Hôm nay,  

Cưới Với... Xin

30/09/200600:00:00(Xem: 163564)

Bài số 1112-1721-434-vb6290906

Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh 1941, HO.1, cư dân Westminster, hiện làm việc tại học khu Ocean View, Nam California. Ông đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006.

*

-"Ngày mai đám cưới người ta

Cớ sao chú tám Phila lại buồn""

-"Mọi người đều buồn như  thế cả

Đâu phải riêng buồn một cái ta!"

Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng, không thích "get-line" mặc cho "ai-ghét" và đặc biệt là tình trạng "rubber-time".

Hai chữ "ON TIME" luôn luôn được coi trọng trong mọi sinh hoạt xã hội của người Mỹ, từ các cơ sở tôn giáo, thương mại, nhất là những ngân hàng hoặc bưu điện, không mở cửa sớm và đóng cửa trễ hơn một phút theo giờ quy định, hội họp tiệc tùng cũng đúng giờ, nhưng tình trạng trễ giờ ở các buổi tiệc, nhất là tiệc cưới của người Việt Nam khiến ngay cả những người Việt cũng cảm thấy khó chiụ.

Có người lạc quan cho rằng tệ nạn này sẽ không còn trong vòng 10 đến 20 năm nữa khi lớp người trưởng thành ở Việt Nam biến mất, lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ sẽ theo nếp sống văn minh văn hóa USA. Nếu đúng thế thì con hơn cha nhà có phúc, nhưng thật là không vui khi con lại "tiếp bước cha ông" trong tệ nạn giờ dây thung, vì những người cố tình đến trễ trong các tiệc cưới có không ít tuổi trẻ.

Từ mùa xuân cho đến mùa đông, thiệp mời đám cưới nào cũng ghi buổi tiệc bắt đầu lúc 6 giờ chiều mà 8 giờ tối vẫn chưa khai mạc được vì thực khách chưa đến đủ! Tình trạng này gây phiền, rất phiền hà cho cả chủ tiệc lẫn khách đến đúng giờ, nhất là những khách ngoại quốc. Chuyện trễ giờ này không có trong nếp sống văn minh mà chúng ta đang cần phải hội nhập, ước chi những ai từng đi trễ hãy sớm nhận ra những điều bất tiện này để tránh được những cái nhìn thiếu thiện cảm. Những vàng bạc châu báu lụa là kim cương chất trên lưng trên cổ trên tay của ông bà "Kim Quy" không còn chói sang và lịch lãm nữa, họ nhà rùa đã làm chúng lu mờ.

Ông (bà) Văn-Giảng viết về hiện tượng "rubber-time" trên báo VĐ số 1651:

- "Người viết là nạn nhân của giờ cao su trong các tiệc cưới. Vì tôn trọng chủ nhân nên tôi đến đúng giờ ghi trong thiệp, nhưng hỡi ôi, ngồi thui thủi một mình từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối  mới nhập tiệc. Từ đó về sau tôi phải từ chối khéo các tiệc tùng, chẳng thà mang tiếng thất lễ đối với chủ nhân còn hơn là để chủ nhân bị mang tiếng thất lễ cho khách ngồi chơi sơi nước suốt 2 tiếng đồng hồ."

Người Mỹ cho rằng khi mình trễ hẹn tức là mình đã ăn cắp thì giờ của người khác. Nhận định này quả thật chí lý, nếu ông bà Văn-Giảng gọi đó là "rubber-time"  thì cho tôi phịa thêm chữ "robber-time" cho trọn nghĩa.

Hiện tượng trễ giờ ở các tiệc cưới nhất định không phải là nét văn hóa dân tộc cần bảo tồn mà gần như một căn bệnh nan y cần loại bỏ, ai cũng than tệ nạn này nhưng không biết cách nào để giảm bớt. Muốn chữa lành bệnh cần phải có bác sĩ (chủ tiệc) cứng... tay nghề và bệnh nhân (thực khách) thực tình muốn hết bịnh. Xin cho tôi thử đề nghị một vài toa thuốc xem sao:

a/ Đối với thực khách:

Đa số đều muốn đến đúng giờ nhưng khi nghĩ đến lúc mặt hoa da phấn, quần áo đẹp mà phải đi "đoạn đường chiến binh" ngồi đồng chờ 2 tiếng mới được cầm đũa thì nản thật nên cứ tà tà. Đây là mắt xích quan trọng nhất gây ra tình trạng khai (mạc) không đúng giờ. Làm sao khai .. được khi một số bàn còn trống"

Khi chúng ta nhận được một "ticket" thì nên phúc đáp ngay, tùy mối tình giao hảo hay "nợ nần dan díu bấy lâu nay" mà trả lời "yes" hay "no"; Đã yes thì phải sắp xếp công việc để đến đúng giờ, đúng giờ để tôn trọng mọi người và tôn trọng chính mình, trừ khi muốn chứng tỏ ta là người lúc nào cũng bận rộn với bi-zi-nét, ta là quan trọng, không có ta thì chợ không đông, đến trễ để được nhiều người chú ý tới những gì mang trên mình, nhưng ánh đèn nhấp nháy ai biết đâu là thật giả, chính vì trễ giờ mà đồ thật bị nghi là đồ giả!

b/ Đối với chủ tiệc cưới:

Thứ 7 vừa qua tại nhà hàng "Kinh-Đâm", tôi đã được tham dự một tiệc cưới khá thành công về mọi mặt, nhất là căn bệnh nan y "trễ giờ" được trị dứt điểm, nay mang toa thuốc này phổ biến cùng bà con để nếu ai có tổ chức thì thử xem sao.

Trước ngày đám cưới một tuần, anh chị Hồng M.., chủ nhân buổi tiệc gởi thiệp cám ơn đến những ai đã nhận lời, trong thiệp có ghi số bàn ngồi, ghi rõ chương trình:

- Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 30: Tiếp tân, chụp hình, ăn nhẹ.

-  Đúng 7 giờ 30: Khai mạc.

Đáng chú ý là những dòng chữ in đậm ở cuối tấm thiệp:

"Để khỏi phụ lòng thương của quý vị đối với 2 cháu và nhất là không dám thất lễ với quan khách, chúng tôi  xin phép được khai  mạc đúng giờ".

Dù cho tôi lười thế nào đi nữa mà tấm thiệp có lời thỉnh cầu như trên thì không cách gì nỡ "hại bạn" mà phải mau mắn tỏ ra là người sẵn sàng giúp bạn một tay.

Quả thật đúng 7 giờ 30, MC đã gửi lời chào đến quan khách và mời tứ thân phụ mẫu dâu rể lên sân khấu, mặc dù còn một vài bàn chưa đủ người, nhưng trong khi tiến hành  những thủ tục cần thiết của tiệc cưới thì những khách quý họ "Quy"cũng đã đến điền vào chỗ trống, mọi người nâng ly cầm đũa đúng 8 giờ tối.

Nếu so với những đám cưới khác thì anh chị Hồng chỉ "save" cho khách mời được có trên dưới 30 phút nhưng do tâm lý lần đầu tiên được dự một tiệc cưới đúng giờ nên hầu như ai cũng hài lòng nếu không muốn nói là "zui-zẻ".

Thông thường MC làm một màn mất rất nhiều thì giờ, cũng có thể là do ý của chủ tiệc .., đó là phần giới thiệu họ hàng 2 bên, lúc nào cũng xin quan khách cho một tràng pháo tay để hoan hô từ ông nội bà ngoại đến hàng cháu chắt của cô dâu chú rể, anh Hồng đã không để MC làm công việc đó mà chính anh đứng ra đảm trách.

 Anh chỉ giới thiệu ông bà nội ngoại của dâu rể và sau đó anh mời toàn thể gia đình hai họ cùng đứng lên vỗ tay và nâng ly chào mừng quan khách. Hình như đã được báo trước, thế là từ ông bà nội ngoại đến tứ thân phụ mẫu và anh chị em dâu-rể cùng nhất loạt đứng lên vỗ tay, khách thấy hay cũng đứng lên vỗ tay theo, chủ khách cùng vỗ, cùng chào mừng nhau thật nhanh gọn, lịch sự vui vẻ và xôm tụ, không còn cảnh miễn cưỡng "lẹt đẹt vài tiếng pháo chuột"  zô-ziên.

Tôi hỏi Hồng M .. rằng sao anh dám cải cách, dám chơi bạo vậy" Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, anh lại lý sự lòng vòng:

"Trong phép xã giao, giữa khách và chủ, ai chào mừng ai" Tứ thân phụ mẫu  và thân nhân dâu rể hai họ là những người trực tiếp hay gián tiếp làm chủ tiệc cưới, là chủ nhà, vậy thì bổn phạn chúng tôi là phải chào mừng các bạn, chào mừng toàn thể quan khách. Cớ sao lại cứ làm cái điều trái khoáy ngược ngạo là người nhà của dâu rể giới thiệu với nhau rồi yêu cầu quan khách vỗ tay, vỗ, vỗ rồi vỗ"

Thân nhân hai họ cần biết nhau thì đã được giới thiệu đầy đủ và nhiều lần trong nghi thức cưới xin tại gia rồi, hà cớ gì phải nhắc lại ở nhà hàng cho mất thì giờ quý báu của khách mời. Hỏi thật anh nhá, các anh chị, quý vị quan khách có cần biết ông bà nội ngoại, cô chú bác cậu mợ dì dượng, anh chị em cháu chắt của dâu rể không" Khách có cần biết mặt ngang mũi dọc ông bác từ tiểu bang A-lát-ca về, có cần thiết phải biết bà thím mới sửa .. từ Pháp qua dự tiệc cưới không" Phí phạm thời gian vô ích thì trách chi khi dâu-rể vừa cắt bánh là khách nhấp nhổm đứng đậy cáo từ!" 

Anh chị Hồng đã thực hiện một điều hợp tình hợp lý mà bấy lâu ít ai dám làm chỉ vì sợ mích lòng ông chú bà thím mà quên đi việc tế nhị tối thiểu đối với quan khách. Nói phải "củ cải cũng nghe", nếu có dịp tổ chức tôi sẽ noi gương anh Hồng.

Ngoài 2 yếu tố chính kể trên, còn có những chuyện nho nhỏ nếu chịu khó để ý săn sóc một chút thì tiệc cưới thanh lịch hơn, giảm thiểu được thời gian chờ đợi và thực khách cảm thấy thoải mái, cũng bõ công trang điểm má hồng khoác vét-ton, đó là:

ĂN NHẸ

Không gì chán cho bằng trong lúc đang ngồi thiền thì bị thằng Bẩy-Úp và con Cô-La mặt lạnh như xô nước đá ngồi nghinh lại! Bị tiểu đường mà ngồi chơi xơi nước (ngọt) suốt 2 tiếng đồng hồ trong lúc lòng không dạ trống thì.. khiếp thật.!

Một mâm trái cây "cốc-teo" ướp lạnh bên cạnh mấy em chả giò nho nhỏ xinh xinh với vài cô chả quế mặt trái xoan đứng chào quý bà thì dễ thương và lịch sự quá đi thôi, còn quý ông, mỗi bàn cho một cô đào lộn hột (hạt điều) trộn với "lạc phá sang" đứng bên cạnh chàng Rémy thì .. chờ bì nhiêu cũng được.

Những thứ khỉ gió này nhà nào cũng có nhưng mấy ai ngó đến bao giờ, nhiều khi để lâu lên dầu rồi vất bỏ. Thế nhưng một miếng khi đói chờ tiệc bằng gói khi no.

Thông thường thì nhà hàng tặng mâm trái cây, nếu không, quý vị có thể giao một thân nhân chịu trách nhiệm, không tốn kém lắm đâu nhưng sẽ đem lại lợi ích cho cả chủ tiệc đến khách mời, "vui lòng khách đến, vừa lòng khách về".

NÓI TIẾNG .. TÂY!

Đây cũng là giai đoạn phí phạm thì giờ là tiền bạc một cách khá zô-ziên. Sau khi chủ tiệc rào đón thanh minh cáo lỗi đủ thứ bằng tiếng Việt xong, những tưởng được nghe câu: "Mời quý vị nâng ly" thì lại tiếp tục nghe ông xin nói đôi lời bằng tiếng Tây tiếng U mặc dù đại đa số thực khách là người Việt.

Tiệc cưới đâu phải chỗ trổ tài hùng biện ESL, dịch lại nguyên văn những gì đã nói! Nếu phải thưa lời cám ơn với những người bạn bản xứ thì nên dành việc đó cho cô dâu chú rể thì hợp lý hơn và tuổi trẻ nói với bạn bè cùng sở của họ "dễ nghe" hơn.

Khổ thay có nhiều ông bố nói tiếng Anh rất là thông thạo giọng Tây khiến thực khách Mỹ ú-ớ, chưa hết ông còn quay sang dạy dỗ dâu-rể trên sân khấu bằng tiếng Mỹ, nói dài, nói dai, nói... như chưa bao giờ được khuyên con bằng tiếng ngại-cuốc! Dù cho thực khách có chờ thêm 15 hay 20 phút nữa cũng không sao! Chỉ sợ sau này dâu rể không làm đúng theo lời ông khuyên thì họ có lý do bào chữa:

"Tại hôm đó bố khuyên bằng tiếng Mỹ nên chúng con có hiểu gì đâu"!

Quý vị đã dạy con nhiều năm nhiều tháng rồi, đừng dạy chúng nữa vào ngày cưới khiến khách được mời bị vạ lây.

CẦU NGUYỆN và CẤM  RƯỢU.

Đây là những "sự cố" thường xẩy ra trong một đám cưới có ông bà hay cha mẹ là ông cố bà cố, nói đúng hơn là khi có một vị linh mục hay mục sư đến dự tiệc cưới thì thế nào em-xi cũng mời quý ngài lên sân khấu đọc kinh làm phép trước bữa ăn!

Trong một gia đình theo đạo Chúa (nói chung), trước mỗi bữa ăn người chủ gia đình đọc lời cám ơn "Thiên Chúa đã ban cho lương thực hằng ngày..", tới phiên con cháu mời ông bà cha mẹ rồi mới cầm đũa, nhưng ở tiệc cưới có nhiều người theo tôn giáo khác nhau, việc mời linh mục hay mục sư làm phép trước bữa ăn có hợp tình hợp lý không"

Người viết đã hỏi một số linh mục ( Ng-t-H, Ng-h-Đ) thì quý ngài trả lời:

- "KHÔNG NÊN, mỗi người hãy tự lo cho chính mình."

Mọi thực khách đều cần được tôn trọng như nhau trong tiệc cưới không kể vị trí bàn ngồi. Nếu có một số khách mời theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà-la-Môn v.v.. cũng yêu cầu làm thủ tục trước bữa ăn theo tôn giáo họ thì chủ tiệc tính sao đây"

Dĩ hòa vi quý, chưa có ai lên tiếng phản đối sự việc kể trên mà mới chỉ có tiếng thở dài! Nhưng viện dẫn lý do tôn giáo mà không có nàng "Cô-Nhắc" đứng hầu tiệc cưới thì chán không thể tả! Lấy cái chi mà nâng ly" Nâng... cái gì đây"

Có vị nào đã gặp một tiệc cưới không có chén rượu nồng chưa" Tôi đã gặp 3 lần như thế trong năm 2005! Thánh kinh có nói khi Chúa Giê-Su và Mẹ Maria đi dự tiệc cưới, tiệc nửa chừng hết rượu, Chúa cứu gia chủ bằng cách ban phép lạ có 5 hồ rượu ngon để đãi khách. Có đúng thế không thưa ông chú bà thím"

EM-XI

Đòi hỏi các cô cậu em-xi và ban nhạc của họ làm vừa lòng thì hơi quá, nhưng cũng có lời đề nghị các em đừng quá lời.  Không cần các em khoe tài nói tiếng Mỹ, chỉ cẫn vặn âm thanh vừa đủ nghe là quý hoá lắm rồi, trong lúc hai họ đi chào bàn thì các em nên cho cô "cát-sét" ca vài bản nhạc nhẹ không lời thì hay lắm.

Điều tối kỵ là các em đừng bao giờ bắt cô dâu chú rể đóng tuồng trên sân khấu, những trò học được từ "amigo, amigà" như để trái bóng te-te ở giữa bụng cô dâu và chú rể rồi bắt họ đẩy qua đẩy lại cho trái bóng nổ! Treo 2 trái nho tòng teng trước ngực cô dâu rồi bắt chú rể lấy bằng miệng v.v..! Những gì các em bắt họ diễn thì họ đã thành thạo từ lâu rồi, đừng dạy cá lội chim bay.

Đám cưới là dịp vui trang trọng, không phải là “đám xin”. Hãy học hỏi thêm, sáng tạo thêm nghề nghiệp cho ngày càng thêm vui tươi có văn hóa thì không lo chuyện vỗ, không xin cũng vỗ, không xin cũng cho đâu cần năn nỉ cho một tràng pháo tay!

Đừng để phải nghe than: Cưới với xin!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,488,943
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Nhạc sĩ Cung Tiến