Hôm nay,  

Bà Mễ Tuổi Vàng

08/07/200600:00:00(Xem: 21573)

Người viết:

TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN

Bài số 1053-1662-375-vb7080706

*

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Đây không chỉ là chuyện về một người, một gia đình, mà còn là những ghi nhận sống động, sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ. "Theo tôi, đây có thể là câu chuyện hay nhất của một người Việt Nam Viết Về Nước Mỹ. Văn kể chuyện của tác giả là số một. Sống động, sáng tạo, linh hoạt, tinh tế và vô cùng nhân bản". Nhà văn Giao Chỉ-Vũ Văn Lộc, giám khảo chung kết giải Viết Về Nước Mỹ, đã nhận xét về bài của bà Xuân như trên.

Cho tới nay, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California; Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California.

*

Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay lễ nầy lễ nọ là tiệm đắt lắm, vì nó lại rủ theo mấy đứa bạn nữa. Con gái vô làm tóc làm nails thì rủ con trai vô làm facial với làm móng tay móng chân nước để chụp hình cho le. Tuy là những gia đình hạng loàng xoàng tay làm hàm nhai nhưng họ xài tiền ít có tiếc. Họ thích tiệc tùng chưng diện và là một trong những người khách đã và đang nuôi sống nghề làm nail của đa số dân di cư Việt Nam mình.

Sau vài lần, mấy cô trong tiệm đặt bà biệt hiệu là “bà Mễ tuổi vàng" 

Bà là một ngừơi rất lanh lợi miệng bằng tay, tay hơn miệng, vừa nói vừa "múa" (chắc là tại thói quen, tiếng Anh chới với nên vừa nói vừa ra bộ diễn tả chớ có hơn gì mình đâu nà). Bà rất vui tánh, miệng lúc nào cũng cười hịch hạt.

Cách cười của bà Mễ làm Thanh nhớ tới người dì đã khuất, tánh y chang vậy. Nhớ hồi nhỏ nhà ở xóm lao động, thứ dữ dằn có nanh có vuốt vừa gì, hễ khi nào chị em Thanh bị mấy thằng quỉ chọc ghẹo ngoài đường ngoài xá hay bị mấy con nhỏ trong xóm bầy đặt ghen tuông chận đường sinh sự thì có mặt bà dì xấn xả tới hỏi liền:

- Ê. Tụi bây tính chàng ràng hù doạ gì cháu tao đó" nó cháu tao chớ hổng phải ai đâu à nghe! hổng phải dân đầu đường xó chợ đâu à nghe! ... đụng tới cháu tao là tao tước mỏng tụi bây ra, tao vả cho rụng răng...

Đại khái vậy đó, đám cô hồn các đãng de liền. Rồi dì dạy riêng Thanh:

-Ra đường đừng đưa cái mặt khờ khờ ra con. Nó thấy con nào ngu ngu là nó ăn hiếp, tụi nầy là tụi cắc ké sợ gì con, thằng nào con nào lợi gần tính kiếm chuyện là mầy cứ bụp vô mặt nó trước cho tao, có gì tao chịu, ở cái xóm toàn tụi lưu manh chó đẻ rểu rảo ngoài đường ngoài sá chọc phá thiên hạ nầy sợ nó là nó làm tới, biết hông"

Biết chớ. Mà Thanh nghĩ, tránh tụi nó thì hay hơn. Nhớ dì, Thanh muốn khóc!.

Thanh cầm bàn tay khách vừa o bế vừa nghe bà kể tiếp.

Bà nói bà sanh ở Mễ nhưng qua chui lâu lắm rồi. Những đứa con sanh tại đây tự động trở thành là công dân Mỹ. Ngon lành. Bà khỏi phải sợ bị tống trả về xứ sở nữa. Hổm có vụ biểu tình chống cái đạo luật gì về vụ dân qua lậu gì đó, bà "tuổi vàng" nầy đã dẫn cả đàn con cháu, ít gì cũng hơn một đại đội hùng binh hùng hổ hăng hái cầm cờ giăng biểu ngữ mang ống loa vừa đi vừa phất cờ vừa hô khẩu hiệu coi hùng dũng lắm. Chính TiVi chiếu thấy mặt bà rõ ràng, ai dám nói thêm"

Bà vừa cười hỉ hả miệng vừa nói mắt vừa theo dõi mấy trự con nít hỉ mũi chưa sạch đang bò lăn trên sàn nhà trong góc chơi bắn bi, (tôi tạm dịch theo kiểu nói của mình)

-  Nó thắng sao được mình" Nước nầy là nước hợp chủng mà, dân tứ xứ đổ về đây, hồi xưa ông bà ông vải của nó cũng đi tàu đi bộ qua đây phá rừng cày đất ra mà ăn chớ có thằng nào con nào ngon lành gì đâu" Chúng khác gì mình" Bây giờ làm bộ. Nước giàu dân mạnh rồi làm bộ, làm cha! Hứ! Thử hỏi nó nó có giỏi thì đuổi hết cả mấy chục triệu dân qua lậu coi" Đuổi đám dân nghèo đi rồi ai lau nhà cho tụi nó" Ai nấu ăn cho tụi nó" Ai ngồi còng lưng mười mấy tiếng một ngày trước cái máy may" A i đứng tê chân làm từ con gà chặt từng tảng thịt,  ai leo thang hái trái bom trái đào, ai lúi húi bứt dâu nhổ hành, ai lom khom làm rẫy cho nó có cái mà đút vô miệng, hử"

Mình ở đây mấy đời, con cháu là công dân Mỹ rồi" Con cháu có quyền bảo lãnh cha mẹ ở lại đây mà.

Giỏi đuổi đi.

Hồi lập quốc bà cố nội ông cố tổ của nó cũng lê thân qua đây có ai cấp giấy cấp tờ gì chứng nhận cho nó là công dân đâu" Vậy thì mình tuy là qua lậu qua sau nhưng mà ở đây lâu đời rồi thì cũng y chang như nó thôi. Sức mấy mà đuổi!

Rồi bà kể lại sự khốn khổ tủi nhục của bà lúc mới chạy theo nhóm người đi chui trốn lúc nhúc bò loằn quoằn như loài vật trong cái sa mạc cháy bỏng lột da đói khát, có lúc phải như ngừơi dân da đỏ đào củ xương rồng lên mà hút chất nước của rễ cây mà sống. Tới chừng lọt vô Mỹ rồi lại sống chui rúc trong mấy cái ổ chuột ổ dán hồi còn là con gái, đi làm con sen con ở hết làm bếp tới làm bồi lau chùi cầu tiêu cho người ta, giặt quần giặt áo, lặt rau xắt thịt... Phải làm những việc mà ai cũng chê vì không có giấy tờ làm sao vô hãng xưởng làm công khai ngon lành" Rồi còn bị những con mắt khinh khi kỳ thị của dân bản xứ nữa chớ...

Bà coi như "pha" tất cả!

Bà vượt qua vựơt qua vượt qua.

Bà nuốt nước mắt nhục nhằn tủi hổ khi bị mấy thằng chủ nhà dê có sừng và phải tránh đòn ghen của bà chủ nhà đôi khi phải ôm gói trốn đi... (chuyện y như ở Việt Nam, mấy tuồng cải lương Thanh đi theo nắm tay dì, coi hồi nhỏ...)

Bà vượt qua.

Vậy đó!

Vậy mà với số lương cùng cực nhỏ mọn bà cũng đủ nuôi thân mình, còn dành dụm dư ra gởi về bên nhà nuôi cha mẹ già nữa (nói làm mình muốn chảy nước mắt, người xứ nào cũng vậy hén, hể có hiếu là có hiếu hà!)

Nghe bà kể chuyện rồi dòm kỹ bà, có lẽ cũng phải gần 90 chớ hổng ít đâu, vậy mà tiếng nói còn sang sảng và đầy nghị lực.

Nghe chuyện bà rồi nghĩ tới chuyện mình. Có khác gì nhau đâu. Cũng cùng là di dân, dù cách di dân có hơi khác. Mình qua đây chính thức, dù là qua bằng máy bay hay bằng thuyền tàu, dân Việt cũng được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận, còn bà thuộc trong số dân đã và đang làm nước Mỹ nầy nhức đầu.

Mà ngộ. Khi êm ắng thì nhà của ai nấy ơ, tortia của ai nấy ăn (tortia: loại bánh làm bằng bột bắp, món ăn chánh của người Mễ).

Khi có chuyện thì họ kêu gọi đồng lòng đoàn kết tranh đấu cho quyền lợi chung.

Người Mễ lại còn có tình hàng xóm, cộng đồng và gia đình. Họ hay về hùa và binh nhau chớ ít ai sống theo kiểu chết ai nấy chịu.

Có nhiều người vượt sa mạc lội sông leo tường lọt qua đại cường quốc nầy làm lụng cực khổ gởi tiền về nuôi cha mẹ cả bầy em bên Mễ, có người hổng dám lấy vợ vì sợ lấy vợ có con có cái rồi thì hết mong dư tiền gởi về gia đình. Lâu lâu có người nghe tin bà con anh em mình đi chui bị chết đói chết khát trên sa mạc ...

Nhiều thảm cảnh lắm.

Có người sống ở đây cả chục năm mà vẫn còn đạp xe đạp đi làm.

Họ làm việc rất giỏi, vai u thịt bắp, khuân vác nặng nề trong hãng xưởng gì thì thường mướn người Mễ.

Họ cũng không ngại ngùng gì khi đẩy xe đi vòng vòng bóp kèn "te te" bán bắp lắc chuông "reng reng" bán cà rem.

Họ đứng dưới nắng mưa sương gió chạy theo xe bán mấy bịt trái cây theo mùa

Họ đứng tụ tập ở mấy góc đường hay trứơc cửa những siêu thị buôn bán vật liệu xây cất, ai cần thì mướn họ đem về làm từng bữa từng ngày hay làm khoán cho một công việc sửa nhà sửa cửa gì đó.

Việc nào họ cũng không ngại. Việc gì cũng làm. Người có nghề làm theo nghề, người không có nghề thì làm theo tay ngang, cũng nhảy vô làm liền theo kiểu mình hay nói là "thợ vịn" đó.

Đa số hãng xưởng văn phòng, khi nhân viên về hết thì thấy những đoàn ngừơi túa vô với cái thau với cây chổi để làm công việc quét dọn.

Có bao giờ mình thấy người Mễ rểu rảo ngoài đường ăn xin đâu"

Và homeless" Hiếm lắm.

Họ có thể sống chui rút cả hai ba chục ngừơi sắp lớp trở đầu trở đuôi như cá mòi hộp la liệt ngủ trên sàn nhà chớ không chịu ra đừơng làm dân vô gia cư đâu.

Thà họ phơi nắng phơi mưa kiếm từng đồng bạc lời của rau cải trái cây hay bó rau bó hoa miếng xương rồng chớ không chịu ngửa tay ăn mày đâu.

Họ kiếm ra tiền mà không biết để dành. Ngoài trừ số tiền gởi về cho gia đình bên Mễ, ở đây thứ bảy chúa nhựt hay tụ tập uống bia ăn tiệc.

Dân di cư của người Việt thì khá hơn, hay có thể nói là khôn hơn nhiều.

Mình qua đây mới có băm mốt năm thôi mà đã xây dựng lên biết bao nhiêu Tiểu Sài Gòn, Tiểu Việt Nam Cộng Hòa với đủ mọi thành phần từ chính trị ngoại giao tới học vấn thương mại, chỗ nào cũng có chân ngừơi Việt.

Và, chỗ nào có khói là có tiệm Nail.

Như thống kê mới đây, đáng kể nhứt là hệ thống Happy Nail của ông Qui Charles Tôn làm chủ 700 tiệm nails khi tuổi mới 34.

Cô Mai Võ làm chủ hệ thống Nail 2000

Một người khác làm chủ hãng chuyên bán vật liệu làm nails, nổi bật nhứt là loại nước sơn hiệu Cherry.

Một ngừơi khác làm chủ hãng bào chế bột nước, sản phẩm làm nails gởi đi khắp thế giới.

Dân tị nạn người Việt, dân "phốp" (F.O.B: fresh of the boat= mới từ thuyền  bứơc lên bờ) đã bíêt khai thác và nắm trong tay một ngành nghề bạc tỉ.

Hiện tại họ đang len chân vô ngành dưỡng da.

Rồi đây cũng sẽ thành công vĩ đại cho mà coi.

Họ gây lòng thán phục đi đôi với sự ganh ngầm ghen nổi của dân bản xứ.

Những thành công lớn của dân di cư nói chung và dân Việt Nam nói riêng, giúp thêm cho sự cường thịnh của quê hương thứ hai nầy.

Điều hơi khác giữa người Mễ di dân và người Việt di dân là, mình gọi xứ nầy là quê hương thứ hai trong khi người Mễ thường hay tuyên bố, có khi dạy con cháu họ luôn, là, phần đất California nầy là của Mễ (do trận giặc Mỹ Mễ hồi xưa, Mễ thua phải nhượng đất cho Mỹ)

Dân Việt qua đây một thời gian là học tiếng Anh. Một số người Mễ không thèm học tiếng Anh. Họ cứ nghĩ mảnh đất nầy (California nói riêng) là của Mễ, thì người Mỹ phải học tiếng Mễ để giao dịch với họ! Họ không cần hiểu lý do khó thành công hoặc có cơ hội lên cao hơn những việc làm nhỏ mọn hàng ngày vì thiếu học vấn và không nói được tiếng Mỹ nầy. Họ quên một điều, ngày xưa chưa có luật pháp để thi hành, ngày nay sống ở đâu phải theo luật  pháp ở đó. Nhờ có luật pháp nên mới có tôn ti trật tự. Nhờ đóng thuế má nên dân mới có đừơng sá cầu cống và nhiều thứ tiện lợi. Không nói chi cho nhiều, chỉ nói một chuyện thiệt nhỏ thôi, nội cái chuyện mình lái xe trên xa lộ hay lên núi xúông biển, chỗ nào cũng có những nhà vệ sinh sạch sẽ đầy đủ, mình khỏi phải lủi vô bụi vô bờ! 

Ngừơi Mễ có tánh đoàn kết.

 Thanh nhớ hồi nhỏ ba má dạy hoài, con à, con cầm một chiếc đũa con bẻ thử coi, chaaaa... con nhỏ nầy tay chưn mạnh dữ ha, gẫy liền, bây giờ con cầm nguyên bó đũa mà bẻ thử coi"

"Con gái 17 bẻ gẫy sừng trâu" đâu hổng thấy chớ sức mấy mà mình bẻ gẩy nổi nguyên bó đũa"  Làm thử coi!

....

Người Mễ hay hùa.

Thanh hiểu điều nầy lắm.

Các cô các cậu trong tiệm hiểu điều nầy lắm.

Các cô các cậu không bao giờ dòm bề ngoài mà đánh giá trị con ngừơi.

Có những ngừơi khách quần áo lôi thôi xốc xếch bước vô tiệm, vậy mà khi họ bước ra khỏi tiệm họ đã để lại cho tiệm hàng trăm bạc.

Nói thí dụ như nếu người khách là một bà mẹ, bà mẹ không thích tiệm của mình thì bà không thèm trở vô nữa, kéo luôn theo nhóm khách phụ là con bà cháu bà và cả hàng xóm của bà bởi vì cái miệng của một hai người khách rủ nhau tẩy chai một tiệm nào đó, một lời quảng cáo miệng nó lợi hại nó hiệu nghiệm hơn cả ngàn lời phân trần và giải thích của mình. Với lại, họ hùa với nhau đâu thèm trở vô tiệm của mình nữa để cho mình có dịp ca bài con cá nó sống vì nước"

Sự lợi hại của bà "tuổi vàng", người khách vào tuổi "bóng xế" nầy là ở chỗ đó đó.

Các cô các cậu đem điều nghe thấy trước mắt đó mà áp dụng vô việc làm ăn trong tiệm làm nails nầy./.

Trương Ngọc Bảo Xuân


 

Ý kiến bạn đọc
29/11/201721:41:00
Khách
tôi thấy bài viết này bình thường qúa, chẳng có gì hay sao mà ban giám khảo khen ngợi quá vậy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,478,858
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Nhạc sĩ Cung Tiến