Hôm nay,  

Chuyện Tình Việt Mỹ Thời Cộng Sản

03/08/201500:00:00(Xem: 14508)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3589-17-30179vb2080315

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002 và sẽ nhận giải đặc biệt 2015. Bài mới viết báo tin: “Với niềm vui”, ông sẽ bay 5,000 miles về dự họp mặt ngày 18 tháng 8. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua và có hai tác phẩm, "Hành Trình về Phương Đông" xuất bản năm 2010. Và mới nhất, là "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Bài mới của ông, sau “chuyện tình Việt Mỹ” còn thêm chuyện ngắn “Hàng Xóm Mỹ.”

* * *

Chúng tôi hẹn gặp nhau trước chợ Á Châu trên đường Wade Hampton Blvd để thu xếp chỗ ngồi trên xe. Sau đó sẽ trực chỉ Thành Phố Charlotte, NC để tham dự một buổi lễ do Cộng Đồng Người Việt tại thành phố này tổ chức.

Cuối cùng tôi và bà xã được "tự động" sắp ngồi chung xe với vợ chồng cô X. Chồng cô là cựu Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến người Mỹ từng tham gia trận Khe Sanh.

Khi xe bắt đầu lăn bánh tôi bèn gợi chuyện với cô X. để quên đi quãng đường xa và cũng để làm cho không khí trong xe dễ chịu hơn.

Để bắt đầu tôi hỏi cô X.:

- Trong trường hợp nào cô và ông xã quen nhau rồi đi đến hôn nhân?

Trầm tư một chút như để sắp đặt mọi dữ kiện theo trình tự thời gian cô mới từ tốn thuật lại như sau:

- Chuyện tình của tụi này không được xuôi chèo mát mái đâu anh. Tôi quen nhà tôi tức ông xã tôi bây giờ khi làm thông dịch viên cho phái đoàn của ông sang giúp Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt.

Sau tháng 4/75 đời sống rất khó khăn, kiếm được cái job làm thông dịch là một sự may mắn vô cùng vì chung quanh tôi ai ai cũng sống dở chết dơ. Thời ấy vì bị Mỹ cấm vận dù có hàng hóa để bán nhưng ai mua cho vì trên thế giới này nước nào cũng thanh toán với nhau bằng đồng Mỹ kim. Lúc đó Việt Nam Cộng Sản chỉ chơi với Nga Cộng và Tàu Cộng thôi thì đào đâu ra Mỹ kim để mà buôn với bán.

Còn trong nước thì CS lại chủ trương ngăn sông cấm chợ mang theo ít ký gạo để làm quà cho người thân cũng phải hối lộ cho các nhân viên quản lý thị trường. Hàng hóa không được lưu thông tự do làm sao kinh tế khá được.

Cô X. kể đến đây, tự nhiên thấy trầm ngâm. Phần người viết chợt nhớ lại cảnh thời ngăn sông cấm chợ ở Việt Nam. Xin phép ôn chuyện cũ giây lát. Đó là khi người viết được thả ra từ trại tù Gia Trung, vùng Pleiku-Kontum, lúc xin đáp xe đò xuống Thành Phố Quy Nhơn, anh lơ xe chỉ nhìn thoáng qua rồi nói bằng giọng lễ phép:

- Chú cứ tự nhiên khỏi mua vé.

Có lẽ anh cũng là dân miền Nam, biết gặp tù cải tạo vừa ra trại, nên không tính tiền vé! Vậy mà khi đáp xe đò từ Qui Nhơn về Saigon, mỗi lần đến trạm kiểm soát thì bác tài lại ra lệnh cho anh lơ, bằng một giọng khinh bỉ: “Đưa cho nó đi!” Ai cũng hiểu "đưa" đây là đưa tiền cho cán bộ trạm gác.

Cơn trầm ngâm đã qua, cô X. lại tiếp tục câu chuyện:

- Chúng tôi yêu nhau một thời gian thì ông ấy ngỏ ý muốn cưới tôi làm vợ. Thế thì còn gì bằng. Cái cột đèn lúc đó nếu có chân để đi ra khỏi Việt Nam dưới bàn tay vô nhân của CS thì nó cũng đi mà.

Nhưng mà bây giờ tôi phải làm sao đây? Lúc đó tại Việt Nam ai làm gì cũng sợ, sợ đủ thứ vì lúc đó không có luật pháp gì ráo mà nếu có như bây giờ thì cũng lại là luật rừng mà thôi.

Thế nhưng hồn tôi tràn ngập tình yêu với chàng tôi không thể để chàng chờ đợi quá lâu. Hơn nữa người con gái nào cũng có thì, không thể bỏ lỡ.

Thế là tôi hăng hái làm đơn xin phép làm đám cưới với chàng. Đơn gởi đi rồi mãi chẳng thấy hồi âm. Rồi một hôm C.A tới nhà bắt tôi nhốt vào khám Chí Hòa, với lý do Đảng và Nhà Nước chưa có chính sách cho lấy chồng người ngoại quốc. Thế là vì muốn lấy chồng người ngoại quốc mà tôi phải vào tù.

Thân vào tù phận gái long đong. Hoảng hồn ông già tôi phải bán đổ bán tháo đồ đạc trong nhà gom cho đủ tiền để chạy cho cô con gái yêu quý ra khỏi khám Chí Hòa!

Cái án tù này chỉ có ở nước Việt Nam Cộng Sản mà thôi!

Sau 30/4/75 chỉ có Quân/Cán /Chính Việt Nam Cộng Hòa phải đi tù cùng với các thành phần khác như đảng phái, tôn giáo, tư sản mại bản nay không ai ngờ thêm một thành phần khác cũng bị đi tù chỉ vì dám làm đơn xin lấy chồng người ngoại quốc.

- Thế rồi làm sao cô vẫn lấy được ông ta? Tôi hỏi tiếp.

- Thì tôi phải vượt biên bằng tàu hai lần đều thất bại. Sau đó tôi tìm cách sang Lào và vượt sông Cửu Long sang phía bên kia bờ là Thái Lan suýt nữa thì toi mạng vì bị phát hiện và bị bắn theo may mà không trúng đạn.

Nghe cô X. kể đến đây tôi chợt nhớ lại chuyện tình của người anh của anh bạn tên Nguyễn. Nguyễn học cùng lớp với tôi tại Trường Trân Lục ở Đường Nguyễn đình Chiểu vào năm 1956.

Anh của Nguyễn làm tại Phòng Tùy Viên Quân Lực Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở thủ đô Manila, Phi Luật Tân.

Có thì giờ rảnh anh đi học thêm và quen với cô bạn học người Phi. Hai bên quyết định đi đến hôn nhân. Cô gái làm đon xin với chính phủ Phi. Chính phủ Phi nhờ Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa giúp đỡ xem gia đình chàng rể tương lai của nước Phi như thế nào. Sau đó mới chấp thuận cho anh của Nguyễn được kết hôn với cô gái Phi.

Hình như lúc đó cả hai chánh phủ Phi và Việt Nam Cộng Hòa không có chánh sách cho người Phi và người Việt thành hôn với nhau.

Thế nhưng cả hai bên Việt lẫn Phi đều không bị tù vì tội muốn thành hôn với người ngoại quốc.

Chỉ có ở nước Việt Nam Cộng Sản mới bỏ tù người muốn lấy chồng người ngoại quốc vì chưa có chính sách!

Cô X. kể tiếp là sau khi tới đất Thái, cô liên lạc được với ông chồng cựu Trung Tá Mỹ và mọi chuyện xuôi chèo mát mái. Họ sống hạnh phúc cho tới nay và luôn tham dự các sinh hoạt của cộng đồng Việt tại địa phương này.

II. Chuyện Hàng Xóm Mỹ

Hàng xóm khi tối lửa tắt đèn có nhau. Đó là câu nói ở cửa miệng của người Việt ta. Nhưng ý nghĩa hàm chứa trong câu này có áp dụng được khi sống ở Mỹ giữa người Mỹ gốc Việt và người Mỹ không?

Theo tôi thì cũng còn tùy trường hợp.

Người Việt ta ở Mỹ vẫn thường hoài niệm về quá khứ nên hay nói với nhau:

Ở Việt Nam ta trước 30/4/75 sướng thật! Cần gì là cứ chạy qua hàng xóm hỏi là xong. Nhà nhà cửa lúc nào cũng mở. Còn ở Mỹ ư? Cửa nhà nào cũng đóng cửa im ỉm dù là ban ngày. Thậm chí thấy rõ ràng chiếc xe đậu trước cửa nhà mà bấm chuông thì chẳng ai mở cửa.

Tôi nhớ có lần đêm khuya hai đứa tụi tôi đang ngủ thì nghe tiếng đập vào cửa garage ầm ầm.

Chạy ra coi lúc trở vào bà xã tôi nói:

- Có ông người Mỹ đang đứng trước nhà mình.

Tôi trả lời:

- Chắc là ông ta say rượu.

Thế nhưng không phải vậy. Ông ta gõ cửa báo động dùm rằng phía sau nhà mày có lửa cháy. Tôi đã kể chuyện này trong bài “Cháy nhà mới biết hàng xóm,” hiện còn lưu trên Viebao online.

Tôi còn nhớ sáng hôm ấy tôi mở cửa ra để đi bộ trong khu nhà tôi ở khu Springs Station, tôi nhìn thấy một cành cây to của cái cây nhà anh chàng hàng xóm người Mỹ bị tét ra khỏi thân cây, đổ xuống và nằm chắn lối một phần của con đường chạy vào garage của nhà anh ta.

May mà cành này chỉ đổ ngang chứ không đổ đứng.Nếu đổ đứng thì cành này sẽ đổ vào mái nhà dĩ nhiên là nhà của anh ấy chứ không phải là nhà của tôi!

Trước đó lối 2 tuần khi tôi mướn B. cắt 3 cái cây trắc bách diệp bên hông con đường chạy vào garage của nhà tôi. Anh chàng hàng xóm của tôi cũng hỏi số phone của B. và hỏi giá cả đàng hoàng nhưng khi tôi hỏi B. thì B. cho biết không thấy anh ta gọi.

Riêng tôi khi tôi bất ngờ gặp ông thân của anh hàng xóm trước hiên nhà cùa anh ta tôi cũng nhắc ông già về vụ đốn cây như đã hứa với B. nhưng ông cụ không đả động gì đến vụ đốn cây nữa! Tôi làm thinh!

Vậy là xong! “Ôm rơm làm chi cho rậm bụng.” Các cụ ta vẫn nói thế!

Hôm đó là ngày thứ năm!

Mãi cho đến ngày thứ bảy thì anh hàng xóm người Mỹ này với sự tiếp tay của người em và một người bạn nữa mới dùng cưa máy cưa ngắn cái cành bị đổ này rồi xếp dọc theo bên lề đường.

Tưởng thế là xong ai ngờ họ quyết định hạ luôn cái cây để tránh khỏi hậu hoạn!

“Cũng tốt thôi!”

Tôi cũng mừng vì cái cây này ít nhiều cũng cản ánh sáng mặt trời khiến cái vách nhà bằng vinyl của tôi trở thành nơi màu mỡ cho rêu xanh mọc thoải mái!

Nên khi thấy anh hàng xóm và người em cùng với người bạn nhào vô cưa cái cây là tôi mừng rồi mà không nói ra! Tôi cứ để họ tiếp tục.

Đến khi thấy chỉ còn một cái cành và cái thân cây nữa là hoàn tất mà cái cành này và cái thân lại ở sát mặt tiền của căn nhà của anh ta tôi mới đi qua góp ý.

Tôi cho họ biết khi tôi thuê B. đốn cây và quan sát cách làm của B. tôi đã biết cách phải làm sao để cho cái cành hay cái cây đổ ra khoảng trống.

B. chỉ làm một mình.

B. cho tôi biết B. được Ông nội truyền nghề. B. tỏ ra rất cứng tay nghề. B. cưa cây mà không cần mang kính bảo hộ cho mắt của B. khỏi bị mạt cưa bay vào vì anh ta biết được hướng ra của mạt cưa nên B. cứ thoải mái làm công việc của mình.

Đối với các cành lớn B. đã có “độc chiêu” để cho hướng đổ của các cành cây lớn đổ ra phía trống không bằng cách dùng sợi dây cột thật chặt vào cái cành.

Rồi B. quay đuôi chiếc xe truck về hướng cái cây rồi buộc chặt đầu còn lại của cái dây vào cái móc của chiếc xe truck cho thặt chặt.

Xong B. chạy xe cho tiến về phía trước cho cái dây này thật căng. Sau đó, anh ta trở lại chỗ dây buộc vào cái cành hay cái thân cây, khởi động cái cưa chạy bằng xăng rồi chỉ cưa vào phía dưới chỗ cái dây buộc vào thân cây một chút xíu.

Rồi B. đi về phía chiếc xe truck lên xe và chạy về phía trước chút xíu cho cái cành hay cái cây hơi nghiêng về phía B. đã chọn. Xong rồi B. trở lại kiểm tra lại hướng nghiêng tức là hướng đổ của cái cành hay cái cây cho chắc ăn.

Cuối cùng B. mới khởi động lại cái cưa và mới thực sự cưa cho đứt hẳn cái cành hay cái cây. Cái cành hay cái thân cây phải ngoan ngoãn đổ theo hướng B. muốn!

Nghe tôi nói xong anh bạn hàng xóm ngỏ ý hỏi mượn tôi sợi dây. Tôi trả lời tôi sẵn có cái thang gấp, nếu anh ta cần tôi sẽ cho mượn. Nghe tôi nói thế thì anh hàng xóm nói với tôi thôi để anh ta ra Home Depot.

Chẳng mấy chốc anh ta trở về mang theo sợi dây và tiến hành việc cưa cái cành và thân cây còn lại một cách ngon lành.

Vậy thì cái câu “Hàng Xóm Tối Lửa Tắt Đèn Có Nhau” của các cụ ta, khi mang áp dụng vào trường hợp nói trên có lý quá đi.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,074,091
July 4, quốc khánh. Mời đọc về vùng đất lịch sử của nước Mỹ. Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011.
Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002 và sẽ nhận giải đặc biệt 2015. Bài mới viết báo tin: “Với niềm vui”, ông sẽ bay 5,000 miles về dự họp mặt ngày 18 tháng 8.
Giải vô địch túc cầu nữ - 2015 Womens World Cup- vừa có trận bán kết sôi nổi hôm Thứ Ba 30-6-2015. Mời đọc thêm bài viết còn sức nóng của tác giả Nguyễn Thị Thêm.
Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ.
Tuần vừa qua có lẽ là tuần lễ vĩ đại thứ ba trong cuộc đời chính trị của TT Obama, sau hai cái tuần lễ đầu tháng Mười Một năm 2008 và 2012, sau khi ông đắc cử và tái đắc cử tổng thống.
Tác giả cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm,
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa. Định cư tại San Jose từ 2003.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến