Hôm nay,  

Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ 2006

02/10/200600:00:00(Xem: 167673)

Hình trên cao, từ trái: Nữ tài tử Kiều Chinh; các tác giả Tô Văn Cấp,  Lưu Trần Quỳnh Hương, Long Châu và X.Y.Z. Phạm Đình Ninh nhận giải đặc biệt. Hình giữa từ trái: Ông Lou Correa phát giải danh dự cho các tác giả Trân Nguyễn, Thịnh Hương, Sa Pi Đi Đi; nhà báo Duy Sinh. Hình dưới cùng, từ trái: tác giả Nguyễn Thị Huế Xưa và tác giả Lê Tường Vi; Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Minh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, tác giả Nguyễn Duy An và nhà báo Phan Tấn Hải.

Hơn 500 quan khách Việt Mỹ đã tham dự họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2006 tại nhà hàng Seafood World tối Chủ Nhật 27-6.

Mở đầu, sau khi chào mừng quan khách, Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh kể “Cách đây 6 năm,  đang đóng phim ở New York, tôi bị các bạn Việt Báo bắt đi chụp dùm một bức ảnh Tượng Nữ Thần Tự Do. Tấm ảnh mang về được dùng làm  bìa sách cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và buổi họp mặt  ra mắt sách lần đầu năm 2000 tại Thư Viện và Bảo Tàng Richard Nixon. Từ đó tới nay, sách Viết Về Nước Mỹ cuốn 1 năm 2000 đã tái bản đến lần thứ tư và sách mới, hôm nay đã có cuốn  thứ sáu.

Tự nhận là “độc giả trung thành của sách Viết Về Nước Mỹ, Kiều Chinh chào mừng các tác giả tham dự, và nói thêm “Viết Về Nước Mỹ, đúng như anh Vũ Quang Ninh nói từ năm đầu, đã thành một phong trào lớn mạnh không ngừng, với hàng ngàn người viết tham gia, mỗi ngày đều có thêm bài viết mới. Bộ sách ngàn người viết về một giai đoạn lịch sử đẫm máu lệ mà cũng đầy hào hùng của người Việt hải ngoại, vậy là đã thực sự thành hình.”

 

Trong dịp này, người bảo trợ việc ấn hành sách "Bé Viết Văn Việt" từ ba năm qua là Tiến sĩ Nguyễn Cường, khoa trưởng trường kỹ sư  tại Catholic University of America về từ Washington D.C. đã nói chuyện về việc giáo dục đối với các thế hệ tương lai của người Việt tại Hoa Kỳ. Dân biểu Lynn Daucher trao nghị quyết từ Quốc Hội California cho Tiến sĩ Nguyễn Cường, khoa trưởng tại đại học Catholic University of America, và nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn "Viết Về Nước Mỹ", để vinh danh sự bảo trợ và thành tích văn hoá của Giải Thưởng Việt Báo. Sau đó, sinh hoạt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ đã diễn ra sôi nổi.

Giám Sát Viên  Lou Correa,  vị lãnh đạo dân cử đứng đầu quân Cam khi được mời trao giải đã phát biểu "hoan nghênh giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, bởi các bài viết đã nói lên lịch sử tỵ nạn và di dân của người Việt trong 30 năm qua. Qua giải này, thế hệ sau sẽ hiều ông nội ông ngoại của mình đã làm gì và suy nghĩ gì trong thời gian đầu sống ở Mỹ, và họ sẽ không quên nguồn gốc của mình."

Các tác giả Tô Văn Cấp,  Lưu Trần Quỳnh Hương, Long Châu và X.Y.Z. Phạm Đình Ninh đã nhận giải thưởng đặc biệt được trao tặng bởi giáo sư Huê Phạm và giáo sư Phạm Cao Dương của đại học OCC, Thuỵ Nhã, tác giả thắng giả Viết Về Nước Mỹ và anh Đinh Xuân Thái giám đốc Little Saigon Television.

Giải thưởng đã vinh danh 2 tác giả đặc biệt:

- Tác giả Bùi Q. Hân, Trung tá quân y Hoa Ky, với bài "Viết từ Camp Fallujah, IRAQ, đã xuất hiện trong quân phục, quân hàm và huân chương lúc nhận giải. 

- Tác giả Nguyễn thị Huế Xưa hiện là Y Tá Trưởng ca trong 1 bệnh viện ở Austin Texas được giải với loạt  bài viết về nạn nhân cơn bão Katrina: Cơn Bão Qua Thành Phố, Sẽ Có Ngày Về.

Hai giải thưởng chính khác là giải "vinh danh tác phẩm" về tay THÙY DƯƠNG và  HỒ VIẾT TÂN.

Võ Sư Đặng Huy Đức được mới trao giải cho tác giả Thùy Dương, với các bài Hạnh Phúc rất Đơn Giản, đăng cùng 2 bài khác trong tuyển tập: Đoàn Nữ Binh Của Mẹ Tôi, và Tôi Học văn Chương Mỹ.

Ông Thị trưởng Bill Dalton của thành phố Garden Grove được mời trao giải cho tác giả Hồ viết Tân với bài Chuyện Thủy Quân Lục Chiến: Thế Và Tôi.

Nhà báo Duy Sinh, chủ tịch Hội Truyền Thông Báo Chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ, nhân dịp trao giải đã  ngỏ lời ca ngợi  giải thưởng VVNM và nói lên niềm tin ở thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba của người Việt.

Kết quả giải thưởng lớn   trị giá 10,000 mỹ kim được công bố trao cho  tác giả  Nguyễn Duy An.

"Xuất thân là một cậu bé sáng đi học chiều chăn bò ở làng Bình Giả, cha mẹ chỉ là nông dân tầm thường, những gì tôi có được ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của các Thầy Cô, và ít nhiều ảnh hưởng từ truyện ngắn Cậu Bé Và Hoa Mai của nhà văn Phan tấn Hải mà tôi từng đọc từ báo Tự Do hồi còn ở trại tỵ nạn đảo Galang"...

Ông Nguyễn Duy An, người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức Vice President của National Geograpic, tổ chức văn hoá khoa học bất vụ lợi lớn nhất thế giới, trụ sở chính tại Washington D.C.phát biểu, sau  khi nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2006 do nhà văn Nhã Ca trao tặng.

Họp mặt kết thúc vui với tấm hình chụp chung giữa các tác giả, các em thiếu nhi và anh chị em Việt Báo.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,253,960
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Nhạc sĩ Cung Tiến