Đúng không nào?

- Đúng hay sai còn tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi cá nhân. Khác ý với Aloha Pharmacy, có người góp ý kiến: Doctor of Pharmacy nên dịch là Bác Sĩ Dược Khoa, cho đủ bộ “tam đầu chế” Nha-Y-Dược luôn sát cách bên nhau chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Nhưng cũng có người đã đưa ra ý kiến: “Tiến Sĩ Dược Khoa” nên dành cho học vị “Doctor of Pharmacology” trên văn bằng được viết đầy đủ là:

“Doctor of Philosophy in Pharmacology” (viết tắt là Ph.D).Theo như suy nghĩ và nhận định:

Doctor of Pharmacy = Pharmacist = Pharm.D thật là khác biệt với:

Doctor of Pharmacology = Pharmacologist = Ph.D = Scientist nghiên cứu về dược liệu, dược lý để tìm ra thuốc trị các bệnh hiện đang có và bệnh mới phát sinh, nghiên cứu ảnh hưởng của độc dược và cách khắc phục, viết Luận án(Dissertation) chia xẻ tài liệu và nghiên cứu của mình trên các Tạp Chí Khoa Học và ở các Hội Nghị Khoa Học.

Sinh viên nghiên cứu, viết luận án xuất sắc sẽ nhận được phần thưởng trong buổi hội nghị.

http://www.neurotoxicology.com/conf2007/student_winners.pdf

Pre-Doctoral 2005 Group 3: Neurotoxicity of Pesticides and PCBs

1st Place. Tram-Anh N. Ta “Ryanodine Receptor Type 1 (RYR1) Possessing Malignant Hyperthermia Mutation R615C Exhibits Heightened Sensitivity to Dysregulation by Noncoplanar PCB 95” Univ of California Davis

Vì thế, tôi cũng nghĩ dùng danh xưng Tiến Sĩ Dược Khoa cho học vị Doctor of Pharmacology là rất phù hợp, “chuẩn không cần chỉnh” khi danh từ Doctor, chuyển đổi qua tính từ Doctoral, để giới thiệu ngành nghiên cứu của Tiến Sĩ Dược Khoa (Doctor of Pharmacology & Toxicology) làm việc tại UCD

TRAM-ANH N. TA, Ph.D

Post Doctoral Scholar

Neurological Surgery

UC Davis School of Medicine

- Tôi hiểu rồi, bây giờ tôi muốn biết Doctor of Pharmacy làm việc ở tại các Tiệm Thuốc và làm trong các Bệnh Viện có khác gì nhau hay không ?

- Tôi không phải là Pharm.D, nhưng tôi có thể giúp bà đôi chút, theo như ý bà mong muốn khi đến thăm quê hương thứ hai của tôi, là nước Mỹ.

Chuyện là thế này: một Doctor of Pharmacy sau khi đã hoàn tất mọi điều kiện cần phải có, để được phép làm việc ở các Tiệm bán thuốc lẻ/Drugstore/Pharmacy, họ được gọi là Retail Pharmacist. Nếu được tuyển dụng vào làm việc trong Bệnh Viện, họ được gọi là Hospital Pharmacist.

1. Công việc của Retail Pharmacist là phân phối và kiểm soát thuốc bán lẻ theo Toa và không cần Toa của Bác Sĩ Y Khoa. Doctor of Pharmac chỉ dẫn cho khách hàng cách dùng thuốc, các triệu chứng có thể xảy ra khi dùng thuốc và vui vẻ đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong phạm vi “pháp lý” và “đạo đức”. Retail Pharmacist có thể tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên Dược (Staff Pharmacy).

- Mà này, có người Việt Nam ta đã cao ngạo mỉa mai Doctor of Pharmacy chỉ là "chuyên viên đếm thuốc" tại các nhà thuốc tây.

- Không hề gì, khi mà "chuyên viên đếm thuốc" tại các nhà thuốc tây, lương năm cũng bộn bạc đó nha.

2. Hospital pharmacist. Ngoài các điều kiện cần phải có như Retail Pharmacist, người Doctor of Pharmacy còn phải có thêm 1-2 năm residency trong bệnh viện. Khi làm việc trong bệnh viện, bất kể là Day shifts hoặc Night shifts, Bác Sĩ Dược Khoa luôn cùng làm việc chung với các Bác Sĩ Y Khoa, Tá Viên Điều Dưỡng, Y Tá trực nhật, cùng các nhân viên y tế, thảo luận với nhau và với người nhà bệnh nhân về phương pháp điều trị, chăm sóc cần thiết, để bảo đảm bệnh nhân nhận được sự điều trị tốt nhất. Pha chế thuốc theo toa, kiểm tra chất lượng của tất cả các loại thuốc xử dụng trong bệnh viện, kiểm tra các quy định về thuốc, để bảo đảm không bị mắc lỗi, đem lại sự phù hợp và an toàn cho bệnh nhân.

Trong bệnh viện, Bác Sĩ Dược Khoa là chuyên gia về thuốc, có sự chuyên nghiệp như một Bác Sĩ Y Khoa chuyên gia khám, chữa bệnh. Bác Sĩ Dược Khoa trong bệnh viện có kinh nghiệm, có thể được giảng dậy trong khoa Dược, hoặc kèm cặp các Bác Sĩ Dược Khoa đang trong thời gian Residency...

Viết được đến đây là tôi đã oải lắm rồi. Nhưng cũng hơi vui vui vì hình như mình đã trả xong món "nợ đời" cho bà bạn gìa "dễ thương", nhưng thương không dễ đó nha. Tôi hy vọng bà bạn gìa của tôi, không còn "muốn biết" thêm điều gì nữa, từ tôi.

Lưu Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,467,878
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả lần đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ, bài được chuyển qua eMail.. Bài đầu tiên của Hương Thùy là ký ức về phố cổ Hội An và một thoáng tình học trò thời chiến,
Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002 và sẽ nhận giải đặc biệt 2015. Bài mới viết báo tin: “Với niềm vui”, ông sẽ bay 5,000 miles về dự họp mặt ngày 18 tháng 8.
Tác giả là một cựu sĩ quan CSQG/VNCH, tù “cải tạo” gần 7 năm, định cư tại Nam California từ năm 1991 theo diện HO5. Cựu nhân viên Material Specialist (công ty ALCOA) đã nghỉ hưu năm 2012.
Tác giả Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả hiện là một giám đốc trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ.
Trước Tháng Tư 1975, ông là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc.
Hoàng Nga là tên thật. Sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái,
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ,