Hôm nay,  

Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ 2006

02/10/200600:00:00(Xem: 167678)

Hình trên cao, từ trái: Nữ tài tử Kiều Chinh; các tác giả Tô Văn Cấp,  Lưu Trần Quỳnh Hương, Long Châu và X.Y.Z. Phạm Đình Ninh nhận giải đặc biệt. Hình giữa từ trái: Ông Lou Correa phát giải danh dự cho các tác giả Trân Nguyễn, Thịnh Hương, Sa Pi Đi Đi; nhà báo Duy Sinh. Hình dưới cùng, từ trái: tác giả Nguyễn Thị Huế Xưa và tác giả Lê Tường Vi; Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Minh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, tác giả Nguyễn Duy An và nhà báo Phan Tấn Hải.

Hơn 500 quan khách Việt Mỹ đã tham dự họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2006 tại nhà hàng Seafood World tối Chủ Nhật 27-6.

Mở đầu, sau khi chào mừng quan khách, Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh kể “Cách đây 6 năm,  đang đóng phim ở New York, tôi bị các bạn Việt Báo bắt đi chụp dùm một bức ảnh Tượng Nữ Thần Tự Do. Tấm ảnh mang về được dùng làm  bìa sách cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và buổi họp mặt  ra mắt sách lần đầu năm 2000 tại Thư Viện và Bảo Tàng Richard Nixon. Từ đó tới nay, sách Viết Về Nước Mỹ cuốn 1 năm 2000 đã tái bản đến lần thứ tư và sách mới, hôm nay đã có cuốn  thứ sáu.

Tự nhận là “độc giả trung thành của sách Viết Về Nước Mỹ, Kiều Chinh chào mừng các tác giả tham dự, và nói thêm “Viết Về Nước Mỹ, đúng như anh Vũ Quang Ninh nói từ năm đầu, đã thành một phong trào lớn mạnh không ngừng, với hàng ngàn người viết tham gia, mỗi ngày đều có thêm bài viết mới. Bộ sách ngàn người viết về một giai đoạn lịch sử đẫm máu lệ mà cũng đầy hào hùng của người Việt hải ngoại, vậy là đã thực sự thành hình.”

 

Trong dịp này, người bảo trợ việc ấn hành sách "Bé Viết Văn Việt" từ ba năm qua là Tiến sĩ Nguyễn Cường, khoa trưởng trường kỹ sư  tại Catholic University of America về từ Washington D.C. đã nói chuyện về việc giáo dục đối với các thế hệ tương lai của người Việt tại Hoa Kỳ. Dân biểu Lynn Daucher trao nghị quyết từ Quốc Hội California cho Tiến sĩ Nguyễn Cường, khoa trưởng tại đại học Catholic University of America, và nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn "Viết Về Nước Mỹ", để vinh danh sự bảo trợ và thành tích văn hoá của Giải Thưởng Việt Báo. Sau đó, sinh hoạt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ đã diễn ra sôi nổi.

Giám Sát Viên  Lou Correa,  vị lãnh đạo dân cử đứng đầu quân Cam khi được mời trao giải đã phát biểu "hoan nghênh giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, bởi các bài viết đã nói lên lịch sử tỵ nạn và di dân của người Việt trong 30 năm qua. Qua giải này, thế hệ sau sẽ hiều ông nội ông ngoại của mình đã làm gì và suy nghĩ gì trong thời gian đầu sống ở Mỹ, và họ sẽ không quên nguồn gốc của mình."

Các tác giả Tô Văn Cấp,  Lưu Trần Quỳnh Hương, Long Châu và X.Y.Z. Phạm Đình Ninh đã nhận giải thưởng đặc biệt được trao tặng bởi giáo sư Huê Phạm và giáo sư Phạm Cao Dương của đại học OCC, Thuỵ Nhã, tác giả thắng giả Viết Về Nước Mỹ và anh Đinh Xuân Thái giám đốc Little Saigon Television.

Giải thưởng đã vinh danh 2 tác giả đặc biệt:

- Tác giả Bùi Q. Hân, Trung tá quân y Hoa Ky, với bài "Viết từ Camp Fallujah, IRAQ, đã xuất hiện trong quân phục, quân hàm và huân chương lúc nhận giải. 

- Tác giả Nguyễn thị Huế Xưa hiện là Y Tá Trưởng ca trong 1 bệnh viện ở Austin Texas được giải với loạt  bài viết về nạn nhân cơn bão Katrina: Cơn Bão Qua Thành Phố, Sẽ Có Ngày Về.

Hai giải thưởng chính khác là giải "vinh danh tác phẩm" về tay THÙY DƯƠNG và  HỒ VIẾT TÂN.

Võ Sư Đặng Huy Đức được mới trao giải cho tác giả Thùy Dương, với các bài Hạnh Phúc rất Đơn Giản, đăng cùng 2 bài khác trong tuyển tập: Đoàn Nữ Binh Của Mẹ Tôi, và Tôi Học văn Chương Mỹ.

Ông Thị trưởng Bill Dalton của thành phố Garden Grove được mời trao giải cho tác giả Hồ viết Tân với bài Chuyện Thủy Quân Lục Chiến: Thế Và Tôi.

Nhà báo Duy Sinh, chủ tịch Hội Truyền Thông Báo Chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ, nhân dịp trao giải đã  ngỏ lời ca ngợi  giải thưởng VVNM và nói lên niềm tin ở thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba của người Việt.

Kết quả giải thưởng lớn   trị giá 10,000 mỹ kim được công bố trao cho  tác giả  Nguyễn Duy An.

"Xuất thân là một cậu bé sáng đi học chiều chăn bò ở làng Bình Giả, cha mẹ chỉ là nông dân tầm thường, những gì tôi có được ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của các Thầy Cô, và ít nhiều ảnh hưởng từ truyện ngắn Cậu Bé Và Hoa Mai của nhà văn Phan tấn Hải mà tôi từng đọc từ báo Tự Do hồi còn ở trại tỵ nạn đảo Galang"...

Ông Nguyễn Duy An, người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức Vice President của National Geograpic, tổ chức văn hoá khoa học bất vụ lợi lớn nhất thế giới, trụ sở chính tại Washington D.C.phát biểu, sau  khi nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2006 do nhà văn Nhã Ca trao tặng.

Họp mặt kết thúc vui với tấm hình chụp chung giữa các tác giả, các em thiếu nhi và anh chị em Việt Báo.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,256,191
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: giải danh dự 2009, và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010. Đón năm mới 2013, mời đọc bài viết cuối năm của Khôi An kể chuyện về thanh âm, ca nhạc.
Tác giả làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới, chuyện cuối năm bên Tây vẫn đầy hương vị của Little Sàigon.
Là con gái một quân nhân VNCH, từ bé, nàng từng nghĩ mình sẽ là vợ lính. Sau đổi đời, trưởng thành tại Hoa Kỳ, nàng chống lại Bố để kết hôn với một thuyền nhân. Ngày cưới đúng vào mùa giáng sinh. Năm nay, kỷ niệm 22 năm thành hôn, chàng đang trong nhà tù cộng sản tại Việt Nam.
Thêm một cánh chim đầu đàn thuộc thế hệ đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ vừa từ trần: Cụ Nguyễn Văn Thịnh, vị niên trưởng của một gia đình thuyền nhân gồm 58 người định cư tại San Diego, đã ra đi vào lúc 4 giờ 57 chiều ngày thứ Hai 17-12-2012, nhằm ngày 5-11 năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 83 tuổi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Cao Đắc Vinh tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết ngắn. Mong Y Châu tiếp tục viết, bổ túc dùm mấy dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. 
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Thời chiến tranh, ông là YSĩ Quân Y Nhảy Dù. Bài viết sau đây được tác giả viết cho Mùa Giáng Sinh năm 2012. Chuyện là thật, nhưng họ và tên các nhân vật không hoàn toàn đúng sự thật.
Nhạc sĩ Cung Tiến