Hôm nay,  

Một Chuyến Vượt Biển

02/08/200700:00:00(Xem: 154992)

Người viết: Nguyễn Phan Ngọc An
Bài số 2058-1921-625vb5020807

Tác giả là cư dân San Jose. Bài được chuyển tới bằng email. Mong Nguyễn Phan Ngọc An sẽ viết tiếp và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

Từ trong khu nghĩa địa trên đường Alumrock và Capitol Ave. Dung băng qua lộ đến chỗ parking lot lấy xe. Đứng tựa mình vào hông xe ngẩn ngơ nhìn bầu trời xanh đang gợn chút mây hồng, đẹp như bức tranh thủy mạc, tự dưng lòng Dung thấy nao nao buồn, nỗi nhớ mẹ cha canh cánh bên lòng, nỗi xót xa cho thân phận, nỗi thương người yêu bạc phước nên lòng buồn rười rượi.

Mới đó mà thấm thoát đã 3 năm Tùng nằm yên dưới lòng đất lạnh. Tùng ơi, anh vẫn sống mãi trong em, em đã hứa một đời sống bên anh thì âm dương cách trở cũng không làm cho em thay lòng đổi dạ… Ba năm rồi anh biết đó, không một ngày nào Dung không đến thăm anh, than thở, tâm tình với anh, anh không trả lời em như những ngày yêu nhau xa cũ nhưng em biết anh nghe những gì em nói, em biết anh đang nhìn em tha thiết, và anh buồn khi em từ giã ra về…

Cuộc đời em còn sống gượng nơi đây là chỉ mong chờ một ngày tìm gặp được mẹ cha bên nửa vòng địa cầu xa thẳm cũng như hàng ngày đến thăm anh, nhìn anh  nằm yên ngủ, một giấc ngủ dài thiên thu không trở dậy!

Đang miên man với những suy tư nhung nhớ về quá khứ trong lòng,  Dung chợt giật mình vì phía trước có tiếng gọi “Ba Mẹ chờ con với…” và một cô bé tuổi chừng 12 tíu tít chạy lại bên Cha Mẹ, ông bà hôn hít cô bé ẵm lên xe với nụ cười rạng rỡ trên môi… Tâm hồn Dung chùng xuống và quay quắt nhớ đến mẹ cha thất lạc nơi quê hương vạn dặm, không biết bây giờ ra sao!
Hồi ức Dung sống dậy như chuyện mới hôm qua...

*
Hồi đó Dung cũng có Mẹ có Cha, năm 12 tuổi nàng cũng sống cảnh êm đềm hạnh phúc bên gia đình thân thương, Cha Mẹ lúc nào cũng nuông chiều yêu thương nàng. Bỗng một ngày không ai ngờ trước được, chiến tranh tràn thôn xóm, Dung thất lạc mẹ cha, chạy theo đoàn người tị nạn chiến tranh, trôi dạt về vùng đất khô cằn, sỏi đá sống nhờ vào tình thương của những người cùng chạy nạn với nàng.

Từ đó cuộc đời Dung như không còn ý nghĩa, năm năm trời vất vả gian nan Dung đã lớn khôn trong sự tủi hờn, nghèo đói, trong nỗi cô đơn cùng cực, và vào một đêm mưa to gió lớn Dung nghe có tiếng người chạy rần rật bên ngoài , họ ào vào nhà kéo tuột Dung ra khỏi nhà, nói gấp gáp:
- Đi, đi mau lên!
Dung ấm ớ:
- Đi đâu hả bác Ba, cô Tám"
- Đi vượt biên - Bác Ba trả lời
Dung lo sợ :
- Cháu không đi đâu, cháu sợ lắm, hơn nữa cháu không có tiền để trả họ
Cô Tám ngắt lời :
- Tiền bạc gì mà lo, có ông bà chủ Phát Ngân và hai cậu con trai lo tất cả rồi, đi mau đi em…

Dung đưa mắt ái ngại nhìn ông bà chủ Phát Ngân và hai người con trai đang tươi cười gật đầu chào thân thiện với nàng, trong lòng thấy vững tin, nàng lên tiếng cảm ơn  và thu xếp vài bộ áo quần theo chân ho,  một chuyến đi bất ngờ, một chuyến đi định mệnh…

Lần cuối nhìn lại quê hương trong màn đêm dày đặc, nơi đó cha mẹ nàng không hiểu sống chết ra sao vì từ  5 năm trôi dạt nàng không tìm được một tin tức gì về mẹ cha nàng! nước mắt Dung tự nhiên tuôn trào như một lần vĩnh biệt người thân yêu, vĩnh biệt quê hương yêu dấu … Một bàn tay nắm nhẹ vào cánh tay Dung kéo vội đi, một giọng nói nhẹ nhàng trầm ấm:
- Cô đừng lo, Cha Mẹ tôi là tỷ phú nơi đây, chuyến đi này có quan chức địa phương lo hết rồi , cô cứ yên tâm theo chúng tôi…
- Xin cảm ơn anh thật nhiều, nói xong Dung thoăn thoắt theo chân người thanh niên là con trai ông bà Phát Ngân và đúng lúc ấy một loạt súng nổ liền 3 phát, trước mắt Dung là 2 chiếc ghe nhỏ chờ sẵn - Đoàn người khoảng 25 người tranh nhau leo lên 2 chiếc ghe nhỏ, tách bờ ra khơi….Trong ánh đèn mờ mờ của chiếc ghe, Dung nhìn lén mặt người thanh niên, với sống mũi cao, gương mặt vuông chữ điền, biểu lộ tính hiên ngang trung thực và đầy nghị lực, tự nhiên mọi lo lắng tiêu tan trong lòng Dung, nàng e lệ mĩm cười vì thoáng qua trong hồn một cảm tình vương vấn nhẹ nhàng như mặt hồ đang gợn sóng li ti, nàng mơ ước chuyến đi định mệnh này sẽ đưa nàng đến một chân trời đầy hương hoa rực rỡ.

Chiếc tàu lớn đang đợi sẵn , từng người tuần tự lên như không sợ hãi một ai bắt bớ, đúng là có sự bảo vệ an toàn cho chuyến vượt biên này, Dung yên tâm ngồi xuống và nhắm mắt lại thả hồn về cha mẹ, con xin  mẹ cha tha lỗi cho con , nếu trời thương con đến được bến bờ tự do, con sẽ trở về tìm ra Cha mẹ và chúng ta sẽ đoàn tụ với nhau!
Những ngày lênh đênh trên biển, người thanh niên con ông bà chủ luôn kề cận và săn sóc nàng, lo cho nàng từng miếng ăn thức uống, không ngớt hỏi han an ủi nàng. Dung cảm thấy một tình cảm thương yêu đang nẩy nầm trong tim, nàng cầu xin mau chóng đến bến bờ để ước mơ thành sự thật…

Tàu chạy được bảy ngày đêm ròng rã thì gặp hải tặc Thái Lan, chúng bắn súng thị oai bảo tàu dừng lại, bọn người tị nạn trên tàu hốt hoảng không biết phải làm sao. Bọn hải tặc ép sát tàu chỉa súng vào mọi người, trên tàu không có vũ khí chống đỡ, đàn ông bị bọn hải tặc vứt xuống biển, đàn bà bị chúng hiếp dâm, xé toang quần áo, cảnh tượng hỗn loạn thô bỉ xãy ra trước mắt Dung… lúc đó mọi người chạy tán loạn, mạnh ai lo mạng sống của mình, bọn hải tặc đứng ngay trước mặt, không ai còn có thể giúp đỡ ai được nữa…Dung sực nhớ cái miệng khoang thuyền, nơi hàng đêm người thanh niên lo sẵn một chiếc chăn ấm đưa nàng vào đó ngủ qua đêm, Dung chạy vội đến miệng khoang thuyền chui nhanh vào, tim nàng như muốn ngừng đập khi bàn tay chạm phải một người đang ngồi trốn trong đó, Dung chồm người định chạy ra ngoài nhưng người ngồi trong đó đã kéo nàng ngồi lại và đưa tay bịt miệng nàng khi nàng hoảng hốt định la bởi trong lỗ hang miệng khoang thuyền tối tăm không nhìn thấy gì cả… Dung hồi hộp lẫn lo sợ đến chết điếng, lo lắng lũ hải tặc bước đến miệng khoang tàu thì tính mạng chẳng ai còn. 

Điều lo sợ ấy cũng không tránh khỏi, chúng la hét ầm ĩ tìm đến miệng khoang tàu lôi nàng và người đàn ông ra, người đàn ông té xấp xuống mạn thuyền, bọn hải tặc nả liên hồi những phát đạn vào ông ta, còn Dung thì chúng chồm đến xé toang quần áo, đè xuống khoang thuyền hãm hiếp. Thõa mãn xong thú tính chúng cầm dao mã tấu rạch nát bộ ngực trắng hồng của Dung. Thình lình đúng  lúc ấy người đàn ông tỉnh dậy vung đôi tay dựt con dao mã tấu văng khỏi tay tên hải tặc và ông gục xuống bởi vết thương hai chân quá nặng. Bọn ác ôn một lần nữa dùng con dao đó chặt đứt đôi cánh tay của ông! Dung rú thêm thãm thiết vì vừa nhận ra người đàn ông đó chính là người con trai của ông bà chủ Phát Ngân, người đã dìu dắt lo lắng săn sóc nàng bao ngày qua trên đường vượt biển! Đôi ngực máu đỏ tuôn tràn nhưng Dung không đau đớn bằng nhìn người thanh niên kia ngất lịm trên vũng máu với hai tay bị chặt đứt nằm lăn lóc bên cạnh - Dung không còn khóc được nữa, máu ra nhiều quá và nàng cũng ngất lịm đi…

Khi Dung tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn bốn xung quanh, thấy người anh cả con ông bà chủ Phát Ngân và là anh trai của người thanh niên bị bắn và bị chặt đôi cánh tay trên khoang thuyền đêm qua, nàng mường tượng thời gian vì không còn biết là đã mấy ngày qua rồi, người anh bước lại gần Dung khóc nức nở và thuật lại sự việc xãy ra trên tàu cho nàng biết cặn kẽ:
- Cô Dung, cô tỉnh lại tôi mừng lắm, chuyến tàu vượt biên đầy máu và nước mắt này đã khiến tôi thành kẻ mồ côi, em trai tôi thành tàn phế nặng nề, còn cô thì...
Dung lặng người không nói được, lát sau nàng cố gượng hỏi người anh :
- Trời ơi! ông bà chủ…trời ơi, em trai của anh…còn bao nhiêu người trên tàu"


- Không còn một ai, chúng xô cả xuống biển sâu kể cả những đàn bà bị chúng hãm hiếp, tôi may mắn thoát chết là vì tôi có mặc theo mình chiếc áo phao, khi tình thế hỗn loạn tôi cặp theo bờ thuyền núp dưới nước nên thoát được …tôi không thấy được hết những gì xãy ra trên tàu chỉ nghe tiếng người rớt xuống biển và tiếng khóc la vang dậy, một lát sau có chiếc chiến hạm đến và lũ hải tặc vội vàng lên ghe của chúng chạy hết . Tôi mon men leo lên tàu, trước mắt tôi chỉ còn hai xác chết nằm bất động, cô và em trai tôi - Tôi khóc ngất lên khi biết cha mẹ và tất cả đã chìm dưới lòng đáy biển, em trai đã chết không toàn thây và cô cũng đã chết! Tôi la gào thật to, tôi khóc thật to… chiến hạm đã dừng sát chiếc tàu và vài người nhảy qua hỏi tôi tự sự, tôi run rẩy thuật lại sự việc xãy ra, họ vội đến bên hai xác người, lật ra và bế xốc lên chiến hạm, đồng thời kéo tôi cùng lên chiến hạm của họ - Họ bảo tôi yên tâm, họ sẽ cứu mạng hai người sắp chết này và cho tôi ăn mẫu bánh mì , uống một ly sữa bảo tôi nhắm mắt ngủ, họ cho tôi bộ quần áo để thay, đắp cho tôi tấm chăn thật ấm vì tôi đã ngâm mình dưới nước suốt hai giờ liền - Họ rất tốt, họ đã cứu sống cô và em trai tôi, nhưng đau đớn quá cô ơi, em tôi chỉ còn là một khúc cây biết nói biết khóc mà thôi!
Dung đau lòng tột độ, nàng biết người thanh niên tốt bụng kia đã vì nàng mà ra nông nỗi, nếu nàng không chui vào chỗ ẩn nấp của anh ấy thì dễ gì ai phát hiện ra, nếu không vì lương tâm đạo đức khi đang nằm trên vũng máu đào vẫn hiên ngang dựt con mã tấu trên tay tên hải tặc thì anh đâu phải mất đôi cánh tay - tất cả quá lớn lao cho cuộc đời nàng, quá ân sũng cho cuộc đời nàng, Dung phải làm sao đây để đền đáp trong muôn một … Nàng chỉ biết khóc và khóc thật nhiều, cuộc đời nàng đau thương gian khổ đã nhiều nhưng chưa bao giờ tàn khốc như ngày hôm nay. Một khúc gỗ chỉ biết khóc , trời ơi, trời ơi …

Ba tuần sau Dung được xuất viện và được người anh chăm sóc cẩn thận - nàng đã hồi phục sức khỏe, người anh và nàng được chu cấp hai phòng kế bên nhau trong một gian nhà 40 căn  dành cho gia đình binh sĩ chiến hạm Hoa Kỳ -
Điều mong ước đầu tiên của Dung là xin người anh cho nàng đến thăm người em đang còn nằm bệnh viện - trên đường đến bệnh viện Dung hỏi tên người anh và tên người em để tiện bề xưng hô khi gặp mặt người em - nàng được biết người anh tên Thông, người em tên Tùng –

Đến nơi Dung lảo đảo tưởng như sắp quỵ xuống nền gạch, Tùng chỉ còn là một khúc cây với đôi mắt đẫm lệ! Dung ôm chặt lấy Tùng hứa với chàng suốt cuộc đời còn lại Dung sống cho Tùng, chăm sóc Tùng, thương yêu Tùng vì chỉ có Tùng mới là lẽ sống cho Dung, một người phụ nữ vô phần và bất hạnh!
*
Thắm thoát rồi Tùng cũng đến ngày xuất viện, sáu tháng qua không ngày nào Dung không đến thăm Tùng. Nước mắt khổ đau của hai người đã chan hòa cho nhau, họ đã thật sự hiểu và thương yêu nhau - Sáu tháng qua, nhiều lần Thông tỏ tình yêu thương Dung nhưng đều bị nàng từ chối, tâm hồn Dung quả là một thiên thần, tình cảm Dung là một tấm gương sáng ngời nhân thế . Ngày mai chuẩn bị cho Tùng về nhà, Thông nhẹ nhàng nói với Dung :
- Dung à! anh thật tình yêu Dung, thời gian gần gũi anh không thể dấu lòng, em đừng mặc cảm gái hư rồi vì hải tặc - tai họa chứ nào phải tại em"  Thương em không hết mà Dung, anh và em sẽ chăm lo cho Tùng chu đáo và cả ba chúng ta sống nơi đây một thời gian nữa, chính phủ Hoa Kỳ sẽ nhận chúng ta vào Mỹ.
Dung trả lời thẳng thắn:
- Không đâu anh Thông - Dung đã nguyện một đời sống chết bên Tùng - ân tình anh ấy dành cho em lớn hơn cả núi non - cao hơn cả mọi thứ trên đời - em yêu anh ấy ngay từ khi gặp gỡ ban đầu trên chuyến vượt biên -xin anh hiểu cho em - chỉ có Tùng mới là nguồn sống của em.
Và cô thấy mình quì xuống dưới chân Thông:
-Anh hai ơi, xin anh nhận nơi em một lạy này gọi là đền đáp ân tình của anh, một lạy này nữa để xin từ chối tình  yêu của anh. Em luôn quý trọng anh, xin anh giữ mạng sống cho Tùng. Anh hiểu mà, Tùng sẽ chết khi không còn có em bên cạnh, em mong đến ngày vào Mỹ chúng em sẽ tổ chức đám cưới, chàng rể ngồi trên chiếc xe lăn và cô dâu đứng sau lưng ôm choàng chàng rể, em tin chắc chưa có một đám cười nào như thế, hãnh diện cho em, sao ta không làm những việc mà thiên hạ không làm được hở anh hai"

Thông nghẹn họng không dám nói gì nữa, lặng lẽ cùng Dung lái xe đến bệnh viện đón Tùng về, Tùng được cấp một xe lăn loại rất tối tân nên chàng xê dịch qua lại rất dễ dàng - Dung dành được ở bên Tùng chăm lo, Thông ở phòng bên kia - Đêm đêm Thông qua phòng Tùng ở đến gần sáng, những ánh mắt , những ngôn từ bóng gió những cử chỉ tha thiết ân cần của Thông dành cho Dung không qua được cặp mắt của Tùng, chàng đau khổ âm thầm và chỉ biết khóc những lúc Thông đã về phòng riêng và Dung mệt mỏi ngủ say bên cạnh chàng.

"Anh có còn gì đâu mà làm khổ đời em, Dung ơi"…lời nói nhẹ như hơi gió thoảng, nước mắt Tùng tuôn trào ướt đẫm khuôn mặt Dung, nàng giật mình tỉnh dậy hoảng hốt ôm lấy Tùng, an ủi chàng mọi lẽ vì cho rằng chàng đau đớn cho tấm thân tàn phế thảm thương kia chứ nào biết đâu từ tận cùng sâu thẳm trái tim đang rướm máu từng cơn. Dung đâu biết là Tùng đã hiểu chuyện tình cảm của Thông dành cho Dung - còn gì để anh sống nữa Dung ơi, thân anh không còn là con người, tim anh đang dãy chết…Tùng gục xuống bên Dung nghẹn ngào tức tưởi!

Một tháng sau cả ba người được chính phủ Hoa Kỳ làm thủ tục nhận vào nước Mỹ, được chính phủ cấp cho một căn nhà 3 phòng tại vùng Bắc Cali, Thông đi làm cho một hãng tiện, Dung đi làm cho một hãng Điện Tử - mỗi tối sau khi đi làm về  họ thay phiên nhau săn sóc cho Tùng –

Ban ngày Tùng được chính sách ưu  đãi của chính quyền Hoa Kỳ giúp người tật nguyền, Tùng được một y tá đến thăm bệnh săn sóc hàng ngày, chàng được chu cấp nhiều thuốc men và sữa hộp, thịt hộp cả ba anh em dùng không hết - Hôm nào Tùng khó chịu trong người là y tá ở lại trực suốt đêm không ngủ chăm lo cho Tùng - Mỗi đầu tháng là Tùng nhận check tiền từ cơ quan bảo trợ người thương tật, so với Tùng 1200 mỹ kim mỗi tháng là số tiền dư ăn dư để, lòng Tùng ngậm ngùi mỗi khi nhận lương hàng tháng… Lòng Tùng xót xa nghĩ đến thân phận tật nguyền đã làm gì cho đất nước Hoa Kỳ mà lại nhận lãnh sự đền đáp ân huệ lớn lao cho cuộc đời mình.
Từ khi đặt chân lên đất nước này, gia đình ba người của Tùng đã nhận không biết bao nhiêu là ân huệ, anh Thông được cho đi học Anh văn và nghề nghiệp miễn phí lại còn mỗi tháng được lãnh tiền trợ cấp đều đều, Dung người yêu của chàng lại còn may mắn hơn, nàng được ông bà người Mỹ giàu có nhận làm con gái nuôi, cho nàng tiền bạc học nghề học chữ. Với sự trợ giúp này, Dung có thể học hành để trở thành bác sĩ, kỹ sư nhưng Dung vì tình yêu của Tùng chỉ nhận ở cha mẹ nuôi tiền bạc họ cho và nàng tự lập học nghề điện tử và đi làm để hàng ngày được chăm sóc kề cận người yêu bạc phận.

Nghĩ đến lòng bao la nhân đạo của Hoa Kỳ dành cho dân tị nạn các sắc dân và chính bản thân chàng, Tùng cảm nhận một sự biết ơn tràn ngập óc tim, trời ơi … phải chi Tùng không là kẻ tật nguyền, chắc chắn chàng sẽ là một công dân ưu tú, đem kiến thức và xương máu vun bồi đất nước tự do đầy nhân đạo này - Tất cả là định số, Tùng phải chấp nhận để vượt qua mà sống cho xong cái kiếp khổ đau…

Một hôm Tùng lâm trọng bệnh, cơn sốt hoành hành thân xác, chờ mãi cũng không thấy anh và vợ về như mọi ngày - đã 9 giờ đêm Tùng suy nghĩ  mãi không hiểu vì sao cả hai không về như thường lệ, đầu óc quay cuồng không còn tỉnh táo… Tùng cố xê dịch chiếc xe đến bên tủ thuốc, chàng lắp chiếc tay giả vào mà từ khi được cấp đến nay chàng không hề xử dụng bởi bất tiện vì chàng không thể lắp vào một mình, chàng gắn sơ cánh tay mặt vào rồi với tay lên tủ thuốc lấy nguyên típ thuốc an thần của Dung uống cạn, Tùng dùng cánh tay giả viết lại mấy dòng nguệch ngoạc trước khi lìa xa cõi trần đau thương, lìa xa Dung yêu quý và anh Thông người anh một mực kính thương của Tùng…

"Dung yêu quý! anh đi đây, điều anh mong ước duy nhất là em đừng khóc để anh đi được nhẹ nhàng, em ơi ở đời đâu ai khen một cặp rể dâu tật nguyền mà đẹp đôi, mà xứng lứa, anh mong sau khi anh đi rồi em hãy cùng anh Thông có một đám cưới và chung sống bên nhau thật hạnh phúc"
. . .

Đêm ấy, Dung về nhà rất khuya. Dung từ ngoài bước nhẹ vào như những lần nàng đi làm về sợ phá giấc ngủ của Tùng. Đây là lần đầu tiên nàng làm thêm giờ overtime vì hãng có nhiều hàng cần gấp. Dung nhìn thấy anh Thông đứng bên xác người em. Anh còn sống nhưng đứng như chết sững, Tùng thì nằm bất động, thân người lạnh ngắt! Lá thư kia… Dung chết lặng, xung quanh nàng bầu trời tối xẫm lại, nàng té xuống nền gạch và không còn biết gì nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,968
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.