Hôm nay,  

Thiên Chúa Và Tình Yêu

17/05/200600:00:00(Xem: 120060)

Người viết: THANH HUYNH<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1013-1622-335-vb3160506

 

*

 

Tác giả tên thật là Huỳnh Văn Thanh, là cư dân quận <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Cam. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện mối tình đầu của chàng thiếu uý ngoại đạo, dành cho một thiếu nữ trong  cô nhi viện của  dòng tu công giáo.

 

*

 

Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Namsụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO.

 

Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở.

 

Bạn hữu muốn anh có một mái ấm gia đình như họ, hối thúc nhưng anh cứ ỡm ờ, đôi khi họ tếu gọi anh là "bóng" cố ý chọc tức anh để Hoàng lập gia đình.

 

Một hôm ăn tiệc ở nhà một người bạn làm chung cơ sở, anh có cô em vợ đã hơn bốn mươi mà vẫn chưa có gia đình, gia chủ mới hỏi Hoàng:

 

- Sao! Bạn thấy cô Thủy em vợ "moi" có được không" Nếu OK là tiến hành ngay. Tôi có nhá ý nhiều lần, cô làm thinh. Yên lặng tức là bằng lòng.

 

Một người khác xen vào:

 

- Gả em vợ nghèo ba năm.

 

- Nếu Hoàng chèo lái, sáu năm cũng chẳng sao… Gia chủ nói và mọi người đều cười.

 

Công việc Hoàng đang có  là làm bảo vệ cho một khu thương mại. Một hôm, trước khi đổi phiên gác cho người bạn, anh đi kiểm soát chung quanh khu vực trách nhiệm.

 

Nhìn những đôi tình nhân đủ mọi lứa tuổi, đùa cợt trong lúc đợi mua hàng, Hoàng thấy buồn thêm.

 

Bất chợt anh thấy có một vật gì chiếu sáng lấp lánh, khác mọi thứ  ánh sáng thường thấy bên cạnh bãi đậu xe, Hoàng đi lần đến xem. Đó đó là ánh sáng phát ra từ cây thánh giá nhỏ, có xâu chuổi hạt và tấm plaque.  Anh vội nhặt lên xem, nhìn kỹ. Trên tấm plaque có khắc tên “Nguyễn Hồng Loan, sanh… ngày… tháng… năm...”

 

Tim Hoàng hồi hộp như sắp nhảy ra khỏi lòng ngực. Không thể lầm được. Chính đây là tấm plaque này đã được Mẹ Bề Trên cho xem cách nay hơn hai mươi năm.

 

Ngày ấy...

 

*

 

Thiếu uý Hoàng đưa tay vén cửa lều rồi bước vào, cơn gió lạnh ùa theo. Anh để mũ nhựa xuống bàn viết, nghe tiếng động anh thư ký mở mắt nhìn thấy Hoàng vào, anh đứng dậy đưa ca nhôm đựng sửa ấm cho Hoàng rồi nói:

 

- Th/ úy uống chút sửa nóng cho đỡ lạnh.

 

Hoàng cầm ca sữa, hỏi:

 

- Anh chưa ngủ à" Sanh đáp.

 

- Trời lạnh quá chưa ngủ được, Th/úy.

 

- Chắc nhớ nhà"

 

- Không, nhớ em. Trời này có em nằm một bên ôm ngủ là thượng sách. Hoàng cười rồi hỏi:

 

- Đã cưới chưa"

 

- Thưa chưa.

 

- Có ý định bao giờ cưới"

 

- Hết giặc về cưới.

 

Hoàng nhủ thầm trong đầu "bao giờ mới hết giặc" Sanh hỏi:

 

- Thiếu úy đã lập gia đình chưa"

 

- Chưa.

 

- Có ý trung nhân"

 

- Không.

 

- Thế “quan” có muốn làm quen với các em ở ngoài này không" Tôi sẽ giới thiệu cho. Quan có đi chợ Đập Đá lần nào chưa"

 

- Chưa, chỉ đi ngang thôi.

 

Câu hỏi của Sanh làm Hoàng nhớ lại hình ảnh thanh tú lạ lùng của một thiếu nữ mang ào nhà dòng mà chàng đã nhìn thấy trên cùng chuyến xe "lam" ngày mới tới đây. 

 

- Ba hôm nữa có chợ phiên mình đi chơi cho biết.

 

Ngày hẹn đi chợ Đâp Đá đã tới. Xe "lam" dừng cách chợ hơn năm mươi thước cho hành khách xuống, Hoàng trả tiền xong hai người đi vào chợ, người tới lui tấp nập, ồn ào, mặc cả giá hàng, đôi khi có những cuộc cãi vả với những ngôn từ không được thanh tao.

 

Sanh chỉ một bà lão ngồi bán cam rồi nói với Hoàng.

 

- Không biết cam ngọt hay không, nhưng cũng phải mua một ít biếu cho cô nhi viện vì lâu quá tôi không có đến thăm, mỗi người mua một túi, Hoàng hỏi:

 

- Mình đi lối nào để đến Cô Nhi Viện"

 

- Đi lối này, rẽ về hướng Nam.

 

- Gần xa"

 

- Độ tám trăm thước.

 

Khi đi ngang thành Bình Định, Sanh hỏi:

 

- Quan có nhớ ai đã tuần tiết dưới cột cờ thành này không"

 

- Võ Tánh khi bị quân TTây Sơn vây.

 

- Phục quá, đã lâu rồi mà quan vẫn còn nhớ, tâm trí Hoàng giờ này chỉ nghỉ đến Soeur, đâu có nghe Sanh nói gì.

 

Khi đi tới khúc quanh rợp bóng mát, bất chợt Hoàng thấy một thiếu nữ mặc áo dòng đang đứng tay phe phẩy quạt bên cạnh chân có hai giỏ đồ ăn, lòng Hoàng hồi hộp nghỉ chắc là Soeur mà anh đã gặp cách nay hơn một tháng.

 

Nghe tiếng động phía sau Soeur quay lại nhìn, bốn mắt chạm nhau tim Hoàng đập liên hồi, đúng là Soeur mà anh đã mơ tưởng, anh đã mất ăn mất ngủ vì người, Hoàng không biết cô có yêu thuật gì không mà làm cho anh như điên như dại vì người, Hoàng gật đầu chào, Soeur chào đáp lễ, Hoàng hỏi

 

-Thưa, Soeur từ đây đến Cô Nhi Viện còn xa lắm không"

 

Soeur đưa tay chỉ rồi đáp:

 

- Đi thẳng còn độ bảy trăm thước.

 

Hoàng hỏi:

 

- Sao Soeur không gọi xe "thồ" đi cho đỡ nặng"

 

- Các người lái xe không chịu chạy vào đường này,

 

Soeur đưa hai bàn tay lên xoa tới xoa lui vì xách hai giỏ đồ quá nặng, thấy vậy Hoàng hỏi:

 

- Xin lỗi Soeur đi về đâu" Nếu cùng đường tôi xin giúp một tay.

 

Soeur ngập ngừng rồi đáp:

 

- Tôi đi về Cô Nhi Viện. Hoàng nói:

 

- Thế thì hay quá, chúng tôi cũng đến Cô Nhi Viện, mời Soeur lên xe.

 

Không đợi trả lời, Hoàng và Sanh mỗi người xách một giỏ đồ rồi nói:

 

- Nắng đã lên rồi, chúng ta đi thôi!

 

Vậy là bắt buộc Soeur phải nối gót theo hai người, thỉnh thoảng hai nguời phải đứng lại đợi Soeur.

 

Nhìn những căn nhà lợp mái ngói đỏ, tường quét vôi trắng, bầy gia cầm đang ăn trước sân, dọc theo hai bên đường những cây sầu đâu nở bông trắng thoảng mùi thơm dìu dịu theo cơn gió, tiếng chim sẻ gọi nhau trên những tàu lá dừa, thật là một bức tranh thanh bình.

 

Trên đường đi, Hoàng biết thiếu nữ tên là Loan. Vốn là kẻ ngoại đạo, chàng chẳng hiểu ý nghĩa, vị trí của bộ áo dòng thiếu nữ đang mang, chỉ biết gọi nàng là Soeur Loan.

 

Trời nắng gắt, vầng trán Soeur Loan đã hiện lên những hạt mồ hôi, đôi má ửng hồng làm cho tâm trí Hoàng thêm ngây ngất. Thấy Hoàng chăm chú nhìn mình Soeur thẹn quá xoay mặt sang một bên lẩm bẩm, Hoàng không biết Soeur đang cầu kinh hay rủa mình, đối với mình giờ này Soeur có rủa mười tám miểu mình cũng chẳng sợ. Khi Soeur đi gần tới Hoàng hỏi:

 

- Nắng lên Soeur Loan mệt lắm không" Nếu như có xe chở Soeur đi trong lúc này thì tốt biết mấy…!

 

Soeur đáp:

 

- Cảm ơn ông quá lo cho tôi.

 

Còn khoảng một trăm thước nữa tới Cô Nhi Viện Soeur nói:

 

- Cảm ơn hai ông đã giúp tôi, nếu không có sự trợ giúp giờ này tôi chưa về tới đây.

 

Giàn bông giấy năm màu phủ phần trên khung cửa vào Cô Nhi Viện, đứng xa trông rất đẹp mắt. Sanh thấy một cô gái tuổi độ trăng tròn lẻ đang đứng trước cổng Cô Nhi Viện trông cũng dễ thương, Sanh đến gần rồi hỏi:

 

- Thưa cô, Mẹ Bề Trên có ở trong Cô Nhi Viện không"

 

- Thưa mẹ đang ở trên nhà Nguyện.

 

Sanh hỏi:

 

- Nhờ cô vào trình với Mẹ có người cháu tên Sanh đến thăm cô.

 

Cô gái tò mò nhìn hai người trong giây phút rồi đi vào trong. Sanh xoay qua hỏi Hoàng:

 

- Quan thấy ở đây cái gì cũng đẹp, cảnh và người, Hoàng cứ miên mang nghỉ tới Soeur đâu có nghe Sanh hỏi gì, bất chợt anh xoay qua hỏi:

 

- Em nói gì" Sanh lập lại lời nói:

 

- Các cô ở đây cô nào cũng đẹp quan có thấy không" Hoàng đáp:

 

- Đẹp đấy, đâu có thua gì các cô ở SAIGON, hai phút sau Mẹ Bề Trên từ nhà Nguyện bước ra, Sanh vội vàng kéo Hoàng đi vào, còn cách mấy thước Sanh nói:

 

- Kính chào cô! Cô có đặng khỏe không" Lâu quá cháu không có đến thăm cô, cô đáp:

 

- Cô vẫn khỏe, bà đưa mắt nhìn Hoàng như thầm hỏi, Sanh hiểu ý vội vã giới thiệu:

 

- Thiếu úy Hoàng đơn vị trưởng của cháu mới thuyên chuyển đến hơn tháng nay, rỗi rảnh cháu mời quan đến thăm cô.

 

Hoàng gật đầu chào Mẹ Bề Trên, bà gật đầu chào lại..bà nói:

 

- Mời quan và cháu vào nhà, qua câu chuyện hàn huyên, bà hỏi thăm gia cảnh của Hoàng.

 

- Cháu ở miền Nammới thuyên chuyển ra đây hơn một tháng, xin phép Mẹ Bề Trên cho cháu gọi cô bằng cô như Sanh gọi.

 

- Thế thì tốt quá!

 

Sau khi giải khát xong, bà đưa hai người đi xem nơi cư ngụ của các cô nhi.

 

Dãy thứ nhất là của các cô, tượng Chúa treo ở đầu dãy tượng, tượng Đức Mẹ treo ở cuối phòng. Dãy thứ hai của các cậu trai, phía dưới cùng là nhà bếp, bên trái nhà bếp có hai giếng nước, có mấy em trai độ mười hai, mười ba tuổi đang thay phiên kéo nước lên. Soeur Loan mà Hoàng vừa gặp đứng bên, đang chỉ tay cho các cô cậu cách thức cấu các  món ăn, nghe tiếng nói của Mẹ Bề Trên, Soeur quay lại chào, thấy có Hoàng đứng  kề bên buộc lòng Soeur phải chào.

 

Hai người được bà thết đãi cơm trưa, sau khi dùng xong hai người tạ từ trở về đơn vị, ra tới cổng bà nhắc:

 

- Khi nào rổi rảnh mời hai cháu đến viếng Cô Nhi Viện.

 

Trên đường về Sanh hỏi:

 

- Th/úy có cảm cô nào không" Hoàng đáp:

 

- Khó nói quá, Sanh cười em biết quan rồi quan ơi!

 

Thế rồi mỗi Chúa Nhật hai người đều đến Cô Nhi Viện, hình ảnh Soeur Loan đã in đậm vào tâm trí Hoàng, có những đêm dài thao thức, tiếng "kèn" đổi phiên gác đã bao lần rồi mà anh vẫn chưa ngủ được, Hoàng không ngờ mình si tình đến thế.

 

Tuần thứ năm Hoàng đến cô nhi viện một mình vì Sanh bận lập danh sách cho cả đơn vị.

 

Hoàng đến trong  lúc Mẹ Bề Trên đang chỉ cho các cô, cậu cách thức vô phân và cách tỉa lá bạc hà, thấy Hoàng bà liền nói:

 

- Cháu Sanh đâu không đến"

 

Hoàng đáp:

 

- Thưa cô, Sanh bận công việc gấp của đơn vị.

 

Hoàng đưa mắt nhìn quanh không thấy Soeur Loan, chỉ thấy mấy cô nhìn mình rồi quay đi.

 

Mẹ bề trên đưa Hoàng lên nhà trên, mời Hoàng ngồi uống nước, bà vui vẻ hỏi;

 

- Sao! Cháu có thích Cô Nhi Viện này không"

 

Hoàng đáp:

 

- Cầu xin Thiên Chúa ban hồng ân cho cô sống thọ để cho cô giúp đỡ các em mồ côi sớm nên người.

 

Nhìn cử chỉ ngập ngừng của Hoàng bà hỏi:

 

- Cháu có điều gì muốn hỏi:

 

- Thưa cô, cháu xin hỏi nếu về giáo lý không đúng xin cô thứ lỗi cho.

 

- Các cô, cậu ở đây lớn lên có quyền được lập gia đình không"

 

- Có! Nhưng ít có ai chịu lấy chồng hoặc vợ là con của Cô Nhi Viện, cô hỏi thật cháu, cháu có thấy được lòng cô nào ở đây không"

 

Hoàng đáp:

 

- Cháu thấy Soeur... gì đó đi chợ Đập Đá mỗi Chúa Nhật xách hai giỏ đồ nặng quá, cháu thấy thương hại, nếu được ở gần cháu xin giúp một tay.

 

Bà "à" lên một tiếng rồi nói:

 

- Soeur Loan chứ gì!

 

- Thưa cô, xin cô cho cháu biết thêm về Soeur Loan. Hoàng nói.

 

- Ở Cô Nhi Viện này có hơn ba  mươi cô, cậu nhưng không có người nào có lý lịch rõ như Soeur Loan.  Cách nay mười tám năm, một buổi sáng mùa Đông cô đang ở trên nhà Nguyện bất chợt nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc. Linh tính báo cho cô biết có một đứa trẻ bị bỏ rơi, cô vội vã mở cửa đi ra xem, vừa lúc đó có một phụ nữ lướt qua nhanh, cô đoán có thể là người đàn bà vừa bỏ con. Đến chỗ cháu bé khóc, cô thấy đứa bé để trong một cái nôi, đứa bé được bao quanh chăn ấm, cô vội vàng ẩm đứa bé lên. Đó là một bé gái, trong nôi có một phong thư, một tấm Plaque có khắc tên: Nguyễn Thị Hồng Loan, sinh..ngày…tháng…năm và $5.000. đại khái trong thư kính nhờ Mẹ ban ơn nuôi giúp đứa bé vô phúc này, sinh nhật năm tới người mẹ sẽ gửi "quà" cho con thơ. Sinh nhật năm thứ nhất, nhì, ba, tư, năm cô đều nhận quà do bưu trạm Đập Đá mang đến. Loan một ngày lớn đẹp thêm, cô coi Loan như con ruột của cô. Cháu thấy  Soeur Loan ra sao"

 

- Thưa cô, Cháu thật sự thấy thương Loan từ khi gặp Loan trên chuyến xe "lam" Siêu Trì - Phù Cát.

 

Mẹ bề trên nhìn Hoàng hiền từ, bà nói:

 

- Cô rất thương Loan. Tuần tới cô bận về Quy Nhơn, cháu cứ đến chơi. Cháu có thể gặp Loan, không có gì e ngại.

 

*

 

Tuần sau Hoàng trở lại tu viện thăm trại cô nhi, mấy em nhỏ đang đánh đáo trứơc sân, thấy Hoàng chúng gật đầu chào, anh đưa mấy bịch kẹo và trái cây bảo chúng chia nhau, Hoàng hỏi:

 

- Mẹ có ở nhà không"

 

Anh hỏi cho có lệ, vì đã biết từ trước là hôm nay Mẹ đi Qui Nhơn

 

- Mẹ đi vắng.

 

- Soeur Loan có đi theo không"

 

- Soeur ở trên nhà Nguyện.

 

Mấy cô ngồi ở băng đá dưới tàng cây đang thêu thùa liếc mắt nhìn Hoàng thoáng chút soi mói rồi tiếp tục công việc của họ.

 

Hoàng đi thẳng lên nhà Nguyện thấy Loan đang quỳ đọc kinh. Chàng đi rón rén đến cách Loan một ghế, lặng lẽ quỳ xuống.

 

Đọc hết hồi kinh, Loan đứng dậy quay lại nhìn trong khi Hoàng vẫn còn quỳ. Thấy Hoàng Loan giật mình hỏi:

 

- Ô hay! Ông đến tự bao giờ mà không lên tiếng"

 

Hoàng đứng lên, đáp:

 

- Thấy Loan đang cầu Kinh, Hoàng không dám quấy rầy sợ Loan giật mình.

 

Hai người vẫn đứng trong nhà nguyện. Thấy Loan lặng lẽ, có vẻ ngại ngần, Hoàng nói thêm:

 

- Tuần trước, trước khi Mẹ bề trên đi Qui Nhơn, tôi có thưa chuyện với bà về Loan. Bà cho phép tôi trở lại thăm Loan.  Tôi không thể dấu mãi tình tôi thương Loan...

 

- Ông Hoàng!

 

- Tôi thực tình thương Loan mà. Tôi đã nói với Mẹ bề trên...

 

- Ông có biết chúng tôi là những đứa trẻ mồ côi sống nhờ tình thương của Chúa, thương tôi ông không sợ bị gia đình từ chối hay sao"

 

- Biết chứ! Nhưng tình yêu chân thật đâu có phân biệt. Loan biết tôi mến Loan từ khi gặp Loan trên chuyến xe "lam" về Đập Đá, Loan thấy mấy tháng nay tuần nào tôi cũng đến đây, đời tôi không thể thiếu Loan.

 

- Ông đã nghe Mẹ bề trên kể hết về tôi mà.

 

- Vâng! Mẹ bề trên rất thương Loan. Tôi cầu xin Thiên Chúa ban ơn cho tôi cưới được người tôi yêu. Người đó chính là Loan. Nếu không có Loan, suốt đời Hoàng không cưới người thứ hai.

 

- Ô hay! Ông Hoàng...

 

Loan chỉ kêu được vậy rồi cúi mặt. Nàng không giấu được hai hàng nước mắt. Nhìn  khuôn mặt nàng đẫm lệ,   Hoàng hỏi:

 

- Loan nói Loan không thương Hoàng sao nghe Hoàng nói Loan lại khóc"

 

Loan nói:

 

- Xin ông đừng làm khổ tôi.

 

- Tôi đâu dám, tại sao hai người cùng khổ không nương tựa vào nhau để cho vơi nổi sầu" Hoàng nói.

 

Loan lau nước mắti:

 

- Ông đi về đi để Mẹ biết tôi sẽ bị quở trách.

 

- Mẹ có phạt tôi xin lãnh mọi tội tình, vì tôi thật lòng thương Loan.

 

Hoàng cầm tay Loan. Nàng hoảng hốt lùi lại.

 

- Tôi xin ông, ông Hoàng, ông về đi.

 

Loan lau vội nước mắt rồi bước ra ngoài.

 

*

 

Chắc Hoàng không biết là khi chàng nói chuyện với mẹ bề trên trong phòng, cũng là lúc Loan đứng ngoài cửa sổ hành lang. Nghe nhắc tới tên mình, nàng đã dừng lại chăm chú nghe. Nhờ buổi nói chuyện mà Loan mới rõ được thân phận lý lịch của mình.

 

Sau đó,  thấy mắt Loan còn đẫm lệ, mấy cô bạn vây quanh:

 

- Chị làm sao khóc vậy" Bị mẹ quở trách"

 

- Không

 

- Không sao chị khóc"

 

- Chị vừa nghe Mẹ nói về cuộc đời của chị.

 

- Chắc tại người khách đó chứ gì.

 

Loan nói:

 

- Đừng nghĩ quấy cho người ta mà mang tội với Chúa, người ta rất thông cảm cuộc đời của chị em mình.

 

Từ hôm gặp nhau trong nhà Nguyện, lúc Hoàng trở về đơn vị rồi,  mấy hôm sau, Loan. vẫn còn là “đề tài” của các bạn trong cô nhi viện. Một cô nói:

 

 - Chị có đi lấy chồng thì cũng phải. Có ai muốn ở đây suốt đời.

 

Một co khác ra dấu:

 

- Suỵt! Nói khẽ chứ, Mẹ bề trên nghe được la chết.

 

Đêm ấy, trăng trung tuần chiếu ánh sáng qua khe cửa sổ lọt vào phòng ngủ, Loan lắng nghe hình như trong phòng mọi người đều ngủ cả, duy chỉ còn mình thao thức. Trong đêm thâu nằm nghe tiếng dế mèn nỉ non ngoài đầu hè, tiếng thạch sùng kêu trong kẹt tủ, tiếng chim vạc lạc đàn kêu oang oắc vẳng lại đâu đây, Loan thấy tê tái trong lòng.

 

Cô bạn tên Hà nằm kế bên trở mình nhìn qua giường Loan, thấy ánh sáng chiếu trên mắt Loan, Hà biết Loan chưa ngủ và đang khóc.

 

- Chị chưa ngủ à" Loan giật mình quay qua khẽ đáp:

 

- Chưa!

 

Đã một tháng nay không thấy người khách trở lại Cô Nhi Viện.  Mỗi Chúa Nhật sau khi đi chợ về bàn giao công việc nấu ăn cho từng người, Loan đi tới đi lui trước cổng thỉnh thoảng đưa tầm mắt nhìn ra xa như đang trông chờ một bóng người. Một cô bạn đến gần Loan, hỏi:

 

- Lâu quá không thấy người đó trở lại đây chị nhỉ!

 

Các cô biết người đó đến đây vì Loan.

 

- Có đến hay không cũng không sao.

 

- Tụi em sợ chị đi lấy chồng rồi bỏ các em thôi.

 

Nghe tiếng cánh cửa nhà Nguyện mở, mọi người đều tản nhanh.

 

*

 

Chiến cuộc ngày càng khốc liệt, hai tỉnh địa đầu của miền Cao Nguyên đã di tản. Nối sau  các quân xa,  dân chúng chạy trốn hổn loạn như thác đổ. Bất chợt Sanh chạy đến cho hay xe chạy theo sau đoàn quân xa là xe chở các em Cô Nhi Viện Theresa.

 

Hoàng thấy Mẹ Bề Trên ngồi phía bên tay phải của tài xế, anh chận xe lại chào Mẹ rồi hỏi:

 

- Cô đi về đâu"

 

- Cô đi vào Nha Trang, cháu cẩn thận. Nét mặt đầy lo âu, bà đáp.

 

- Cô! Còn Soeur Loan đâu"

 

- Ngồi phía sau.

 

 Hoàng quay lui, còn đang ngơ ngác, Loan đứng dậy gọi:

 

- Ông Hoàng! Hãy bảo trọng.

 

 Loan chỉ nói vật rồi hai tay bụm mặt khóc. Hoàng vẫ tay rồi nói:

 

- Loan và các em giúp đỡ lẫn nhau, cầu xin Thiên Chúa ban hồng ân cho các con chiên của Ngài.

 

Tiếng súng nổ dòn từ phía chân núi, tiếng kèn xe inh ỏi thúc nhau chạy. Xe cô nhi cũng lướt nhanh. Hoàng đứng ngẩn người trông theo cho đến khi xe khuất dần trong đám bụi mờ, chàng cầm khẩu M16 trong tư thể sẵn sàng. Có thể đây là lần cuối cùng Loan và chàng gặp nhau. Hoàng nghĩ và thấy  lòng chới với, tuyệt vọng.

 

Chiều ngày đó đơn vị Hoàng đến chân Đèo Cả, nhưng không vượt qua được vì Cộng quân đã chiếm đèo. Đơn vị Hoàng được lệnh chở vào bãi biển Phú Yên (Tuy Hòa) cũng vừa lúc tàu Hải quân chở các em Cô Nhi ra khơi, Hoàng chỉ kịp thấy những bàn tay vẩy vẩy trong những bụi sóng mờ mờ.

 

Miền Namsụp đổ, những sĩ quan còn ở lại bị bắt đi tù, Hoàng cùng chung số phận.

 

*

 

 Mới đó mà đã hai mươi năm. Hoàng ôm xâu chuổi vào lòng. Không thể lầm lẫn được. Đúng đây là tấm plaque ghi tên Loan. Đã bao năm qua, chàng luôn luôn thì thầm với nàng: “"Loan! Giờ này em ở đâu" Em có thấu cho lòng anh""

 

Là một kẻ ngoại đạo, nhưng Hoàng cũng cầu nguyện với Chúa, xin Chúa thương tình cho con gặp lại người mà bao năm nay con vẫn tìm kiếm trong tuyệt vọng.

 

Chàng tự trách mình.  Hôm nay nếu không trễ phiên trực,  không chứng chàng gặp lại Loan rồi.  Thế nào Loan cũng trở lại đây tìm.

 

Hoàng còn đang mơ màng cầu nguyện thì chợt nghe một giọng hỏi ngay sau lưng:

 

- Xin lỗi, ông là người bảo vệ tiệm bánh này"

 

Hoàng quay lại. Chàng muốn run lên, người hỏi là một bà sơ, tuy đã đổi thay nhưng vẫn còn phảng phát hình bóng cũ của Loan mấy mươi năm về trứơc.

 

- Xin lỗi Dì có phải là Soeur Loan không"

 

Bà Soeur giật mình.

 

- Ông là ông Hoàng"

 

- Vâng! Hoàng đây,  Loan.

 

Trong phút giây mừng rở quá đột ngột Hoàng định đưa tay nắm tay Loan, tay chưa tới Hoàng đã rút tay lại, Loan nói:

 

- Đây là sự thật hay là mơ"

 

Họ nhìn nhau.  Không ngờ đã hai mươi năm xa cách mà  còn nhận ra nhau.

 

- Sao! Ông ngỡ ngàng lắm phải không"

 

Loan hỏi.  Hoàng đáp không do dự:

 

- Tôi đã nghĩ suốt đời tôi không bao giờ còn được gặp lại Loan nữa, chỉ gặp người trong mơ mà thôi. Loan tìm xâu chuổi, thánh giá và tấm plaque phải không"

 

- Sao ông biết"

 

- Chúa ban ơn cho tôi nhặt được đây, nếu người khác nhặt chắc chúng ta không bao giờ gặp lại nhau.

 

Hoàng đưa xâu chuổi cho Loan. Nhìn thẳng vào mắt Loan,  Hoàng nói:

 

- Ngày hôm nay Hoàng  mãn nguyện trong đời vì được gặp lại Loan, có chết cũng không còn ân hận. Chỉ luyến một điều là trước khi nhắm mắt không cưới được Loan làm vợ.

 

- Ông vẫn chưa lập gia đình"

 

- Vâng! Tôi vẫn chưa lập gia đình, đợi chờ một người, người đó là Loan.

 

- Ông vẫn chờ Loan"

 

- Vâng! Tôi vẫn chờ Loan. Trong đời Hoàng nếu không có Loan, suốt đời Hoàng không cưới một người nào cả.

 

Loan nói:

 

- Xin ông đừng nói nữa, Loan khổ lắm.

 

- Loan không thương Hoàng sao"

 

Nghe Hoàng hỏi, Soeur Loan lặng lẽ ứa nước mắt. Hoàng tiếp:

 

- Trong những ngày còn lại trên cỏi đời này Hoàng mong mỏi được giúp Loan một điều gì đó nếu Loan cần. Bất cứ khi nào Loan gọi là Hoàng sẽ tới ngay.

 

Chàng đưa tấm danh thiếp có tên cơ sở, số điện thoại.  Loan nhận xâu chuổi, tấm danh thiếp rồi cho Hoàng địa chỉ của Giáo Đường Loan đang ở. Bất chợt tiếng còi xe cứu thương rú vang chạy ngang Loan đưa tay gạt lệ rồi nói:

 

- Hoàng giữ sức khoẻ. Loan về.

 

- Hoàng mong mỏi được đi bên cạnh Loan đến trước mặt tượng Chúa. Hoàng đứng trông theo cho đến khi xe của Loan khuất dần theo luồng xe hai chiều.

 

Đã năm tháng qua, thỉnh thoảng Hoàng gọi máy hỏi thăm Loan, nhưng lần nào cũng chỉ nhận được máy nhắn: "Xin để lại tên và số phone"

 

Có lần Hoàng lần theo địa chỉ Loan cho. Tới nơi thấy cửa giáo đường đóng kín, Hoàng thất vọng quay xe trở về.

 

*

 

Một buổi trưa mùa Đông, sau khi đổi phiên,  Hoàng nghe điện thoại tay reo, Hoàng mở ra nghe:

 

- Alô! Xin lỗi cho gặp ông Hoàng.

 

- Tôi là Hoàng, xin lỗi tôi được tiếp chuyện với ai"

 

- Có phải ông Hoàng quen với Soeur Loan đó không"

 

- Thưa đúng.

 

- Soeur đang nằm điều trị tại bệnh viện UCI, ông vào gấp, lầu 3, phòng 2.

 

- Vâng tôi tới ngay.

 

Hoàng muốn run người lên, anh nghĩ Loan đau nặng. Hai mươi phút sau anh đã tới bệnh viện,  lên lầu ba. Mấy Dì mặc áo Dòng đang đứng trước cửa, thấy Hoàng một Dì hỏi:

 

- Xin lỗi! Ông là ông Hoàng"

 

- Vâng! Tôi là Hoàng.

 

- Soeur Loan đau nặng.

 

Gương mặt các Dì như báo trước cho anh có một việc gì không ổn.

 

Hoàng đẩy cửa bước vào, hai Dì đứng lên, nhẹ nhàng ra ngoài.  Hoàng đến gần giường Loan đang nằm, nhìn gương mặt hồng hào hôm nào nay đã đổi sang màu xám nhạt.

 

- Loan! Hoàng đây. Loan đau sao"

 

Loan nở nụ cười gượng gạo, nhìn chàng. Hoàng ngồi xuống cạnh Loan, đưa tay sửa lại mấy sợi tóc rũ xuống vầng trán.  Loan cố gắng đưa tay nắm lấy tay Hoàng, đưa cho chàng xâu chuổi và tấm plaque. Và đôi môi khô cằn mấp máy:

 

- Em mệt lắm rồi anh à! Anh đã biết em là đứa trẻ bất hạnh lớn lên nhờ tình thương của Thiên Chúa, nên trọn đời em,  em đã kính dâng Ngài.  Kiếp này không trọn duyên, xin hẹn anh kiếp sau.  Em chỉ còn chờ anh tới để nói lời cuối cùng. Anh Hoàng, vĩnh biệt anh.

 

Trên khuôn mặt hốc hác của Loan, có hai giọt nước mắt trào ra. Đây là lần đầu tiên Loan xưng em. Hoàng trân trọng cầm cổ tay khẳng khiu của nàng:

 

- Không! Không! Loan đừng bỏ anh mà đi.

 

Loan nhắm mắt, ngả đầu.  Cùng lúc tiếng chuông ở nhà thờ Kiếng ngân lên từng hồi, dư âm trầm buồn lan dần trong không gian buổi chiều đông lạnh giá.

 

Hoàng nâng cánh tay đã bất động của Loan đưa lên mặt mình. Khuôn mặt chàng đang đẫm nước mắt, khóc đưa mối tình đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,322,064
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm. &nbsp; Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị &nbsp; Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.&nbsp; &nbsp; Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi. &nbsp; Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ &nbsp; Cần Thơ, &nbsp; một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư&nbsp;
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa